Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

THƯỜNG HUẤN LM GIÁO TỈNH HÀ NỘI – NHÀ MỤC VỤ GP. THÁI BÌNH ĐỨC CHA ĐA MINH NGUYỄN VĂN MẠNH GM. PHÓ GP. ĐÀ LẠT


THƯỜNG HUẤN LM GIÁO TỈNH HÀ NỘI – NHÀ MỤC VỊ GP. THÁI BÌNH 

ĐỨC CHA ĐA MINH NGUYỄN VĂN MẠNH
GM. PHÓ GP. ĐÀ LẠT

ĐỨC HỒNG Y  FRAN. X NGUYỄN VĂN THUẬN LÊN BAC ĐÁNG KÍNH



TGM THÁI BÌNH

NHÀ THỜ CHÍNH TÒA THÁI BÌNH

ĐỘI BÓNG GỒM HỒNG Y VÀ GIÁM MUC











TƯỢNG ĐỨC MẸ DÁ HỒNG NGOC GIÁ 500 TRIỆU

DỨC MẸ



 
NHÀ XỨ THÁI BÌNH







DÂNG HOA  BẢO HÀ



ĐỨC CHA ĐA MINH NGUYỄN VĂN MẠNH
GM. PHÓ GP. ĐÀ LẠT

Vào ngày áp Lễ Lá 8/4/2017, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Đa-minh Nguyễn Văn Mạnh, Tiến sĩ Giáo Luật, đại diện tư pháp Giáo phận Đà lạt làm Giám mục phó giáo phận Đà lạt, Việt Nam. Nhân dịp này Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin được phỏng vấn ngài.
Một nét truyền giáo đặc biệt của giáo phận Đà Lạt là việc truyền giáo cho anh chị em dân tộc bản địa. Kể từ khi thừa sai Jean Cassaigne được cử lên “thí điểm truyền giáo” Di Linh vào năm 1927, rồi đến các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris tới Đà Lạt vào thập niên 1940, các cha Dòng Chúa Cứu Thế tại Phú Sơn vào thập niên 1950, rồi các cha thuộc Tu đoàn Truyền giáo thánh Vinh Sơn, thì tiếp sau đó liên tục có các linh mục giáo phận, các nữ tu thuộc nhiều hội dòng dấn thân vào hoạt động này.
Hiện nay (2016), số giáo dân người dân tộc là 137.493, chiếm hơn một phần ba tổng số giáo dân trong giáo phận (khoảng 36%), và đã có trên 10 linh mục và khoảng trên 30 nữ tu người dân tộc.
Trong chiều hướng truyền giáo và phát triển văn hóa người dân tộc, phải kể đến hai công trình dịch thuật và bảo tồn chứng tích văn minh. Dịch thuật: dịch kinh lễ và nghi thức bí tích sang tiếng dân tộc (Kơho), biên soạn từ điển, đặc biệt bản dịch Sách lễ Rôma tiếng Kơho đã được Tòa Thánh phê chuẩn để dùng trong phụng vụ. Công trình bảo tồn chứng tích văn minh: thu góp các sinh hoạt đủ loại, sưu tầm sử thi, truyện cổ dân gian, những sách vở và hình ảnh về đồng bào dân tộc.
Một tòa nhà tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận đã được dành riêng làm phòng Truyền thống đón nhận các chứng tích văn minh liên hệ đến nếp sống của các dân tộc bản địa. Phòng Truyền thống đã mở cửa vào tháng 10.2011 với phần về dân tộc ở tầng trệt và phần trình bày lịch sử truyền giáo của Giáo phận ở tầng trên, hoàn tất vào năm 2016.
Về nhân sự truyền giáo, Giáo phận Đà Lạt có khá nhiều linh mục rất giỏi tiếng dân tộc và đã dấn thân hoạt động truyền giáo hữu hiệu nơi anh chị em dân tộc. Tôi luôn cảm phục những tấm gương truyền giáo của các linh mục bậc thầy hoặc đàn anh như của cố linh mục Laurensô Phạm Giáo Hóa với bài sai truyền giáo cho người dân tộc ngay từ những năm 1958, và được anh chị em dân tộc Kơho gọi là “Cha Già”; linh mục nghĩa tử của ngài hiện là tổng đại diện cũng đã theo ngài trên các nẻo đường vào các buôn làng dân tộc từ trước 1975 và đã có những đóng góp đáng kể trong nhiều lãnh vực, kể cả phụng vụ; linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng gần 50 năm sống và làm việc nơi anh em dân tộc với nỗi đam mê thu thập ghi chép lại văn hóa ngôn ngữ và những phong tục của người dân tộc Kơho; đến nay một công trình thu thập khổng lồ đã lên đến 20.000 trang, và vừa mới ra đời tập một vào đầu năm 2017 với tựa đề “Phác họa chân dung dân tộc Kơ Ho, qua niềm tin cơ bản và phong tục tập quán”, và dự trù sẽ xuất bản 10 tập.
Bản thân tôi không giỏi tiếng dân tộc, và tôi biết đó là một bất lợi, một khó khăn mà có lẽ Chúa sẽ giúp tôi dần dần vượt qua.
Bởi thế tôi rất trân trọng cảm thức của Đức Cha Antôn giám mục giáo phận Đà Lạt khi quyết định tạo điều kiện cho các chủng sinh của giáo phận được đào tạo tại địa phương để có thể học ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số miền Lâm Đồng, và tiếp cận với những môi trường điều kiện sống cụ thể của họ, nhằm sẵn sàng theo bước các cha anh dấn thân vào công việc truyền giáo cho anh chị em dân tộc, một thành phần đông đảo và là nét đặc biệt của giáo phận Đà Lạt.
SỐNG TRONG THỰC TẾ CỦA THẾ GIỚI



"Thầy là đường, là sự thật và là sự sống"
(Ga 14,6)
Ý CHÍNH
- Bài đọc 1 : Cộng đoàn tín hữu sơ khai gặp khó khăn ; giải quyết bằng cách lập định chế phó tế ; số tín hữu gia tăng.
- Bài đọc 2 : mỗi tín hữu là một viên đá sống động xây dựng đền thờ của Chúa Thánh Thần.
- Bài Tin Mừng : Sống theo Đức Giêsu là Đường, sự thật và sự sống.
Minh họa
- Mille images 124 C
- "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6)
Có một điều chúng ta hay quên nên Thánh lễ hôm nay muốn nhắc chúng ta nhớ. Đó là chúng ta tuy ở giữa thế giới này nhưng lại thuộc về một "dân thánh", "dân được Thiên Chúa tuyển chọn". Đây là một vinh dự, đồng thời là một trách nhiệm. Nếu như chúng ta cảm thấy mình chưa xứng đáng với vinh dự này và chưa chu toàn trách nhiệm này, thì hãy đến với Chúa trong Thánh lễ. Ngài sẵn sàng thanh luyện chúng ta và thêm sức giúp chúng ta.
- Là thành phần của một cộng đoàn được Chúa quy tụ, nhưng chúng ta hay chia rẽ nhau.
- Là dân được Thiên Chúa tuyển chọn, nhưng chúng ta ít quảng đại hiến thân cho Chúa.
- Đức Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống. Nhưng nhiều khi chúng ta không bước theo Ngài, học với Ngài và sống như Ngài.
Bài tường thuật này mô tả nếp sống của cộng đoàn tín hữu sơ khai, một cộng đoàn không thiếu những khó khăn nội bộ, nhưng đã biết cách giải quyết thỏa đáng nên vẫn tiếp tục lớn mạnh.
- Khó khăn phát xuất từ việc phân phối những nhu cầu đời sống, gây ra những sự kêu trách.
- Các tông đồ đã đưa vấn đề ra tập thể, đề nghị một giải pháp theo hướng chia sẻ trách nhiệm (chọn 7 phó tế lo việc đời sống), và tập thể đã nhất trí.
- Nhờ khéo giải quyết nên cộng đoàn lại đoàn kết yêu thương và tăng số.
Chúng ta có gì phải sợ trên con đường dương thế ? Đã có chính Đức Giêsu đi bên cạnh chúng ta ; Ngài dẫn chúng ta về nhà Chúa Cha ; Ngài nuôi chúng ta bằng tình yêu thương của Ngài ; Ngài luôn bênh vực chúng ta và cứu chúng ta thoát khỏi cái chết đời đời.
Thánh Phêrô nhắc tín hữu nhớ đến phẩm giá cao quý và trách nhiệm của họ :
- Phẩm giá : Tín hữu là dòng giống được Thiên Chúa tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự và là dân riêng của Thiên Chúa.
- Trách nhiệm : Hãy để Thiên Chúa dùng mình như những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần ; hãy dâng những của lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa ; hãy loan truyền những công trình vĩ đại của Ngài.
Bài Tin Mừng kêu gọi tín hữu đi theo Đức Giêsu, học với Ngài và sống với Ngài, bởi vì Ngài là đường, sự thật và sự sống :
- Đức Giêsu là đường vì Ngài dẫn tín hữu đến với Chúa Cha, nguồn hạnh phúc đích thực.
- Đức Giêsu là sự thật vì Ngài phát xuất từ Chúa Cha là nguồn chân lý, và Ngài dạy cho chúng ta biết Chúa Cha.
- Đức Giêsu là sự sống vì "sự sống đích thật là nhận biết Chúa Cha và Đấng Ngài sai đến" (Ga 17,3).
Bài đọc thứ hai (thư Phêrô) trình bày vẻ thánh thiện của Giáo Hội : Giáo Hội là "giống nòi được tuyển chọn, là hoàng gia chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa". Vì thế tín hữu hãy "để Thiên Chúa dùng như những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần… dâng những của lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa…"
Nhưng bài đọc 1 (sách Công vụ) cho thấy trong cộng đoàn Giáo Hội vẫn có bất công, sinh ra tranh chấp và kêu ca. Thành thử "ngôi đền thờ của Thánh Thần" cũng khó mà xây dựng, những "viên đá sống động" khó mà ăn khớp với nhau, và "những của lễ thiêng liêng" khó mà đẹp lòng Thiên Chúa.
Tuy nhiên, bài Tin Mừng khuyến khích chúng ta hãy an tâm, cứ vững tin và trung thành đi theo Đức Giêsu thì mọi sự sẽ ổn, bởi vì Ngài là đường, là sự thật và à sự sống.
2. Xao xuyến
Có biết bao điều làm cho con người xao xuyến : bệnh tật, khủng hoảng kinh tế, xa cách người thân v.v.
Đức Giêsu biết tất cả những điều đó, nhưng Ngài vẫn khuyên "Lòng chúng con đừng xao xuyến", vì Ngài nhìn mọi sự từ trên cao. Từ cao nhìn xuống, cái nhìn của Ngài bao quát hơn và thấy trọn vẹn hơn : Ngài không chỉ thấy hiện tại đang bế tắc mà còn thấy tương lai xán lạn. Nhờ cái nhìn ấy nên mặc dù trong Vườn Cây Dầu Ngài thấy hình như đang đứng trước ngõ bí nhưng Ngài vẫn tiến bước nên cuối cùng đã đến ánh sáng phục sinh.
Bởi thế, Ngài kêu gọi chúng ta : "Anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy".
Nếu tin thì không còn xao xuyến nữa.
Những công việc trong Giáo Hội rất là nhiều, nhưng số Giám mục và Linh mục lại quá thiếu. Nhìn trong phạm vi một giáo xứ cũng thế : giáo dân thì đông nhưng những người lo việc thì ít. Chỉ có Cha Xứ, vài tu sĩ và một ít thành viên Hội đồng giáo xứ. Khủng hoảng.
 Nhưng cơn khủng hoảng này đã có ngay từ hồi Giáo Hội sơ khai. Và Giáo Hội sơ khai đã giải quyết một cách khéo léo bằng cách chia sẻ trách nhiệm : các tông đồ chuyên lo rao giảng Lời Chúa, các phó tế lo cho đời sống. Có lẽ từ kinh nghiệm này mà Thánh Phêrô đã đề ra nguyên tắc mọi người tham gia vào việc chung của Giáo Hội : "Anh em hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động xây nên ngôi đền thờ Thánh Thần". Mỗi người đều là một viên đá. Người thì xây nền, người thì xây tường, người khác xây cổng v.v.
Thực ra, một cộng đoàn mà sinh động thì tất nhiên phát sinh thêm những công việc. Và nếu các thành viên của cộng đoàn thiết tha với sức sống của cộng đoàn thì sẽ biết cách thu xếp để chu toàn mọi công việc theo hướng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm. Và được như thế thì chắc chắn "số các môn đệ sẽ ngày càng thêm đông".
a/ Đường
Một người đố bạn mình :
- Đố anh trong Tin Mừng câu nào ngọt ngào nhất ?
- Thiên Chúa là Tình yêu.
- Không phải.
- Vậy chứ câu nào ?
- "Ta là đường"
- ! ! ! ? ? ?
b/ Sự thật : Sự thật ở đâu ?
- Một tai nạn xe hơi xảy ra trong một thành phố nhỏ. Đám đông vây kín nạn nhân khiến một nhà báo không sao nhìn thấy được. Anh ta chợt nảy ra một ý nghĩ và kêu lên "Tôi là bố của nạn nhân đây. Tránh ra". Đám đông tránh lối cho anh ta lại gần. Khi chứng kiến cảnh tượng, anh ta mới vô cùng mắc cỡ, vì nạn nhân là một con lừa ! (Anthony de Mello, "Lời kinh của con ếch")
- Một nhà xuất bản gởi tới tác giả của một bản thảo lời từ chối sau đây : "Chúng tôi đặc biệt thích thú đọc bản thảo của ông. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng tôi xuất bản tác phẩm của ông, chúng tôi sẽ hoàn toàn không bao giờ còn có thể xuất bản một tác phẩm nào khác ngang tầm giá trị được với nó. Và chúng tôi không thể hình dung được làm sao trong vòng một trăm năm nữa lại có một tác phẩm nào khác có thể sánh được với tác phẩm của ông. Vì thế chúng tôi rất tiếc phải buộc lòng gởi lại ông bản văn tuyệt vời này. Và ngàn lần chúng tôi xin ông tha lỗi cho vì sự thiển cận và yếu kém của chúng tôi". (Anthony de Mello, "Lời kinh của con ếch")
c/ Sự sống
Một bà đạo đức áy náy vì một vài tật xấu bà đã cố gắng hết sức mà vẫn không chừa được. Ban đến than thở với cha linh hướng. Ngài nói : "Con có để ý thấy không, vào mùa đông, lá sồi rụng nhiều, nhưng vẫn còn vài chiếc. Gió đông thổi mạnh cũng không làm chúng rụng xuống. Nhưng khi mùa xuân đến, chúng tự động rụng nhường chỗ cho lá non mẩy lộc. Vậy cái gì làm cho chúng rơi rụng ? Thưa đó là sự sống mới lưu chuyển trong thân cây. Với chúng ta cũng vậy, khi sự sống mới của đức Kitô nảy nở trong đời sống, ta sẽ mau thăng tiến trên đường đạo đức."
CT : Anh chị em thân mến
Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Thiên Chúa mà không qua Người. Tin tưởng vào ơn trợ giúp của Chúa, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.
1- Một trong những mục tiêu Hội Thánh luôn theo đuổi / là tạo được sự hiệp nhất giữa những người cùng tin vào Đức Kitô / Chúng ta hiệp lời cầu xin / cho công trình đại kết của Hội Thánh / sớm đạt được kết quả mong muốn.
2- Trên thế giới ngày nay / có biết bao người đang noi gương Đức Kitô / xả thân phục vụ những người nghèo khổ nhất trong xã hội / ở các trại phong / các bệnh viện tâm thần / nơi những vùng rừng thiêng nước độc đầy dẫy hiểm nguy / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa / luôn gìn giữ và nâng đỡ những con người quảng đại ấy.
3- Con người vốn bản tính yếu đuối nên rất dễ nản lòng / tuyệt vọng trước những đau khổ / những khó khăn trong đời sống thường ngày / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho những anh chị em đang gặp thử thách / luôn biết tin tưởng vào tình yêu vô biên / và sự quan phòng kỳ diệu của Chúa.
4- Ngay trong một xứ đạo / nhiều khi sự chia rẽ / mất đoàn kết / vẫn còn rất trầm trọng / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết dẹp bỏ mọi tị hiềm / để sống hiệp nhất và yêu thương nhau như Chúa đã dạy.
CT : Lạy Chúa, thánh Phêrô đã bảo chúng con "Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những công trình vĩ đại của Người". Xin cho chúng con luôn sống xứng đáng với tình thương của Chúa và thực hiện trọn vẹn vai trò chứng nhân của mình. Chúng con cầu xin nhờ…
- Kinh Tiền tụng : Nên dùng Kinh Tiền Tụng Phục sinh 5 vì có nói tới Đức Giêsu như của lễ, bàn thờ và tư tế.
- Trước kinh Lạy Cha : Đang khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta hãy có những tâm tình của chính Đức Giêsu : mong cho Nước của Chúa Cha trị đến trên trần gian này, một nước đầy tình thương, công chính và bình an.
Anh chị em là thành phần của một xã hội trần thế nhưng đồng thời cũng là thành phần của một dân thánh được Thiên Chúa tuyển chọn. Anh chị em hãy trở về lo xây dựng xã hội nhưng đồng thời cũng đừng quên xây dựng Nước Thiên Chúa.
CHÚA NHẬT  5  PHỤC SINH A

“ANH EM HÃY TIN VÀO THIÊN CHÚA
VÀ TIN VÀO THẦY !”
Tin Mừng Gioan 14,1-12
 
Hát 1 thánh ca khai mạc
Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
Nhân Danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Lạy Chúa, Chúa đã thương cứu chuộc chúng con
bằng giá máu của Con Một Chúa,
và làm cho chúng con được tự do hoàn toàn.
Xin nhận lời chúng con cầu khẩn
mà làm cho chúng con biết nhận Chúa làm lẽ sống,
và tìm được trong Chúa niềm vui tuyệt đỉnh của tâm hồn.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
(Sách Lễ, Lời nguyện Thứ Sáu sau CN4 Phục Sinh)
 
1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA 
Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
Sau đó, mỗi người ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
1 Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.2Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi." 5 Ông Tôma nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? "6 Đức Giêsu đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người."8 Ông Philípphê nói: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện."9 Đức Giê-su trả lời: "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: "Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha"?10Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình.11 Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.
2. SUY NIỆM
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ về 1 hay 3 câu hỏi gợi ý sau đây:
·      Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Thiên Chúa ? Tôi hiểu biết thêm gì về Chúa của tôi?
·      Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi như thế nào? Trái tim tôi được thúc đẩy yêu mến và thờ phượng Chúa ở điểm nào ?
·      Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm việc gì để phụng sự Chúa hơn?
Nếu quen làm Lectio Divina trong Nhóm hay ở gia đình, sau khi suy niệm, có thể mời vài  người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình 
 
3. CHIÊM NGHIỆM
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ : Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào.
 
1. “Chúa Giêsu nói : “Thầy đi dọn chỗ cho anh em...Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”. Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết Ngài đã đi đâu, hiện đang ở đâu và sẽ đưa chúng ta đến đâu. Niềm hy vọng này vào Chúa Giêsu ảnh hưởng thế nào trên cuộc sống của tôi hôm nay ? Chọn đi theo Chúa, tôi xác tín con đường đời của tôi sẽ kết thúc như thế nào ? 
...............................................................................................................
2.  Chúa Giêsu nói : “Chính Thầy là Con Đường...Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”. Theo Đạo là đi theo Chúa Giêsu, vì Ngài chính là Con Đường đưa con người đến với Thiên Chúa, một Thiên Chúa thật sự là CHA của hết mọi người.
Việc theo đạo và thực hành các việc đạo đức của tôi có đưa tôi đến với Chúa Giêsu và Cha trên trời không? Khi sống đạo, phải chăng tôi chỉ lo làm các việc đạo mà chưa quan  tâm ĐẾN VỚI Chúa, Ở VỚI Chúa và ĐI VỚI Chúa như ý Ngài  muốn (xem Máccô 3,14-15)?
...............................................................................................................
 
3. Ông Philípphê nói: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha.” Chúa Giêsu đáp : "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha".
Không ai dưới đất đã nhìn thấy Thiên Chúa, cho dù lòng con người vẫn ước muốn như tông đồ Philiphê. "Nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng ở trong cung lòng Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Gioan 1,18). Hạnh phúc của người Kitô hữu, của mỗi người chúng ta là có thể nhìn thấy Chúa Cha qua Đức Giêsu Nadarét. Tôi có biết điều này không? Tôi đã làm gì để nhìn, để nghe để nhớ đến Chúa Giêsu mỗi ngày, hầu được biết Thiên Chúa là Cha của mình hơ
n
 
4. CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện. 
 
Lời nguyện kết thúc.

Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót
Xin giúp chúng con tiến lại gần Đức Kitô. Ngài là viên đá sống động bị người ta loại bỏ, nhưng đã được  Chúa chọn lựa và coi là quý giá.  Chúng con on tạ ơn Chúa đã muốn dùng chúng con như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và  đặt làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô, như có lời Kinh Thánh chép: Này đây Ta đặt tại Xion một viên đá quý được lựa chọn, làm đá tảng góc tường: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng.
Chúng con tạ ơn Chúa đã chọn chúng con làm giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Chúa, là Đấng đã gọi chúng con ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.
Ngợi khen Chúa đến muôn đời. (x. Bài đọc 2,Thứ 1 Phêrô 2, 4...9)
 
 5. HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
5.1 Chúa Giêsu đã ra đi về cùng Chúa Cha. Ngài hứa sẽ trở lại để đưa các môn đệ lên ở với mình. Nhưng, cách mầu nhiệm, trong Chúa Thánh Thần và Hội Thánh,  Chúa Giêsu vẫn trở lại với chúng ta trong mỗi Thánh Lễ. Trong tuần này, tôi ý thức hơn hồng ân ,mau mắn đến với Thánh Lễ nhiều hơn để  gặp Chúa và được ở bên Ngài.
5.2 Tôi có thể nhìn thấy Chúa Cha khi đến với Chúa Giêsu qua sách Tin Mừng. Vì vậy, tôi sẽ dành thời giờ (từ 2 đến 3 giờ đồng hồ tối đa) để đọc Tin Mừng theo Thánh Máccô cho hết một lần (Tin Mừng này ngắn nhất chỉ có hơn 600 câu). Để ghi nhận những gì Chúa Giêsu chỉ cho tôi thấy và biết Chúa Cha.
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Việc thứ nhất là biết Chúa Giêsu để nhận ra Người. Nhiều người đã không nhận biết Chúa. Chúng ta tự hỏi: Điều gì giúp cho ta có thể nhận biết Chúa Giêsu? Đó là cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, đó là đọc Tin Mừng mỗi ngày. Chúa Thánh Thần sẽ tiếp tục làm việc. Ngài sẽ làm cho những hạt giống nảy mầm và trổ sinh hoa trái.
 
Việc thứ hai là thờ phượng Chúa Giêsu. Thờ phượng Chúa trong thinh lặng, trong khoảng lặng của tâm hồn. Không gì có thể đáng quý cho bằng một mình Thiên Chúa.
Có lời nguyện ngắn trong Kinh Sáng Danh “Sáng Danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần”, nhiều lần chúng ta đọc như vẹt. Tôn thờ, cùng với những lời nguyện ngắn này, trong thinh lặng trước sự cao cả của Thiên Chúa, chúng ta thờ lạy Chúa Giêsu và thân thưa: “Lạy Chúa, Chúa là Đấng duy nhất, Chúa là khởi thủy và là tận cùng. Con muốn ở với Chúa trong sự sống của Chúa.”
Nhiệm vụ thứ ba là bước theo Chúa Giêsu. Điều ấy có nghĩa là đặt Chúa Giêsu làm trung tâm của đời sống chúng ta.
Đó chính là đời sống của người Kitô hữu. Đời sống ấy rất đơn sơ, nhưng chúng ta cần ân sủng của Chúa Thánh Thần để Ngài khơi lên trong lòng chúng ta ước muốn nhận biết Chúa Giêsu, để thờ lạy Người và bước theo Người. Chúng ta cầu nguyện để có sức mạnh làm điều ấy trong từng ngày của cuộc đời.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét