|
THƯỜNG
HUẤN BAN HÀNH GIÁO , HẠT LÀO CAI |
|
PHỤC
SINH BẢO HÀ |
|
NẬM XÉ
VĂN BÀN |
|
ĐỀN THÁNH ANTÔN BẢO HÀ
|
|
PHỤC
SINH VĂN BÀN |
|
NẬM XÉ
VĂN BÀN |
ĐỨC GIÁM MỤC PHỤ TÁ GP. XUÂN LỘC
WHĐ (02.05.2017) – Lúc 12g00 ngày hôm nay thứ Ba
02-05-2017 tại Roma, tức 17g00 cùng ngày tại Việt Nam, Phòng Báo chí Toà Thánh
công bố: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Gioan Đỗ Văn Ngân, hiện là Phó
Giám đốc Đại chủng viện đặc trách phân ban Triết học Đại chủng viện và là Tổng
đại diện giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc, hiệu tòa
Buleliana.
Sơ lược tiểu
sử Đức Tân giám mục Gioan Đỗ Văn Ngân– Sinh ngày
07/06/1953 tại Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm – 1965–1973: học tại Tiểu chủng viện Thánh
Giuse, Sài Gòn
– 1973–1977:
học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, Đà Lạt – 14/01/1992: thụ phong linh mục cho giáo phận
Xuân Lộc. Sau khi chịu chức linh mục, cha đảm nhiệm các chức vụ: – Năm 1992–1994: phó xứ Ninh Phát
– Năm
1994–2005: chính xứ Ninh Phát
– 1995–2005:
công chứng viên của Toà án hôn phối giáo phận Xuân Lộc– 1998: đậu cử nhân văn chương Việt Nam
tại Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Tp.HCM
– 2005–2006: giáo sư Đại chủng viện
Xuân Lộc và quản nhiệm giáo xứ Suối Tre
– 2006–2010: học tại Đại học Santo
Tomas (Manila, Philippines) và tốt nghiệp cao học triết học
– Từ 2010: Phó Giám đốc Đại chủng viện,
đặc trách phân ban Triết học Đại chủng viện
– Từ năm 2016: Tổng đại diện giáo phận
Xuân Lộc.
– Lúc 12g00
ngày thứ Ba 02-05-2017 tại Roma, tức 17g00 cùng ngày tại Việt Nam, Phòng Báo
chí Toà Thánh công bố: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Gioan Đỗ Văn
Ngân, hiện là Phó Giám đốc Đại chủng viện đặc trách phân ban Triết học Đại
chủng viện và là Tổng đại diện giáo phận Xuân Lộc, làm Giám mục phụ tá giáo
phận Xuân Lộc, hiệu tòa Buleliana.
- Ngày 01 – 06
-2017 Lễ Tấn Phong Giám mục Đức Tân giám mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINHCHỦ ĐỀ :
SỐNG THEO SỰ DẪN DẮT CỦA ĐỨC GIÊSU LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH "Tôi là mục tử
nhân lành"
(Ga
10,11)Sợi chỉ đỏ :
- Bài đọc I : Hãy lãnh nhận phép rửa
nhân danh Đức Giêsu để được ơn tha tội và nhận được ân sủng là Thánh Thần.- Đáp ca : Chúa là mục tử.
- Bài đọc II : Từ nay chúng ta như đã chết
với tội lỗi và sống cuộc đời công chính. "Hãy quay về cùng vị mục tử
chăm sóc linh hồn anh em.- Bài Tin Mừng : Đức Giêsu là cửa chuồng
chiên.Minh họa- Mille images 88 A- "Tôi là mục tử
nhân lành" (Ga 10,11)I. DẪN VÀO THÁNH LỄLời Chúa hôm nay trình bày Đức Giêsu là người mục tử
tốt lành : Ngài biết rõ từng người chúng ta, Ngài thí mạng sống vì chúng
ta, và Ngài dẫn chúng ta tới sự sống thật. Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin
Chúa giúp chúng ta trở thành chiên của Ngài, không phải những con chiên bướng bỉnh
mà là những con chiên biết chủ mình là ai, biết tiếng chủ và ngoan ngoãn bước
theo sự dẫn dắt của chủ.II. GỢI Ý SÁM HỐI- Đức Giêsu muốn dẫn chúng ta tới sự sống thật, còn
chúng ta nhiều khi từ chối không nghe theo sự hướng dẫn của Ngài.- Đức Giêsu biết rất rõ từng người chúng ta và yêu
thương chúng ta vô cùng, thế mà lắm khi chúng ta hồ nghi tình thương của Chúa.- Đức Giêsu đã chịu biết bao đau khổ vì chúng ta,
còn chúng ta nhiều khi gặp đau khổ thì nản lòng như kẻ không có đức tin.III. LỜI CHÚA1. Bài đọc
I : Cv 2,36-41Đây là phần kết luận bài giảng của Phêrô hôm lễ Ngũ
tuần : Phêrô kết luận bằng cách kêu gọi người ta sám hối và lãnh nhận phép
rửa nhân danh Đức Giêsu. Dân chúng đã đáp lại cách nồng nhiệt. Kết quả là hôm ấy
có thêm khoảng 3000 người theo đạo, gia nhập đoàn chiên của Đức Giêsu.2. Đáp
ca : Tv 22Hình ảnh người mục tử trong Thánh vịnh này áp dụng
rất đúng vào Đức Giêsu : Ngài chăm sóc từng người chúng ta, Ngài rửa sạch
chúng ta trong nước bí tích Thanh Tẩy, Ngài cho ta uống no nê những ân huệ của
Ngài, Ngài cho chúng ta dự tiệc Thánh Thể, và Ngài dẫn chúng ta tới với Chúa
Cha. Ở bên Ngài chúng ta không thiếu thốn gì cả và chúng ta có thể luôn an
lòng.3. Bài đọc
II : 1 Pr 2,20-25So sánh cuộc đời hiện tại của các kitô hữu với thời
gian trước kia, Thánh Phêrô nói : "Trước kia anh em chẳng khác nào những
con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Đấng chăm sóc linh hồn anh
em".4. Bài
Tin Mừng : Ga 10,1-10Đoạn Ga 10,1-18 là một ẩn dụ trong đó Đức Giêsu tự
ví mình là "cửa chuồng chiên" và là "mục tử". Phần được chọn
đọc hôm nay là hình ảnh "cửa chuồng chiên" (cc 1-10).Chúng ta nên biết rằng ở xứ Palestina, người ta
nuôi chiên rất đông. Ban đêm, các mục tử dẫn các đàn chiên của mình vào một cái
chuồng chung ở giữa đồng cỏ và chia phiên nhau canh gác ở ngay cửa ra vào. Đến
sáng, từng mục tử qua cửa để vào chuồng và gọi tên các con chiên trong đàn
mình. Chúng đã quen tiếng mục tử nên đi theo ra khỏi chuồng đến những đồng cỏ.
Những tên trộm cướp không dám qua cửa vì sợ đụng người canh gác nên phải trèo
rào mà vào. Nhưng dù vậy, chiên cũng không đến gần bọn họ vì chúng lạ họ. Nếu họ
có đưa được con chiên nào ra khỏi chuồng thì cũng không phải để nuôi dưỡng
nhưng để giết ăn thịt.Qua những câu này, Đức Giêsu muốn so sánh Ngài với
các nhà lãnh đạo tôn giáo do thái thời đó : họ không phải là mục tử thật
nhưng là những tên trộm cướp leo rào vào chuồng, họ không chăm sóc cho chiên
nhưng chỉ làm hại chiên ; chính Đức Giêsu mới là mục tử thật và là cửa chuồng
chiên.IV. GỢI Ý GIẢNG1. Đừng
lầm tưởng
Mặc dù con
người ai cũng muốn được độc lập, thế nhưng trong thâm tâm sâu xa ai cũng có nhu
cầu cần được dẫn dắt đến hạnh phúc, đến một cuộc sống tròn đầy. Như thế ai cũng
là con chiên và cần mục tử. Vấn đề là chọn ai làm mục tử cho mình thôi.- Những kẻ dẫn mình tới những cánh đồng hoang, những
khu rừng rậm đầy thú dữ (cuộc sống buông thả, những ý hệ lệch lạc, những cách sống
thời trang, hưởng thụ v.v.) thực ra chỉ là những tên trộm cướp làm hại con
chiên.- Mục tử thật phải dẫn con chiên tới nơi nào có suối
nước, bóng mát, cỏ non nuôi dưỡng cuộc sống của chiên ; phải cực nhọc tìm
dẫn về những con chiên đi lạc ; phải gian lao chiến đấu với sói dữ và kẻ
cướp. Mục tử như thế chỉ có thể là Đức Giêsu mà thôi.Nghĩa là có hai lầm tưởng tai hại : 1/ Tưởng
mình là con chiên độc lập không cần ai dẫn dắt ; 2/ Tưởng đi theo những
"mục tử" dễ dãi là đời mình sẽ sung sướng.2. Liên
hệ giữa Đức Giêsu và chiên của Ngài
Chúa biết rõ từng người của mình, từng người một.
Ngài không đẩy họ đi trước mình, nhưng Ngài đi trước họ, dẫn đường cho họ, nói
với từng người, thu hút họ hơn là hướng dẫn họ.
Tuy nhiên, sói không ngừng lảng vảng quanh đoàn
chiên, rình bắt những con chiên bất cẩn xa đàn. Vị mục tử đích thực sẵn sàng
đương đầu với sói vì mỗi con chiên đều quý giá vô ngần. Ngài sẵn sàng hy sinh mạng
sống vì chiên.Mối tương giao giữa họ hệt như giữa Chúa Cha và
Chúa Con. Mối tương giao ấy dựa trên sự hiểu biết riêng tư về nhau, nghĩa là
trên tình yêu. Cha biết Con sẵn sàng tự hiến trọn vẹn cho những người bước theo
và sẽ bước theo mình. (J. Potin, "Đức Giêsu lịch sử đích thực", trích
dịch trong Fiches dominicales, năm A, trang 138).3. Không
còn là con số vô danh nữaCon người thời nay rất ghét phải sống như một con
người vô danh giữa một đám đông, như một con số âm thầm giữa lòng tập thể. Mỗi
người như một bộ phận nhỏ trong guồng máy khổng lồ, âm thầm và cô đơn làm cho
xong phần việc của mình. Tại sao có những người cố tình có những hành vi ngênh
ngang, ăn mặc lố lăng, nếp sống lập dị… ? Vì đó là cách để cho người khác
chú ý tới họ.Đức Giêsu đối với chúng ta thì khác hẳn. Ngài không
vơ đũa cả nắm coi hết mọi người y như nhau. Trái lại Ngài biết rõ từng người một
với cá tính riêng, hoàn cảnh riêng, chỗ mạnh chỗ yếu riêng. Nhất là Ngài yêu
thương mỗi người một cách riêng. "Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết Ta,
như Chúa Cha biết Ta và Ta biết Chúa Cha".
4. Tâm sự
của người đồng hành bị quên lãng1. Sáng nay khi bạn vừa
thức dậy, tôi nhìn bạn và chờ đợi bạn nói với tôi đôi lời : để cám ơn về
những điều tốt lành bạn đã gặp được ngày hôm qua, hoặc để hỏi xem tôi có ý kiến
gì với bạn cho ngày hôm nay… Đôi lời ngắn ngủi thôi. – Nhưng bạn mãi lo tìm chọn
quần áo giày dép… Nên tôi phải chờ.2. Bạn đã mặc quần áo
xong, bạn còn 15 phút rãnh rỗi. Tôi hy vọng bạn sẽ lên tiếng chào tôi. – Nhưng
không, bạn ngồi xuống ghế sofa, im lặng, thanh thản. Tôi vẫn chờ.3. Chợt bạn đứng lên –
Tôi tưởng bạn sẽ đến với tôi nói đôi lời gì đó. Thế nhưng bạn đến máy điện thoại,
quay số đến một người bạn thân, hai người đấu láo với nhau một hồi. Và tôi tiếp
tục chờ.4. Rồi đến giờ bạn ra
xe. Bạn đến chỗ làm. Tôi chờ bạn suốt buổi sáng.5. Đã đến giờ ăn trưa.
Bạn ngồi vào bàn, rảo mắt nhìn quanh. Bạn thấy vài người ở những bàn bên cạnh
cúi đầu thầm thì nói với tôi đôi lời trước khi ăn. Tôi tưởng bạn cũng sẽ làm thế.
Nhưng không ! Và tôi tiếp tục chờ.6. Ăn xong, bạn còn một
khoảng thời giờ thảnh thơi. Tôi thầm mong bạn sắp nói với tôi. Nhưng chẳng có một
lời nào cả. Tôi vẫn chờ.7. Buổi chiều, tan sở.
Bạn lên xe về nhà. Chắc hẳn có biết bao điều bạn sẽ kể cho tôi nghe. Tôi chờ.
Nhưng bạn chạy thẳng một mạch tới nhà. Về tới nhà, bạn lao ngay vào phòng tắm…
Và tôi vẫn chờ.8. Bạn đã cảm thấy mát
mẻ và thoải mái. Nhưng bạn không thấy tôi đang chờ. Bạn chỉ nhìn thấy cái TV. Bạn
mở máy, để mặc tôi tiếp tục chờ.9. Rồi bạn lên giường,
suy nghĩ mông lung trong khi chờ giấc ngủ đến. Bạn nhớ lại đủ thứ chuyện, đủ thứ
người, chỉ trừ tôi. Có lẽ vì bạn không biết tôi vẫn luôn ở bên cạnh bạn. Bạn
không thấy tôi, nhưng tôi vẫn luôn ở kề bên bạn, yêu thương bạn, rất muốn nói
chuyện với bạn, để an ủi, để chia xẻ, để góp ý, để động viên… Bạn không biết,
không để ý gì cả. Và bạn thiếp dần vào giấc ngủ. Tôi vẫn chờ.10. Một ngày mới lại bắt
đầu. Bạn thức dậy. Tôi hy vọng hôm nay bạn sẽ dành ra đôi phút để nói với tôi.
Tôi vẫn chờ bạn đấy. Chúc bạn một ngày tốt đẹp.5. Chuyện
minh họaa/ "Ta là cửa chuồng
chiên" Từ lâu, tôi vẫn cứ ấm ức không hiểu tại sao khi minh họa
chân dung mình trong dụ ngôn Mục tử tốt lành, Chúa Giêsu lúc thì ví mình như Mục
tử, lúc lại ví mình như cửa chuồng chiên. Gần đây, một cuốn sách đã giải tỏa
cho tôi thắc mắc đó. Sách viết : một du khách đến Palestin, gặp được một mục
tử đang làm việc tại một trại cừu. Người đó chỉ cho du khách thấy cảnh vật biến
ảo của cánh rừng. Thấy thế, du khách hỏi : "Đó là trại cừu, kia là bấy
cừu, đây là lối vào. Vậy còn cửa đâu ?" Người mục tử hỏi lại :
"Cửa hả ? Chính tôi là cửa. Ban đêm tôi nằm giữa lối đi này. Không một
con cừu nào bước ra hay một con sói nào bước vào mà không phải qua xác
tôi." Thế đó, đức Giêsu đâu có lẫn lộn khi trình bày chân dung mình :
Ngài vừa là mục tử vừa là cửa vào.b/ "Ta đến để cho
chiên được sống và sống dồi dào"Người Tây Ban Nha có
câu chuyện sau đây :Khi có người đến cửa
thiên đàng, Thánh Phêrô đặt cho mỗi người một câu hỏi rất lạ : "Lúc
còn ở trần thế, bạn đã biết nếm mùi những vui thú mà Chúa nhân lành ban cho bạn
không ?"Nếu người đó đáp
"Thưa không" thì Thánh nhân nói : "Bạn chưa biết nếm những
vui thú nhỏ dưới thế thì làm sao có thể nếm những vui thú lớn lao trên thiên
đàng được ! Xin lỗi, Ta chưa cho bạn vào được."V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI
CT :
Anh chị em thân mến
Đức Kitô là Vị Mục Tử
nhân hậu. Người đã hy sinh mạng sống để cho đoàn chiên được sống và sống dồi
dào. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin.1- Dung mạo của Hội Thánh
là dung mạo của một người chăn chiên / có trách nhiệm chăm sóc đoàn chiên mà Vị
Mục Tử đích thực đã giao phó / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử của
chúng ta / luôn hành động theo tinh thần phúc âm / hiền hòa trong cung cách đối
xử / và biết quên mình vì đoàn chiên.2- Trên thế giới ngày nay /
để có thể phục vụ hữu hiệu dân Chúa và loan báo Tin Mừng / thì số Linh mục và
tu sĩ quả là thiếu thốn trầm trọng / Chúng ta hiệp lời cầu xin / cho có thêm
nhiều thợ gặt lành nghề trên cánh đồng truyền giáo / dám vì Chúa mà xả thân phục
vụ anh em.3- Hằng ngày / vì nghe và
nói biết bao điều không tốt / nên tâm trí con người bị ô nhiễm trầm trọng /
Chúng ta hiệp lời cầu xin / cho các kitô hữu biết giữ miệng lưỡi / chỉ nói những
lời xây dựng / đem lại niềm an ủi / niềm vui cho mọi người / và biết chăm chú lắng
nghe Lời Chúa.4- Hôm nay là ngày cầu nguyện
cho ơn gọi Linh mục / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta
/ luôn sẵn sàng rộng rãi đóng góp vào việc đào tạo các Linh mục / bằng lời cầu
nguyện và việc nâng đỡ các Chủng viện.CT :
Lạy Chúa Giêsu, không gì bất hạnh cho một cộng đoàn bằng thiếu vắng bóng dáng
Linh mục. Vì thế xin Chúa ban cho chúng con các Linh mục mà mọi người đều cần đến :
đó là những mục tử vừa sốt sắng phục vụ bàn thờ, vừa hăng say rao giảng Tin Mừng
cứu độ. Chúa hằng sống và…
VI. TRONG THÁNH LỄ-
Kinh tiền tụng : nên dùng Kinh tiền tụng phục sinh số 2, vì có nói
tới cuộc sống mới.-
Trước kinh Lạy Cha : Hiện giờ chúng ta rất giống với một đoàn chiên
đang quy tụ quanh chủ chiên là Đức Giêsu bên bàn tiệc Thánh thể. Chúng ta hãy hợp
ý với Ngài dâng lên Thiên Chúa là Cha những tâm tình con thảo của chúng ta.VII. GIẢI TÁNAnh
chị em đã biết Đức Giêsu là mục tử dẫn dắt đời mình, cho dù có khi xem ra Ngài
đang dẫn chúng ta qua thung lũng tối tăm, nhưng điếm tới cuối cùng sẽ là đồng cỏ
xanh tươi, suối ngọt và bóng mát. Vậy anh chị em hãy ra về trong niềm vui mừng
phó thác trọn vẹn cho Đức Giêsu dẫn dắt. CHÚA NHẬT IV PHỤC SINHMỤC TỬ NHÂN LÀNH 1.
Hình ảnh người mục tử nhân
lành phải là hình ảnh của một người chủ chăn luôn canh giữ chuồng chiên, để
đoàn chiên được an toàn. Người mục tử ấy luôn sống giữa bày chiên và luôn chăm sóc đến các con
chiên, sẵn sàng chiến đấu chống lại sói dữ, không quản ngại vất vả, để lên đường
tìm kiếm những con chiên lạc.
Ngài
là Đấng trung thành, không phải chỉ nói suông, không phải chỉ hứa cuội, mà Ngài
còn thực hiện, còn hành động. Vì thế, trải qua hơn hai ngàn năm, hình ảnh người
mục tử nhân lành vẫn còn là một hình ảnh sống động và thời sự, bời vì Ngài đã
mang lấy tội lỗi của chúng ta và đã chết thay cho chúng ta trên thập giá.Hội
Thánh hôm nay vẫn cần đến những người của Chúa: cần bóng linh mục cho những họ
lẻ, bị lãng quên, cần bước chân mạnh dạn ra đi loan báo Tin Mừng, cần sự trầm mặc
của người đắm mình trong chiêm niệm cần bàn tay nhẹ nhàng xoa dịu mọi vết
thương, và trên hết cần những trái tim không san sẻ, dám yêu hết mình, dám sống
hết tình, hết mình cho Thiên Chúa, hết tình cho mọi người, đặc biệt cho những
ai đã đánh mất mọi hy vọng. Hàn
Mạc Tử lúc ông qua đời. Ông đã viết bài này gần ba tuần trước khi mất để ca ngợi
lòng tận tụy của các nữ tu Phan sinh đã chăm sóc ông trong những ngày cuối đời ở
Quy Hòa."Hỡi
các thiên thần trên trời, các thiên thần của Chúa, các thiên thần của bình an
và hoan lạc, xin hãy ném cho nhau những bông hồng, bông súng, những bài hát du
dương và những nốt nhạc ngát hương; và xin hãy đổ tràn nhân đức, can đảm và hạnh
phúc trên những nữ tì của Chúa" Thế
giới hôm nay vẫn cần ai đem đến cho nó chút hương thơm của Tuyệt Đối, chút ngọt
ngào của Vô Cùng, để thiên đàng chẳng phải là chuyện xa xôi, huyễn hoặc, Thiên
Chúa chẳng phải là huyền thoại vu vơ. Xin Cha gieo vào lòng các bạn
trẻ hôm nay những ước mơ lớn lao, những lý tưởng cao cả.Xin cho họ biết quên hạnh
phúc và tương lai của mình để yêu tha nhân bằng trái tim rộng mở.Ước gì họ nghe được tiếng
kêu của người bị áp bức, cảm được cơn đói khát Lời Chúa và tình thương, thấy được
những mất mát của bao người đau khổ, và chạm đến sự trống vắng của tâm hồn lạc
hướng.Bổn
phận thứ tư của chủ chăn là giữ gìn để tín hữu khỏi bị sói dữ cắn xé để họ
không xa Chúa, rời bỏ Giáo Hội, và mất đức tin. Trong thế giới ngày nay, nhiều
khi rất khó nhận diện ra sói dữ, nhưng muốn bảo vệ cộng đoàn, vị chủ chăn phải
để lợi ích thiêng liêng mà các linh hồn và hạnh phúc của tín hữu lên trên hết
trong mọi sinh hoạt thường ngày chứ không phải các lợi lộc riêng tư, danh dự của
mình hay thứ gì khác.Về
phần các tín hữu bổn phận thứ nhất là biết lắng nghe để cho Lời Chúa thấm sâu
vào lòng mình và quyết định sống theo những gì Chúa nói, thực hành mọi giáo huấn
của Chúa trong mọi hoàn cảnh sống thường ngày. Thái độ vâng lời ấy phải thể hiện
ra trong việc cộng tác, tham gia, đóng góp vào các sinh hoạt của cộng đoàn tùy
các tài khéo và bằng khả năng vật chất cũng như tinh thần của mình làm sao để cải
tiến cộng đoàn, để biến nó thành một môi trường sinh động tươi vui, tràn đầy
yêu thương, bác ái tương trợ lẫn nhau như trong cộng đoàn Kitô tiên khởi thời
các thánh tông đồ. Cộng đoàn tham gia và đóng góp chứ không phải đứng ngoài chỉ
trích, phê bình chửi rủa hay phá đám. Bởi vì nếu nghe Lời Chúa mà không hoán cải
và thay đổi nếp sống cá nhân, gia đình cộng đoàn và xã hội tức là khước từ
Chúa; từ chối Lời Ngài là chối bỏ lòng tin của mình. Bổn
phận thứ hai của tín hữu là đi theo, bước theo Chúa Kitô Phục Sinh để tiến về
cuộc sống vĩnh cửu, để tiến về Đất Hứa. Do đó, hành trình của Kitô hữu phải là
hành trình tươi vui, phấn khởi. Cuộc sống của Kitô hữu phải là cuộc sống sinh động,
nhiều sáng kiến nhiều đóng góp. Khi đóng góp rõ ràng được mục đích của mình,
Kitô hữu mới sẵn sàng hiến thân hy sinh và kiên trì trong những lúc gặp chướng
ngại, thử thách, khó khăn và cám dỗ. Với ý thức đó, vâng lời có nghĩa là hiểu
biết trách nhiệm cao độ mình phải có đối với các chủ chăn và các anh em khác
trong cộng đoàn, thông cảm những khó khăn, những yếu đuối và khả năng hạn hẹp của
họ và cố gắng xây dựng bù đắp cho nhau. để
nghe được Lời Chúa, ta phải có một đôi tai thật bén nhạy, được hướng dẫn bởi
trí phán đoán sáng suốt và một trái tim yêu mến nồng nàn. Nghe Lời Chúa với một
thái độ như thế sẽ dẫn ta đến chỗ theo Chúa. Sự
tích cực chủ động của đoàn chiên được Chúa Giêsu diễn tả bằng những từ “nghe”
và “theo”: “Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta”. Biết.
Người chăn chiên tốt lành biết rõ từng con chiên. Ông biết tên từng con. Ông biết
tình trạng sức khoẻ cũng như nhu cầu của từng con chiên. Tương tự như thế, Chúa
Giêsu biết rõ mỗi người chúng ta. Người không chỉ biết mà còn thông cảm với mọi
hoàn cảnh của ta. Ta buồn vì bị người yêu phụ bạc ư? Người cũng đã biết thế nào
là nỗi đau của người bị phản bội. Ta cay đắng với kiếp nghèo đeo đẳng ư? Chúa
Giêsu cũng đã sinh ra không nhà, sống ngoài đường và chết trần truồng trên thập
giá. Ta tuyệt vọng vì cuộc đời không lối thoát ư? Chúa Giêsu đã trải qua những
giờ phút đen tối trong vườn Giếtsimani và trên thập giá. Ta cô đơn vì bị mọi
người xa lánh ư? Chúa Giêsu cũng đã bị mọi người chối bỏ, và Người cảm thấy như
Đức Chúa Cha cũng từ bỏ Người. Ta bị sỉ nhục mất hết uy tín ư? Chúa Giêsu đã bị
nhục nhã và mất hết uy tín khi phải chết như kẻ tội đồ nô lệ.Chúa
Giêsu là người chăn chiên tốt lành, hiểu biết mọi ngõ ngách u ẩn trong đáy lòng
người, nên có thể chăm sóc an ủi từng người chúng ta.Cuộc
sống đang mở ra những chân trời mới đầy quyến rũ nhưng cũng đầy nguy hiểm cho đời
sống tâm linh chúng ta. Những giá trị bị đảo lộn. Những con chiên đang bị lôi
kéo rời xa đoàn chiên. Nhu cầu cuộc sống xô đẩy chúng ta ra khỏi cộng đoàn khiến
nhiều người trở thành những con chiên bơ vơ không người chăn dắt. Trong một
hoàn cảnh mới mẻ như thế, chúng ta rất cần có những vị mục tử thực sự hiểu rõ
nhu cầu của đoàn chiên và thực sự hiến mình phục vụ đoàn chiên. Chúng ta hãy cầu
nguyện cho có nhiều người trẻ biết đáp lời Chúa mời gọi, hiến mình cho Chúa để
phục vụ anh chị em trong nhiệm vụ mục tử. Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục
của chúng ta trở thành những mục tử tốt lành noi guơn Vị Mục Tử duy nhất là
Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. giáo dân vẫn phải là những “con chiên” của
Chúa, hiền lành yêu thương, đừng hung bạo ác ôn, nhưng cũng phải từ bỏ thái độ ấu
trĩ, vô trách nhiệm và thụ động. Chúng ta muốn làm những con người tín hữu đứng
hàng đầu, những con người có tinh thần trách nhiệm, dám nhận lãnh sứ mạng, dám
sống bổn phận của mình cách chủ động Anh
chị em thân mến,Chúa
nhật hôm nay với chủ đề mục tử và đàn chiên được Giáo Hội chọn làm Ngày Thế Giới
cầu nguyện cho ơn gọi Giáo sĩ và Tu sĩ. Giáo Hội đang thiếu các mục tử và nhất
là các mục tử tốt lành. xin cho giới trẻ biết lắng nghe tiếng gọi của Chúa và
nhất là có đủ can đảm để bước theo tiếng gọi đó bằng cuộc sống dâng hiến trọn vẹn
cho Chúa để phục vụ tha nhân, nhất là những người nghèo khổ, ốm đau, bệnh tật,
cô đơn, già yếu… “Hãy
để Đức Kitô quyến rũ bạn. Hãy để gương Ngài lôi cuốn các bạn. Hãy để tình yêu của
Thánh Thần yêu mến các bạn… Hãy say mê Đức Kitô để sống cuộc đời của Ngài, hầu
nhân loại có sự sống trong ánh sáng Tin Mừng…”. Đức Thánh Cha còn nhấn mạnh:
“Thời đại chúng ta sẽ nghèo nàn đi biết bao, nếu sự hiện diện của những cuộc đời
dâng hiến cho tình yêu trở nên khan hiếm. Xã hội chúng ta sẽ nghèo nàn đi biết
bao, nếu không được thúc đẩy để ngước nhìn lên nơi có những niềm vui chân thật!
Giáo Hội chúng ta cũng sẽ nghèo nàn đi biết bao, nếu thiếu những gì biểu lộ một
cách cụ thể và mạnh mẽ tính thời sự vĩnh cửu của việc dâng hiến cuộc đời vì Nước
Trời”.Ngày
nay, người chủ chiên tốt lành không chắc hẳn phải đương đầu với một đàn chó
sói. Nhưng họ có thể phải đương đầu với một điều gì đó còn tệ hại hơn – một bè
lũ tội phạm. Philip Lawrence là một hiệu trưởng tại trường Công Giáo Thánh
George ở Luân Đôn. Vào một ngày trong tháng 12 năm 1995, ông đã bị đâm nay bên
ngoài trường học của ông, trong khi đang cố gắng bảo vệ một trong số các học
sinh đang bị một tên côn đồ tấn công, và ông đã chết vì những vết thương quá nặng.
Ông đã được các thính giả cảu chương trình Thời Đại Ngày Nay ở đài phát thanh
BBC bình bầu là Nhân Vật Ấn Tượng nhất trong NămLawrence
đã lấy được sức mạnh và tinh thần nơi đức tin Kitô hữu của ông. Ông đang mô phỏng
theo tình yêu của Đức Giêsu, Chúa chiên lành, Đấng đã hiến mạng sống cho đàn chiên.
Mạng sống của Người không bị lấy đi, cũng không phải theo lệnh của Chúa Cha.
Chính Người đã tự ý trao ban, và trao ban một cách vui lòng. Người tự hiến cho
đàn chiên, để mang chúng về đồng cỏ của sự sống đời đời. 3. CN 4 PHỤC SINH Căn tính Linh mục có hai chiều kích, một hướng lên Thiên Chúa, và một hướng về
nhân loại. Hướng lên Thiên Chúa, căn tính Linh mục hệ tại sự thánh
thiện. Hướng về con người, căn tính ấy hệ tại dấn thân phục vụ với
đức ái mục tử.Phần xướng đáp phụng vụ Kinh Chiều lễ các thánh Mục tử, chúng ta đọc : “Đây
là người đã sống hết tình với anh em, cầu nguyện nhiều cho dân chúng, đã hy
sinh tính mạng vì anh em mình”. Câu nói ngắn nhưng bao hàm đầy đủ nội dung
của sứ vụ Mục Tử. Tình yêu mục tử nối kết cả ba khía cạnh đó : Có yêu thì mới
sống hết tình, tận tụy phục vụ. Có yêu thì mới nhớ đến và cầu nguyện cho. Và có
yêu thì mới dám hy sinh mạng sống, đây là tình yêu đạt đến đỉnh điểm. Chúa
Giêsu - Mục Tử Nhân Lành đã nêu gương về cả ba khía cạnh này cho mọi mục tử
trong Giáo hội.1.
Sống hết tình với
anh emChúa Giêsu đã sống hết tình với anh em. Ngài rao giảng miệt
mài từ sáng đến khuya, quên cả ăn ngủ, mệt lử đến nỗi ngủ say như chết, sóng
gió tơi bời mà không hay; dân chúng “tấp nập kẻ lui người tới, đến nỗi thầy
trò không có giờ nghỉ ngơi” (Mc 6,31), chữa mọi thứ bệnh tật cho dân, thậm
chí cả vào ngày sabbat khiến bị chỉ trích; hóa bánh ra nhiều để nuôi dân đi
theo nghe giảng; hóa nước thành rượu để giữ thể diện cho đôi tân hôn. Ngài làm
nhiều phép lạ chữa quỷ ám, mù lòa, điếc câm, cả chết rồi cho cũng sống lại.
Ngài gần gũi người nghèo, bà góa, trẻ em, bênh vực họ... Biết bao việc làm
chứng rằng Chúa Giêsu đã sống hết tình với anh em. Cầu nguyện cho dân
chúng : cho mọi người, cho các môn đệ, cho kẻ ghét mình, cầu nguyện
thâu đêm, lúc sắp chết mà còn cầu xin ơn tha thứ cho kẻ giết mình, lại bào chữa
rằng vì họ lầm không biết việc họ làm. Tấm lòng của Chúa thật là tuyệt vời. Hy
sinh tính mạng vì anh em, đó là điều Chúa Giêsu đã làm, và là bằng chứng
hùng hồn nhất về tình yêu của Chúa : “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình
yêu của người đã hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu mình” (Ga 15,12). Ngài
có thể thoát khỏi cái chết, nhưng ngài không làm : “Không ai có thể cướp
mạng sống tôi, nhưng tự tôi hiến mạng” (Ga 10,18).Đức Thánh Cha Phanxicô cũng là mẫu gương về đức ái mục tử. Ở tuổi 76 khi được
bầu làm giáo hoàng, sức khỏe của ngài không tốt, vì đã bị mất một lá phổi. Ở
tuổi này người ta nghỉ hưu, nhưng đức Phanxicô đã can đảm chấp nhận. Những năm
qua, ngài làm việc thật nhiều, vì ngài biết không còn nhiều thời gian trước
mắt. Ngài đã khơi bùng lên niềm vui và hy vọng cho Giáo Hội. Ngài làm say mê
hàng trăm triệu con tim, nhiều người bỏ đạo quay về với Giáo Hội, nhiều kẻ lâu
nay hờ hững với Mẹ Hội Thánh nay lao vào vòng tay yêu thương vẫn giang rộng chờ
đón của ngài. Số người thiện cảm gia tăng. Ngài đang “hồi sinh” Giáo Hội !Với chủ trương “Giáo hội nghèo cho người nghèo”, ngài yêu thương người nghèo và
chọn nếp sống giản dị. Ngài ban hành tông huấn Niềm Vui của Tin Mừng để mở một
trang mới cho công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa, và khích lệ Giáo Hội đứng dậy, mở cửa,
ra đi đến tận vùng ngoại vi để loan Tin Mừng. Ngài mở Năm Thánh Lòng Thương Xót
để toàn thể Giáo Hội cảm nếm tình yêu tha thứ vô biên của Chúa. Ngài ban hành
tông huấn Laudato Si’ kêu gọi bảo vệ môi trường, gìn giữ vũ trụ thiên nhiên
xinh đẹp là ngôi nhà chung mà Chúa đã tạo dựng. Ngài triệu tập Thượng Hội Đồng
Giám Mục Thế Giới để tìm phương cách giải quyết những thách đố về hôn nhân và
gia đình. Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du mục vụ, chủ lễ bế mạc Đại hội
Gia đình Thế giới. Ngài cũng vừa ban tông huấn Niềm Vui Yêu Thương về tình yêu
thương trong gia đình.Ngài đã làm được quá nhiều việc trong một thời gian vắn
vỏi ! Ngài thật là Mục Tử nhân lành, là hiện thân của Chúa Giêsu. Gương sáng,
lời rao giảng và chứng tá của ĐTC Phanxicô đã khiến nhiều giám mục và linh mục
quyết định sống theo “phong cách” của ngài, họ tự nhận là thuộc “thế hệ
Phanxicô”, từ chối sống trong những tòa nhà sang trọng, tự lái xe, tự đi chợ
nấu ăn, sống gần gũi người nghèo, giản dị như một người bình dân, đề cao và bảo
vệ quyền lợi của những người thấp kém và trẻ em.“Người thời nay tin vào những chứng nhân hơn thầy dạy, nếu họ tin thầy dạy,
chính là vì thầy dạy ấy cũng đồng thời là chứng nhân” (Đức Phaolô VI). Một
trăm bài giảng hay ho không giá trị bằng một việc làm nhỏ bé nhưng đong đầy yêu
thương. Công cuộc Tân Phúc-Âm-hóa sẽ chỉ hiệu quả nếu người ta vừa nhận ra niềm
tin nơi lời rao giảng, vừa nhận thấy tình yêu thương nơi hành động và phong
cách sống của người ấy.Mọi người kỳ vọng các linh mục sẽ giống Chúa Giêsu Mục Tử theo phong cách của
Đức Phanxicô, sẽ là hiện thân của Đấng đến “không phải để được phục vụ,
nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Linh mục được
đánh giá theo như cung cách phục vụ của ngài : tận tụy, cần mẫn, trung tín,
nhưng không (vô vụ lợi), sẵn sàng, nhanh nhẹn, quên mình.Người giáo dân hôm nay không muốn thấy, không muốn có những mục tử 3 L (làm
sang, làm phách, làm biếng), 3 T (tình, tiền, tửu), 3 Đ (độc tôn, độc tài, độc
đoán), lè phè, hưởng thụ, lười biếng, chẳng quan tâm đến người khốn khổ, chất
trên vai họ những gánh nặng, vô cảm trước những khổ đau của họ, sống xa cách
người nghèo, không bênh vực người bị áp bức bất công, không đứng dậy đi ra khỏi
nhà xứ để viếng thăm kẻ bệnh tật, người già nua, trẻ cơ nhỡ, để đem về đàn
những con chiên lạc bầy đang lang thang trong hoang địa.Vì linh mục là người của sự linh thánh, nên việc huấn luyện thiêng liêng là
quan trọng nhất (ĐTC Phanxicô đã phát biểu rằng, ngài muốn chủng sinh được đào
tạo ưu tiên về mặt thiêng liêng), các mặt khác cũng quan trọng : nhân
bản, vì linh mục cũng là một con người như mọi người; trí thức,
vì linh mục sẽ phải giảng dạy hướng dẫn người khác; mục vụ, vì đó
là “nghề” của linh mục. Có thể nói, sau bao nhiêu năm tháng được huấn luyện như
thế, linh mục là người hoàn hảo, hay theo cái nhìn chung của mọi người, là một
người có tài có đức, giỏi giang. Linh mục phải là người có những nhân đức đối
thần (Tin-Cậy-Mến), những nhân đức đối nhân (Bác ái-Khôn ngoan-Công
bằng-Can đảm-Tiết độ), những nhân đức tôn giáo (Các lời khuyên Phúc Âm,
tha thứ, hiền lành, đạo đức, trung thành...), những nhân đức nhân loại hay
còn gọi là đức tính của con người theo quan điểm Á Đông (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín (với
tha nhân), Cần-Kiệm-Liêm-Chính-Dũng (với chính mình). Được đào tạo kỹ lưỡng như thế, linh mục hẳn phải đạt một mức độ cao trên “đàng
nhân đức” mới phải lẽ. Cho nên khi thấy các linh mục không sống đúng với những
đòi hỏi của chức vụ và đời sống thì chẳng trách giáo dân bất mãn, và dễ đi đến
chỗ bài bác.Linh mục không tuyên khấn như các tu sĩ, nhưng cũng phải giữ đức thanh bần,
khiết tịnh và vâng phục, không thụ động, miễn cưỡng, nhưng như lời ĐTC Phanxicô
: “Những lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục là “chứng từ vui tươi
về tình yêu của Thiên Chúa”, khi chúng được cắm rễ trong lòng Chúa thương xót”.
(x. “Đức ái mục tử”. Bài giảng tĩnh tâm linh mục GP Phan Thiết 2016, Đức cha
Anphongsô Nguyễn Hữu Long).2.
Cầu nguyện nhiều
cho dân chúng.Các sách Tin Mừng cho thấy, Chúa
Giêsu luôn cầu nguyện vào những giây phút quan trọng nhất trong cuộc đời của
Người. Khi chịu Phép Rửa và nhận lãnh sứ mạng Chúa Cha giao phó (Lc 3,21); đêm
trước khi chọn các môn đệ (Lc 6,12); trước khi biến hình (Lc 9,28); trước khi
chữa bệnh cho nhiều người (Lc 5,16); trước khi đặt ra cho các môn đệ câu hỏi
quan trọng: người ta bảo Thầy là ai?; khi dạy các môn đệ cầu
nguyện (Lc 11,1-2); khi các môn đệ đi truyền giáo lần đầu tiên trở về; trước
khi chịu thương khó (Lc 22,34-46); trong bữa Tiệc Ly; đêm thương khó; trên
Thánh giá (Lc 23,34.46)… Lời cầu nguyện đã nuôi sống tất cả sứ mạng của
Người.Các Tông đồ đã nhiều lần thấy Thầy cầu nguyện. Có lẽ khi Thầy cầu nguyện
có một cái gì đó thật đẹp, thật huyền bí và cũng thật lôi cuốn tỏa ra từ nơi
con người Thầy.Vào một buổi sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Chúa Giêsu đã ra khỏi nhà ông
Phêrô để tìm một nơi thanh vắng mà cầu nguyện (Mc 1,35). Chúa Giêsu phấn khởi
trong Thánh Thần, Ngài ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Con ngợi khen Cha
là Chúa trời đất, vì Cha đã mạc khải cho những kẻ bé mọn những điều mà Cha giấu
không cho những bậc khôn ngoan và trí thức biết” (Lc 10,21). Chúa Giêsu
ngước mắt lên trời tâm sự với Chúa Cha rằng: “Con cảm tạ Cha vì Cha đã
nghe lời con cầu xin. Vâng, con biết rằng lúc nào Cha cũng vẫn nghe lời con
xin. Sở dĩ con nói thế là để những người đang đứng bên con đây tin rằng Cha đã
sai con” (Ga 11,41-41). Đặc biệt là trong phòng Tiệc Ly, Chúa Giêsu ngước
mắt lên trời để cầu nguyện với Chúa Cha. Tâm sự ngỏ với Cha rất nhiều lời tha
thiết (Ga 17).Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu quỳ gối và cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu đựoc thì
xin cho con khỏi uống chén này, nhưng xin đừng theo ý con, xin chỉ thực hiện ý
của Cha” (Lc 22,42). Lúc hấp hối trên Thánh giá, Chúa Giêsu cầu nguyện gởi
lên Cha ba lời tâm sự tha thiết: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết
việc họ làm; Lạy Cha, sao Cha bỏ con?; Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong
tay Cha. Chúa Giêsu dạy phải cầu nguyện như Người hằng cầu nguyện (Lc
6,12); cầu nguyện cho các địch thù (Lc 6,28 ; Mt 5,34); kiên trì và tin tưởng
cầu nguyện (Lc 11,5-8.9-13 ; Mt 7,7-11); cầu nguyện với lòng khiêm tốn để nhận
ơn tha thứ (Lc 18,9-14); vững tâm cầu nguyện đón chờ ngày Chúa đến (Lc 21,36);
cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ (Lc 22,40.46)... Khi các môn đệ xin Người dạy
cách cầu nguyện, Người dạy họ cầu nguyện với kinh Lạy Cha (Lc 11,2-4 ; Mt
6,9-13). Chúa Giêsu mang theo cả nhân loại trong lời cầu nguyện của mình. Người
nói chuyện với Chúa Cha, bàn bạc với Chúa Cha về những việc Người làm cho công
cuộc cứu độ nhân loại. Chúa Giêsu phán: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và
Thầy ở trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh
em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).Mục tử luôn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu là có một sự hiểu biết sâu xa về
Ngài do đã gặp gỡ và sống với Ngài thực sự. Khi thánh Phêrô tìm người thay thế
Giuđa Iscariốt, ngài đã nói với cộng đoàn: “Trong số những anh em đã
cùng chúng tôi theo Chúa Giêsu suốt thời gian Người sống giữa chúng ta, kể từ
khi Người được Ông Gioan làm phép rửa cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta và
được rước lên trời, phải có người trở thành chứng nhân cùng với chúng ta làm
chứng Người đã phục sinh” (Cv 1,21-22). Với những lời trên đây, thánh
Phêrô, khi chọn người mục tử thay thế Giuđa, đã chỉ đưa ra một tiêu chuẩn là:
người đó đã phải cùng sống với Chúa Giêsu và đã tham dự cuộc đời cứu thế của
Ngài, một đời mặc lấy thân phận đoàn chiên, yêu thương đoàn chiên, cứu độ đoàn
chiên và còn hơn nữa, như lời Ngài nói: “Ta còn có những chiên không
thuộc đoàn này. Ta cũng phải đưa chúng về” (Ga 10,16). Ngài cũng khẳng
định: “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (10,11).
Muốn được như vậy, người mục tử phải có những tâm tình của Chúa Giêsu. Nhất là
sự khiêm nhường. Chúa Giêsu đã mời gọi các môn đệ hãy học với Ngài, đặc biệt là
về đức tính“hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). Chính Ngài đã
cứu chuộc loài người bằng sự hiền từ khiêm tốn, vâng phục thánh ý Chúa Cha.Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, là sự sống, là sức mạnh của đời mục tử. Cầu
nguyện là lẽ sống và có một tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc sống mục tử. Lời
cầu nguyện chỉ thực sự có giá trị và sức mạnh khi phát xuất từ một đức tin có
chất lượng và sống động. Mục tử cầu nguyện, hãm mình, đền tội cho giáo dân theo
gương cha thánh Gioan Vianney. 3. Hy sinh tính mạng vì anh em mình.Chúa Giêsu khẳng định: “Tôi là
Mục Tử Tốt Lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của Tôi biết Tôi. Mục Tử Tốt
Lành hy sinh mạng sống cho đàn chiên”. Chúa Giêsu là vị
Mục Tử Tốt Lành, là Đấng bảo vệ đoàn chiên, yêu thương săn sóc và hy sinh mạng
sống cho đàn chiên, là nền tảng, là mẫu mực cho mọi vị chủ chăn tương lai được
Ngài trao quyền chăn dắt đoàn chiên, tiếp nối sứ mạng Mục Tử của Ngài. Chúa Giêsu
so sánh mục tử và người làm thuê. Mục tử tốt lành luôn hết mình vì đàn chiên.
Người làm thuê chỉ lo vun quén cho bản thân. Mục tử hy sinh cho đàn chiên.
Người làm thuê chỉ đến để xén lông chiên. Mục tử luôn tìm kiếm nguồn nước và
đồng cỏ xanh tươi cho đàn chiên no đầy. Người làm thuê chỉ tìm kiếm hạnh phúc
cho chính bản thân mình, sống hưởng thụ, lười biếng và thiếu trách nhiệm đến sự
sống còn của đàn chiên. “Trong bài giảng Lễ Dầu năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyên các
linh mục : “Cha mời gọi các con điều này, các con hãy là những người chăn chiên
có mùi của chiên. Người chăn chiên thì có mùi chiên, làm cho cái mùi ấy thành
cái mùi thực, giống các người chăn chiên ở giữa đoàn chiên của các con. Mùi của
chiên chỉ có được bằng cách sống các thực tại đời sống hàng ngày của họ, các
bối rối khó khăn của họ, các niềm vui của họ, các gánh nặng và các hy vọng của
họ”. ĐTC nhấn mạnh thêm rằng mùi ấy cũng có thể phát sinh từ các yêu cầu bất
tiện, đôi lúc hoàn toàn vật chất hay hoàn toàn tầm phào. Người chăn chiên phải
nhận thức và đồng cảm với ý muốn của đoàn chiên, như Chúa Giêsu đã nhận thức và
đồng cảm cái đau ra huyết trắng của người đàn bà khốn khổ trong Tin Mừng. Muốn
có cái mùi ấy, các mục tử phải ra khỏi con người mình, phóng mình tới những
vùng ngoại biên nơi có đau khổ, đổ máu, mù lòa, giam cầm đủ loại. Mục tử phải
cảm nhận được các gánh nặng và bộ mặt của quần chúng giáo dân, trên vai và
trong trái tim mình” (Vũ văn An : Đức Phanxicô và mùi chiên, Vietcatholic.net,
4/1/2013). Linh mục cũng được đánh giá theo như ngài có hay không lòng thương
yêu, hy sinh cho đoàn chiên của ngài.Chúa nhật IV Phục sinh, ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu Linh mục và ơn gọi
Tu sĩ nam nữ. Giáo Hội luôn cần đến những mục tử tốt lành. Hãy cầu nguyện cho
Giáo Hội có nhiều mục tử đạo đức, thánh thiện như lòng Chúa mong ước. Mục tử
tốt lành luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, luôn khát khao và cầu xin
ơn Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, vị mục tử tốt lành biết rõ đàn chiên, yêu thương
đàn chiên và sẵn sàng hiến mạng vì đàn chiên. Từ đó, vị mục tử tốt lành biết
nuôi dưỡng đoàn chiên bằng những lương thực có chất lượng cao đặc biệt là cử
hành Thánh Thể sốt sắng và nhiệt thành trong bí tích Hòa Giải.Linh mục là Mục tử, người chăm sóc phần hồn các tín hữu. Một sứ mạng rất cao
quý. Linh mục noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Tối Cao, tận tình phục vụ tha nhân
qua công việc mục vụ với đức ái mục tử. Đây là linh đạo của linh mục giáo phận. Cha sở Gioan Vianney “là mục tử đã sống hết tình với anh em, cầu nguyện
nhiều cho dân chúng, đã hy sinh tính mạng vì anh em mình”, ngài là bổn
mạng các Linh mục. Hôm nay ngày cầu nguyện cho các mục tử, xin ngài giúp anh em
linh mục chúng con luôn biết sống theo gương sáng mục tử của ngài. Amen. Lm Giuse Nguyễn Hữu AnChúa nhật 4 Phục
sinhTôi đến để chiên được sống LỜI CHÚA: Ga 10, 1-10 Khi ấy,
Đức Giêsu nói với người Do thái rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi
qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm,
kẻ cướp. Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh
ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra.
Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận
biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng
không biết tiếng người lạ.” Đức Giêsu kể cho họ nghe dụ ngôn đó,nhưng họ không
hiểu những điều Người nói với họ. Vậy Đức Giêsu lại nói: “Thật, tôi bảo thật
các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp,
nhưng chiên đã không nghe họ. Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu.
Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và
phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.” SUY NIỆM
Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu thường ví mình với điều cụ thể: “Tôi là bánh,
là Ánh Sáng, là Đường...” Trong bài Tin Mừng hôm nay, Ngài ví mình như Mục tử.
Người mục tử chân chính đi qua cửa mà vào chuồng chiên. Anh gọi chiên của anh
bằng một tiếng gọi riêng, chiên nhận ra tiếng của anh và đi theo. Còn mục tử
giả hiệu thì trèo tường mà vào chuồng. Chiên không theo anh ta, nhưng sợ hãi
chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ. Đức Giêsu gọi những mục tử
giả hiệu là trộm cướp. Họ chỉ đến để giết hại và phá hủy đàn chiên. Còn Ngài
đến để chiên được sống, và sống dồi dào. Giữa chiên và Ngài có một mối dây thân
thiết: “Tôi biết chiên tôi và chiên tôi biết tôi.” Chiên đã trở thành điều vô
cùng quý giá đối với Ngài, đến nỗi Ngài dám hy sinh mạng sống mình cho chúng.
Giáo Hội muốn đặc biệt dành Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh, để cầu nguyện cho ơn gọi
linh mục, tu sĩ. Đây là vấn đề sống còn của Giáo Hội. Nhiều nơi trên thế giới
đang thiếu linh mục trầm trọng, nhiều nhà thờ phải giao cho giáo dân coi sóc.
Cũng có những dòng tu phải đóng cửa cơ sở của mình vì không có lớp người trẻ kế
tục. Giáo Hội hôm nay cũng như mai ngày vẫn cần đến sự hướng dẫn của các mục tử
để đoàn chiên được sống trong đồng cỏ xanh tươi. Giáo Hội vẫn cần đến các tu sĩ
sống đời thánh hiến, để thế giới hiểu được thế nào là tình yêu, thấy được những
thực tại vô hình, và vươn lên khỏi cái tự nhiên, bình thường, hợp lý. Được làm
Kitô hữu là một ơn gọi của Thiên Chúa. Mọi Kitô hữu đều có nhiệm vụ làm chứng
cho Tin Mừng, nhưng một số người được mời gọi đặc biệt để dấn thân cách trọn
vẹn hơn cho Nước Chúa và bắt chước Đức Giêsu tận căn hơn. Chúng ta băn khoăn
trước câu hỏi tại sao Giáo Hội hôm nay thiếu ơn gọi linh mục, tu sĩ. Vì đời tu
không hấp dẫn người trẻ? Vì bầu khí của thời đại: thực dụng, hưởng thụ, Mất cảm
thức về đức tin, xa lạ với Thiên Chúa? Hay vì chúng ta chưa có can đảm để cổ võ
ơn gọi? Trong sứ điệp năm 1996 về ơn gọi, Chân phước - giáo hoàng Gioan Phaolô
II đã nhắc đến việc phải chăm lo cho mảnh đất nơi hạt giống ơn gọi được nảy mầm
và lớn lên. Mảnh đất đó là cộng đoàn giáo phận và giáo xứ. Ngài đã phác họa
những nét chính của cộng đoàn này như sau: Một cộng đoàn biết lắng nghe Lời
Chúa. Khi đã quen nghe tiếng Chúa trong Thánh Kinh, người trẻ sẽ dễ nghe được
tiếng Chúa mời gọi vang lên từ sâu thẳm của con tim mình. Một cộng đoàn biết
chuyên tâm cầu nguyện, dành ưu tiên cho đời sống tâm linh, coi trọng việc cầu
nguyện riêng tư, lặng lẽ trước nhan Chúa. Chỉ trong bầu khí trầm lặng của cầu
nguyện, người trẻ mới dám đáp lại tiếng Chúa kêu mời, quên mình để phục vụ cho
lợi ích của tha nhân. Một cộng đoàn biết hăng say làm việc tông đồ, khao khát
làm cho muôn dân trở thành môn đệ Chúa. Từ đó những bạn trẻ quảng đại sẽ được
thúc đẩy dâng trọn đời mình để làm cho Chúa Kitô được nhận biết. Một cộng đoàn
quan tâm phục vụ người nghèo, chọn đứng về phía những người khổ đau, túng
thiếu. Cộng đoàn này sẽ sản sinh những bạn trẻ biết phục vụ vô vị lợi và hiến
thân vô điều kiện. Như thế ơn gọi chỉ nảy nở từ vùng đất màu mỡ. Nó là hoa trái
của một Giáo Hội đầy sức sống. Một Giáo Hội mạnh mẽ sẽ cho nhiều ơn gọi. Nhiều
ơn gọi sẽ làm cho Giáo Hội mạnh hơn. Giới trẻ hôm nay không thiếu lòng quảng
đại, không thiếu lý tưởng và những ước mơ cao cả. Họ cần có ai đó giúp họ gặp
được Đức Giêsu, say mê con người Ngài, và chia sẻ nỗi bận tâm của Ngài về thế
giới. Họ cần có ai đó giúp họ nghe được tiếng kêu của bao người đói khát chân
lý và công lý, giúp họ cảm nhận được bổn phận lớn lao là xây dựng trái đất
thành mái ấm yêu thương. Giới trẻ cần những người thầy, người bạn dám sống điều
mình tin giữa muôn vàn khó khăn và giúp họ đứng vững trước cơn lốc của cám dỗ.
Giáo Hội thiếu ơn gọi là do lỗi của mỗi người chúng ta. Cần phải cầu nguyện và
cũng cần phải canh tân cuộc sống. CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng
con những linh mục có trái tim thuộc trọn về Chúa, nên cũng thuộc trọn về con
người. Xin cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến
dâng, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những
ai nghèo khổ, bị bỏ rơi. Xin cho chúng con những linh mục biết cầu nguyện, có
tình bạn thân thiết với Chúa để các ngài giới thiệu Chúa cho chúng con. Xin cho
chúng con những linh mục thánh thiện, có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm
tho, tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa. Cuối cùng, xin cho chúng con những linh
mục có trái tim của Chúa, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời
mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn Sống thật.
ª
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét