Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

THẮP NẾN CẦU NGUYỆN – 200 EM DÂNG HOA CẦU CHO MƯỜNG KHƯƠNG BỊ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO LỄ THĂNG THIÊN





 LÀO CAI THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO MƯỜNG KHƯƠNG BỊ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO 


LÀO CAI THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO MƯỜNG KHƯƠNG BỊ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO 

LÀO CAI THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO MƯỜNG KHƯƠNG BỊ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO 






BA NGUỜI MÔNG HỌC ĐẠO 


 ĐỨC TỔNG GM. LEOPOLDO GIRELLY THĂM LÀO CAI 






200 EM DÂNG HOA CẦU CHO MƯỜNG KHƯƠNG BỊ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO 






200 EM DÂNG HOA CẦU CHO MƯỜNG KHƯƠNG BỊ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO 

200 EM DÂNG HOA CẦU CHO MƯỜNG KHƯƠNG BỊ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO 

200 EM DÂNG HOA CẦU CHO MƯỜNG KHƯƠNG BỊ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO 





200 EM DÂNG HOA CẦU CHO MƯỜNG KHƯƠNG BỊ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO 



LỄ THĂNG THIÊN – Năm B
Lời Chúa: Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mc 16,15-20
MỤC LỤC


1. Lên trời.

Người ta thường bảo ra đi là chết trong lòng một chút. Sự chia lìa với người thân yêu bao giờ cũng đem lại buồn đau, mặc dù chúng ta biết rằng người ấy sẽ gặp được những may mắn. Vậy phải chăng Giáo hội mặc lấy những tâm tình sầu khổ khi cử hành lễ Chúa về trời. Không, trái lại đây là một ngày lễ ngập tràn niềm vui. Chúng ta vui mừng cho Chúa cũng như cho chúng ta.
Trước hết, ngày lễ Lên Trời chính là ngày chiến thắng ngày khải hoàn của Đức Kitô.
Thực vậy, chúng ta hãy nhớ lại mọi chặng đường Ngài đã đi qua trong suốt cuộc sống nơi trần thế. Ngài đã tự hạ mình xuống mặc thân xác phàm trần trong lòng Đức Trinh Nữ Maria. Sinh ra trong cảnh khó nghèo của hang đá Bêlem. Vất vưởng nơi đất khách quê người khi chạy trốn sang Ai Cập. Lao động mệt mỏi với cuộc sống tăm tối tại Nadarét. Rồi những năm tháng hăng say rao giảng Tin Mừng, tìm kiếm những con chiên lạc. Và sau cùng là cái chết ê chề nhục nhã trên thập giá. Tại sao Ngài lại chấp nhận? Tại sao Ngài lại ưng thuận? Tôi xin thưa chỉ vì yêu thương chúng ta. Chỉ vì muốn cứu chúng ta khỏi quyền lực ma quỷ, dẫn đưa chúng ta vào quê hương Nước Trời. Giờ đây, công cuộc cứu độ, qua đó Ngài đã hiến dâng tất cả tình yêu và những giọt máu cuối cùng, đã hoàn tất, Ngài vui mừng nhớ lại những gia đoạn đã đi qua.
Phụng vụ hôm nay muốn trình bày Đức Kitô như một vị chiến thắng và khải hoàn đang tiến lên, theo sau Ngài là tất cả chúng ta, những người đã được Ngài cứu chuộc, đã được thông phần vào niềm hạnh phúc Nước Trời. Chúa Giêsu trở về nhà Cha và giới thiệu những người em mới mà Ngài đã chuộc lấy bằng máu châu báu của Ngài. Ngày lễ lên trời phải chăng là ngày Đức Kitô được Cha tuyên phong làm Vua trời và đất.
Tiếp đến, ngày lễ Lên Trời còn là một ngày vui mừng cho chúng ta, nhờ đó mà bản tính nhân loại được nâng lên cao.
Thực vậy, qua biến cố này, bản tính nhân loại của chúng ta được tham dự vào những vinh quang của Thiên Chúa, vì Đức Kitô đã về trời cả thân xác, với cả bản tính nhân loại. Phải chăng đây là một mầu nhiệm mà chúng ta sẽ không thể nào hiểu thấu. Một người như chúng ta giờ đây đang được ngồi bên hữu Thiên Chúa. Ngài là đầu và chúng ta là chi thể, như trong kinh Tiền Tụng chúng ta sẽ đọc. Ngài về trời để chúng ta được tham dự vào bản tính Thiên Chúa.
Tuy nhiên, cho được như vậy, chúng ta phải nâng tâm hồn lên, như lời kinh Tiền Tụng kêu gọi, bởi vì tội lỗi sẽ ngăn trở không cho chúng ta về trời với Chúa. Tội lỗi như một sợi dây xích cột chặt chúng ta lại với trần gian. Hãy phá tan xiềng xích tội lỗi. Hãy hướng tới quê trời bằng lòng ao ước khát mong từ đó chúng ta sẽ hằng ngày phục vụ Chúa. Hãy khử trừ tội lỗi trung thành bước theo để rồi chúng ta cũng sẽ được về trời với Ngài.




2. Chúa lên trời.

Hôm nay chúng ta mừng kính biến cố về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Hay nói đúng hơn chúng ta mừng kính việc Ngài được tôn vinh, làm chủ thế giới và vũ trụ. Bởi đó, chúng ta không hướng về trời theo nghĩa là hướng tới một điểm nào đó trong không gian, để rồi chỉ chờ đợi được di tản, được bốc đi khỏi chốn lưu đày ở thế giới này.
Chính vì thế, thánh Luca đã ghi lại lời hai người đàn ông mặc áo trắng nói với các môn đệ, sau khi Chúa đã lên trời: Này các bạn xứ Galilêa, sao còn đứng nhìn trời làm chi. Đức Kitô Đấng vừa lìa bỏ các bạn và được rước lên trời cũng sẽ ngự đến y như các bạn đã thấy Ngài lên trời.
Từ lời phán bảo này chúng ta nhận thấy: Người môn đệ của Chúa không được nhìn trời mà quên đi trái đất, nơi mà bổn phận đang chờ đón họ như lời Chúa Giêsu đã nói: Anh em sẽ làm chứng về Thày tại Giêrusalem, tại Giuđêa, Samaria và cho đến tận cùng bờ cõi trái đất.
Ngày Chúa Giêsu ra đi là ngày sứ mạng của các môn đệ bắt đầu. Mơ tưởng tới một cõi trời cao mà quên đi sứ mạng được trao phó cho mình thực hiện nơi trần gian, chính là mơ tưởng một cách hão huyền. Nếu chúng ta có hướng lên trời thì điều đó phải có nghĩa là chúng ta hướng tới những thực tại cao quí và tốt đẹp, khả dĩ giúp cho con người đạt tới những kích thước viên mãn của mình về mặt tinh thần, và cũng chỉ có thế mà thôi.
Đã đến lúc chúng ta cần phải dứt khoát với những quan niệm lỗi thời về một thiên đàng, về một nước Chúa lơ lửng trên không trung, một quê hương chúng ta coi là thật, ở một chỗ nào đó trên trời, khiến chúng ta lơ là, có khi còn khinh chê cái thế gian phù vân, hư vô giả trá. Cái quê hương lầm than đau khổ như một thứ quê hương không thật.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là chúng ta sẽ đi tới một thái cực khác, đó là chỉ còn biết vui sự thế gian này, coi thế gian này như là tất cả, như là vĩnh cửu. Quê hương thật là trời mới đất mới, không đồng hóa với trần gian, nhưng cũng không đối lập với trần gian. Trái lại, trời mới đất mới chính là quê hương trần thế này được đổi mới nhờ Thánh Thần của Đức Kitô Phục sinh. Bởi đó chúng ta không nhìn lên trời, mà cần phải thiết tha hơn ai hết với sứ vụ Chúa đã trao ban, đó là đổi mới thế gian, xây dựng nước Chúa, kiến tạo một trời mới đất mới từ chính cái nguyên liệu là thế giới, là xã hội chúng ta đang sống. Hay nói một cách khác đó là nhờ việc xây dựng xã hội này mỗi ngày một tốt đẹp hơn, bằng những hành động bác ái yêu thương, nhờ đó chính bản thân chúng ta sẽ đạt tới quê hương hạnh phúc nước trời.


3. Ngước mắt nhìn trời – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

Con người thường có hai thái độ sống đối nghịch nhau. Một bên là những người chỉ biết có việc đạo. Sống dưới đất nhưng lòng trí để cả ở trên trời. Không tha thiết gì với những người chung quanh. Không tham gia những sinh hoạt xã hội. Khinh chê tất cả những giá trị ở đời này. Ngược lại, bên kia là những người sống như chỉ biết có việc đời. Chỉ coi trọng những giá trị vật chất. Chỉ biết có đời này. Sống là còn. Chết là hết. Cả hai thái độ đều bất cập.
Việc Đức Giêsu lên trời và những lời Ngài truyền dạy trước khi từ giã trần gian giúp ta có một cái nhìn đúng đắn hơn đối với trời và đối với đất.
Đức Giêsu lên trời. Điều đó dạy ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác.
Trời là nơi hạnh phúc không còn khổ đau. Trời là nơi cuộc sống vĩnh viễn không bị tiêu diệt. Trời là nơi tất cả mọi giá trị đạt đến mức tuyệt đối. Trời là nơi con người trở thành thần thánh, sống chung với thần thánh.
Như thế trời là niềm hy vọng của con người. Con người không còn bị trói chặt vào trần gian. Định mệnh của con người không phải chỉ là đớn đau sầu khổ. Số phận con người không phải sinh ra để rồi tàn lụi. Trời cho con người một lối thoát. Trời mở ra cho con người một chân trời hạnh phúc. Trời cho con người cơ hội triển nở đến vô biên.
Trời nâng cao địa vị con người. Có trời, con người không còn bị xếp ngang hàng với súc vật. Súc vật sinh ra để tàn lụi. Con người sinh ra để triển nở, để vượt qua số phận, để đạt tới địa vị con Thiên Chúa. Có trời, con người sẽ được nâng lên ngang hàng thần thánh.
Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại.
Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ.
Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời.
Chính Đức Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đấy. Đi đến đâu là gieo yêu thương đến đấy.
Hôm nay Chúa cũng sai các môn đệ và chúng ta đi gieo Tin Mừng khắp thế gian. Hãy đi làm mọi việc tốt đẹp cho mọi người.
Làm việc tốt đẹp ở trần gian đó là góp phần xây dựng nước trời. Góp phần xây dựng trần gian đó là dọn chỗ ở trên nước trời. Trần gian không phải là nơi cho ta bám víu vì không vĩnh cửu. Nhưng trần gian là cơ hội cho ta đạt tới nước trời.
Chính vì thế, người môn đệ của Chúa phải sống giữa trần gian, phải yêu mến trần gian, phải xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc.
Tuy nhiên người Kitô hữu làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Yêu mến trần gian vì nước trời. Yêu mến trần gian để biến trần gian thành nước trời.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết nỗ lực xây dựng trần gian trong niềm mong đợi hạnh phúc nước trời. Amen.
Gợi ý chia sẻ:
1) Tin có thiên đàng. Điều này có quan trọng đối với bạn?
2) Người môn đệ của Chúa phải có thái độ nào đối với của cải vật chất?
3) Khi ngắm thứ hai mùa mừng, đọc “Ta hãy xin cho được lòng ái mộ những sự trên trời”, bạn nghĩ gì? Bạn phải sống làm sao để thực hiện lời cầu nguyện này?


4. Có Chúa cùng hoạt động.

(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
"Thứ hai thì ngắm Đức Chúa Giêsu lên trời, ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời."
Ái mộ những sự trên trời là một ơn ta phải xin, vì dưới đất có nhiều điều làm ta ái mộ: một người, một vật hay một việc nào đó. Ái mộ quá có thể dẫn đến tôn thờ và làm nô lệ.
Trái đất có vẻ đẹp riêng của nó, vẻ đẹp làm dịu lòng ta trong hành trình cuộc đời. Tiếc thay nhiều lúc vẻ đẹp ấy giữ chân ta lại, không cho ta bước nhanh tới đích. Lắm khi vẻ đẹp ấy kéo ghì ta xuống, không cho ta ngước lên cao.
Có vẻ trời ở xa, xa như huyền thoại. Có vẻ chỉ trái đất là có thật, gần gũi. Ta bị hút vào trái đất, đắm đuối mê say, quên mình chỉ là người tạm trú trên mặt đất.
Chúa về trời, về với thế giới của Cha, điều đó nhắc ta nhớ đời là một cuộc hành trình mà đích nằm ở phía bên kia.
Trời là đích xa nhưng chi phối những chọn lựa gần. Cần chọn hướng đi, chọn phương tiện sao cho đạt đích.
Không có trời thì chẳng biết đi đâu!
Con người cần có một trung tâm nằm ngoài mình, thu hút mình, nâng mình lên, kéo mình ra khỏi cái tầm thường, thực dụng.
Trời là trung tâm của đất. Đất cho con người sự sống. Trời cho con người lẽ sống.
Nếu chỉ biết có đất, con người sẽ rơi vào tuyệt vọng, vì đất chẳng thể thoả mãn con người. Nơi lòng mỗi người đều có một mảnh trời riêng. Mảnh trời này cứ đòi gặp bầu trời cao rộng như gặp lại chốn cũ người xưa.
Thế giới luôn gặp nhiều bế tắc khó khăn vì người ta đứng ở trên trái đất mà giải quyết.
Cần nhìn trái đất từ trời, để thấy những giải pháp tận căn, bao quát, hiệu quả.
"Sao các ông cứ đứng nhìn trời?" (Cv 1,11)
Kitô hữu không chỉ khoanh tay ngước nhìn trời, vì sứ mạng rao giảng Tin Mừng đang chờ đợi họ, vì trái đất còn bề bộn bao việc phải làm. Sống tận tình cho trái đất mà vẫn ngước lên trời cao, điều đó thật là một thách đố không nhỏ, nhưng lại là cốt lõi của đời sống Kitô hữu.
Thiên đàng không phải là bầu trời trên đầu ta. Nhưng bầu trời cao vút, bao la, thăm thẳm, là một hình ảnh gợi mở về thiên đàng.
Bầu trời càng lúc càng bị che chắn bởi cao ốc. Hãy tìm những giây phút để ngước mắt lên... Ngắm bầu trời có thể giúp ta biết sống trên mặt đất.
Gợi Ý Chia Sẻ
Khi lần hạt Năm Sự Mừng, chúng ta xin được ơn "ái mộ những sự trên trời". Theo ý bạn, những sự trên trời là gì? Yêu những sự trên trời có khó không? Người Kitô hữu có bị giằng co giữa đất và trời không?
Lễ Chúa Thăng Thiên cũng là ngày Quốc Tế Truyền Thông. Ai cũng thấy tác hại của phim ảnh, tivi và những phương tiện truyền thông khác. Theo bạn, ta có thể dùng những phương tiện ấy để rao giảng Đức Kitô không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã yêu trái đất này, và đã sống trọn phận người ở đó. Chúa đã nếm biết nỗi khổ đau và hạnh phúc, sự bi đát và cao cả của phận người.
Xin dạy chúng con biết đường lên trời, nhờ sống yêu thương đến hiến mạng cho anh em.
Khi ngước nhìn lên quê hương vĩnh cửu, chúng con thấy mình được thêm sức mạnh để xây dựng trái đất này, và chuẩn bị nó đón ngày Chúa trở lại.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Thiên Chúa, xin cho những vất vả của cuộc sống ở đời không làm chúng con quên trời cao; và những vẻ đẹp của trần gian không ngăn bước chân con tiến về bên Chúa. Ước gì qua cuộc sống hằng ngày của chúng con, mọi người thấy Nước Trời đang tỏ hiện.


5. Công giáo.

(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Đoạn cuối Phúc Âm thánh Maccô trình bày một phương diện của công cuộc truyền giáo vào cuối thế kỷ thứ nhất. Tác giả tóm kết vào mấy câu, chớ không phải một bài tường thuật, những gì xây dựng nên đời sống của Giáo Hội: sứ vụ các Tông đồ. Nhờ một bản văn tóm tắt mà Lễ Thăng Thiên được nói đến ở đây, sau khi tác giả đã nhắc lại một lần hiện ra của Chúa Giêsu đã không “được cất lên Trời” vào chiều ngày Phục Sinh. Trước khi Chúa biến hẳn đi về thể xác truớc mắt các môn đệ, Chúa còn hiện ra nhiều lần với họ và ngỏ lời cùng họ. Điều mà thánh sử Marcô nói trong Phúc Âm “sau khi đã ngỏ lời cùng họ” kéo dài qua nhiều tuần lễ.
Điểm ghi nhận: “bên hữu Thiên Chúa” có nghĩa là sau khi về Trời, Chúa Giêsu trở về địa vị Thiên Chúa và Người có những đặc quyền của Thiên Chúa. Từ nay, Người trao cho Giáo Hội của Người sứ mệnh phổ biến sứ điệp cứu rỗi của Người trên khắp thế giới. Sứ mệnh trao phó cho các môn đệ ấy có gì đặc biệt?
1) Về tính cách phổ quát của sứ mệnh: Các con hãy đi khắp thế gian, công bố Tin Mừng cho hết mọi dân tộc. Tính cách phổ quát ấy tập hợp tất cả nhân loại vào ơn Cứu chuộc của Đức Kitô. Người ta nhận ra ở đây, một trong các dấu hiệu của tính cách Kitô giáo đích thật. Một người Kitô hữu đích thật bao giờ cũng “phổ quát” “công giáo”. Tính cách phổ quát hay là tính cách công giáo ấy không chỉ bao hàm vấn đề địa dư, bởi lẽ là hết mọi dân tộc của mọi nước đều thuộc thẩm quyền của Phúc Âm. Ở thời đại chúng ta, tính cách đó còn bao gồm –và ở đây là điều đáng nhấn mạnh- tinh thần Kitô hữu. Những người công giáo tập hợp thành những cộng đoàn nhỏ, không ý thức được sự nguy hiểm rằng họ có thể trở thành những nhóm nhỏ mang não trạng khép kín, hầu như là óc phe phái, loại ra ngoài Đức Ái của mình phần này, hay phần nọ của thế giới, giai cấp này hay giai cấp nọ, chế độ này hay chế độ kia của xã hội. Nhưng hết thảy mọi người của mọi văn hoá, mọi chế độ đều có quyền biết đến Phúc Âm. Giáo Hội phải đạt tới họ hết thảy. Một công cuộc truyền giáo mạo nhận, tự phong toả mình vào tính chất gây gỗ đối với chế độ này hay chế độ kia bị coi là dễ ghét, đương nhiên sẽ mất hết tính cách công giáo và chân thật. Người Tông đồ của Đức Kitô tìm cách tới được hết mọi người ở khắp nơi và yêu họ ở mọi chốn. Xuyên qua mọi chế độ xã hội dầu là có tính chất áp bức ý thức hệ hay áp bức kinh tế, người Tông đồ cũng phải tìm phương khai thông tới tự do, để con người có thể vươn tới sự tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô Cứu thế.
2) Ai tin và chịu Phép Rửa, sẽ được cứu rỗi. Điều này cho thấy đối tượng tranh thủ của sức mạnh Tông đồ chính là đức tin. Nhưng đức tin nào đây? Có phải là sự kết hợp với một thứ nhân bản Phúc Âm mù mờ, trong đó lòng đam mê đức công chính lẫn lộn dễ dang với các đam mê phe phái –thiếu tình yêu đích thật? Không: Đây phải là đức tin vào Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Đấng Cứu Thế. Chỉ có một đức tin cứu rỗi. Dầu người ta nhắm tới việc cứu vớt con người hay cứu vớt xã hội, không gì có thể đạt tới con người trong mọi kích thước của số mệnh nó ngoại trừ một niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Ai tin vào Đức Giêsu thì ngay từ bây giờ, đi vào con đường cứu độ cho tâm trí mình bằng sự thật, con đường cứu độ cho ý chí mình nhờ Thánh Linh, con đường cứu độ cho tâm hồn mình bằng sự thanh tẩy của tình yêu. Người đó cũng đi vào con đường cứu rỗi vượt qua cuộc sống tạm đời này. Đức tin vào Chúa Giêsu Kitô mang lại một ý nghĩa cho đời sống của con người.


6. Nơi Chúa hẹn gặp ta.

(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Là con người sống trong không gian và thời gian, chúng ta thường suy nghĩ và tưởng tượng theo chiều kích của không gian và thời gian. Vì thế, khi Kinh Thánh nói “Chúa Giêsu lên trời” chúng ta cũng dễ hình dung Chúa Giêsu như một “phi hành gia” hoặc như “người bay” tự động cất bổng mình lên trời, để rồi không biết dừng lại ở hành tinh nào khi ra ngoài quỹ đạo của trái đất? Vậy thì sau khi sống lại 40 ngày, Chúa Giêsu đi về phương trời nào? Các phi hành gia đầu tiên vào vũ trụ cho biết họ chẳng thấy trời, cũng chẳng thấy Thiên Chúa!
Thời Trung cổ, có hai tu sĩ tình cờ đọc thấy trong một cuốn sách cổ chép rằng: ở tận cùng trái đất sẽ có một nơi mà trời đất gặp nhau. Họ quyết định ra đi tìm cho bằng được điểm gặp nhau ấy và thề quyết sẽ không trở về nhà nếu không tìm ra nơi ấy, vì họ đã đọc được trong quyển sách cổ rằng tại điểm giao nhau giữa trời và đất, một cánh cửa sẽ mở ra và họ sẽ nhìn thấy Thiên Chúa tỏ tường. Họ vượt thác băng rừng, không quản ngại hy sinh. Cuối cùng thì họ cũng đứng trước giao điểm ấy. Với tất cả xúc động, họ đưa tay gõ vào cánh cửa hẹn hò, cánh cửa mở ra và họ bỡ ngỡ nhận ra đó chính là căn phòng của mình. Họ chợt hiểu rằng nơi gặp gỡ giữa trời và đất, nơi hẹn hò giữa Thiên Chúa và con người không gì khác hơn là chính cuộc sống hằng ngày của họ.
Chúa Giêsu “được rước lên trời”: đó là một lối nói của Kinh Thánh nhằm diễn tả việc Chúa Phục Sinh từ giã trần gian để về cùng Thiên Chúa Cha. Ngài từ Cha mà đến và nay trở về với Cha. “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng đã-từ-trời xuống” (Ga 3,13). Câu chuyện Chúa lên trời được sách Công vụ Tông đồ kể lại ở bài đọc 1 hôm nay là một kiểu nói bình dân để diễn tả một mầu nhiệm của Chúa Kitô Phục Sinh: ngay sau khi được Phục Sinh, nhân tính của Chúa Giêsu đã được tôn vinh rồi, hay nói cách khác, đã được vào trong vinh quang. Tuy vậy vinh quang này vẫn còn bị che khuất. Chúa Phục Sinh hiện ra cho các môn đệ dưới dáng dấp của một người bình thường. Lần hiện ra cuối cùng của Chúa Giêsu đánh dấu một bước chuyển mới. Từ này nhân tính của Ngài được đưa vào trong vinh quang Chúa Cha, được đặt ngồi bên hữu Chúa Cha.
Lễ Chúa Thăng Thiên không phải là một cuộc chia ly, tiễn đưa Chúa Giêsu vào một phương trời xa lạ và cắt đứt tương quan với Ngài. Chúa về trời là để có thể ở lại với mọi thời, mọi nơi. Điều duy nhất mất đi là chúng ta không còn có thể thấy, đụng chạm, nghe Ngài bằng giác quan tự nhiên. Nhưng chúng ta vẫn có thể gặp gỡ Ngài bằng giác quan siêu nhiên của lòng tin. Chúa Giêsu khẳng định: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Tin Mừng hôm nay cho thấy các tông đồ có cảm nghiệm rằng “Chúa đang làm việc với họ và xác nhận lời họ rao giảng bằng những dấu lạ kèm theo” (Mc 16,20). Như thế sự vắng mặt hữu hình của Chúa Giêsu không cản trở việc Ngài tiếp tục hiện diện và hoạt động bên họ. Kitô giáo sống còn chính là nhờ Chúa Giêsu đang sống và hoạt động nhờ Thánh Thần của Ngài. Được tôn vinh trên trời không phải là để làm sứ vụ giữa lòng thế giới. Ngài là Thượng Tế cầu bầu cho chúng ta trên trời (Dt 7,25) và không ngừng thu hút, nâng dậy cả nhân loại (Ga 12, 32).
Mừng lễ Chúa Thăng Thiên là mừng ngày Đức Giêsu được tôn vinh. Có một con người mang tên Giêsu nay được hưởng vinh quang và danh dự của Thiên Chúa. Lễ Thăng Thiên thực hiện giấc mơ lớn nhất của con người. Tất cả chúng ta đều hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa, bên Chúa Giêsu, người Anh Trưởng. Trời là đích điểm của đời Kitô hữu. Nhưng trời đã bắt đầu rồi từ khi chúng ta bước vào vũ trụ của Chúa Giêsu Kitô, qua đức tin và các bí tích. Nói cho cùng, Kitô hữu chỉ có một cuộc đời. Chẳng có cuộc đời nào khác ngoài cuộc đời hiện tại và sẽ gắn liền với ta mãi mãi. Trời không khiến ta tránh né bổn phận ở trần gian. Trời không phải là nơi đến của một người chỉ biết chăm lo cho ơn cứu độ của mình một cách ích kỷ. Trời cũng không chỉ là phần thưởng cho con người, là sự “bù lỗ” cho những khốn khổ ở đời, là cớ khiến chúng ta tránh né việc xây dựng trái đất hay phá đổ bất công.
Sứ thần của Chúa hôm nay đã quở trách các môn đệ: “Hỡi người Galilê! Sao cứ đứng đó mà nhìn lên trời?”. Các môn đệ đã hiểu ý. Các ông đã trở về với nhiệm vụ của mình, hoàn thành công việc dang dở của Chúa ở trần gian, làm chứng về tất cả những gì các ông đã được nghe, được thấy. “Các ông đã ra đi khắp nơi, rao giảng Tin Mừng cho mọi người; có Chúa cùng hoạt động với các ông, củng cố lời rao giảng bằng các phép lạ kèm theo” (Mc 16,20).
Rõ ràng, Chúa lên trời không làm cho các môn đệ lên trời, không làm cho các môn đệ tê liệt, không giải nghệ các ông, mà còn thúc giục các ông lập tức bắt tay vào việc xây dựng Nước Trời ngay ở trần gian này và bảo đảm cho các ông thành công. Cũng vậy, đối với chúng ta ngày nay, Chúa lên trời nhắc chúng ta nhớ rằng: “Quê hương chúng ta ở trên trời… Anh em hãy tìm kiếm những sự trên trời” (Pl 3,20; Cl 3,1). Nói thế không có nghĩa là chúng ta phải “xuất thế”, phải xa lánh trần gian. Trái lại, cần phải nổ lực dấn thân “vào đời”, “nhập cuộc”. Có Chúa cùng hoạt động với chúng ta để “mở một tuyến đường lên trời từ mặt đất này” bằng những công việc xây dựng Nước Trời ngày này qua ngày khác; loại trừ những khổ đau, tội lỗi, tạo cho mọi người được sống ấm no, hiệp nhất, yêu thương nhau, cho mọi người được sống xứng đáng phẩm giá con người. Đó là con đường lên trời của chúng ta.
Vui sướng biết bao: “Chúa vẫn ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài không bao giời rời bỏ chúng ta. Thật là ích lợi cho chúng ta khi Ngài khuất mắt chúng ta về phương diện thể lý để chúng ta khi gặp Ngài hiện diện ở khắp mọi nơi mọi lúc: trong kinh nguyện và hoạt động, trong bí tích và trong anh chị em. Đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, Chúa đến ở trong chúng ta, ban nguồn sinh lực giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nước Trời ở trần gian này, để một khi Nước Trời được hoàn thành Ngài sẽ trở lại trong vinh quang đón chúng ta lên trời về với Chúa Cha.


7. Để có Chúa cùng hoạt động.

(Suy niệm của Lm Phêrô Vũ Văn Quí – CVK64)
“Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16, 19-20).
Hai câu cuối cùng trên trong Tin Mừng Marcô mang lối văn nặng hình tượng nhưng, với tôi, là lời mời gọi vô cùng tha thiết trong thế giới kỹ thuật số hiện nay.
Để “có Chúa cùng hoạt động”, tôi tớ của Lời Chúa, như Phaolô quả quyết: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu, tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa” (Rm 1, 1), phải là người rao giảng thật xứng danh với địa vị cao cả, vì Chúa Giêsu đã kêu gọi trong chân lý trọn vẹn: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29), hay như thánh Phaolô đã nêu gương: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kiô” (1Cr 11, 1).
Để “có Chúa cùng hoạt động”, tôi tớ của Đức Kitô không thể là những kỳ lục và biệt phái, những kẻ bị Chúa quở trách khi căn dặn dân chúng: “Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23, 2-4).
Những người rao giảng Lời Chúa như vừa nêu trên cao rao một lý tưởng sống cao đẹp nhưng bản thân lại sống mâu thuẫn. Họ hô hào những người khác dấn thân vào con đường hẹp. Còn chính họ thì lại vi vút giữa đại lộ thênh thang. Chính vì thế mà những người được nghe giảng khi họ gặp những con người kiên trung với nội dung rao giảng, chấp nhận đau khổ thua thiệt, không bị của cải thế gian vùi dập, vượt lên khỏi những sự dữ tác hại và dám chết vì điều mình loan báo (Mc 16, 17-18), thì đây quả là một ấn tượng rất lớn đối với họ. Một chân lý hiển nhiên là, từ kinh nghiệm bản thân, ai cũng biết rằng người ta chỉ sẵn lòng chịu cực khổ vì những điều họ thực sự thâm tín mà thôi. Do đó, Lời đã được sống có một sức mạnh thu hút vô địch, không gì thay thế được. Lời đó đầy lôi cuốn, đầy thuyết phục bởi đó là Lời đã từng cảm nghiệm, và đã vì đó mà chịu thương chịu khó trong cõi đời và trong nếp sống cầu nguyện của người rao giảng. Lời đó từ môi miệng phát ra mang theo một nhiệt tâm và một sức mạnh hết sức đặc biệt. Trong Lời đó có mảng linh hồn của chính người giảng, và có thể bắt gọn linh hồn người nghe. Sự tương giao giữa người giảng và người nghe xẩy ra không phải trên ý niệm suông, nhưng trên thực tế. Đây cũng chính là điều mà tác giả trong phần cuối của Tin Mừng Marcô đã khẳng định: “có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.”
Chính thánh Phaolô tông đồ đã khích lệ: “Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu” (2Cr 4, 5). Vậy ở đâu chưa có sự nhất quán với Lời Chúa, tức chưa cùng đồng hình đồng dạng với Đức Kitô thì trước tiên cần có đức khiêm nhường. Đây là thái độ tối cần thiết cho những tôi tớ của Lời Chúa. Người rao giảng phải tự xóa nhòa bản thân trước sự hiện diện của Lời Chúa, phải khước từ vinh quang của riêng mình, như thánh Gioan Tẩy Giả đã sống và đã chia sẻ với các môn sinh của mình: “Đức Kitô phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3, 30).
Không chỉ hạ mình khiêm nhường, thánh Phaolô, Vị Tông Đồ rao giảng vĩ đại đã sống chết với Tin Mừng khi ngài viết cho môn đệ Timôthê yêu dấu: “Vì Tin Mừng, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xich!” (2Tm 2, 9). Với lòng mến thâm sâu, ngài đã đặt trọng tâm tất cả vào việc loan báo Tin Mừng, cho dù có phải bị gông cùm, ngài vẫn sẵn lòng đón nhận. Với lòng mến đầy tin yêu và để “được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa” như Đấng mà ngài say mê rao giảng, thánh Tông Đồ đã thể hiện được ý nghĩa siêu nhiên mà Chúa Giêsu đã truyền đạt trước khi trở về nơi Người đã đến là “dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao.”
Mới đây, kết thúc buổi triều yết chung tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng ngày 20/5/2009, ĐTC Biển Đức XVI đã vắn tắt mở lời kêu gọi về Ngày Truyền thông Thế giới sẽ được cử hành vào ngày Chủ nhật 24 tháng 5 sắp tới. Ngài mời gọi:
“Đặc biệt với giới trẻ, cha kêu gọi các con hãy làm nhân chứng cho đức tin của chúng con qua thế giới kỹ thuật số. Hãy dùng những kỹ thuật mới đó để truyền bá Thánh Kinh, hầu cho Tin Mừng về tình yêu vô hạn của Thiên Chúa vang dội bằng những phương thức mới khắp trong thế giới của chúng ta, một thế giới không ngừng tăng tiến về kỹ thuật.” (trích Vietcatholic.net)
Làm nhân chứng cho đức tin mà ĐTC vừa nhắc nhở trên đã giúp tôi khâm phục biết bao một nhân chứng trên xe lăn mà tôi mới nhận được từ một nhóm trên mạng gửi tới. Bài viết có nội dung như sau và trích từ R. Veritas:
“Một phụ nữ tên là Mensi đã đăng quảng cáo trên một tờ báo địa phương như sau: "Nếu bạn cô đơn hay gặp nan đề nào, xin hãy gọi điện thoại cho tôi. Tôi bị liệt phải ngồi xe lăn tay, nên rất ít khi ra ngoài. Chúng ta có thể trao đổi nan đề với nhau. Mời bạn cứ gọi. Tôi rất thích nói chuyện với bạn".
Việc đáp ứng quảng cáo này rất kỳ lạ. Mỗi tuần bà Mensi nhận được khoảng từ 30 cú phôn, và bà rất mừng. Điều gì thúc đẩy một người tàn tật ngồi trên xe lăn tay muốn tiếp xúc nói chuyện với những người khác?
Bà Mensi kể rằng trước khi bị tê liệt bà có sức khỏe hoàn toàn, nhưng rất tuyệt vọng. Bà đã tự tử bằng cách nhảy từ trên gác cao xuống đất. Nhưng thay vì chết, bà bị tê liệt từ thắt lưng trở xuống. Nằm trong nhà thương bà hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng một hôm bà nghe như Chúa Giêsu nói với bà: "Mensi ơi, trước đây con đã có một thân xác hoàn hảo, nhưng linh hồn con lại què quặt, Kể từ nay con sẽ có thân xác què quặt, nhưng linh hồn con kháng kiện".
Sau khi ra khỏi nhà thương, bà Mensi quyết tâm dâng đời mình cho Chúa. Bà cầu xin Chúa cho bà được chia sẻ niềm tin của mình với người khác. Rồi bà đăng báo như đã kể trên đây.
Công việc của bà Mensi xem ra như không có gì đối với người khác. Nhưng với bà, đó là công việc lớn lao nhất mà một người tàn tật có thể làm để phục vụ Chúa.”
Và lời cuối cùng của bài viết cũng là lời nhắc nhở rất cụ thể về việc loan báo Tin Mừng bình an dành cho những ai muốn “có Chúa cùng hoạt động” trong thế giới kỹ thuật số hiện đại như ngày nay:
“Mỗi người tin Chúa phải làm một việc nào đó để giúp đồng bào, đồng loại của mình. Mạnh khỏe hay tật nguyền, trẻ tuổi hay già nua, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện, viết thư hay làm bất cứ điều gì theo khả năng, nếu chúng ta thực sự muốn đem Chúa vào tâm hồn những người chung quanh mình”.
Lạy Chúa,
Xin giúp con sức mạnh để con cũng kiên cường biết sống cho tha nhân như bà Mensi dù cho bà ngồi trên xe lăn như con vậy. Amen.


8. Thiên đàng.

Hôm nay mừng kính Chúa về trời, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nước trời, về thiên đàng, về quê hương vĩnh cửu của chúng ta.
Những kẻ không có một niềm tin thì cho rằng chết là hết. Nhưng với chúng ta thì khác, cái chết chỉ là một khởi điểm cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Cái chết chính là khung cửa hẹp dẫn chúng ta vào quê hương nước trời. Ý tưởng về nước trời, về thiên đàng vốn được Kinh Thánh nói tới nhiều lần.
Trong Cựu ước, ông Gióp một con người khổ đau đã kêu lên: Tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi hằng sống và trong ngày sau hết, tôi sẽ từ bụi đất sống lại và tôi sẽ nhìn thấy Thiên Chúa.
Vua thánh Đavid thì xác quyết: Sống công chính tôi được nhìn thấy Chúa. Thức giấc rồi, tôi no thỏa thánh nhan.
Sách Khôn Ngoan đã diễn tả: Bấy giờ người công chính sẽ chiếu sáng như những vì sao .
Trong Tân ước, Chúa Giêsu đã khuyên nhủ cho chúng ta hãy tích lũy cho mình những kho tàng ở trên trời, ở đó sẽ chẳng có mối mọt và trộm cắp: Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước trời, còn mọi sự khác sẽ được ban thêm cho các con.
Nhất là trong bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đã yên ủi những người bị đau khổ, bị bắt bớ bằng niềm hy vọng nước trời: các con hãy mừng rỡ hân hoan vì phần thưởng của các con sẽ to lớn ở trên trời.
Và trong ngày sau hết, Ngài sẽ phán với những người lành: Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến lãnh nhận phần thưởng nước trời đã được sắm sẵn cho các ngươi từ thuở tạo dựng thế gian.
Thánh Phaolô cũng nói: hiện nay chúng ta như đang nhìn vào gương, nhưng bấy giờ, chúng ta sẽ nhìn thấy Thiên Chúa mặt đối mặt.
Vậy thì nước trời hay niềm hạnh phúc thiên đàng là gì? Tôi xin thưa: đó là sự chiếm hữu Thiên Chúa như thánh Phaolô đã nói: Tai chưa hề nghe, mắt chưa hề thấy và trái tim chưa một lần cảm nhận được những gì Thiên Chúa dành cho những kẻ yêu mến Ngài. Tất cả những khổ đau trong cuộc sống hiện tại sẽ chẳng là gì cả, nếu đem so với hạnh phúc nước trời. Đó là nơi vinh quang, đó là nơi ánh sáng, đó là nơi ân thưởng cho những người đã trung thành phụng sự Chúa.
Tuy nhiên, niềm hạnh phúc tuyệt vời ấy không phải như là một món ăn quý giá đã nấu chín và chúng ta chỉ việc dùng mà thôi. Trái lại, chúng ta phải cố gắng, phải chiến đấu thì mới đạt tới.
Chúa Giêsu đã nói: chỉ những kẻ khỏe mạnh can trường mới chiếm được nước trời.
Thánh Phaolô đã diễn tả: Như các lực sĩ nơi thao trường, phải cố gắng giao đấu và phải giao đấu theo đúng những qui luật thì mới đạt được tấm huy chương vàng.
Có một em nhỏ bị đau nặng. Biết mình sắp chết, em nói với người mẹ: má ơi, khi con chết đi, thì má hãy mặc cho con bộ quần áo đẹp nhất nhé… Ngày rước lễ lần đầu, con đã mặc quần áo đẹp, thì ngày con về trời, con còn phải mặc đẹp hơn thế nữa.
Hãy ra sức xa tránh tội lỗi, để khi xuất hiện trước ngai tòa Chúa, tâm hồn chúng ta trong trắng như tấm áo ngày rửa tội, nhờ đó mà chúng ta sẽ được Chúa đón nhận vào quê hương nước trời.


9. Suy niệm của Lm Anphong Trần Đức Phương.

BÂY GIỜ CON VỀ CÙNG CHA.
Lễ Chúa Giêsu Về Trời thường cũng được gọi là Lễ Thăng Thiên, và được mừng vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Phục Sinh, đúng 40 ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại như Lời Thánh Kinh (Cv 1,3); tuy nhiên vì lý do mục vụ, để thuận tiện cho mọi tín hữu có thể đi dâng Thánh Lễ, nhiều nơi đã được phép chuyển mừng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo (Chúa Nhật VII Phục Sinh).
Trong Thánh Lễ hôm nay, qua các Bài Đọc I (Cv 1, 1-11), Bài Đọc II (Ep 1, 17-23, hoặc Ep 4, 1-7, 11-13) và Bài Phúc Âm (Mc 16, 15-20), các Thánh Sử đều ghi lại việc Chúa Giêsu được “rước về Trời”, sau khi Ngài đã ‘sống lại và hiện ra với các Thánh Tông Đồ, an ủi, âng đỡ cùng giảng dạy thêm cho các Ngài ‘về Nước Trời’ trong vòng 40 ngày. Ngoài ra, trước khi được “Rước Về Trời”. Chúa Giêsu cũng hứa “vẫn ở lại với các Ngài mỗi ngày cho đến tận thế”, và sẽ ban Chúa Thánh Thần xuống (Ga 14,16) trên các Ngài để thánh hóa và soi sáng cho các Ngài hiểu đầy đủ về mọi điều đã được ghi chép trong Thánh Kinh và những lời Chúa Giêsu đã giảng dạy (Ga 14,26); rồi Chúa Giêsu đã chúc lành cho các Ngài và truyền cho các Ngài “hãy ra đi khắp nơi làm chứng nhân cho Chúa, và rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người, mọi nơi.” (Mc 16,15-16).
Lễ Chúa Giêsu Về Trời là niềm vui mừng phấn khởi cho mọi người chúng ta, vì Chúa Giêsu đã chịu nạn, chịu chết để cứu chuộc chúng ta, nhưng Người đã sống lại và về trời vinh hiển để mở đường về trời cho chúng ta. Con đường sự sống đã được mở sẵn cho chúng ta để ai đi theo con đường đó thì tới sự sống muôn đời, vì thế Chúa Giêsu đã nói: “Thày là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống… (Ga 14,6).
Sau khi Chúa Giêsu về Trời, và sau khi Chúa Thánh Thần đã hiện xuống thánh hóa các Tông Đồ, các Ngài đã hăng hái, nhiệt thành đi rao giảng Lời Chúa và thành lập Hội Thánh. Từ ngày đó, dù bị các thế lực thế gian ở mọi thời và mọi nơi bách hại như Chúa Giêsu đã báo trước (Ga 15,18-21), Giáo Hội đã không ngừng phát triển để đem Tin Mừng Tình Thương và Ơn Cứu Độ đến cho mọi người và mọi nơi, để những ai “tin thì được cứu rỗi” (20,31).
Ngày nay, đến lượt chúng ta là những tín hữu của Chúa, chúng ta cũng phải là những ‘tông đồ nhiệt thành’, có nhiệm vụ tiếp tục rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa đến mọi nơi trên trái đất bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhất là bằng chính đời sống tín hữu gương mẫu của chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tiếp tục sống như ‘những chứng nhân’ của Chúa (Cv 1,8) cho mọi người mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hằng ngày: nơi gia đình, trong sở làm, xưởng thợ, ở thành thị cũng như chốn thôn quê.
Xin Chúa Giêsu Phục Sinh và đã về Trời vinh hiển chúc lành cho mọi người chúng ta, gia đình chúng ta, cho các công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, và cho mỗi tín hữu chúng ta luôn được nhiệt thành rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người.


10. Ra đi.

Các sân bay là những nơi có nhiều niềm vui cũng như nước mắt. Có những người ngẩng đầu lên để nhìn thoáng qua lần đầu người thân của mình đang đến. Trong khi đó, lại có những người khác với đôi mắt nhòe lệ nhìn lần cuối một người thân ra đi. Ngày lễ hôm nay tưởng niệm việc Chúa Kitô lên trời, nhưng thực chất không phải là một cuộc ra đi. Dĩ nhiên, Chúa Kitô không còn được nhìn thấy bằng mắt thường nữa. Thánh Luca viết: “Chúa Giêsu được cất lên ngay trước mắt các ông và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa”.
Lễ Chúa Giêsu lên trời không phải là câu chuyện Chúa ra đi. Ngược lại là đàng khác! Người vẫn tiếp tục hiện diện, nhưng theo một cách mầu nhiệm. Người tiếp tục hoạt động trong thế giới này qua các môn đệ. Và vì thế, chúng ta có thể nói hôm nay là ngày cử hành đại lễ của một kết thúc và cũng là của một khởi đầu. Việc hiện diện hữu hình của Chúa Giêsu trên trái đất này đã kết thúc. Bây giờ khởi đầu một triều đại mới mà Người là Vua trên các vua. Vì thế, việc cử hành thánh lễ hôm nay không phải là việc tưởng nhớ một người vắng mặt, nhưng là một cử hành tràn đầy niềm vui cùng với Chúa Kitô đang hiện diện giữa chúng ta.
Thiên thần đã nói với các môn đệ đừng đăm đăm nhìn lên trời nữa. Ngài chỉ cho các ông nơi mà Chúa Giêsu đang cần các ông, đó là ra đi loan báo Tin Mừng cho mọi người. Sứ vụ này vẫn tiếp tục, và đó là sứ vụ của chính chúng ta. Một Kitô hữu đích thực không phải là người cứ nhìn lên trời, chờ Chúa Kitô xuất hiện trên đám mây. Nhưng một Kitô hữu đích thực là người đầy lòng nhiệt thành mang Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người. Thế giới ngày nay đang khao khát Tin Mừng của Chúa. Qua chúng ta, Chúa Giêsu muốn đem niềm vui và sự bình an vào trong một thế giới đầy những tai ương, chiến tranh và bất công. Qua chúng ta, Chúa Giêsu muốn đem sự hiểu biết, tình yêu và sự cảm thông vào trong một thế giới đầy tranh chấp, cãi cọ và thù hận. Qua chúng ta, Chúa Giêsu muốn biến đổi thế giới này trở nên một nơi chốn tốt lành hơn. Ngày hôm nay, chúng ta cần thức tỉnh về nhiệm vụ của mình. Chúng ta cần nhìn vào thế giới này với những vấn đề rắc rối của nó, và chúng ta hãy thực hiện việc các tông đồ đã làm sau khi Chúa lên trời đó là chia sẻ Chúa Kitô Cho mọi người.
Lạy Chúa, con tin Chúa vẫn tiếp tục hiện diện trong thế giới này. Xin Chúa ban tràn đầy Thần Khí Chúa xuống trên con để con có thể thi hành nhiệm vụ loan báo Tin Mừng mà Chúa đã ủy thác cho con.



11. Lên trời.

Có những cuốn sách khi khép lại chính là lúc mở ra: mở ra cho suy tư, mở ra cho trách nhiệm, mở ra cho hành động. Sách Tin Mừng là cuốn sách như thế, theo ý nghĩa trọn vẹn nhất. Nếu Tin Mừng khép lại cuộc đời Chúa Giêsu thì đồng thời lại mở ra cho một trang sử mới. Nếu biến cố Thăng Thiên khép lại cuộc đời tại thế của Chúa Giêsu, thì đồng thời lại mở ra cho một mệnh lệnh mới phải được thực thi, một trách nhiệm mới phải được hoàn thành, một hiện diện mới phải được đón nhận. Chính trong sự đan kết đó mà phụng vụ lời Chúa hôm nay vừa mời gọi chúng ta suy niệm mầu nhiệm Thăng Thiên, lại vừa đòi hỏi chúng ta đào sâu trách nhiệm tông đồ, trách nhiệm truyền giáo, trách nhiệm rao giảng Tin Mừng trong đời người Kitô hữu.
Trước hết, về mầu nhiệm Thăng Thiên, tức là mầu nhiệm Chúa Giêsu lên trời. Trong bốn sách Tin Mừng, chỉ có hai sách nói đến việc Chúa Giêsu lên trời, đó là Tin Mừng Marcô và Luca. Thánh Marcô nói rất vắn tắt, chỉ nói Chúa Giêsu lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa, chứ không nói rõ Chúa lên trời ở đâu và sau khi sống lại được bao lâu. Còn thánh Luca, đọc Tin Mừng của ngài, chúng ta có cảm tưởng Chúa Giêsu lên trời ngay ngày Chúa sống lại và ở gần Bêtania. Nhưng theo sách Công vụ Tông đồ, cũng của thánh Luca, thì Chúa lên trời sau khi sống lại được 40 ngày, và chỗ Chúa lên trời là núi Cây Dầu.
Chúa Giêsu lên trời là một điều chắc chắn. Đây là một mầu nhiệm, một tín điều chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Ngày thứ ba, Người sống lại như lời Thánh Kinh, Người lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha”. Vậy ý nghĩa của mầu nhiệm này thế nào? Việc Chúa lên trời là một sự kiện tất yếu của quá trình nhập thể và cứu chuộc của Ngài, nghĩa là Ngài là Con Thiên Chúa, từ trời xuống trần gian để thực hiện chương trình cứu chuộc của Chúa Cha, Ngài đã giảng dạy, phục vụ và cống hiến cả mạng sống, nên sau khi sống lại từ cõi chết, Ngài đã được Thiên Chúa Cha tôn vinh, được đặt bên hữu Thiên Chúa và ban cho quyền xét xử vũ trụ.
Chúa lên trời là một câu trả lời vô cùng phấn khởi cho chúng ta, nếu chúng ta trung thành tin theo Chúa, chúng ta cũng sẽ được về trời, sẽ được Chúa Giêsu đón vào trong nhà Cha để cùng với Ngài hưởng hạnh phúc vinh quang muôn đời. Tuy nhiên, để đạt được nước trời đòi hỏi chúng ta phải trả giá, cũng như không có thành công nào hay hạnh phúc nào ở đời này mà lại đạt được quá dễ dàng, thì hạnh phúc nước trời thì lại càng khó hơn biết bao, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và cố gắng về mọi phương diện. Những ngày sống lữ thứ trần gian là để đi vào nước trời, chúng ta phải cố công đi cho tới đích, không bao giờ được bỏ cuộc, không rẽ ngang, không đi lui, phải đi tới mãi. Đường vào nước trời thiên nan vạn nan chứ không phải dễ dàng ra vào như đi chợ hay đi bát phố. Kinh Thánh nói: Người ta phải dùng sức mạnh sấn sả mà đi vào; qua con đường hẹp, phải ra đi trong nức nở mới trở về trong hân hoan. Cũng thế, ai cũng biết bài học:nước chảy đá mòn”, “kiến tha lâu đầy tổ”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”, “có khó mới có miếng ăn”, thì trên phạm vi siêu nhiên cũng vậy, Chúa dạy: “Ai bền đỗ đến cùng mới được cứu rỗi”, vì nước trời đòi hỏi rất nhiều cố gắng, rất nhiều công lao khó nhọc.
Nhưng làm sao người ta có thể biết Chúa, tin theo Chúa, sống theo những lời Chúa giảng dạy để rồi cũng được về với Chúa? Chính vì thắc mắc đó mà trước khi về trời, Chúa Giêsu đã ra chỉ thị cho các môn đệ của Ngài. Ngài đã sai các ông ra đi trên vạn nẻo đường thế giới, ban cho các ông nhiều quyền năng để rao giảng Tin Mừng và đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Chính nhờ các tông đồ đầu tiên ấy, rồi các tông đồ khác, lại các tông đồ khác nữa kế tiếp nhau trung thành thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng ấy mà người ta biết Chúa, tin theo Chúa, được cứu rỗi và rồi sẽ được về trời.
Nói khác đi, Chúa Giêsu đã dùng Giáo hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu chuộc của Ngài, nghĩa là Giáo hội như một nối dài của Chúa Giêsu. Cách đây hai ngàn năm, Chúa Giêsu đã đi lại, đã giảng dạy, đã làm nhiều điều tốt đẹp. Ngày nay, Ngài cũng muốn cho các hoạt động của Ngài được tiếp tục qua Giáo hội. Sứ mạng của Chúa Giêsu là một sứ mạng thiêng liêng, nhưng sứ mạng đó cần phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi trao phó sứ mạng đó cho Giáo hội, Chúa muốn nó được thực thi trong một khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Chính nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống và dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Là chi thể của Giáo hội, thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô, mỗi Kitô hữu là cánh tay rộng mở của Chúa, nhờ đó Ngài không ngừng giãi tỏa ánh sáng, trao tặng tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người. Để được như thế, cách tốt nhất là chúng ta hãy sống tốt: hãy sống tốt với mọi người trong gia đình, với xóm ngõ, với bạn bè, trong nơi làm việc và với những người chung quanh, bất kỳ lương hay giáo. Sống tốt có nghĩa là sống cởi mở, sống hòa đồng, sống vui tươi, sống bác ái, sống chan hòa tình yêu thương với mọi người.
Mừng lễ Chúa Giêsu lên trời nhắc nhở chúng ta: Chúa đã lên trời, chúng ta cũng sẽ về trời, đó là cùng đích của hạnh phúc đời người. Vì thế, chúng ta hãy sống cho thật tốt, thật tròn đầy những bổn phận hằng ngày để đạt được hạnh phúc ấy. Đồng thời ngày lễ hôm nay cũng mời gọi chúng ta hãy ra đi vào thế giới, vào môi trường mình đang sống để làm chứng cho Chúa, để giới thiệu Chúa cho anh em bằng chính đời sống tốt đẹp của chúng ta.


12. Hãy rao giảng Tin Mừng – Lm. Đặng Quang Tiến.

Đoạn Mc 16,9-20 không tìm thấy trong những thủ bản xưa nhất của Tin mừng Marcô. Có thể đây là phần được thêm sau nầy, trong đó tóm tắt những điều mà trong các Tin mừng khác nói đến Đấng Sống Lại. Phần thứ nhất (16,9-11) thuật việc Chúa hiện ra với bà Mađalêna (x. Ga 20,11-18). Phần thứ hai (16,12-13) kể tóm tắt chuyện hai môn đệ đi về làng Emmaus (x. Lc 24,13-35). Phần thứ ba (16,14-18) kể lại chuyện Chúa hiện ra cho nhóm mười một; Người trách họ cứng lòng tin và trao cho họ sứ mạng rao giảng Tin mừng (x. Lc 24,36-43). Phần cuối cùng (16,19-20) ghi nhận vắn tắt việc Chúa lên trời (x. Lc 24,50-53; Tđcv 1,9-11).
Đoạn nầy không chắc chắn do Marcô viết ra; tuy nhiên nó được viết theo một truyền thống cổ xưa và được công nhận thuộc về Kinh thánh. Có thể phân chia đoạn 16,15-20 làm ba phần: 1- Mệnh lệnh rao giảng Tin mừng và những hành động quyền năng kèm theo (16,15-18); 2- Chúa Giêsu lên trời (16,19); Các tông đồ đi rao giảng và Chúa cùng hoạt động với họ (16,20).
Lần đầu tiên việc rao giảng Tin mừng được giao phó cách rõ ràng và như một mệnh lệnh cho các tông đồ để chu toàn. Ngay từ đầu, Marcô đã ghi nhận nhiều lần là Chúa Giêsu không mệt mỏi đi rao giảng khắp miền Galilê và những vùng lân cận của nó (1,14-15.39.45; 5,20). Khi tuyển chọn nhóm Mười Hai, Marcô ghi nhận là Người kêu họ đến với Người để có thể sai họ đi rao giảng (3,14); tuy nhiên, ông đã không nói là khi nào. Trong diễn từ nói đến những thử thách và bách hại các môn đệ sẽ chịu, Người tiên báo là qua đó Tin mừng sẽ được rao giảng cho mọi dân tộc (x. 13,10). Như thế, “Anh em hãy rao giảng Tin mừng” là mệnh lệnh trực tiếp và đầu tiên các tông đồ lãnh nhận sau khi Chúa Giêsu sống lại, và họ sẽ bắt đầu thực hiện nó cách công khai sau khi Người đã lên trời (16,15.20). Đây là thời điểm thích hợp nhất để làm việc đó, vì sứ vụ của Người trên trần gian chấm dứt khi Người lên trời; họ phải tiếp tục sứ vụ ấy của Người. “Tin mừng của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (1,1) đã được loan báo trọn vẹn và đã thấm nhập họ không chỉ lời nói mà cả bản thân của Người. Rao giảng Tin mừng lần nầy sẽ được mở rộng cách phổ quát cho mọi người (16,15).
Những hành động quyền năng được hứa như xua trừ ma quỷ, nói được những ngôn ngữ mới, tiêu trừ những độc hại và chữa lành những bệnh tật là biểu trưng cho sự chiến thắng trên sự chết và tội lỗi (16,17-18). Người ban những quyền năng ấy cho tất cả những ai tin vào Người; tuy nhiên, không chỉ chừng ấy thôi, mà cả ơn cứu độ dứt khoát trong sự sống vĩnh cửu nữa.
Như việc sống lại do bởi Chúa Cha thực hiện (16,6), việc Chúa Giêsu được đưa lên trời cũng bởi Người. Được đưa lên trời là trở lại nơi Người đã từ đó mà đến trần gian. Chữ “trên trời” chỉ nơi Thiên Chúa hiện diện (1,10; 6,41; 7,34; 11,25). Lên trời là đi vào sự hiệp thông tuyệt hảo và vĩnh cửu với Cha của Người, trong đó Người được chia sẻ với Cha quyền năng và vinh quang. Thành ngữ “ngồi bên hữu” chỉ địa vị cao trọng và quyền hành lớn chỉ sau Thiên Chúa (14,62; 16,19; x. 10,37; 12,36; Tv 110,1). Sau cùng, các tông đồ đã đi khắp nơi rao giảng Tin mừng (16,20). Họ đã mở đầu một thời kỳ mới của Giáo hội. Thay vào lời hứa Chúa Giêsu sẽ ở cùng họ cho đến tận thế (x. Mt 28,20), Marcô ghi nhận là Chúa cùng hoạt động và trợ giúp lời họ rao giảng bằng những dấu hiệu quyền năng (16,20).
Đang ở trong vinh quang và quyền năng với Chúa Cha, Chúa Giêsu vẫn luôn hoạt động liên lỉ với Giáo Hội để hoàn thành việc rao giảng Tin mừng của Thiên Chúa cho muôn dân.


13. Sứ mạng người Kitô hữu.

Tin Mừng thuật lại hai điều: sự kiện Chúa Giêsu lên trời và lệnh truyền rao giảng Tin Mừng. Trước hết, sự kiện Chúa Giêsu lên trời, Tin Mừng thánh Marcô ghi lại rất vắn tắt: chỉ nói Chúa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa, chứ không nói rõ Chúa lên trời ở đâu và sau khi Chúa sống lại bao lâu. Theo sách Công vụ Tông đồ, Chúa Giêsu lên trời sau khi sống lại được 40 ngày, và nơi lên trời là núi Cây dầu, Vậy Chúa Giêsu lên trời chính xác là khi nào?
Có thể trả lời tóm tắt và rõ ràng như sau: Chúa lên trời ngay ngày phục sinh, tức là sau khi sống lại, Chúa lên trời ngay. Và sau đó Chúa đã hiện ra với các tông đồ nhiều lần để củng cố lòng tin của họ, trong một khoảng thời gian mà sách Công vụ Tông đồ xác định là 40 ngày. Sau cùng, Ngài cho các môn đệ biết Ngài chấm dứt việc hiện ra bằng sự công khai về trời. Như vậy, mầu nhiệm lên trời mời gọi chúng ta nhìn nhận hai khía cạnh liên hệ nhưng riêng biệt nhau: một bên là Đức Kitô được vinh quang lên trời ngay lúc Ngài sống lại. Điều này giác quan các tông đồ không thể cảm nghiệm được mà chỉ có nhận thức bằng đức tin. Và một bên là Đức Kitô ra đi sau một thời gian hiện ra nhiều lần. Đó là cuộc ra đi trở về với Chúa Cha mà các tông đồ được chứng kiến trên núi Cây Dầu.
Chúa Giêsu lên trời là điều chắc chắn. Nhưng ý nghĩa thế nào? Việc Chúa lên trời là một sự kiện tất yếu của quá trình nhập thể và cứu chuộc của Ngài, như chu trình phát triển của một hạt lúa: phải tự mục nát trong đất mới đâm mầm và tăng trưởng dần cho đến thời kỳ trổ bông, sinh hạt. Chúa Giêsu, sau thời gian đi gieo lời hằng sống, thiết lập và xây dựng một nền móng đạo đức đặt căn bản trên tình thương, công bằng trong xã hội Do thái thời đó, mảnh đất thí điểm và khởi điểm… Ngài đã chịu chết, sống lại và vinh hiển về trời. Nói khác đi, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã từ trời xuống trần gian để thực hiện chương trình cứu chuộc của Chúa Cha. Ngài đã giảng dạy, phục vụ và cống hiến cả mạng sống. Nên sau khi sống lại từ cõi chết, Ngài đã được Thiên Chúa Cha tôn vinh, được đặt bên hữu Thiên Chúa và ban cho quyền xét xử vũ trụ. Đây cũng là một câu trả lời vô cùng phấn khởi cho chúng ta, nếu chúng ta trung thành tin theo Chúa, chúng ta cũng sẽ được về trời, chúng ta sẽ được Chúa Giêsu đón vào trong nhà Cha cùng với Ngài hưởng hạnh phúc vinh quang muôn đời.
Nhưng làm sao người ta có thể biết Chúa, tin theo Chúa để rồi cũng được về trời với Chúa? Chính vì thắc mắc đó mà trước khi về trời, Chúa Giêsu đã ra chỉ thị cho các môn đệ của Ngài. Ngài đã sai họ ra đi trên vạn nẻo đường thế giới, ban cho họ nhiều quyền năng để rao giảng Tin Mừng và đem ơn cứu rỗi đến cho mọi người. Chính nhờ các tông đồ đầu tiên ấy, rồi các tông đồ khác, lại các tông đồ khác nữa kế tiếp nhau trung thành thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng ấy mà người ta biết Chúa, tin Chúa, được cứu rỗi và rồi sẽ được về trời.
Nói khác đi, Chúa Giêsu đã dùng Giáo Hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Ngài, nghĩa là Giáo Hội như một nối dài của Chúa Giêsu. Cách đây hai ngàn năm, Chúa Giêsu đã đi lại, đã nói, đã làm nhiều điều tốt đẹp. Ngày nay, Ngài cũng muốn cho các hoạt động của Ngài được tiếp tục qua Giáo Hội. Sứ mệnh của Chúa Giêsu là một sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó cần phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi trao phó sứ mệnh đó cho Giáo Hội, Chúa Giêsu muốn nó được thực thi trong một khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý, trao ban sự sống và dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Là chi thể của Giáo Hội, thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô, mỗi Kitô hữu cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô, nhờ đó Ngài không ngừng giải tỏa ánh sáng, trao tặng tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người. Để được như thế, cách tốt nhất là chúng ta hãy sống tốt. Hãy sống tốt với gia đình, với xóm ngõ, trong họ đạo và với những người chung quanh, bất cứ lương hay giáo. Sống tốt cũng có nghĩa là sống bác ái, sống chan hòa tình yêu thương với mọi người.
Người có lòng bác ái, yêu thương giống như một bông hoa đẹp. Bông hoa không nói gì cả, bông hoa không tuyên xưng gì cả, nhưng vì nó là một bông hoa đẹp, tuy không nói, nhưng người ta cũng thấy được cái đẹp của nó, cái hương thơm của nó. Mỗi người Công giáo, mỗi giáo xứ, hãy là những đóa hoa, những bó hoa tươi, đẹp, thơm, do tinh thần bác ái cởi mở chan hòa. Và nếu được như vậy, đạo chúng ta sẽ mở ra, và đức tin ấy mới là đức tin truyền giáo thực sự.
Xin hãy nhớ: Chúa Giêsu về trời sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ ở trần gian. Chúng ta cũng vậy, bao lâu sống ở trần gian, chúng ta cũng phải nỗ lực hoàn tất nhiệm vụ Chúa đã trao phó và tích cực đóng góp vào sự mưu ích cho đồng loại, cho gia đình, xóm đạo, quê hương, Giáo Hội theo tinh thần phục vụ và bác ái của Tin Mừng.



14. Con đường.

Thủ lãnh của một bộ tộc kia nằm hấp hối trên giường. Ông cho gọi ba người có thể thay thế ông và nói:
- Ta phải chọn một người kế tục. Các ngươi hãy leo lên đỉnh núi linh thiêng của chúng ta, và mang về cho bộ tộc một món quà quí giá nhất.
Người thứ nhất trở về đem theo một thỏi vàng lớn. Người thứ hai mang về viên ngọc vô giá. Còn người thứ ba trở về với hai bàn tay trắng. Hết sức ngạc nhiên, vị tù trưởng mới hỏi:
- Món quà quí giá của ngươi đâu?
Người này điềm tĩnh trả lời:
- Khi tôi lên tới đỉnh núi, tôi thấy ở phía bên kia một vùng đất phì nhiêu màu mỡ, tại đó dân chúng có thể hưởng một cuộc sống sung túc tốt đẹp.
Người tù trưởng nói:
- Ngươi sẽ nối nghiệp ta. Ngươi đã mang về món quà quí giá nhất: Một viễn tượng tương lai tốt đẹp.
Đó cũng là viễn tượng Đức Giêsu mời gọi chúng ta đem lại cho thế giới qua bài Tin Mừng hôm nay: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật”.
Chúa về trời là về với Chúa Cha – Cuộc đời chúng ta là một cuộc hành trình, mà đích đến nằm ở phía bên kia. Trời là đích xa xôi nhưng chi phối những bước chân gần gũi. Những bước chân đi đến với anh em, những bước chân đi vào lòng thế giới, những bước chân đi loan báo Tin Mừng.
- Tin Mừng chính là Thiên Chúa yêu thương con người.
- Tin Mừng chính là ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ.
- Tin Mừng chính là có Chúa cùng hoạt động với những dấu lạ kèm theo.
Vậy người tín hữu Kitô không chỉ ngước mắt nhìn trời, nhưng hăng say đi loan báo Tin Mừng, vì trái đất còn mênh mông những đồng lúa chín vàng.
Chúa về trời, nên Người đã mượn miệng lưỡi chúng ta để rao giảng, mượn đôi tay chúng ta để thi ân, mượn đôi chân chúng ta để đi đến với người cùng khổ.
Chúa về trời nhưng Người vẫn hiện diện và hoạt động trong cuộc sống chứng nhân của mỗi người tín hữu.
Chúa về trời, nhưng Người vẫn thực hiện những dấu lạ trong cuộc đời những con người biết sống tận tình cho tha nhân.
Chúa về trời, nhưng Người vẫn canh cánh bên lòng một ước mơ: “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng sẽ ở đấy với con”.
Đã ước mơ thì lúc nào cũng nghĩ tới điều mình mơ ước. Nếu Chúa đã ước mơ ở cùng chúng ta trên trời thì bao lâu chúng ta chưa về trời với Chúa, là bấy lâu trong lòng Chúa còn hình bóng chúng ta.
Đã ước mơ bao giờ cũng mong đạt được điều mơ ước. Nếu Chúa đã mong chúng ta có mặt nơi Chúa ngự, thì không lẽ gì chúng ta không hiện diện ở đó.


15. Suy niệm của JKN.

Những lời cuối cùng của Đức Giêsu trước khi Người lên trời
Câu hỏi gợi ý:
1. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã trăn trối lại những gì cho chúng ta, là những môn đệ của Ngài? Chúng ta có quan tâm thực hiện những điều ấy không? thực hiện thế nào?
2. Những dấu lạ - mà Đức Giêsu hứa sẽ đi theo những kẻ có lòng tin - có ứng nghiệm với chúng ta không? Nếu không thì tại vì Ngài hứa «cuội» hay vì chúng ta chưa có đức tin đích thực? Đức tin đích thực là gì? Ta đã có chưa?
3. Là người đang rao giảng Tin Mừng, ta đã có đức tin thật sự chưa, hay mới chỉ là thứ đức tin được tuyên xưng chứ chưa được sống? Có những «dấu lạ» đi kèm theo lời ta rao giảng để những ai nghe ta dễ tin tưởng không?
Suy tư gợi ý:
1. Lời trăn trối cuối cùng
Trước khi từ giã các môn đệ để về trời và để hiện hữu một cách khác bên cạnh các ông, Đức Giêsu đã trăn trối nhiều điều. Những lời trăn trối quan trọng nhất là những lời Ngài nói ra trong bữa tiệc ly trước khi ra đi chịu tử nạn và ngay trước khi về trời. - Những trăn trối trong bữa tiệc ly nói lên tinh thần mà môn đệ của Ngài phải có: chủ yếu là yêu thương nhau (Ga 13), tin và hợp tác với Thánh Thần (Ga 14; 16), liên kết chặt chẽ với Ngài (Ga 15), hiệp nhất với nhau (Ga 17), mong đợi Ngài trở lại (Ga 16).
- Còn lời trăn trối ngay trước khi Ngài về trời nói lên việc mà các môn đệ Ngài phải làm là «đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo» để tiếp tục sự nghiệp mà Ngài đã khởi sự. Đó cũng chính là công việc phúc âm hóa và tái phúc âm hóa, để mọi người không chỉ biết Tin Mừng mà còn thật sự sống tinh thần Tin Mừng nữa.
Về lời trăn trối sau, rất nhiều Kitô hữu chỉ hiểu một cách nông cạn, là chỉ nghĩ tới việc rao giảng cho người ta biết Thiên Chúa, biết Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu, và dừng lại tại đấy! Nhưng thử hỏi nếu chỉ biết thôi thì ích lợi gì? Chẳng hạn biết rõ sự cần thiết và ích lợi của thức ăn, hay biết rõ mình cần phải ăn gì để mạnh khỏe mà lại không chịu ăn, thì sự biết rõ ấy có ích lợi gì? Nếu biết mà không sống điều mình biết, không đem nó ra áp dụng thì chẳng những vô ích mà còn phải chịu trách nhiệm về cái biết ấy nữa. Vì kẻ nhận 1 nén bạc thì chỉ phải làm lợi thành 1 nén khác thôi, nhưng kẻ nhận 5 nén thì có trách nhiệm làm lợi thành những 5 nén khác kia! (x. Mt 25,14-30; Lc 19,12-27).
Vì vậy, biết Tin Mừng mà không chịu sống Tin Mừng là tự làm cho mình bị kết án nặng hơn. Cũng vậy, rao giảng cho người ta biết Tin Mừng mà không giúp người ta sống Tin Mừng thì chỉ làm cho người ta bị kết án nặng hơn chứ chẳng đem lại lợi ích gì cho họ. «Đức tin chết» hay «đức tin không có việc làm» (Gc 2,17.26) đâu thể đem lại ơn cứu độ? Cũng như có đồ mà không đem ra dùng thì đồ ấy có ích lợi gì? hoặc cho người ta đồ mà không chỉ cho người ta cách sử dụng thì coi chừng kẻo làm hại người ta? Việc rao giảng Tin Mừng cần phải đi xa hơn một chút là giúp người ta sống Tin Mừng, như thế sẽ làm lợi cho họ vô cùng. Như vậy, điều quan trọng là chính chúng ta phải sống tinh thần Tin Mừng và làm cho mọi người cũng sống tinh thần Tin Mừng. Biết và sống Tin Mừng, hoặc làm cho người ta biết và sống Tin Mừng, hai thứ ấy phải đi đôi với nhau mới không có hại mà sinh ích lợi vô cùng cho mình và cho người. Nên đã biết Tin Mừng hoặc giúp ai về mặt Tin Mừng thì hãy biết hoặc giúp «tới nơi tới chốn», với tinh thần trách nhiệm. Đừng «đánh trống bỏ dùi», «đem con bỏ chợ», tức giúp nửa vời, rất tai hại!
2. Những dấu lạ đi theo những ai có lòng tin
Theo lời của Đức Giêsu thì những kẻ có lòng tin đích thực - tức tin và sống điều mình tin - sẽ có được những dấu lạ theo mình: «Họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ». Đó là những điều mà tôi nghĩ rằng thời nào cũng đều ứng nghiệm, không chỉ là thời các tông đồ. Và những điều này trước tiên được ứng nghiệm ngay nơi bản thân những người tin rồi sau đó mới ứng nghiệm ra bên ngoài, tức với người khác hay với ngoại cảnh. Tuy nhiên, lời Ngài nói cần phải hiểu theo nghĩa tâm linh, chứ không nên hiểu theo nghĩa đen: tôi không tin rằng bất kỳ người mạnh tin nào cũng đều có thể uống thuốc độc mà không chết, hay bị rắn cắn mà không sao! Vì thế, những dấu lạ nói trên cần được hiểu như sau:
- «trừ được quỉ»: quỉ tượng trưng cho thế lực của sự ác. Người thật sự tin vào Thiên Chúa - là nguồn sức mạnh của mình - có thể thắng được những thế lực của sự ác hay của tội lỗi ngay trong bản thân mình. Cụ thể là thắng được những cám dỗ, những tư tưởng xấu, những khuynh hướng xấu, v.v… Nếu đức tin của họ mạnh hơn nữa, họ có thể giúp những người yếu tin cũng thắng được thế lực ác giống như họ.
- «nói được những tiếng mới lạ»: người có đức tin đích thực và sống nhuần nhuyễn đức tin ấy sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa và Đức Giêsu, tức chứng ngộ được chân lý nơi bản thân mình. Nhờ đó họ có thể tự diễn đạt đức tin của mình theo đủ mọi phương thức khác nhau, chứ không dùng những kiểu nói sáo mòn, trống rỗng, thiếu chất sống. Họ luôn luôn dùng những cách diễn tả mới lạ, phù hợp với thời đại, với trình độ của người nghe, giúp người nghe cũng cảm nghiệm được thực tế đức tin như họ. Họ như một y sĩ đã nắm thật vững cốt yếu của y lý nên biết tùy bệnh mà tự mình cho thuốc thật hữu hiệu, phù hợp với từng căn bệnh. Họ không sao y những bài thuốc có sẵn của người khác để áp dụng chữa bệnh một cách máy móc giống như những y sĩ chưa nắm vững y lý. Hay như một thầy giáo đã tiêu hóa thật kỹ môn mình dạy nên chỉ cần nói tất cả những gì đang có sẵn trong bụng không phải lệ thuộc một bài bản nào cả. Họ có thể nói một cách sáng tạo theo đủ kiểu đủ cách mới lạ để học sinh dễ hiểu mà vẫn luôn luôn chính xác, chứ không nô lệ vào những giáo trình mẫu do người khác soạn sẵn.
- «cầm được rắn trong tay»: người có đức tin đích thực ắt nhiên có tâm hồn an bình và đầy tràn tình yêu. Họ coi mọi người - dù xấu ác hay ghét họ, muốn làm hại họ - như anh em ruột thịt và sẵn sàng hy sinh cho những người ấy. Vì thế, họ có thể tiếp cận và sống chung cả với những người xấu ác mà không hề bị hại, vì những người nguy hiểm này vẫn luôn cảm nghiệm được tình thương của họ dành cho mình: không ai lại muốn hại người đang yêu thương mình.
- «dù có uống nhằm thuốc độc cũng chẳng sao»: tất cả những nghịch cảnh, những đau khổ trong cuộc đời không thể làm mất được sự bình an và hạnh phúc của những người có đức tin thật sự. Với đức tin, họ biết rằng tất cả những đau khổ hay nghịch cảnh Chúa gửi tới đều là những hồng ân do tình thương của Ngài. Họ tin rằng: « Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người» (Rm 8,28) và «những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta» (8,18). Vì thế, họ rất vui khi đau khổ hay nghịch cảnh xảy tới, nên đau khổ hay nghịch cảnh cỡ nào cũng không hề làm hại được họ.
- «nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ»: Ngoài ra người có đức tin đích thực còn có sức cảm hóa và giúp những người xấu ác - là người bị bệnh về tâm linh - trở về đường ngay nẻo chính. Họ có khả năng nâng đỡ và thêm sức mạnh cho những người yếu đuối tinh thần. Ai gần họ cũng cảm thấy mình bình an hạnh phúc hơn, tin vững mạnh vào Thiên Chúa, vào chính bản thân và tương lai mình hơn.
3. «Có Chúa cùng hoạt động» với người rao giảng Tin Mừng
Bài Tin Mừng kết thúc bằng một câu thật tuyệt vời, làm an lòng tất cả những ai đang rao truyền Tin Mừng: «Các Tông Đồ ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng». Điều quan trọng nhất để việc loan báo Tin Mừng trở nên hữu hiệu - nghĩa là không chỉ giúp người ta biết Tin Mừng, mà còn làm cho họ sống Tin Mừng nữa - đó là «có Chúa cùng hoạt động với họ». Nhưng làm sao để có Chúa ở cùng? - Họ chỉ có Chúa ở cùng khi họ thường xuyên ý thức sự hiện diện của Ngài, và luôn gắn bó với Ngài bằng tình yêu chân thành có khả năng thúc đẩy họ hy sinh, dấn thân thật sự. Nhờ đó, họ có «những dấu lạ kèm theo» xác nhận những gì họ rao giảng là chân lý. Dấu lạ quan trọng và căn bản nhất - có khả năng thuyết phục những người nghe họ - chính là họ đã thật sự sống được những điều họ rao giảng. Nhờ sống điều mình nói mà lời họ nói trở nên sống động, mạnh mẽ, đầy sức hấp dẫn, khiến người nghe luôn «tâm phục khẩu phục», đồng thời cảm nghiệm được sự hiện diện cụ thể của Thiên Chúa ở nơi họ. Ước gì mọi người loan báo Tin Mừng đều luôn «có Chúa cùng hoạt động» như vậy!
Cầu nguyện
Lạy Cha, xin cho con biết sống đức tin của mình một cách thực tế và sống động. Vì quả thật rất nhiều khi con tuyên xưng đức tin của mình hết sức mạnh mẽ trước mặt mọi người, nhưng đời sống con lại chứng tỏ con chẳng tin bao nhiêu! Thế mà con lại rao giảng thật hùng hồn về đức tin ấy khiến người nghe con cảm thấy những lời con nói chỉ là những sáo ngữ, những lời giả dối, không thể tin nổi. Xin Cha giúp con thật sự sống những điều con tin, và rao giảng những điều con sống.


16. Trở nên hoàn thiện là năng thay đổi.

(Suy niệm của Lm. Vincent Travers)
Chúa Giêsu Thăng Thiên là một biến cố mà các Tông Đồ không bao giờ quên được. Họ sẽ không bao giờ gặp lại Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt. Đó là lúc giả biệt. Lời nói giả biệt cuối cùng bao giờ cũng đau đớn nhất. Cứ theo bản tính con người mà nói, có lẽ họ đã trở về lại kinh thành Giêrusalem với một tâm trạng sầu muộn. Nhưng thay vì trở lại kinh thành, than khóc buồn bã như Thánh Luca đã viết, thật ra họ rất vui mầng. Một điều đầy ý nghĩa đã xảy ra nơi đỉnh đồi nhìn xuống kinh thành tráng lệ đã biến đổi họ từ một trạng thái sa sút tinh thần đến một tình trạng mầng vui.
Cuộc sống đáng sống
Một thiếu nữ sau khi sinh bé gái đầu lòng đã cho biết chị rất ngạc nhiên đến sững sờ khi nhận thấy chị có thể yêu thương con chị một cách đậm đà đến thế. Chị ở bên cạnh con, lòng tràn đầy niềm vui. Sự sinh đẻ đã biến đổi con người của chị. Kinh nghiệm thật đáng giá, đầy ý nghĩa. Giống như khi chúng ta ngắm nhìn vũ trụ bao la với muôn vàn vì sao lấp lánh khiến chúng ta phải thốt lên: “Oi lạy Chúa! Thật tuyệt diệu biết bao!” Và dĩ nhiên Thiên Chúa rất hài lòng khi nghe chúng ta xung tụng kỳ công tuyệt hảo của Ngài. Đó là chúng ta nói theo ngôn ngữ loài người. Thiên Chúa rất ngạc nhiên khi thấy ai đó ở nơi chân trời xa lạ đã khâm sùng tán thưởng kỳ công do bàn tay Ngài tạo dựng. Rồi Thiên Chúa thấy chúng ta đến với Ngài và la lên: “Thật tuyệt diệu!” Và Thiên Chúa cảm thấy thích thú vì chúng ta đã mở mắt ra để chiêm ngắm những kỳ quan của Ngài.
Đó là kinh nghiệm mà các Tông Đồ đã trải qua trong ngày Thăng Thiên của Chúa. Họ đã bừng sáng mắt ra khi chiêm ngắm sự hiện diện của Chúa. Điều nầy cắt nghĩa tại sao họ đã trở lại Giêrusalem mà hồn còn ở trên mây. Và ‘Linh đạo’ có nghĩa là thức giác đối với những thực tại cao cả đang bao quanh chúng ta.
Sống là thay đổi
Gerard Manley Hopkins là một thi sĩ người Ai-Nhĩ-Lan. Hồi còn trẻ, ông là một giáo sư dạy học tại một học đường của các cha dòng Tên ở Wales. Ngày kia ông đang trên đường trở về nhà ở trong cư xá dòng Tên. Lúc bấy giờ là mùa thu. Hopkins đang ở trong một trạng thái rầu rĩ vì mùa hè đã qua, mùa đông sắp tới và thời tiết bắt đầu đổi thay. Nếu ai đã trải qua mùa đông ở Wales thì sẽ rõ tại sao thi sĩ bị sa sút tinh thần. Tại đây rất nhiều ngày chỉ thỉnh thoảng sương mù hơi mõng một chút, nhưng phần nhiều trong ngày là một màng sương dày đặc ẩm ướt bao trùm và nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy mờ mịt. Đang khi ông trên đường trở về nhà, bất chợt Hopkins tự nói với mình: “Hãy thư thả một chút. Mùa hè không còn đây nữa. Hè đã qua rồi. Mùa đông chưa có ở đây. Mùa đông chưa đến. Vậy thì mùa gì đây? Đó là mùa thu, mùa của lá rụng và cũng là mùa gặt hái hoa quả. Hãy mở mắt ra mà xem. Xem vẻ đẹp của hoa lá. Xem mây trôi lơ lững trên nền trời. Hãy thưởng thức gió mát từ bờ biển Ai-Nhĩ-Lan thổi vào. Đừng bận tâm về điều gì không còn ở nơi đây nữa. Đừng bận tâm về điều gì chưa xảy tới nơi đây. Hãy ngắm xem cái gì đang xảy ra bây giờ đây. Hãy trân trọng giây phút hiện tại. Hãy trân trọng ve đẹp rạng rỡ đang phô bày trước mắt!”
Điều mà Hopkins đang ngắm nhìn vẫn luôn hiện diện ở đó. Điều thiếu sót là không có ai nhìn ngắm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ ấy mà thôi. Thiên nhiên không thay đổi. Mùa gặt hoa quả cũng chưa bắt đầu lúc bấy giờ. Lá cây cũng chưa đổi màu vào lúc đó. Vậy cái gì đã thay đổi? Chính Hopkins đã thay đổi và vì thi sĩ đã thay đổi nên ông lần bước trở về nhà mà tâm hồn ông đã biến đổi theo mùa xuân đang dò dẫm theo những bước chân âm thầm của ông, với nụ cười tươi nở trên khuôn mặt và một bài hoan ca sảng khoái ở trong tâm hồn mà giờ đây đang trổi dậy khi ông đối diện với vẻ đẹp thần tiên của một buổi chiều vào thu ở xứ Wales đầy tríu mến.
Trở nên hoàn thiện là năng thay đổi
Vào ngày Thăng Thiên, Chúa Giêsu không thay đổi. Ngài cũng vẫn là một Chúa Giêsu. Dĩ nhiên Ngài đã trở về với Chúa Cha. Ở một giai tầng nào đó, Chúa không còn ở với các tông đồ nữa, nhưng ở một giai tầng cao hơn, Chúa vẫn ở với họ một cách nào đó mà trước kia họ không bao giờ chứng nghiệm được. Vậy thì ai đã thay đổi? Chính các Tông Đồ đã thay đổi. Đó là điều bất chợt đã chiếu tỏa trên họ, ở trên đỉnh đồi đó, điều mà Chúa đã hứa hẹn là sẽ ở với họ luôn mãi. Sự kinh ngạc về điều đó đã thay đổi họ. Họ đã được biến đổi. Vì vậy tại sao họ đã trở về lại kinh thành Giêrusalem, không phải với những giòng lệ tuôn tràn trong đôi mắt mà với một bài hoan ca ở trong con tim. Giờ đây họ đã có một nhãn quan mới mang lại nhiều nghị lực cho họ và làm cho cuộc đời của họ mang nhiều ý nghĩa. Đó là nhãn quan về Chúa Phục Sinh sẽ ở với họ luôn mãi và họ sát cánh bên nhau trong niềm hoan lạc.
Tại sao chúng ta ngày nay mầng kỷ niệm mầu nhiệm cao cả về biến cố Thăng Thiên? Chúng ta không chủ ý tụ họp lại cho đông đảo, để nêu gương tốt cho đám trẻ em, hoặc để làm vui lòng người lớn. Chúng ta hội nhau lại để mở mắt ra như Hopkins đã làm vào một ngày mùa thu ảm đạm ở xứ Wales và, chiêm ngưỡng sự vinh quang của Chúa trong giây phút hiện tại để rồi la lên: “Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa cao cả biết bao!” Thiên Chúa luôn ở với chúng ta. Điều thiếu sót là chúng ta chưa nhận ra Ngài. Thăng Thiên làm cho chúng ta có khả năng rời khỏi nơi gọi là Núi Chúa để trở về nhà chúng ta với lòng mừng vui. Một thứ mừng vui làm cho chúng ta muốn biết điều gì sẽ xảy ra? Điều gì đã đến với chúng ta? Điều gì đã vượt lên trên chúng ta? Các Tông Đồ đã cảm nghiệm một sự khác biệt. Một đức tin mà không có gì khác biệt thì không còn là một đức tin nữa. Một người thấy đường đi thi sẽ bước đi khác với một người mù mắt.
Đức Hồng Y Newman có lần đã nói: “Sống là thay đổi. Trở nên hoàn hảo là năng thay đổi.” Chúng ta thay đổi hay không thay đổi? Đó là vấn đề! Những ai thay đổi và năng thay đổi là những người sống thật. Những ai không thay đổi và giữ nguyên cách sống của họ là những kẻ chỉ sống mà không sống thật. Sự lựa chọn trước mắt là ở giữa sự sống và sống thật.
Mỏm nhô của tảng băng trôi
Sự Thăng Thiên của Chúa Giêsu là mầu nhiệm của đức tin. Chúng ta phải là những con người có niềm tin mới đi vào mầu nhiệm nầy được. Câu chuyện về Thăng Thiên chẳng khác nào một tảng băng trôi. Bảy phần tám của tảng băng chìm dưới mặt nước. Chỉ mỏm tảng băng - tức một phần tám - mới nhô lên trên mặt biển. Sự ngạc nhiên thích thú là điều gì cơ bản thì không thấy được.
Ở trên đỉnh đồi trông xuống kinh thành Giêrusalem, các tông đồ chỉ thấy một phần tám của mầu nhiệm Thăng Thiên. Phần còn lại được che giấu. Họ biết câu chuyện về Chúa Giêsu chưa kết thúc. Chương cuối chưa viết xong. Phần hấp dẫn nhất còn đang diễn tiến, nhưng họ đã có đủ dữ kiện để tiến tới. Một phần tám của mầu nhiệm Thăng Thiên cũng đủ để đưa họ xuống núi, trở lại kinh thành Giêrusalem và sau đó sẽ vượt ra khỏi biên giới của Giêrusalem để tiến qua biên vực đang chia cắt Giêrusalem với thế giới bên ngoài.
Ý nghĩa của mầu nhiệm
Thăng Thiên là một mầu nhiệm sáng chói. Không có bảy phần tám kia thì sẽ không có mầu nhiệm. Cuộc sống chỉ viết bằng văn xuôi, chứ không viết thành văn vần. Cuộc sống được xây cất trên gạch ngói và vôi hồ, chỉ là trần tục, bình thản và vô vị. Không có bảy phần tám kia thì sẽ không có câu chuyện về Chúa Giêsu, không có Kitô giáo, không có biến cố Thăng Thiên. Cũng sẽ không có đời sống linh thiêng, không có bí tích, không có Thánh Thể, không có Thánh Lễ Chúa Nhật. Jeanne Guyon đã viết: “Nếu biết tìm ra đáp số cho vấn nạn cuộc sống là điều tuyệt đối cần thiết cho bạn, vậy thì bạn hãy quên đi hành trình của mình. Bạn sẽ không bao giờ thực hiện được hành trình đó, bởi vì đó là một hành trình vô định, hành trình của những vấn nạn không có đáp số, hành trình của những bí ẩn, của những điều không thể hiểu nổi và nhất là của những sự bất công.”
Chúng ta được sinh ra và sống cho Thiên Chúa vô biên. Ở trên trần thế nầy, không thể có bản nhạc giao hưởng trọn vẹn như thế được. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta cho sự vinh quang của Ngài, để được chiêm ngắm Ngài mặt tợ mặt. Giờ đây, chúng ta chỉ thầy Ngài một cách lờ mờ, khiếm khuyết. Nhưng rồi đây, chúng ta sẽ xem thấy Ngài một cách tuyệt hảo như Ngài hiện có và nỗi mầng vui của chúng ta sẽ được trọn vẹn. Trong khi chờ đợi, Thăng Thiên mang lại cho chúng ta một viễn tượng mới để nhận thấy rằng đời sống cá nhân chúng ta đang góp phần một cách nào đó vào một câu chuyện lớn lao hơn. Một câu chuyện lớn hơn là chính cuộc sống chúng ta và một câu chuyện kỳ diệu hơn bất cứ điều gì hết mà chúng ta sẽ chưa lúc nào thấy hết hay biết hết ở trong cuộc sống nầy.
Phỏng theo bài suy niệm “TO BECOME PERFECT IS TO CHANGE OFTEN” (Trở Nên Hoàn Thiện Là Năng Thay Đổi) của cha Vincent Travers O.P. trong sách “IN STEP WITH GOD” (Đồng Hành Với Chúa).


17. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux.

LỜI KẾT THÚC (16,9-20).
Những câu kết thúc Tin Mừng Maccô không phải là của chính tác giả. Trong nhiều thủ bản quan trọng người ta không thấy có đoạn này. Ngoài ra, văn phong trừu tượng ở đây khác hẳn lối viết cụ thể và đầy màu sắc của Maccô. Do đó các nhà chuyên môn cho rằng đoạn này được “thêm” để xóa đi cảm giác hụt hẫng kết thúc với câu 16,8: các bà sợ hãi và bỏ chạy ra khỏi ngôi mộ trống.
Tuy nhiên, không phải đoạn này chẳng có giá trị gì: nó vẫn là Thánh Kinh được linh hứng. Cũng như ba Tin Mừng khác, nó thuật lại “những lần Chúa Giêsu hiện ra” trước tiên là với các phụ nữ, rồi đến các môn đệ, và cuối cùng là với nhóm các Tông đồ (x. Mt 28,9-20; Lc 24,13-49; Ga 20,11-29). Nhưng ở đây, tác giả soạn thảo đoạn kết này dưới hình thức một bản “tóm lược”, không nhiều chi tiết, chủ yếu dựa vào Luca và kế đó là Gioan. Trước hết, Chúa Giêsu hiện ra với riêng một phụ nữ nhiệt thành nhất trong “đám phụ nữ theo chân Ngài” (c.9). Lần hiện ra này với Maria Magđala được tường thuật chi tiết ở Gioan (Ga 20,11-18). Luca cũng nói bà này là người trung thành với Chúa Giêsu, như Gioan đã nhận định về bà Maria Magđala, truyền thống lại coi đó là kẻ bị “bảy quỷ dữ ám”, và là người phụ nữ có lòng hối cải. Nhưng ta cũng biết rằng Chúa Giêsu cũng trục xuất quỷ khỏi các bệnh nhân (ví dụ 3,10-11) Maria Magđala có thể không phải là một phụ nữ tội lỗi ghê gớm lắm đâu, mà là một bệnh nhân nguy kịch được Chúa Giêsu chữa lành…
Trong cả bốn Tin Mừng, các phụ nữ, chẳng hạn như Maria Magđala ở đây, là những người đầu tiên đã tin và rao giảng Tin Mừng, dù rằng thuở ấy họ không đóng một vai trò công khai nào cả (c. 10-11). Ta cần ghi nhận rằng đoạn Thánh Kinh này đã cho thấy được các môn đệ quả hết sức phiền muộn khi thấy Thầy mình đã chết đi. Họ chịu đựng cảnh tang tóc và không hề tin rằng Thầy Phục Sinh. Trái lại, Maccô nhấn mạnh là các bạn hữu Chúa Giêsu là những kẻ rất cứng lòng tin, họ chẳng hề tin vào lời các phụ nữ, những người đã thấy rõ ràng Chúa đang sống (Lc 24,9-11). Việc Chúa Giêsu hiện ra cách riêng với hai môn đệ cũng được Maccô đề cập tới (c.12). Đó chính là cuộc gặp gỡ kỳ diệu với “hai lữ khách trên đường Emmau” theo như Luca kể lại (Lc 24,13-35). Những tiếng “dưới một hình dạng khác” chỉ về chính Chúa Giêsu “mà họ không nhận ra được” khi Ngài đồng hành với Cleopas và một người bạn khác (Lc 24,15-16). Câu tiếp theo (c.13) là một lời lên án các ông Tông đồ cứng lòng tin.
Sau khi đã thất bại trong hai lần cố tỏ mình ra cho các môn đệ, cuối cùng liệu Chúa Giêsu có gặp được đức tin nơi những kẻ hết sức gần gũi với mình không? Tệ hại hơn thì có (x.14)! Lần này Chúa Giêsu hiện ra thẳng với nhóm Mười Hai trừ Giuđa. Theo các Tin Mừng thì chính nhóm các Tông đồ sẽ trở thành chứng nhân đích thực cho Chúa Phục Sinh. Vậy mà Chúa Giêsu lại một lần nữa lên tiếng quở trách các ông cứng lòng tin và chai đá. Về việc này sách Tin Mừng nào cũng đều có ghi lại cả: phản ứng đầu tiên của các ông là nghi ngờ, cực kỳ nghi hoặc (x. Mt 28,17’ Lc 24,37-38; Ga 20,25-27). Ta chớ quên thực tế lịch sử đã chắc chắn xảy ra đúng như thế! Sau khi đã quở trách những chứng nhân tương lai, tác giả Maccô không cho biết thêm gì về những dấu chỉ Chúa Giêsu cho họ xem hầu họ có thể nhận ra Ngài cả (x. các dấu tích thương tổn trong Lc 24,39; Ga 20,20). Rồi Ngài sai họ đi rao giảng. Và đó chính là mục đích của những lần Chúa Giêsu hiện ra. Quy mô hoàn vũ của sứ mạng đó thật quá hiển nhiên (c.15). Ở đây ta có thể đánh giá được ý thức lạ thường của Giáo Hội sơ khai hồi bấy giờ. Giáo Hội nhận thức được rằng Tin Mừng phải được rao giảng cho hết mọi người, khắp cả thiên hạ.
Rồi Chúa Giêsu nói thêm rằng đức tin của người chịu thanh tẩy sẽ cứu rỗi được họ, ai từ chối tin thì sẽ bị kết án (c.16). Qua câu này ta thấy biểu lộ một quan niệm rất sống động nơi Giáo Hội vừa mới khai sinh. Sự công bố Tin Mừng nhất thiết phải đi kèm với việc trở lại đạo: phải tin. Phép rửa đến sau như thể là một đăng quang tất yếu cho kẻ có được đức tin. Đức tin quy tụ các tín hữu vào cộng đoàn cứu rỗi (x. Cv 2,38; Mt 28,19). Không được tách lòng tin ra khỏi phép rửa –và ngược lại- đồng thời cũng không được tách họ ra khỏi con đường cứu độ họ đã quyết tâm dấn bước. Kẻ nào từ chối đức tin –với ý thức tự do- khi đã biết đến Tin Mừng, kẻ ấy tự kết án chính mình vậy. Có lẽ tác giả muốn nói về thảm trạng của dân Chúa đã chọn, dân đã kịch liệt chối bỏ Chúa Giêsu chăng? Cuối cùng là những dấu chỉ đi kèm người tín hữu hầu họ chu toàn được sứ mạng lãnh nhận.
Trong thuở còn sinh thời, Chúa Giêsu đã làm nhiều dấu chỉ về sứ điệp được tin nhận. Trong Công Vụ Tông đồ, ta thấy các Tông đồ đã làm nhiều phép lạ để chứng thực lời rao giảng của họ (x. Philipphê: Cv 8,4-7; Phêrô: Cv 9,32-43 v.v…). Ở đây ta thấy có liệt kê các dấu chỉ, ít nhiều “phi thường”. Đuổi trừ ma quỷ kiểu như trong y học thời cổ đại (Cv 5,12-16; 16,16-18), “nói” tiếng lạ đôi khi là đặc sủng của Thánh Thần (Cv 2,4-13; 10,44-46; 9,10-17), đặt tay trên bệnh nhân để chữa lành (Cv 4,30; 9,10-17), bắt rắn trong tay mà vẫn bình an vô sự như chuyện kể về Phaolô (Cv 28,3-6). Toàn bộ các dấu chỉ này, một số rất xa xưa (chứng tỏ thời Chúa Giêsu ảnh hưởng văn hóa Đông phương rất thịnh hành), thảy đều minh chứng cho uy quyền tuyệt đối của Đấng Phục Sinh trên các quyền lực sự Ác và sự Chết. Đây chính là sứ điệp của Tin Mừng, sứ điệp mang lại một sức mạnh cứu rỗi.
Sau bài tường thuật cuối cùng về những lần Chúa Giêsu hiện ra với mười một Tông đồ, sai các ông đi rao giảng và hứa ban cho các ông những dấu chỉ hỗ trợ, tác giả kết thúc bằng một loạt những hình ảnh hùng hồn (c.19). Với một câu văn cô đọng, tác giả đã đặt độc giả vào một tình trạng mới mẻ của Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài “được rước lên trời”. Đó là Thăng Thiên, một lối diễn tả có tính Kinh Thánh, hình tượng hóa việc Chúa Giêsu Phục Sinh từ giã cõi trần để về cùng Thiên Chúa trên chốn trời cao. Việc các người công chính và lành thánh được đưa về trời cao, sau khi họ đã trải qua cuộc sống trần thế này cùng với Thiên Chúa, là một chủ đề thường gặp trong truyền thống dân Do Thái (x. Hônôc: St 5,24; Êlia: 2V 2,9-18). Nhưng mục đích đến của Chúa Giêsu khi về trời lại đặc biệt hơn. Văn bản ghi rõ: Ngài “ngự bên hữu Thiên Chúa”. Nghĩa là Chúa Giêsu hoàn toàn trở nên Đấng Mêsia, và Đức Chúa do việc Ngài sống lại. Thiên Chúa đã ban cho Ngài thông phần đầy đủ vào quyền năng tối thượng của Đấng Xét xử và Cứu độ của hết thảy mọi người trong thời cuối cùng (x. Maccô 12,35-37: phác họa và Cv 2,32-36: triển khai).
Ở đây ta không thấy nói gì đến ơn cần thiết ban xuống trong Lễ Ngũ Tuần (ngược với Cv 2,32-33; Ga 20,22). Nhưng dù sao thì ơn ban “Mêsia” cốt yếu của Chúa Kitô Phục Sinh cũng đã khiến các môn đệ dấn thân hoàn toàn vào niềm tin Phục Sinh. Chính Thánh Thần mà họ sắp lãnh nhận mới giải thích trọn vẹn được việc thi hành chương trình rao giảng được đề cập đến trong câu cuối cùng (c.20). Mười một Tông đồ sắp rao giảng Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Và lời rao giảng (đến từ Thiên Chúa và được Thánh Thần linh hứng) sẽ được đi kèm với các dấu chỉ để mọi người tin).
Một lần chót, chúng ta đã thấy rõ Giáo Hội thuở mới khai sinh đã hết sức ý thức được sứ mạng rao giảng cho muôn dân trên khắp cả thế giới, loan báo sứ điệp hạnh phúc của Đấng Mêsia chịu đóng đinh nay đã sống lại và khai mở nguồn ơn cứu thoát cho hết mọi người. Lời cuối cùng nhấn mạnh đến sự hiện diện sống động và hết sức hữu hiệu của Chúa Giêsu trong hoạt động truyền giáo. Chính Đấng Phục Sinh cùng “làm việc” với các tín hữu. Tin Mừng có sức cứu rỗi hết thảy những ai làm chứng cho Tin Mừng, và tiếp nhận Tin Mừng trong đức tin (xem gương Phaolô trong thư gởi giáo hữu Rôma 1,1-7).


18. Chú giải của Noel Quesson.

Những câu từ 9 đến 20 của chương cuối cùng Tin Mừng theo Thánh Maccô không có trong những văn bản cổ xưa nhất vì có nhiều Giáo phụ trong Giáo Hội không biết đến những câu này. Ý kiến thông thường là những câu này đã được thêm vào do một tác giả khác không phải là Thánh Maccô (cách hành văn cũng có khác). Dầu vậy, đoạn cuối này vẫn “Hợp luật Giáo Hội” và là một phần bản văn chính thức của Thánh Kinh đã được linh ứng. Nên đó cũng là “Lời Chúa” như tất cả Tin Mừng. Đàng khác chúng ta nhận thấy nhũng câu này không có gì “mới lạ”. Tác giả vô danh đã tóm lại đoạn cuối của những bản Tin Mừng khác. Trước tiên đoạn này có giá trị thần học. Chúng ta sẽ lưu ý đến điều mà tác giả nhấn mạnh trong đoạn này: “Đức Giêsu phục sinh nói với 11 tông đồ: Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo tin mừng cho tất cả loài người”.
 Nếu chúng ta hiếu kỳ đọc câu liền trước câu này, chúng ta sẽ thấy: Đức Giêsu hiện ra cho 11 môn đệ thấy, Người trách sự cứng lòng của các ông vì các ông đã không tin theo những người đã trông thấy Chúa sống lại (Mc 16,14). Như thế chúng ta đột ngột đi từ chỗ Chúa Giêsu trách cứ nặng nề sự không tin của các môn đệ đến việc Người sai các môn đệ đi rao giảng khắp thế giới. Dĩ nhiên là tác giả đã tóm lược lại qua những trình thuật khác. Chúng ta biết rằng, ban đầu các môn đệ đã “không tin”. Nhưng trình thuật tóm tắt này nhắc nhở trong lòng chúng ta rằng: Chúng ta không nên trì trệ trong những hoài nghi và do dự Đức Giêsu sống lại đã thúc đẩy “Các môn đệ”. Không đếm xỉa đến việc họ không tin, Đức Giêsu chủ động, đặt niềm tin cậy nơi các ông còn đang bất toàn -Hai động từ chia vào mệnh lệnh cách: ”Anh em hãy đi”“Hãy rao giảng”, hai cách nói này diễn tả một động lực mãnh liệt biết bao!
 Lạy Chúa Giêsu, Chúa không đợi chúng con –Giáo Hội Chúa cũng chưa hoàn hảo, những môn đệ cũng không hoàn hảo, và con cũng không hoàn hảo nhưng đó không phải là nguyên cớ để chúng con không làm gì cả.
“Khắp thế giới” - “Tất cả loài người”.
 Những dự án, chương trình của chúng ta nhỏ nhen và tầm thường biết bao. Đức Giêsu mời gọi các bạn của Người loại trừ thói quen nhỏ nhen, để đến gặp gỡ mọi người. Có sứ vụ, thì phải có khởi hành, phải ra khỏi chính mình, ra khỏi thế giới tinh thần nhỏ bé của mình. Đối với các môn đệ, họ phải ra khỏi môi trường Do Thái để đi về phía dân ngoại. Đối với chúng ta cần phải quan tâm đến những nền văn hóa mới, chấp nhận những tư tưởng hiện đại, lắng nghe những ước vọng tân thời, ”rời bỏ sự thoải mái trí thức của những tư tưởng sẵn có”, để làm cho những người không suy nghĩ như chúng ta hiểu được chúng ta.
 Nếu chúng ta trung thành với chiều hướng phổ quát này, chúng ta sẽ thích thú để thấy những nơi vừa mới được Tin Mừng hoá đã có những ngôn ngữ mới để loan báo tin mừng. Chúng ta sẽ cầu nguyện sao cho “những lục địa nhân loại” mới, những tâm thức mới đến được Giáo Hội, dù có phải xáo trộn một chút những gì đã có sẵn của chúng ta. Tin mừng dành cho “toàn thế giới” và cho “toàn nhân loại”.
Anh em hãy loan báo Tin Mừng.
Từ Hy Lạp ở đây là “Kèrussein”, nghĩa đen là “la lên”. Tin Mừng trước tiên là một tiếng “kêu”. Chúng ta tìm gặp lại được chiều hướng này của những Kitô hữu đầu tiên trong đức tin –Chúng ta đã quá trí thức hoá, chương trình hoá, tổ chức hoá việc rao giảng Tin Mừng. Đức Giêsu đã nói: ”Hãy kêu to” Tin mừng cho toàn thể nhân loại. Đức Giêsu không yêu cầu chúng ta thuyết phục “hay” chứng minh – Nhưng đơn giản chỉ làm chứng tá với sự vui mừng và sức mạnh của đức tin chúng ta. Than ôi có những người Kitô hữu không muốn làm chứng nhân như thế. Họ cứ rên siết, lên án, chỉ trích, đoán xét – Lạy Chúa xin cho chúng con sự vui mừng có sức lôi cuốn mà Chúa đòi hỏi nơi chúng con – ước gì gương mặt chúng con tỏ lộ cho anh em biết sự vui mừng đến từ Chúa. Nếu đối với chúng con, đức tin tôn giáo là một điều buồn tẻ, thì tốt hơn là chúng con nên im lặng về vấn đề này. Nếu đó là một “Tin mừng”, “Tin tốt” thì xin sự mừng tốt đó phát triển ra từ da thịt chúng con, trên môi miệng chúng con thành ra một tiếng kêu hân hoan.
Ai tin và chịu phép rửa sẽ đượ cứu độ, còn ai không tin sẽ bị kết án.
 Nếu Tin Mừng phải được rao giảng lớn tiếng cho mọi người, thì con người cũng có thể chấp nhận hay từ chối một cách tự do. Việc rao giảng Tin Mừng thể hiện một sự “xét xử” gần như là “phiên toà xử Đức Giêsu”. Một số đáp lại bằng đức tin, một số khác bằng “sự không tin” – Dĩ nhiên, không thể đẩy xuống địa ngục vô số con người thiện chí nhưng không thể tin vào Tin Mừng. Cũng không thể tưởng tượng một sự can thiệp của Chúa để trừng phạt. Toàn bộ Thánh Kinh chứng minh rằng Chúa không kết án ai, nhưng cứu rỗi tất cả mọi người. Không bao giờ đặt vấn đề: ”Chúa có tha tội cho tôi không?”. Mà là “Tôi có chấp nhận sự tha thứ mà Chúa đã ban cho từ trước hay không?”. Nói cách khác, kẻ nào biết rõ mà lại cố tình chối bỏ Tin Mừng, thì không phải Chúa kết án người đó, mà chính người đó tự kết án mình.
Làm sao hiểu được điều này?
Hiểu đơn giản như sau: Ngoài Tin Mừng, ngoài Chúa Giêsu Phục sinh và Hằng sống, không có sự cứu rỗi, không có câu giải đáp cho số phận con người hay chết. Ngoài Đức Giêsu, con người thực sự chỉ hư mất, số kiếp của con người ngắn ngủi. Chỉ có Đức Giêsu mới cứu được con người ra khỏi số kiếp của nó. Chỉ có Đức Giêsu mới cứu được con người khỏi phải “chỉ là một con người” mà thôi. ‘Kẻ nào tin? kẻ nào không tin?’. Đây là phần thưởng đặc biệt cho sự tự do của chúng ta. Nhưng có một điều chắc chắn là: Không ai bị bắt buộc phải sống đời đời với Đức Giêsu nếu người đó không muốn -Đức Giêsu tôn trọng chúng ta. Ngài không ép buộc chúng ta.
Những ai có lòng tin, sẽ làm được các dấu lạ này: “Nhân danh Thầy họ sẽ trừ được ma quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ có cầm phải rắn hay uống nhầm thuốc độc thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh hoạn yếu đau thì những người này sẽ được mạnh khoẻ”.
 Con người thời nay không thể đặt “câu hỏi” về ma quỷ, rắn, bệnh tật và những chất độc khác mà con người tin Chúa được miễn nhiễm. Những “dấu lạ” được hứa này chỉ là những giá trị điển hình, phù hợp với thời đại mà Kitô giáo được nảy sinh giữa cộng đồng dân ngoại, trong đó những “Thầy phép” (phù thuỷ) là những ông vua.
Độc giả ngày nay phải hiểu những “dấu lạ” này theo nghĩa tượng trưng. Điều vẫn đúng là: Người “tín hữu” cùng với Đức Giêsu sống lại, phải lao vào trận chiến chống lại “tất cả những lực lượng thù địch, nô lệ hoá và làm mất phẩm giá con người”, tất cả những gì “đầu độc” nhân loại. Ngày nay có những “dấu lạ” tương ứng với những dấu lạđược tác giả Tin Mừng kể ra trên đây đối với thời của ông. Chúng ta hãy tự hỏi xem ngày nay cái gì có thể là “dấu lạ” cho mình thời bây giờ. Chúng ta đừng coi thường “năng khiếu sinh ngữ” vì ngôn ngữ là một phương tiện truyền thông tuyệt hảo, và nó là một “ân ban của Chúa Thánh Thần”. Lạy Chúa xin cho mọi Kitô hữu “khả năng một ngôn ngữ mới” để có thể làm cho Tin Mừng đi vào trong những “tâm hồn mới lạ” (chưa đón nhận Chúa).
 Còn về khả năng “săn sóc và chữa bệnh cho người đau yếu” thì chúng ta biết người anh em chúng ta cần đến năng khiếu này như thế nào. Tin Mừng là một sức mạnh cứu rỗi, một nguồn hạnh phúc mà Kitô hữu có trong tay. Vậy thì chúng ta chớ khoanh tay không làm gì cả, chúng ta phải biết xây dựng chúng.
Nói xong Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.
 Tác giả vô danh chỉ có nhắc lại mà không dàn cảnh cụ thể những gì mà thánh Luca đã kể (Cv 1,9). Chúng ta nên lưu ý rằng, trong hai cách nói này, một cách có thể có giá trị lịch sử đối với con người chúng ta, (sự biến mất được nhìn thấy rõ ràng của Đức Giêsu), trong khi cách nói kia hoàn toàn căn cứ vào đức tin (việc bay lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa). Chúng ta coi chừng đừng “vật chất hoá” cách diễn tả này: Thiên Chúa không có “bên phải” hay “bên trái” gì cả, Người cũng không “ở trên” trời hay “ở dưới” đất. Trong tâm thức thời đó, hình ảnh bầu trời xanh gợi lên thế giới thần thánh và người ta cũng đã có nói về một vài vị hoàng đế La Mã nào đó đã “lên trời”. Đối với Đức Giêsu, sự Thăng Thiên hoàn toàn khác: Người đạt đến Vương quyền trên toàn vũ trụ, và để diễn tả điều này, người ta dùng đến ngôn ngữ Thánh Kinh trong Thánh vịnh 110,1: “Lời truyền dạy của Thiên Chúa cho Chúa tôi: Hãy ngự bên phải của Ta”. Những từ ngữ gợi hình này nói lên một ý nghĩa thần học về thực tại Đức Kitô Phục sinh: Chúa vinh quang, một thực tại mà ta không nắm bắt được bằng giác quan hay lý trí con người, một thực tại mà ta chỉ có thể đạt đến bằng đức tin.
Còn các tông đồ thì đi rao giảng khắp nơi.
Dường như các ông không để chậm trễ một giây nào. Các ông lên đường ngay lập tức. Đây cũng là một “dấu lạ”. Ngôi mộ trống … “Họ ra đi”… “họ lên đường “…
Chuá cộng tác với họ và dùng dấu lạ điềm thiêng mà xác nhận lời họ giảng.
 Đức Giêsu không còn “ở trong mồ” nữa. Người đồng thời “ngự bên hữu Thiên Chúa” và “hoạt động với các môn đệ”. Đây là dấu lạ mà chúng ta không có từ ngữ nào để diễn tả sự phong phú của mầu nhiệm Thăng Thiên. Những từ ngữ đúng nhất có lẽ lại là “một hiện diện ẩn khuất”, một hiện diện sinh động đang “hành động” dưới hình thức của một lời nói.


19. Chú giải của Fiches Dominicales.

ĐỨC GIÊSU HIỆN RA LẦN CUỐI
VÀ SAI CÁC MÔN ĐỆ ĐI
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1) Trong đoạn kết thứ hai của Tin Mừng Maccô
Đoạn kết của Tin Mừng Maccô, dùng trong lễ Thăng Thiên năm B này, thực ra là đoạn kết thứ hai của Tin Mừng này. Thực vậy thoạt tiên -như các bản chép tay cho thấy- Tin Mừng Maccô kết thúc ở đoạn các phụ nữ đi viếng mộ Chúa và các bà im lặng vì sợ hãi: "Các bà không hé cho ai biết điều gì, vì các bà sợ". Hiển hiện những hàng trên đã có từ rất lâu (đã được thánh Irênê, Giám mục Lyon vào cuối thế kỷ thứ hai công nhận thuộc về Tin Mừng thánh Maccô) và đã được Giáo Hội nhận vào quy điển, nghĩa là thuộc về Kinh Thánh được linh ứng.
2 ) Việc sai đi trong một sứ mạng phổ quát
Đoạn kết này cắt ngang những truyền thống mà ta thấy ở nơi khác, trong các Tin Mừng khác. Đức Giêsu hiện ra với 11 Tông đồ "khi họ đang ăn”. Sau khi đã khiển trách những kẻ đã thấy Người sống lại" mà vẫn không tin (14), Người sai họ lên đường sứ mạng.
Đó là một sứ mạng phổ quát: "Hãy đi khắp thế giới. Hãy rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” J. Hervieux nhận xét: "Ta có thể lường được ý thức của Giáo Hội sơ khai. Giáo Hội sơ khai biết mình được kêu gọi đem Tin Mừng cho hết mọi người, hết mọi tạo vật ("Tin Mừng theo thánh Maccô", Centurion, trang 238).
Đó là một sứ mạng có "các dấu lạ đi kèm”: Những dấu lạ đó đoạn kết thứ hai của Maccô kể ra và ta thấy minh hoạ trong sách Công vụ các Tông đồ: trừ quỉ nhân danh Đức Giêsu (Cv 5,12-16; 8,9; 16,16-18); nói tiếng lạ (một đoàn sủng đôi khi đi tới ơn Chúa Thánh Thần (Cv 2,4-13; 10, 44-46); đặt tay chữa bệnh (Cv 4, 301 9,10-17); cầm rắn mà không sợ nguy hiểm (Cv 28,3-6). Đối với một vài người thì những dấu chỉ cổ điển ấy muốn diễn tả uy quyền tất định của Đấng Phục Sinh thắng những thế lực sự ác và sự Chết. L.Monloubou viết: '(Xuyên qua bảng liệt kê bằng thứ ngôn ngữ kỳ diệu của thời ấy, ta thấy xuất hiện niềm xác tín rằng sự phục sinh của Đức Giêsu đem đến một chất men làm đổi mới con người: một ‘tạo dựng mới’ đã bắt đầu nhờ cuộc phục sinh của Đức Giêsu. Mới, vì mọi tâm màn che dấu chân lý về Thiên Chúa đã bị xé rách. Mới, vì mọi rào cản chia cách con người đã bị loại bỏ. Và mới, vì mọi sự ác dày vò con người trong quá khứ nay đã bị khuất phục: Sự thể hiện chiến thắng này không toàn vẹn; trần gian luôn phô bày bộ mặt của một thế giới trần trụi, nhưng đã có những dấu chỉ cho thấy cuộc chiến thắng sẽ hoàn tất ("Tin Mừng theo thánh Maccô, Salvator, trang 166).
Những dấu chỉ ấy có thể thay đổi, tuỳ theo khung cảnh văn hoá. Nhưng điều cốt lõi vẫn luôn luôn, như trong mọi dấu chỉ Đức Giêsu đã thực hiện, là mặc khải một chút về tình yêu của Chúa Cha mà sứ điệp đã loan báo.
3) Và loan báo sự hiện diện huyền nhiệm của Đấng Phục sinh:
Bức tranh Chúa Thăng Thiên chỉ được chấm phá bằng vài nét như kết thúc cuộc mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu. Người được "cất lên trời" giống như Êlia trong sách Các Vua 2,11; Người ngự "bên hữu Chúa Cha”, Người được tôn phong là Kitô và là Chúa, ứng nghiệm lời Thánh vịnh 110,1 nói về Người: “Đức Chúa đã nói với Chúa tôi: Hãy ngồi bên hữu Ta”. Nhưng việc thăng thiên không mở ra một giai đoạn vắng mặt của Đức Giêsu, mà đánh dấu một "khởi điểm”, khởi đầu một hiện diện mới cho các môn đệ, một hiện diện tích cực đem lại vô vàn hiệu quả cho hoạt động truyền giáo của họ. Đoạn kết thứ hai của Maccô kết luận: "Có Chúa cùng hoạt động với các ông và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng”.
BÀI ĐỌC THÊM.
1) "Hãy đi khắp thế giới, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật"
(G. Bessière, trong "Thiên Chúa rất gần, năm B", DDB, tr. 68-69).
Bản văn không đề cao hiện tượng kỳ diệu của việc lên trời, nhưng nhấn mạnh sứ mệnh của các tông đồ. Các ngài mang đi một tin bất ngờ, một tin mừng cho "mọi tạo vật'? Đó là ơn cứu độ, ơn giải phóng, ơn chữa lành, đương đầu với mọi nguy cơ để đổi thay thế giới, cho nhân loại mới ấy, nhân loại ngồi bên hữu Thiên Chúa ấy được hiện hữu và lớn mạnh. Lịch sử đâu có thể nhờ một chiếc đũa thần mà biến đổi trong tích tắc mà phải qua hằng bao thế kỷ, hằng bao thiên niên kỷ, như một nắm men âm thầm nhưng phải luôn luôn khơi dậy Tin Mừng này, để Thánh Linh Thiên Chúa tái tạo bộ mặt địa cầu.
Suốt dòng thời gian, các môn đệ sẽ là những "chứng nhân hăng say": “cho đến tận cùng trái đất", nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu ra đi, nhưng Người không vắng mặt, trái lại dường như cuộc ra đi này còn làm cho Người hiện diện nhiều hơn qua tất cả những người tiếp tục đón tiếp, sáng tạo và mưu tìm một thế giới mới. Họ cũng sẽ là những kẻ làm phiền vì tin rằng nhân loại có thể tiến xa hơn trên con đường công bình, tha thứ và yêu thương. Những con người mơ về một nhân loại thần linh này (humanité divine) sẽ luôn luôn phản kháng những gì là hỗn loạn, tồi tệ và chai lì trong đời sống cá nhân cũng như tập thể. Họ cũng sẽ trở thành mục tiêu tấn công của những chủ nhân sống một đời sống trì trệ, những tay quản lý ù lỳ và phó mặc cho số phận, những kẻ tôn thờ tiền bạc. Nhưng ngay cả trong cơn bắt bớ, những con người thân cận với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần ấy, những người đã được rửa tội trong trong tai ấy, sẽ nghe thấy trong bản thân một tiếng nói bí ẩn thầm thì: “Thầy ở với các con cho đến ngày tận thế".
2) "Sự hiện diện của Đấng Phục Sinh"
(Đức Cha L. Daloz, trong "Vậy người là ai?", DDB. tr. 109-1 10).
Đức Giêsu chứng minh sự hiện diện phục sinh của Người. Đoạn kết của Tin Mừng Maccô kể lại tóm tắt một vài tình huống chứng minh cho việc này. Đó là 3 tình huống khác nhau: Đức Giêsu ‘xuất hiện', "tỏ mình ra" cho Maria Madalena, cho hai môn đệ, cho mười một Tông đồ. Những chứng nhân ấy sẽ đi loan truyền điều họ đã thấy. Người ta không tin các ngài; trong lần sai đi cuối cùng này cũng thấy nói đến "ai tin" và "ai không tin”. Đức Giêsu phải "áp đặt" sự hiện diện của Người vì biến cố phục sinh quả thực là bất ngờ. Người khiển trách sự chậm tin và sự cứng lòng của họ, không tin lời những người đã thấy người sống lại”. Đoạn kết Tin Mừng này thật ngắn ngủi, vắn tắt như một bài điểm sách. Biến cố Phục sinh đâu cần chi đến những lời lẽ dao to búa lớn, những bài diễn văn dài dòng. Biến cố có đó để mời gọi đức tin. Biến cố tự nó đã có sức thuyết phục, có tính cách quyết định và đòi hỏi một quyết tâm. Biến cố quá mãnh liệt đã mở ra một tương lai và một chân trời bao la cho: "Toàn thế giới" và mọi tạo vật? Tin Mừng đầy ắp một sức mạnh phục sinh, có khả năng xuyên thấu bề dày tăm tối của thế giới, đem đến cho nó một chất men mới. Đó là ý nghĩa của những dấu chỉ này. Sức mạnh của Tin Mừng được biểu lộ qua con số không nhỏ những dấu chỉ này và tính cách phi thường của chúng, sức mạnh đó không chỉ là những lời nói suông, nhưng còn là chất men biến đổi cuộc sống. Các môn đệ có thể lên đường rao giảng. Đối với các ông, dù đã được cất lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa, Chúa vẫn tiếp tục hoạt động và xác nhận Lời. Ngày nay, đến lượt chúng ta, chúng ta cũng được sai đến tận cùng thế giới để làm chứng nhân cho Tin Mừng, nhờ sức mạnh của mầu nhiệm Phục Sinh".


20. Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.

(Chú giải của Lm PX. Vũ Phan Long)
1.- Ngữ cảnh
TM Máccô kết thúc với câu 16,8. Tuy vậy, một số Kitô hữu thuộc thế kỷ i-ii đã tìm cách “bổ túc” truyện sách Tin Mừng bằng cách thêm vào những cảnh mà họ nghĩ rằng tác giả Mc hẳn cũng đã thêm vào nếu ngài viết tiếp. Đoạn văn 16,15-20 nằm trong Phần Kết phụ trội thứ nhất gọi là “Phần Kết Dài” hay là “Phần Kết Vô Danh”, từ c. 9 đến c. 20 của chương 16. Phần này nói đến những cuộc hiện ra của Đức Giêsu với bà Maria Mácđala và với các môn đệ để thúc giục họ, tức Hội Thánh, đi loan báo Tin Mừng khắp nơi. Các nhà truyền giáo không có gì phải sợ, bởi vì Đức Giêsu Phục Sinh vẫn ở với họ. Các độc giả tinh ý sẽ thấy có một số đề tài trong các câu này không giống gì với những điều họ đã thấy trong TM II. Họ cũng còn có thể nhận ra nơi các đề tài này âm vang của những cảnh quen thuộc ở trong các Tin Mừng khác, được quy tụ lại để làm cho phần kết của Mc (16,8) bớt đột ngột (x. Ga 20,11-18; Lc 24,13-35; Mt 28,16-20).
Bản văn chúng ta đọc hôm nay tập trung vào sứ mạng phổ quát của các tông đồ, và giống như Lc 24,36-53, nó kết thúc với việc Đức Giêsu lên trời mà các ông thấy được. Bài không hề xác định nơi chốn. Tác giả chỉ muốn chúng ta lưu ý đến điều cốt yếu: sứ mạng được giao phó cho các môn đệ.
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành ba đơn vị:
1) Lệnh ra đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo (16,15-18);
2) Lên trời (16,19);
3) Ra đi thi hành sứ mạng (16,20).
3.- Vài điểm chú giải
- Nhóm Mười Một (14): Đây chính là Nhóm Mười Hai trước đây, nhưng nay chỉ còn mười một tông đồ, vì Giuđa không còn nữa. Nhóm mang nơi mình dấu chỉ của sự sa sút. Chính là với Nhóm này mà Đức Giêsu đã hiện ra và giao sứ mạng loan báo Tin Mừng. Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra và giao sứ mạng, điều này có nghĩa là Người đã tha thứ cho họ, và lòng cứng tin của họ đã được thắng vượt.
- Tin Mừng (15): Nội dung của sứ điệp phải loan báo không được giải thích, mà lại được tổng hợp trong khái niệm “Tin Mừng”. Do khái niệm này được nối kết với “các thọ tạo”, nó gần với Cl 1,23. Công thức này đã được chuẩn bị trong Do Thái giáo, nơi mà Thiên Chúa được ca ngợi là vua của toàn thể công trình tạo thành của Ngài (Gđt 9,12), là chúa tể của muôn loài thọ tạo và có lòng yêu thương muôn loài thọ tạo (x. 3 Mcb 2,2.7; 6,2. Sách 3 Mac không thuộc về Kinh Thánh). Vậy Tin Mừng phải loan báo chính là quyền chúa tể của Đức Kitô Phục Sinh trên toàn thể thọ tạo.
- phép rửa (16): Các phản ứng của con người trước sứ điệp Tin Mừng là tin hoặc không tin. Đức tin có kèm theo thái độ sẵn sàng lãnh nhận phép rửa. Phép rửa nhân lãnh trong đức tin đưa tới ơn cứu độ trong cuộc phán xét chung cuộc. Trong Tt 3,5 và 1 Pr 3,21, phép rửa và ơn cứu độ được nối kết với nhau. Sự đối lập giữa cứu độ và kết án khiến ta nhớ đến Ga 3,18. Tuy nhiên, ở đây bản văn hướng đến cuộc phán xét chung.
- những dấu lạ đi theo (17): Khác với những gì xảy ra ở Mc 8,11t, dấu (lạ) được dùng theo nghĩa tích cực. Dấu lạ không đi trước đức tin và cũng không diễn tả một uy quyền chỉ được ban riêng cho các môn đệ (như ở Mc 6,7-13), mà phải được dùng như là cách Thiên Chúa chuẩn nhận cho những ai đã trở thành tín hữu. Dấu lạ cho thấy Đức Kitô là vị Chúa tể mới của tạo thành, Người muốn ban ơn cứu độ cho toàn thể tạo thành. Năm loại phép lạ quy chiếu về sách Cv: đuổi quỉ (Cv 16,16-18), nói tiếng lạ (Cv 2,1-11), cầm rắn độc (Cv 28,3-6), chữa bệnh (Cv 31-10; 9,31-35; 14,8-10; 28,8t). Còn thuốc độc có lẽ dựa theo một truyện kể nào đó (chẳng hạn chuyện sử gia Êusêbiô kể về Giúttô Bácsaba; x. Hist. Eccl. 3,39,9). Lc 10,19 có nói đến khả năng đạp trên rắn độc và bọ cạp. Các dấu lạ xảy ra “nhân danh Thầy”, tức là với việc cầu khẩn danh Đức Giêsu. Như thế, Đức Giêsu được tôn vinh tiếp tục ở với cộng đoàn của Người và hoạt động.
- Chúa Giêsu được đưa lên trời (19): Danh hiệu “Chúa Giêsu”, rất quen thuộc với Phaolô và sách Cv, chỉ xuất hiện ở đây trong các Tin Mừng. Đấng Phục Sinh, Đấng được tôn vinh, chính là Kyrios (chúa tể), là Kosmokrator (chúa tể vũ trụ). Cuộc lên trời của Đức Giêsu giả thiết có hình ảnh của Kinh Thánh về thế giới (= lên trời), được mô tả phỏng theo cuộc lên trời của ngôn sứ Êlia (2 V 2,11; 1 Mcb 2,58).
- Ngự bên hữa Thiên Chúa: Câu này dựa theo Tv 109 (110), 1 muốn nói rằng nay Đức Giêsu có tất cả quyền năng của Thiên Chúa.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Lệnh ra đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo (15-18)
Ta thấy lệnh truyền của Đức Giêsu quá rõ ràng và cấp bách, nhưng trong thực tế, dường như không phải thế: Đức Giêsu không cho biết rõ khoảng thời gian kéo dài từ khi Người sống lại đến khi Người quang lâm; Người không loan báo rằng các Dân ngoại sẽ dần dà đi vào trong Giáo Hội trước khi xảy ra phán xét chung; các tông đồ đã phải mò mẫm tìm kiếm phương hướng hoạt động, với sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần (x. Cv 10; 11,1-8; 15,7-11…). Dù sao, ở đây, chúng ta thấy sứ mạng của Giáo Hội nơi Dân ngoại đã trở nên rõ ràng, không ai phản đối nữa: các tông đồ phải ra khỏi môi trường Do Thái giáo mà loan báo Tin Mừng cho “mọi loài thọ tạo”. Công thức này tương đương với Mc 1,10 và Mt 28,19: “mọi dân tộc”; chỉ loài người mới có thể nghe rao giảng và đáp lại bằng đức tin. Tuy nhiên, cũng có thể, trong chiều hướng của thánh Phaolô (Rm 8,19-22; Cl 1,1-23), tác giả nghĩ đến ảnh hưởng của công cuộc Đấng Cứu thế thực hiện trên toàn vũ trụ.
Tại sao lại “loan báo Tin Mừng cho muôn loài thọ tạo”? Cây cối có thể nghe Tin Mừng? Khi người ta nghe theo sứ điệp của Chúa Kitô, phải chăng tất cả vũ trụ sẽ được biến đổi? Điều này sẽ được thánh Phaolô giải thích trong Thư gửi người Rôma: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người… với niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,19-21). Khi chúng ta sử dụng các thọ tạo sai cách, chúng ta làm điều dữ. Khi sứ điệp Tin Mừng thay đổi con tim chúng ta, muôn loài thọ tạo cũng sẽ được cứu chuộc; chúng không còn bị sử dụng cho điều xấu nữa, mà được sử dụng đúng mục tiêu của chúng như khi chúng được tạo thành: một phương tiện để yêu thương và sống hạnh phúc. Sứ mạng của các môn đệ là làm việc để cho có một nhân loại mới và một thế giới mới chào đời.
Đức tin chính là lời đáp trả lời rao giảng và được liên kết với phép rửa tội (Cv 2,41; 8,12…).
Còn về các dấu lạ, trong Hội Thánh lúc ấy, không phải bao giờ các dấu lạ cũng được các tông đồ thực hiện; nhiều lần Thánh Thần hành động nơi và qua các thính giả (x. Cv 10,44-46). Các dấu lạ được kể ra như là những ví dụ, và được chứng thực trong sách Cv.
* Lên trời (19)
Tác giả đã liên kết hai thực tại không thuộc về cùng một bình diện, một bên là một cuộc tỏ mình hữu hình của Đức Giêsu Phục Sinh kết thúc những cuộc hiện ra, được diễn tả bằng ngôn ngữ của sách Cv (x. Cv 1,1-11); một bên là một cuộc tôn vinh trên thiên quốc, gắn liền với cuộc Phục Sinh (x. Ep 4,10; 1 Tm 3,16…). Thật ra, tác giả Mc không tường thuật một biến cố xảy ra trước mặt các khán giả. Các độc giả sẽ sai lầm nếu tưởng tượng Thăng Thiên như một “cuộc rời bỏ nhau”, “một chuyến ra đi”, “một sự biến mất”. Đức Giêsu không ở quanh quẩn đâu đó trong vòng bốn mươi này trước khi lên trời. Người đã đi vào vinh quang của Cha Người ngay sau khi chết. Ngày Thăng Thiên không phải là một lễ từ biệt, mà là một lễ mừng sự hiện diện. Điều mà tác giả muốn kể cho chúng ta là Đức Giêsu Nadarét, đã bị lính Rôma giết vào trước lễ Vượt Qua, không hề bỏ rơi các môn đệ Người mãi mãi. Người đã sống lại và tiếp tục sống với họ. Cách thức hiện diện thì khác, nhưng Người không bỏ rơi họ. Trước khi sống lại, Người không thể ở với mọi người tại mọi nơi chốn. Nay đã được tôn vinh, Người có thể hiện diện ở mọi nơi. Người có thể ở với mọi người chúng ta.
* Ra đi thi hành sứ mạng (20)
Tác giả quan tâm khẳng định rằng trong hoạt động truyền giáo, các tông đồ (và sau các ông, là Hội Thánh mọi thời) có thể cậy dựa vào sự hiện diện tuy vô hình nhưng hữu hiệu của Đức Giêsu đang ở trên thiên quốc với tất cả quyền năng Kyrios của Người.
Ngay ngày hôm nay, việc loan báo Tin Mừng cũng phải có kèm theo các dấu lạ, nhưng các dấu lạ này không phải là những mánh lới phù chú ma thuật, nhưng là những dấu chỉ cho thấy thế giới mới như các ngôn sứ và tác giả Mc đã từng lon báo.
+ Kết luận
Bởi vì các nhà chuyên môn cho rằng Kết dài của TM Mc là một huấn giáo về Phục Sinh, chúng ta có thể đối chiếu bản văn với 1 Cr 15,1-11. Cuộc gặp gỡ với một nhóm môn đệ giới hạn trở thành nền tảng cho các biến cố liên hệ đến Đức Giêsu Phục Sinh. Giới hạn về thời gian giữa cuộc Phục Sinh và Lên Trời đảm bảo cho tính hợp pháp của các chứng nhân chọn lọc, nhưng cũng cho thấy cuộc Phục Sinh là như một kiểu trở lại tạm thời của Đức Giêsu trong một cuộc sống trần thế. Quan trọng là đi loan báo Tin Mừng “khắp nơi” và chỉ khi loan báo như thế, người môn đệ mới trải nghiệm sự hỗ trợ thường trực của Đức Chúa được tôn vinh vẫn đang ở lại trong cộng đoàn mình.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Nay đã sống lại, đã được tôn vinh, Đức Giêsu có thể hiện diện với từng người trong chúng ta. Có thể gọi Thăng Thiên là lễ nhân ra nhiều sự hiện diện của Đức Giêsu. Đây là ý nghĩa đích thực của Thăng Thiên, nên chúng ta có thể thực sự hạnh phúc và chan hòa niềm vui. Đức Giêsu Phục Sinh là Chúa tể (Kyrios) nhưng vẫn đang “cùng hoạt động” với các môn đệ Người, với mỗi tín hữu đang dấn thân cho sứ vụ Người giao phó.
2. Nhìn vào Nhóm môn đệ, chúng ta nhớ đến tập thể trong đó chúng ta đang hiện diện: gồm những con người bất toàn, có thất trung. Nếu hôm nay, chúng ta còn có thể ra đi loan báo Tin Mừng, là vì Đức Giêsu Phục Sinh đã tha thứ và khôi phục tư cách cho chúng ta. Sống đời thừa sai là làm chứng rằng chúng ta đã được ơn tha thứ và chúng ta đã gặp Đấng Phục Sinh.
3. Địa bàn hoạt động của người môn đệ là thế giới, “khắp tứ phương thiên hạ”; đối tượng họ gặp gỡ là mọi người và từng người trên đường họ đi, “mọi loài thọ tạo”. Người môn đệ của Đấng Phục Sinh không được để cho những phân biệt về màu da, ngôn ngữ, chủng tộc, ... làm cho mình ngần ngại ra đi chia sẻ Tin Mừng cứu độ.
4. Hôm nay chúng ta đang làm các “dấu lạ” nào? Phải chăng chúng ta cứ muốn Thiên Chúa làm các phép lạ, hay là chính chúng ta cũng muốn thực hiện các “dấu lạ”? “Dấu lạ” có phải là chính sự hiện diện khiêm tốn, nhân ái và có khả năng “chữa lành” của chúng ta? Con người hôm nay có cảm thấy rằng Đức Giêsu đã lên trời, vẫn đang ở cùng chúng ta tại đây chăng?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét