Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

ĐỨC THÁNH CHA TẠI ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI – THƯỜNG HUẤN BCH. GX. LÀO CAI - TỘI ÁC PHÁ THAI







ĐỨC THÁNH CHA TẠI NHÀ TÙ CỦA ĐỨC

ĐỨC THÁNH CHA HÔN CÂY CỘT ĐÃ GIẾT BAO SINH MẠNG










THƯỜNG HUẤN BCH. GX. LÀO CAI 




























TỘI ÁC LẤY NỘI TẠNG C ỦA TRUNG QUỐC










BAÌ NAY ĐÃ ĐĂNG  NGÀY THỨ SÁU, NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2012. ĐĂNG THEO YÊU CẦU CỦA BẠN ĐỌC
TỘI ÁC PHÁ THAI
TÌM HIỂU TỘI ÁC PHÁ THAI 

DẪN NHẬP

Ngay từ thời Trung Cổ, triết gia Emanuel Kant đã từng thao thức tìm kiếm những giải pháp phải làm thế nào để đi đúng hướng trong cuộc đời với sứ mạng làm người, nghĩa là tìm ra điều nào nên làm và những gì cần phải tránh. Ông đã tìm hiểu và viết rất nhiều sách, nhưng cuốn sách nổi tiếng và giá trị nhất mà ông tâm đắc, vẫn là cuốn Luân Lý Thực Hành. Ông cho là ở trên đời phải thực hành sống đúng luân lý. Vì thế, cần có Thượng Đế để chấm công cho ai thực hành đời sống luân lý, và trừng trị những kẻ nào không sống luân thường đạo lý.
Thật vậy, thực hành sống luân lý là một cái gì vô cùng thiêng liêng, cao quý và quan trọng cho mọi người trong mọi thời đại.
Hội nhập văn hóa thế giới giúp chúng ta dễ dàng gặp gỡ và khám phá những ý thức hệ thông thoáng hơn, cởi mở hơn, nhưng ngược lại, nó cũng chính là con dao hai lưỡi, làm lung lay ý thức hệ, xáo trộn đời sống Luân lý, vì với người nhẹ dạ, đua đòi cách sống ăn chơi, nó làm cho họ trở nên xa đọa, mất đi cái nhân phẩm, nếu quá trớn có thể trở thành ngang hàng với súc vật.
1. Lý do chọn đề tài
      Việt Nam hiện nay được xếp vào một trong ba nước nạo phá thai nhiều nhất thế giới. Đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh, nạo phá thai tới mức báo động đỏ. Những người có lương tri, kể cả trong các tôn giáo và không tôn giáo, phải rùng mình ớn lạnh vì tình trạng giết người vô tội vạ này. Theo Trung tâm  Bảo Vệ Sức Khỏe bà mẹ trẻ em, thì thành phố Hồ Chí Minh : 6 tháng đầu năm 2003 là 60.000 ca nạo phá thai. Phòng nạo phá thai nhí  ở Bệnh viện Từ Dũ cho biết có 50 ca trẻ vị thành niên/ngày (cả thành phố hơn 200 ca/ngày/ 2003).  Con số nạo phá thai toàn quốc theo các nhà xã hội học ước tính khoảng hơn 2 triệu ca/ 1 năm. Như vậy, chúng ta thấy cứ khoảng 1 phút có 4 thai nhi bị chính cha mẹ mình giết. Đây chính là động lực để đề tài: PHÁ THAI: BIỂU HIỆN CỦA NỀN VĂN HÓA SỰ CHẾT, MỘT HÌNH THÁI TỘI ÁC  được tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày. Đứng trước sự thật phũ phàng này, chúng ta có thể nhận ra lý do rất cụ thể như sau:
a. Ngày nay, chúng ta thấy hình như tiếng nói trong lương tâm con người đang bị vật chất và hưởng thụ xóa nhòa, vì vậy, đề tài này muốn được góp phần nhỏ bé của mình, mong  củng cố, thức tỉnh, để con người hôm nay sống đúng luân thường đạo lý hơn.
b. Hơn nữa, phá thai là một tội ác giết người, vì vậy, nó không chỉ là việc hủy hoại mạng sống thai nhi, mà nó còn dày vò, xâu xé trong lương tâm, làm cho cha mẹ đứa trẻ luôn sống bất ổn, mất bình an.
c. Đặc biệt, phá thai đã từng làm cho rất nhiều người mẹ non trẻ trở thành vô sinh. Nếu tình trạng này cứ tiến diễn, thì chỉ một thời gian nữa, chúng ta sẽ thấy một xã hội vô sinh. Như vậy tương lai nhân loại sẽ đi đến đâu?
d. Tệ hơn nữa, nhiều người mẹ non trẻ đã phải vội vã ra đi khi chưa được hưởng một gia đình hạnh phúc, vì phá thai trộm vụng bị nhiễm trùng, hay vì dùng liều quá cao các loại thuốc tránh thai gây ung thư, mà vô phương cứu chữa.
Nói đến nạo phá thai, thì nhiều người có lương tri rất bức xúc, nhưng tìm về nguồn gốc và lý do của nó, lại không mấy ai quan tâm. Trong thành phố Hồ Chí Minh có biết bao quán cà phê, đếm sao xuể các tiệm Internet; vì cầu lợi, một số người đã biến cửa hàng của mình thành nơi làm cớ cho những người nhẹ dạ vấp phạm. Không biết họ có nghĩ rằng, có biết bao oan hồn thai nhi bị ruồng bỏ vì tội làm ăn bất chính của họ không?
Tội ác phá thai không phải là chuyện đùa, nhiều người nghĩ rằng, cứ chơi bời cho xả láng rồi nếu có thai thì phá, nhưng họ có biết đâu rằng nó còn ghi dấu những hậu quả ghê gớm không thể lường được. Trước hết, nó để lại một mặc cảm tội lỗi, một nỗi buồn tê tái, làm mất bình an cho cha mẹ của thai nhi bị phá. Cha ông ta vẫn thường nói: “Hùm giết người hùm ngủ, người giết người thức đủ năm canh”. Người ta cũng hay nói: “Không đánh được người thì mặt đỏ như vang; đánh được người thì mặt vàng như nghệ”(Tục ngữ). Như vậy, qua kinh nghiệm của cha ông, chúng ta thấy rõ một nỗi đau khổ dằn vặt, trừng trị các cha mẹ phá thai, phạm tội ác giết chính con mình.
 Hơn nữa, nếu tình trạng nạo phá thai không được chặn đứng kịp thời, các chị em phụ nữ phá thai nhiều, sẽ phải chấp nhận một hậu quả ghê gớm không thể lường được. Báo Tuổi Trẻ đã nhiều lần đề cập đến vấn đề các loại thuốc tránh thai do các công ty Mỹ sản xuất không đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Tệ hơn nữa, tình trạng nạo thai làm thủng tử cung, hoặc dẫn đến nhiều người bị vô sinh, đó là chưa kể đến những người muốn giấu giếm, nên đã làm trộm vụng, không đảm bảo vệ sinh, làm sao an toàn được tính mạng?
2. Tầm quan trọng của đề tài
Chúng ta muốn có một xã hội phát triển và phồn vinh thịnh vượng, nhưng nếu tình trạng phá thai cứ tiếp tục tái diễn, nó không chỉ hủy diệt các gia gia đình, mà còn  hủy hoại xã hội, vì gia đình là tế bào của xã hội, chỉ một tế bào ung thư là toàn thân bị phá hủy, hư hoại.
Phá thai phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển con người trong xã hội.
Tất cả những điều vừa nói trên đây mới chỉ là những ảnh hưởng đến đời sống thể lý, nhưng đời sống tinh thần còn quan trọng hơn nhiều, vì nó phá vỡ trật tự xã hội, cắn rứt lương tâm con người, vi phạm luân lý. Một triết gia xưa đã nói rằng, một xã hội không có luân lý, không có tôn giáo thì người ta phải cai trị, phải đối xử với nhau bằng súng đạn. Cũng có triết gia đã định nghĩa rằng, con người chính là con vật có luân lý. Vì vậy nếu con người mà không còn muốn sống theo luân lý, thì con người đó đã tự đặt mình ngang hàng với súc vật.
Thiên Chúa là Đấng làm chủ sự sống, phá thai là hủy diệt sự sống, xúc phạm đến Thiên Chúa. Vấn đề này chúng ta thấy thật hiển nhiên rõ ràng. Một ví dụ: nếu chúng ta có một nhân vật rất quan trọng trên thế giới, sắp phải lìa đời, ai đó là người có quyền đem tất cả các bác sỹ danh sư, nổi tiếng trên toàn thế giới, tập trung tất cả nguồn lực: vàng, bạc, tiền của, tài sản của tất cả mọi nước trên thế giới… thì cũng không bao giờ đánh đổi cứu được một con người khỏi chết. Đây là một sự thât, mà chúng ta có thể kiểm nghiệm được. Thế mà chỉ riêng ở Việt nam, mỗi năm có nhiều triệu con người bị hủy diệt. Như vậy mà ta vẫn có thể ăn ngon ngủ yên sao?
Giáo Hội Công Giáo đã lên án những ai phá thai, và người có liên quan đến phá thai đều mắc vạ tuyệt thông: “Ai thi hành việc phá thai và phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết. Hơn nữa, những người trực tiếp cộng tác vào việc phá thai cũng mắc chung một án”(GL 1983 điều 1398). Vì thế, cứ một người phá thai thì liên quan đến người có trách nhiệm với cái thai đó, người bàn mưu tính kế phá thai hay người đi mua thuốc dùm, ngưòi phá thai và người chuẩn bị dụng cụ cho người phá, ít là năm người. Theo nghiên cứu của một sinh viên khoa Xã Hội Học, nữ tu Nguyễn Thị Hồng Quế, cho biết: “Trong thực tế, con số nạo phá thai tại Việt Nam mỗi năm có thể từ hai đến ba triệu ca[1]. Như vậy, mỗi năm ở Việt Nam có hai đến ba triệu ca phá thai, ta thấy sẽ có biết bao người mắc vạ tuyệt thông tiền kết vì liên quan đến tội ác phá thai. Giáo huấn của các Đức Thánh Cha và Giáo lý Mạc khải đã chỉ rõ trách nhiệm nặng nề về tội ác giết người này.
Nhìn những con số thực tế của một cuộc thảm sát dã man có hệ thống và có tầm mức tương đương với tội ác diệt chủng như vậy, là người có lương tri ai mà không quan tâm nhức nhối. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã lên tiếng về thảm trạng này trong bức thư gửi Chủ tịch Uỷ ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam ngày 25 tháng 12 năm 2002, như sau: “Phá thai hàng năm cả hơn triệu trường hợp là một điển hình về biện pháp trái với luân thường đạo lý, mà những hậu quả đã và đang diễn ra không biết đưa tương lai dân tộc đi về đâu[2].
Con người là một huyền nhiệm chứ không phải là một vấn đề, người ta có thể giải quyết vấn đề nhưng không giải quyết được huyền nhiệm. Khi con người bị trôi dạt như thể tình cờ trong thế giới bao la, thì con người lại có thể gắn đời mình vào một giá trị và làm nên ý nghĩa vĩnh cửu của nó. Đây chính là chương trình từ ngàn đời của Đấng tạo tác con người.
Trong một xã hội đa văn hóa, có loại văn hóa đem lại sự thăng tiến đích thực cho con người, góp phần đưa nhân loại ngày càng đạt đến một sự sống phong phú và viên mãn hơn. Đó là nền văn hóa sự sống. Nhưng cũng không thiếu những loại “văn hóa” mà trong đó phẩm giá con người bị chà đạp, sự sống bị ngăn chận, bóp nghẹt thậm chí bị hủy diệt hay được sản xuất hàng loạt. Giáo Hội gọi đó là nền văn hóa gieo sự chết.
Trước thực trạng biện chứng giữa sự sống và sự chết, giữa văn minh và hủy diệt, giữa những giá trị truyền thống đặt nền tảng trên nhân bản đạo đức với những giá trị, người thì phó mặc cho dòng chảy cuộc đời tới đâu hay tới đó, người khác tự khép kín vào một phạm vi riêng biệt nào đó, sống chủ nghĩa “mặc kệ nó”, như chú rùa thụt đầu vào bộ mai khi gặp nguy hiểm. Bên cạnh đó vẫn có người cố gắng tìm cho mình những lối thoát, định ra những hướng đi, mong đạt được ý nghĩa của cuộc nhân sinh.
Giáo Hội, với tư cách là Dân Thiên Chúa sống giữa lòng thế giới và cùng đồng hành với nhân loại, cũng mang trong mình những thao thức đó của con người hôm nay: “Tất cả những gì thực sự là của con người phải mang âm hưởng trong lòng người môn đệ Chúa Giê-su” (GS. 1). Giáo Hội được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, với lòng yêu thương mọi con cái, đã can đảm trình bày những lập trường cùng những hướng giải quyết, về những vấn đề liên quan đến con người và sự sống của con người trong hoàn cảnh cụ thể, để con người thấy được những chân giá trị của kiếp nhân sinh, cùng đích tối hậu của cuộc sống trần thế này.
3. Giới hạn của đề tài
Qua đề tài trên, chúng ta thấy vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên, trong giới hạn của tập Luận Văn chỉ được phép trình bày 50 đến 70 trang thật quá ít ỏi cho những vấn đề nổi cộm của đề tài này
Tìm hiểu PHÁ THAI, BIỂU HIỆN CỦA NỀN VĂN HÓA SỰ CHẾT, MỘT HÌNH THÁI TỘI ÁC, hy vọng làm sáng tỏ hơn ý thức sống trách nhiệm và nhân bản về phái tính nơi con người, mỗi người cần phải tôn trọng sự sống, bảo vệ tương lai xã hội loài người, cần gióng lên một hồi chuông báo động, với ước mong được góp phần ngăn chặn kịp thời tội ác giết người. Đây là vấn đề đầy khó khăn phức tạp, vì nó đã đi sâu vào ý thức hệ bao con người. Hiện nay có những người đang phạm tội ác tày trời, mà cứ tưởng mình chỉ làm công việc thường ngày theo nghĩa vụ.
Mỗi người chúng ta cần phải cộng lực gióng lên một hồi chuông báo động, bằng cách đánh thức lương tri con người ngày nay để họ nhận ra rằng, phá thai là một hình thái tội ác. Chúng ta cũng cần góp phần nhỏ bé của mình để giáo dục cho giới trẻ hôm nay biết học hỏi lối sống lành mạnh, trưởng thành và có trách nhiệm trong tương quan phái tính, đào tạo lương tâm chân chính: biết quý trọng và bảo vệ sự sống, dám can đảm nói KHÔNG với sự dữ, sự ác, sẵn sàng lên án những lối sống phi luân thường đạo lý.
4.Phương pháp triển khai và bố cục
Đề tài này được triển khai và nghiên cứu trong thực tế cuộc sống hôm nay. Qua những phóng sự xã hội, qua báo chí và các bài viết được đăng tải trên Internet, của rất nhiều tác giả đang quá bức xúc về vấn đề này. Hy vọng đề tài này được góp phần với các tác giả đã tham khảo, cùng gióng lên một hồi chuông, cảnh tỉnh và báo động cho con người hôm nay, đang mải mê chơi bời, hưởng thụ quá trớn.
Luận Văn được bố cục gồm ba phần cụ thể:
Chương I: Trình bày tình trạng xã hội hôm nay: văn hóa thời mở cửa, như là lý do để các tệ nạn xã hội làm động lực gây nên tình trạng phá thai ngày nay tại Việt Nam.
Chương II: Trình bày những tai hại phần xác, phần hồn, vật chất và tinh thần, làm cho bao con người vi phạm luật Thiên Chúa và luật Giáo Hội, cố tình phá thai, biểu hiện nền văn hóa sự chết, một hình thái tội ác. Nhờ những phương thức giải quyết của Công đồng Vaticano II, qua giáo huấn của Hội Thánh, các Đức Thánh Cha đã chỉ rõ trách nhiệm của con người trước món quà tặng cao quý của Thiên Chúa là SỰ SỐNG.
Chương III: Thử tìm phương cách giải quyết và khắc phục tình trạng phá thai hiện nay, đồng thời gợi nên những suy tư  Thần  Học về Hồng ân sự sống mà Thiên Chúa ban cho con nguời trước tội ác này.



Chương Một
VĂN HÓA THỜI MỞ CỬA

Dẫn Nhập
Văn Hóa thời mở cửa, một văn hóa đa dạng được hội nhập từ nhiều nền văn hóa khác nhau, vì thế nó phản ánh nhiều điều hay điều tốt, điều mới, điều lạ, nhưng ngược lại, nó cũng có nhiều vấn đề khó phù hợp với con người Việt Nam, ngay cả nơi các nước đang phát triển.
 Mở cửa để đón nhận luồng khí mới từ bên ngoài, thay thế cho bầu khí thải ngột ngạt ở bên trong. Mở cửa để đón nhận những anh em, bạn bè mới, đến cộng tác, chia sẻ công việc đem lại vinh hoa phú quý. Mở cửa là cởi mở tấm lòng, hòa nhập với mọi người, phá tan thái độ khép kín, tự ti, độc tôn của chủ nghĩa cá nhân. Nhưng ngược lại, mở cửa cũng là cớ cho “kẻ gian” đột nhập vào “nhà mình”, thu vén hết tài sản lúc nào không biết. Mở cửa cũng chính là lý do làm ta mải mê với thế sự, không biết khôn ngoan canh chừng, rồi một lúc nào đó bừng tỉnh dậy, mới thấy mình đã bị loại ra bên ngoài cửa. Mở cửa là con dao hai lưỡi đem lại hạnh phúc và bất hạnh cho từng người tùy theo nhận thức của họ.
Văn hóa thời mở cửa cũng đang làm cho quan hệ giữa người không còn đặt trên phẩm giá nhân vị, tình liên đới, sự tôn trọng, nhưng được đặt nền trên chủ nghĩa duy lợi, thực dụng. Kẻ mạnh thắng người yếu, người có tiền bạc, danh vọng trở thành chủ nhân đối với người khác.
Đặc biệt, Văn hóa thế giới thời mở cửa đã du nhập đủ thứ tốt, xấu vào các quốc gia đang phát triển: nào là khoa học kỹ thuật tiên tiến; nào là khai thác các kiểu hưởng thụ tột cùng; nào là cách ăn chơi “kiểu Tây”; nào là thói dân nhậu bợm “mốt Tàu”; nào là công, thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn thu nhập cho bao người thất nghiệp; nào là ma túy, si-đa lan tràn khắp nơi, giết chết và gieo rắc hậu quả không thể tưởng tượng.
Trong chương này, sẽ bàn đến những vấn đề lợi, hại ngang qua văn hóa thời mở cửa, gồm năm mục chính:
Mục I: Những vấn đề nổi cộm tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp.
Mục II: Quê hương thứ hai của những người nhập cư với những phức tạp của nó.
Mục III: Những cuộc tình bồng bột là tình trạng sống tự do buông tha, sống thử của tuổi học trò và những người nhập cư.
Mục IV: Phá thai- một loại khủng bố giấu mặt, nêu bật tình trạng phá thai tại Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.
Mục V: Kinh doanh thai, là lối sống phi luân của những kẻ bất lương, lợi dụng để kiếm tiền.
Đây chính là những vấn đề nổi cộm gây nên trào lưu hưởng thụ, ăn chơi, đang trở thành nỗi lo toan cho xã hội.
I.                    NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI CỘM
Ngày nay, tự do phái tính đã gần như trở thành “mốt” của thời đại, người ta không còn xấu hổ, cũng không còn dè giữ, tế nhị  ở nơi công cộng.
Biết bao nhiêu người sống trong tâm trạng lộn xộn, mất phương hướng, mất những “tọa độ cổ truyền”, rời xa đời sống đạo đức lành mạnh.
 Biết bao người trẻ lên thành phố không tìm được việc làm, đã trở thành những con người sống cô đơn, vô danh, bơ vơ, không nơi nương tựa, họ trơ thành “miếng mồi béo bở” cho những kẻ lợi dụng kiếm tiền.
Tình trạng tuổi học trò sống thử đang là nguyên nhân dẫn đến nạo phá thai vị thành niên đáng báo động tại Việt Nam. Báo Tuổi Trẻ số 250, Thứ Hai, ngày 25 tháng 10 năm 2004 viết: “Qua phân tích tại bệnh viện Từ Dũ thì năm 2001 số người dưới 19 tuổi nạo phá thai chỉ 208 ca, năm 2003 nhảy vọt lên đến 1849 ca, tăng gấp chín lần năm 2001”[3].
Sống tự do buông thả là lý do làm cho số người nạo phá thai ở Việt Nam lên hàng đông nhất thế giới, mà theo các nhà chuyên môn cho thấy tỷ lệ người nạo phá thai sẽ vô sinh là rất lớn. Theo Báo Khoa Học, thì các phương pháp nạo phá thai sẽ để lại các di chứng tác hại khôn lường: “Vô sinh: Không thụ thai được do ống dẫn trứng bị viêm. Khi thủ thuật không đảm bảo vô trùng, chứng viêm có thể từ nội mạc tử cung lan sang ống dẫn trứng, làm cho khoang ống dẫn trứng bị dính, tắc, tinh trùng và trứng không gặp được nhau[4]. Vì vậy cứ mức báo động này, chỉ một thời gian nữa sẽ có biết bao người vô sinh, lúc đó con người bừng nhận ra rằng nhân loại đang tiến đến bờ vực thẳm của tội ác, thì đã quá muộn rồi.
 Những thói ăn chơi ngông cuồng này thường được núp bóng trá hình nơi các quán Bar, vũ trường, nhà hàng Karaôkê, quán cà phê, tiệm Internet …
1.1 Quán cà phê, cám dỗ và thách đố
Quán cà phê là nơi giải khát, thư giãn sau những thời gian làm việc mệt mỏi, cũng có thể là nơi hàn huyên tâm sự bạn bè lâu ngày gặp lại; nhưng trong thực tế, nhiều nhà kinh doanh vì ham lợi lộc, đã biến nó thành nơi “làm ăn không trong sáng” với ý đồ đầy đen tối. Biết rõ tình trạng đó, một nhóm phóng viên đã thân hành đi tìm hiểu thực tế để nói lên một sự thật suy đồi đáng quan tâm này. Trong Cơn Lốc Màu Hồng, Vương Liễu Hằng viết về nhiều khu “Cà Phê Hộp”, trong đó có khu Nguyễn Văn Trỗi, phường 1, Tân Bình, là khu vực rất phức tạp: “Trong cái bóng tối đen như ly cà phê mà tôi đang uống, khách hàng ở đây có thể tự nhiên cởi đồ y như trong phòng ngủ vậy. Đôi tình nhân ở chiếc ghế trước mặt chúng tôi cứ lục đục liên tục. Một cặp tình nhân khác ngồi đâu đó gần chúng tôi lại không kiềm chế được xúc động của mình …”[5].
Vương Liễu Hằng, từng nghiên cứu vấn đề này, đã khai thác về “Động Chứa Hồng Vân”, một quán cà phê trá hình nằm trên đường Bình Phú, quận 6, do chủ là Đinh Xuân Trọng, với mười gái mại dâm. Một gái mại dâm tâm sự: “Có nhiều khi chúng em ốm đau, người mệt đến không bước nổi, thế mà ông chủ vẫn ép chúng em phải tiếp khách. Đứa nào không nghe sẽ bị đánh, hoặc thậm chí bị bỏ đói […] Trên đe dưới búa, các cô chỉ còn biết nhắm mắt đưa chân trở thành một cái máy kiếm tiền cho ông, bà chủ[6].
Không chỉ quán cà phê, mà tiệm Internet, nơi cung cấp bao thông tin quý báu của thời đại, cũng đang là mô hình cạm bẫy cho một số thành phần trong giới trẻ và những con người nông nổi.
1.2 Internet, cần thiết và nguy hiểm
Ngày nay Internet là nguồn khai thác thông tin cập nhật khắp thế giới rất thuận lợi và nhanh chóng, nhưng trái lại, nó cũng đầy cạm bẫy đang làm thoái hóa và hư hỏng biết bao con người. Các tiệm Internet đâu cũng thấy mọc lên như nấm, nhất là với đường truyền ADSL rất nhanh chóng và tiện lợi. Đây là loại hình phục vụ không thể thiếu cho con người thời hiện đại hôm nay. Thường thì mỗi tiệm Internet có khoảng bốn đến năm chục máy, số người gọi điện thoại ra nước ngoài, liên hệ thư từ, gởi tài liệu qua mạng, khai thác tin tức cập nhật hóa, tìm đối tác kinh doanh, mua bán hàng dịch vụ qua mạng v.v… có lẽ chỉ hết khoảng một phần ba, còn lại hai phần ba là giới trẻ tán gẫu, xem phim, chơi games, nhất là nhiều em tìm kiếm khai thác phim sex trên mạng, đây là nguồn thu nhập chính của chủ tiệm. Tại các khu công nghiệp, nhiều công nhân lợi dụng ngày nghỉ khai thác các loại phim này để giải trí. Một khi đã nghiền thì lại tìm cách thực hành, đây cũng là một trong những lý do làm cho tình trạng nạo phá thai ở công nhân rất lớn.
Tại các khu công nghiệp, các chủ tiệm tìm mọi cách để moi tiền công nhân nghèo túng và ngây ngô qua các hàng quán của họ.
1.3 Hàng quán và kinh doanh ở các Khu Công Nghiệp
Dân ở quanh khu công nghiệp không chỉ làm ăn thu lời bằng cách cho thuê nhà trọ, mà còn tìm đủ cách móc túi công nhân nghèo, bằng cách kinh doanh mọi thứ có thể trong hàng quán của họ. Với những tay chơi “sĩ dởm” có tiền, thì họ tìm cách manh mối, móc nối với “nàng tiên trắng”, là thuốc phiện; với dân ít tiền, thì đã có “chợ tình dã chiến. Trong bài viết về “Chợ Tình Dã Chiến”, Lê Anh Đủ và nhóm phóng viên đã viết như sau: “Ưu điểm so với các nơi khác, giữa “ngôi nhà yêu”có cả chỗ để giấu xe, lỡ có bạn bè, người thân vô, cũng không nhận được xe quen. Chỉ với khoảng 20.000đ cho hai ly nước, là khách đã được bảo kê cho cuộc mây mưa với người tình”[7].
Với tầng lớp “ngựa non háu đá” thì họ móc túi bằng cách chiếu phim chưởng, phim sex để các “chiến sĩ” ngồi tối ngày mà không chán. Tất nhiên, ngồi lâu trong đó thì phải hút thuốc, phải uống cà phê, phải trả tiền dịch vụ, nhưng cái tệ hại là tội học đòi bắt chước. Tất cả tê nạn xã hội thường phát sinh từ đó. Đi vào thực tế, mạng lưới Tuổi Trẻ Onlinequyết đấu tranh với tội phạm, họ đã đi khám phá và đăng tải với mục bài về “Chợ Tình Dã Chiến” như sau: “Phòng lạnh, giá giờ đầu là 50.000 đồng, phòng quạt là 40.000 đồng, giờ tiếp theo được tính 10.000 đồng, không cần hỏi han cũng chẳng cần trình thêm giấy tờ gì.[…] Dường như giờ nào khu nhà trọ này cũng đông khách, nhưng cao điểm nhất có lẽ là giờ ngủ trưa, giờ tan học, và khoảng 8-10 giờ tối…”. (Lê Anh Đủ, Yến Trinh, Thi Ngôn)[8].
     II. Quê hương thứ hai
Vì nhu cầu cuộc sống, phải tìm kế sinh nhai, nhiều người nhập cư từ các miền nông thôn hẻo lánh, lên thành phố tìm việc làm, đây là quê hương thứ hai thật lý tưởng, nhưng cũng đầy cạm bẫy.
2.1 Tình trạng lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh
Các thành phố lớn thường khá thuận lợi cho việc học tập, tiến thân, và là nơi tập trung các doanh nghiệp, các công ty đầu tư nước ngoài, là thị trường năng động và nhiều tiềm năng kinh tế. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh, một nơi thu hút đầu tư, có nhiều khu công nghiệp, sẵn sàng tiếp nhận nguồn lao động, nên phần nào dễ dàng tìm được việc làm, thành phố vẫn là điểm nhắm của người nhập cư thuộc các tỉnh trên mọi miền đất nước tìm đến để mưu sinh, tìm cơ hội thăng tiến bản thân, hay học hỏi chuyên môn. Hàng năm vẫn có hàng ngàn người từ các tỉnh thành kéo về đây để học tập và tìm việc làm. Học sinh, sinh viên thì có kẻ giàu người nghèo, còn những người bán sức lao động thì đa số họ ra đi với đôi bàn tay trắng, trong số ấy phần đông là giới trẻ ở độ tuổi 18 – 25 tuổi, khoảng 85 %, còn độ tuổi từ 25 – 30 tuổi khoảng 15 %[9]. Họ làm đủ thứ nghề: công nhân trong các công sở, các ngành nghề tự do như giúp việc, thợ hồ, chạy xe ôm, thợ uốn tóc, với mức lương dao động từ 300.000đ đến một triệu/tháng, nhưng phải chi phí cho quá nhiều khoản, cái ăn, cái mặc, điện nước, nhà trọ, nên họ luôn bị chật vật thiếu thốn.

2.2 Nhà trọ
Phương ngôn Việt Nam có câu: “Sảy nhà là thất nghiệp.” Công nhân nhập cư đến thành phố, khi tìm được việc làm, phải lo tìm nhà trọ để làm chốn nương thân. Trường Sinh, trong mục bài “Nhọc Nhằn Ở Nhà Trọ” đã mô tả cảnh sinh hoạt trong nhà trọ của công nhân thật nhiêu khê: “Cái tổ chỉ hơn mười mét vuông có giá thuê ba trăm ngàn mỗi tháng, mỗi cô phải chi một phần tư để có được một ‘giang sơn khoảng hai mét rưỡi để nằm ngồi […] Trời mưa lâm râm, căn phòng làm tổ cho các cô ấm hẳn lên, trời nắng chói chang thì cái tổ nóng như lò bánh mỳ[10]. Nhà trọ tuy cực nhưng các cô được tự do, không bị kiềm chế của gia đình, của cha mẹ. Đây là cớ cho các tệ nạn phát sinh mà không có cách nào kiềm chế nổi, nếu không trưởng thành và có lập trường vững chắc. Nhà trọ đôi khi lại là chỗ “làm ăn” của một số chị em kinh doanh “vốn tự có”. Mục bài “Vé Số Dạo” của Minh Triết đã khai thác như sau: “Tôi hỏi: Có giấy số xổ liền không? Cô nàng cười rất lẳng: Giấy số thì chiều mới xổ, riêng em thì xổ lúc nào cũng được. Tôi hỏi: Ở đâu?- nhà trọ gần đây thôi. Hay về phòng riêng của em thuê! Thù lao bao nhiêu? Đi một người thì trăm hai, hai người thì hai trăm chẵn, em bao “phòng” mà!”[11]
Tình trạng công nhân, sinh viên nam nữ sống thử, thuê phòng ở chung là điều mà trước đây chưa từng có, nay lại đang là chuyện bình thường tại Sài Gòn và các thành phố lớn. Đặc biệt, tại các điểm chơi bời, vấn đề tự do kiểu này thật nóng bỏng. Cũng trong mục bài “Chợ Tình Dã Chiến”, Lê Anh Đủ viết: “Khi hỏi nữ công nhân về chuyện sống chung, chúng tôi bất ngờ nhận được khá nhiều câu trả lời: “Công nhân xa nhà mà … nếu thấy thật sự yêu thì về ở chung rồi từ từ tính tiếp[12].
Tác giả Thượng Hồng, khi phát hiện tình trạng này, đã quá bức súc, đi làm một chuyến điều tra, đã viết trong bài “Hai Quả Tim Vàng” như sau: “Hai đứa tội lắm, quê đâu ở miền Trung, vô đây đi học, nghe nói con nhỏ học kinh tế, thằng kia học tin học. Ban đầu chúng nói là anh em họ, sau mới hiểu ra, tụi nó là cặp nhân tình, lén gia đình,  “ăn cơm trước kẻng”. Tội nghiệp, tụi nó nghèo, cả hai đứa dạy kèm, khuya lơ mới về”[13].
Các bạn trẻ, nhà thì ở xa, cha mẹ và người thân không có, không còn ai quản lý, không có gì ngăn trở rào cản, tha hồ tự do xả láng.
2.3 Gia đình không còn là tổ ấm và rào cản
Theo văn hóa Việt Nam, gia đình là nơi con cái quây quần bên cha mẹ, là tổ ấm và là nơi bảo vệ che chở cho con cái từ ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Thời hiện đại, mỗi người làm việc mỗi nơi, gia đình không còn là tổ ấm rào cản. Trong xã hội, đạo đức, nhân phẩm, tình tương thân tương ái đang dần suy sụp, nền tảng gia đình đang bị xói mòn. Cảnh sum họp gia đình không có, đi làm mỗi người một ngành nghề, về nhà mỗi người một công việc, người đọc báo, kẻ xem truyền hình… vì thế tương quan họ hàng máu mủ xa cách dần.
 Về mặt tinh thần, khi con cái đi làm, phải xa nhà, xa quê hương, họ nhận thấy sự thiếu thốn tình cảm, dẫn đến những mối quan hệ mang tính “bù đắp” lỗ hổng, có nhiều nguy cơ chạy theo những tình cảm bất chính như: sinh viên “tầm gửi”, “người tình” cho các ông chủ, “đỡ tay” các qúy bà giầu có.
Một số công nhân, sinh viên, giải trí bằng cách “chát chít”, và thường ngây ngất trên những trang web không lành mạnh, dẫn đến tình trạng yêu vội, sống thử.
III. Những cuộc tình bồng bột
Tuổi trẻ là thời kỳ đầy sức sống, tình yêu và hy vọng, mới mở choàng mắt đang thi nhau chạy trên đường đời, đầy ngô nghê, bồng bột, thường thất bại vì tội chơi bời, đua đòi với chúng bạn. Một bác sĩ tâm sự: “Mười lần bỏ, chưa một lần sinh, đau khổ nhất của bác sĩ là phải phá thai cho một cô gái quá nhiều lần. Trước khi làm thủ thuật, chúng tôi tư vấn, khuyên nhủ, thậm chí hăm dọa, nếu lần sau còn để mang thai sẽ không giải quyết, nhưng cứ hai, ba tháng lại thấy cô ấy đến xin nạo thai[14].
Dù không có niềm tin, phá thai nhiều quá cũng ớn lạnh, một bác sĩ khoa sản, tại Trung Tâm Y Tế quận I  đã kể chuyện về một cô gái  mới ngoài hai mươi tuổi, nhưng đã có kinh nghiệm bỏ thai hơn mười lần. Cứ vài ba tháng cô lại đến vứt bỏ mầm sống mới trong bụng. “Nạo hút nhiều, bị dính niêm mạc lòng tử cung, các bác sĩ đành cứng rắn sẽ không phá cho cô nữa. Không ngờ cô lại tiếp tục có thai, lần bỏ thứ chín thứ mười, cô nghe bác sĩ tư, mua thuốc về nhà uống... thai không ra, phải cấp cứu, suýt chết, người phụ nữ mười lần mang thai chưa một lần làm mẹ còn giải quyết oan tình ba lần nữa[15]. Nhiều người vì hám lợi cầu danh, vì đồng tiền, vì nghề nghiệp, đành hy sinh nhân phẩm của mình để đổi lấy. Chính nhân phẩm của mình họ cũng không tôn trọng, còn nói gì đến nhân vị của mầm sống mới, mà họ coi như là đồ chơi, hay món hàng đổi chác cho cuộc truy hoan.
Ngày nay tuổi học trò cũng đang liều mình sống thử, đùa giỡn với tình yêu. Đây là vấn đề các bậc phụ huynh cần quan tâm lưu ý.
3.1 Tuổi học trò đùa giỡn với tình yêu
Nhiều người trẻ yêu vội, sống thử, đùa giỡn với tình yêu đang là mối quan tâm của các ngành có liên quan. Một cô gái Hà Nội, có thành tích đã hơn hai lần phá thai, tâm sự: “Bây giờ các em lớp 6 lớp 7 đã biết yêu, đã biết thuê nhà nghỉ, và cũng đã biết nạo hút thai. Bọn em bây giờ mới biết là lạc hậu lắm rồi”[16].
Ngày nay phá thai được pháp luật bảo vệ giữ bí mật, người đến phá thai không cần trình bày loại giấy tờ gì, là lý do cho việc ăn chơi bừa bãi. Trang Web Báo Thanh Niên cho biết: “Tại Trung Tâm Y Tế quân 6, số thanh thiếu niên nạo phá thai thật đáng sợ. Trong sáu tháng đầu năm 2005 tiếp nhận 2200 ca. trong khi đó chỉ có 228 sản phụ. Như vậy nạo phá thai gấp mười số trẻ em được sinh ra tại đây[17]. Số người trẻ phá thai ngày càng tăng, mỗi năm có tới 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên và số người trẻ phạm pháp ngày càng nhiều[18].
Đứng trước những biểu hiện tiêu cực của những người trẻ, thì câu hỏi được đặt ra cho mỗi người là: tôi phải nói gì, hành động thế nào để giúp các bạn trẻ Việt Nam trở thành niềm hy vọng thật sự của gia đình và xã hội? Để giải đáp được câu hỏi này thì quả là nan giải, dẫu vậy thiết nghĩ rằng, để cho người trẻ có được não trạng trong sáng với tâm hồn tự tin, có thể vững bước đi vào đời với những ước mơ cao đẹp, thì ngay hôm nay tôi phải cộng tác với các nhà giáo dục, các vị hữu trách bằng cách, chính tôi cần phải tập sống thanh cao, tự lập và quyết tâm chỉ hành động những điều chân, thiện, mỹ. Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo, nếu mỗi người cùng làm những chứng nhân sống cho giới trẻ thì hy vọng có thể giúp họ can đảm, giữ vững lập trường để vào đời, mà không bị bỡ ngỡ hay vấp ngã.
3.2 Chim sổ lồng
Giới trẻ thường cảm thấy sung sướng được tự do bay nhảy vào đời, nhưng niềm hạnh phúc này chưa tan cuộc, thì bất hạnh đã “tranh thủ” ập tới để hành hạ và trừng trị những con người nông nổi đáng thương hơn là đáng ghét.
Cả một thời niên thiếu sống bên cha mẹ, các em luôn được cha mẹ quan tâm xem xét, lưu ý từng bước đi, từng hiện tượng, từng hành động. Nhiều em cảm thấy cha mẹ mình “lạc hậu” quá, không thức thời, không để cho em được tự do bay nhảy theo ý muốn. Nay được sổ lồng vào đời, các em thấy sung sướng, thấy đời thật có ý nghĩa. Nhưng khốn thay, cha ông ta vẫn nói : “Sảy nhà là thất nghiệp”. Thật vậy, ra khỏi nhà, ít em gặp được những con người thương em thật tình. Người ta có thương em, thì phần lớn là chỉ để thu nhập cách này cách khác cho lòng tham vô đáy của họ. Các em mê mẩn tưởng mình tài giỏi, được tự do, đã trưởng thành… nhưng đến khi chợt bừng tỉnh dậy, các em mới thấy mình đã thân tàn ma dại lúc nào mà không hề hay biết. Lúc đó, các em mới nhận ra mình phải trả giá quá đắt vì làm nô lệ cho đồng tiền. Không biết nhiều cha mẹ ở nhà nhận những đồng tiền tội lỗi con cái gửi về có suy nghĩ gì không? Nhưng đến lúc này, nếu có thì cũng đã quá muộn màng, vì các em đã sa vào bẫy những gã “sở khanh” chuyên lừa lọc.
3.3 Những gã “sở khanh” thất trách
Ngày nay, tình trạng thuốc lắc đang làm thác loạn, điên đảo trong nhiều thành phố lớn, lôi kéo nhiều người vào cuộc, rồi để lại những hậu quả ghê gớm như những gã sở khanh thất trách. Trong cuốn: Theo Chân Những Con Lắc, Hoàng Dương, với mục bài: “Thế Giới Lắc” đã ghi lại như sau: “Hai người nước ngoài cùng máy quay phim, hình sex, 36 viên thuốc Durmicum có chứa Midazolam bị đưa về công an. L.Y.F đã khai là cho các cô uống nước có pha thuốc kích thích, rồi F. dùng máy quay ba cô tắm khỏa thân, và làm tình với hai người nước ngoài, có cả F”. Thuốc lắc không những lôi cuốn giới trẻ vào cuộc đến điên cuồng, mà còn làm cả những phụ nữ đã có gia đình cũng đam mê với nó. Aline làm nghề bán điện thoại di động, có con ba tuổi, chồng đi hợp tác lao động nước ngoài gởi tiền về, chị đã bị bạn bè cám dỗ đi chơi cho vui, rồi sau đó bị nghiền: “Một lần theo đám bạn đi chơi, cắn thuốc lắc rồi bị sốc thuốc, Aline thề sống chết bỏ, nhưng cứ tối tối cô lại giao con cho chị giúp việc, rồi biệt tăm đến trưa hôm sau mới về[19].
Tất cả những cách ăn chơi thác loạn này dẫn đến hoang thai, nhưng với thái độ thất trách, lừa đảo của những gã sở khanh, các bà mẹ nhẹ dạ này lại lo tìm cách loại trừ các thai nhi, một cách không nương tay, như một loại khủng bố trẻ thơ, thật kinh hoàng.
IV. Phá thai- một loại khủng bố giấu mặt
Vì cái lợi trước mắt, nhiều người hay cả tập thể xã hội lạm dụng việc phá thai, lờ đi sự tàn bạo vô luân và những hậu quả không lường của các phương pháp phá thai hiện nay. Vì thành kiến xã hội, áp lực gia đình, nhiều người xin ly dị để tự do sống buông thả, đây cũng là những lý do ngày nay phá thai nhiều.
Từ những cuộc chơi bời thác loạn, hậu quả để lại thật kinh khủng, ngày nay người ta coi thường mạng sống con người, huỷ diệt đi là nhanh nhất. Đây là một cuộc thảm sát dã man, được bảo vệ và có hệ thống tương đương với tội ác diệt chủng. Thực tế cho thấy, mỗi năm có một đến hai triệu người bị giết, nếu trong mười năm, mấy chục triệu mạng sống con người bị huỷ diệt! Như vậy tội ác phá thai này còn dã man hơn cả khủng bố.
4.1 Tình trạng phá thai tại Việt Nam
Theo thống kê năm 2004 cho thấy, Việt Nam có tổng số dân là 82.320.147 người, trong đó: Hơn 60% dân số là người trẻ dưới 30 tuổi, mà số người trẻ này đang có những biểu hiện tiêu cực chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Khoảng 51% dân số là phụ nữ, vì nghèo túng và nhất là thiếu hiểu biết, một số người tiêu cực đi vào con đường mãi dâm, rất nhiều người trong số họ vẫn còn bị bạo hành ngay trong gia đình, và chưa biết tự chăm sóc sức khoẻ cho chính mình; 180.000 người nghiện ma tuý; 100.000 người hành nghề mãi dâm; khoảng 265.000 bệnh nhân HIV/ AIDS…. Theo bà Nguyễn Thị Bích Hằng, trưởng đại diện tổ chức Marie Stopes International tại Việt Nam, thì điều đáng buồn hơn, Việt Nam là một trong ba nước có số luợng người phá thai nhiều nhất thế giới (từ 1-2 triệu ca/năm, đây là chưa kể các trường hợp phá thai tư không thống kê được[20].
4.2 Tình trạng phá thai tại thành phố Hồ Chí Minh
Cùng với cả nước, tình trạng nạo phá thai tại thành phố Hồ Chí Minh không những không chịu thua chị kém em, mà còn “vô địch” trong cả nước. Theo thống kê từ năm 2003 đến nay, trung bình trong các bệnh viện công mỗi năm có cả trên 100.000 ca nạo phá thai. Năm 2003 là 114.002 ca, tỷ lệ với số trẻ em sinh ra là 101,40%. Năm 2004 là 108.192 ca, tỷ lệ với số trẻ em sinh ra là 100,82%. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2005 là 50.662 ca, chiếm 102,32 %.[21] Nhưng theo số liệu của Bộ Y Tế, thì con số này còn hơn nữa: 120.000 ca năm 2003[22]. Đặc biệt, theo Báo Tuổi Trẻ thì tại thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm có khoảng 150.000 trường hợp nạo phá thai[23]. Cũng theo Báo Tuổi Trẻ, số 251, ra ngày 26 tháng 10 năm 2004, mục bài: "Nạo phá thai không phải là chuyện đơn giản" đã viết: "Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm có  khoảng 150.000 trường hợp nạo phá thai; riêng Bệnh viện Từ Dũ trong chín tháng đầu năm 2004 là 22.467 ca. […] Chúng tôi chứng kiến cảnh người chờ nạo phá thai lúc nào cũng vây kín hành lang"[24].
Những con số trên đây chỉ là số liệu thống kê được tại các bệnh viện công. Nhưng trong thực tế, thì tình trạng nạo phá thai ở các cơ sở tư còn lớn hơn nhiều. Kinh khủng hơn nữa, khi ta cộng thêm số những người phá thai bằng phương pháp dùng thuốc ngừa thai. Nếu tính tất cả các phương pháp và các cơ sở nạo phá thai, thì số người bị hủy diệt là rất lớn. Trong đó, phá thai ở độ tuổi vị thành niên là báo động, đáng quan tâm cho các nhà giáo dục và các bậc cha mẹ.
4.3 Tình trạng phá thai vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh
Theo số liệu của Trung Tâm Bảo Vệ Sức Khỏe bà Mẹ &Trẻ Em, tại thành phố Hồ Chí Minh, trường hợp phá thai dưới 18 tuổi, năm 2003 là 621 ca; năm  2004 là 1019 ca[25]. Nhưng theo Website của Bệnh viện Từ Dũ cho biết: “Chỉ riêng bệnh viện Từ Dũ năm 2004, phá thai vị thành niên là 1914 ca, trong đó dưới 18 tuổi là 518 ca; dưới 20 tuổi là 1396 ca. Năm 2005 là 2126 ca; dưới 18 tuổi là 703 ca; dưới 20 tuổi là 2126 ca.[26]
Theo Báo Phụ Nữ số 75 ra ngày thứ Sáu, 29 tháng 09 năm 2006, Trường Sơn với mục bài: “Nạo phá thai vị thành niên: Chuyện thường ngày ở viện” đã thống kê như sau: “Trong số 1063 phụ nữ đến nạo phá thai, nhóm 20-24 tuổi chiếm 29,6%, và 51% độc thân, vị thành niên 2,1%, tuổi trung bình là 17,7, với 82% chưa có chồng, học sinh phổ thông, sinh viên cao đẳng 36,4%...Trong số phụ nữ phá thai lớn thì vị thành niên tỷ lệ cao nhất 23,4%[27]. Tác giả cũng cảnh báo tình trạng sống thử ở tuổi học trò hiện nay là đáng báo động.
Hiện tượng trẻ em bị hiếp dâm dẫn đến nạo phá thai cũng là vấn đề mà các bậc cha mẹ không thể bỏ qua. Báo Phụ Nữ số 85, ngày 03 tháng 11 năm 2006 mục bài: “Báo động nguy cơ trẻ bị xâm hại”, Nghi Anh cho biết trong tháng 9 và tháng 10 như sau: “Báo Phụ Nữ đã nhận được 15 đơn của bạn đọc gửi về tố cáo chuyện con, cháu bị xâm hại tình dục…, có ba vụ hiếp dâm trẻ em dưới mười hai tuổi dẫn đến có thai, nhưng đến tháng thứ 5-7 cha mẹ mới biết…, có 9/15 vụ, cha mẹ biết khi con đã bị tổn thương, viêm nhiễm…[28]. Các bậc cha mẹ cần cảnh giác con em mình ở lứa tuổi hoc trò, nếu không được bảo vệ cẩn thận, rất nguy hiểm cho tương lai các em. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở thành thị, mà cả vùng nông thôn cũng cần cảnh giác, canh chừng: “Quan hệ tình dục ở tuổi thiếu niên, không chỉ phổ biến ở đô thị, mà ngày càng nhiều ở vùng nông thôn…. Cả nước có khoảng 20% thanh thiếu niên tìm kiếm dịch vụ nạo thai. 5% em gái sinh con trước 18 tuổi, 15% sinh trước 20 tuổi[29].
V. Kinh doanh thai nhi
Vào thời Chúa Giêsu, người ta mua bán nô lệ ngoài chợ như mua, bán súc vật. Nghe như thế chúng ta cảm thấy  bàng hoàng, vì sao con người lại nỡ đối xử với nhau như vậy? Nhưng, thời văn minh hiện đại hôm nay còn kinh khủng hơn  nhiều, các thai nhi đang là món hàng béo bở, dễ kiếm lời cho những kẻ phi luân.
5.1 Môi giới con nuôi trá hình
Cách đây không lâu, đài truyền hình Việt Nam đưa tin những “hang động” trá hình nuôi gái điếm chơi bời trác táng, sau đó các cô ả được nuôi kín để sinh con ra cho chủ tiệm đem bán ra nước ngoài dưới dạng con nuôi. Chủ tiệm cũng “có tài ngoại giao” tìm cầu móc nối với cán bộ nhà nước để làm giấy tờ giả, hợp thức hóa cho các trẻ em sinh ra tại đây, đem bán ra nước ngoài dưới dạng con nuôi cho có giá. Trong vụ này, một số cán bộ làm giấy tờ giả tại Ninh Bình đã bị đưa ra ánh sáng để chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Mỗi con người là một nhân vị chứ không phải là đồ chơi, con mình sinh ra, rồi đem bán như món hàng kinh doanh để cầu lợi, thì còn gì là luân thường đạo lý. Nếu người ta nói rằng con người là con vật có luân lý, thì những kẻ kinh doanh chính con mình có lẽ không hơn gì con vật, vì không sống theo luân thường đạo lý. Nhưng nếu xét cho cùng thì những người đó còn không bằng con vật nữa, vì con vật còn dám liều chết để bảo vệ con mình.
Đặc biệt, quyền sống của con người được gắn liền với phẩm giá bất khả thương lượng, bất khả nhượng bộ bằng bất kỳ giá nào, vì phẩm giá đó được chính Thiên Chúa dựng nên. Băng hoại về luân thường đạo lý này, không chấp nhận được, nhưng tình trạng kinh doanh thai nhi trong các nhà hàng, quán ăn nhậu còn man rợ hơn nhiều.


5.2 Nhà hàng bán thai nhi
 Một thực tại suy đồi, chống nhân loại được đăng tải trên mạng gây kinh hoàng, rùng rợn cả thế giới, đó là tình trạng khủng khiếp ăn thịt trẻ em và kinh doanh các bộ phận trong cơ thể con người tại Trung Quốc và Nhật Bản:
Theo VietCatholic News, ngày 09 tháng 05 năm 2006 cho biết: “Ngày nay tại Á Châu, đặc biệt Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đang diễn ra hiện trạng rất đau lòng, đó là lối sống buông thả, thiếu luân lý, quan hệ tình dục bừa bãi, mang bầu, sau đó đem đi bán bào thai, bán đứa trẻ còn đỏ non cho các nhà hàng làm thịt bán cho khách ăn thịt người…”[30].  Các nhà hàng này thường làm các món như: thai quay, lẩu thai để hiến các đại gia rửa tiền, với giá khoảng trên 300 USD một cái thai để ăn như thế. Muốn tìm hiểu chi tiết hơn, chúng ta có thể tìm trên những trang web như: Google.com và “search” chữ  “cannibalism” hoặc “sell body part in China”/  hoặc: “sell body part in Japan” sẽ ra những trang liên hệ.
Vì đâu mà các trẻ thơ ngày nay bị khủng bố dã man như vậy? Thời Chúa Giêsu, bạo vương Hê-rô-đê đã ra tay tàn sát hài nhi, nhưng có lẽ chưa thấm vào đâu so với những “Hê-rô-đê” của thời hiện đại hôm nay.
5.3 Những “Hê-rô-đê” thời @ (a-còng)
Thời @ hôm nay, Hê-rô-đê không phải là một tên bạo vương, mà là một tập thể bạo vương. Bạo vương có học thức cũng không nương tay tàn sát thai nhi: có người phá thai đang tay cắt đầu, cắt tay chân các em thành từng khúc để lôi ra cho dễ. Có người đã lôi được các em ra, nhưng không dám nhìn thẳng mặt, còn dã man úp mặt thai nhi xuống để ngộp thở và mau chết.
Người ta kể rằng, có cô y tá tranh thủ thời cơ xách về nhà các thai nhi đã phá để nuôi heo, dọc đường có người nhìn thấy trách mắng là lương tâm để đâu mà nỡ làm như vậy, chị thản nhiên trả lời: “lương tâm không bằng lương tháng”.            
Thời nay không thiếu các loại “bạo vương” như sinh viên, công nhân sẵn sàng giết chính con mình để khỏi phiền hà đến bản thân. Có những “bạo vương” chưa đầy hai chục tuổi đã giết cả hơn chục đứa con tự lòng mình. Chỉ riêng tại Việt Nam, khoảng chục năm gần đây, các bạo vương đã xử lý cả mấy chục triệu trẻ em vô tội, thật kinh khủng biết bao![31]
Tóm Kết
Thời mở cửa là cơ hội thuận tiện để chúng ta hội nhập với thế giới, vượt ra khỏi não trạng hẹp hòi, khép kín, giúp con người thăng tiến và phát triển. Nhưng văn hóa thời mở cửa đã hội nhập văn hóa thế giới, với nhiều điều hay, dở kèm theo, đó là lý do gây nên những vấn đề nổi cộm qua thái độ ăn chơi, hưởng thụ của con người hôm nay.
Hội nhập với thế giới, các khu công nghiệp mọc lên như  nấm, tạo công ăn việc làm cho bao người thất nghiệp, nhưng cũng chính là lý do tạo nên làn sóng nhập cư vào các thành phố lớn. Tới quê hương mới này, những người nhập cư, nhất là các bạn trẻ được tự do, không bị gia đình rào cản ngay trong độ tuổi đang hăm hở bước vào đời. Đây chính là cơ hội để tình trạng nạo phá thai vô tội vạ xảy ra như hôm nay. Tuổi trẻ đầy tình yêu và sức sống, nhưng cũng đầy bồng bột, thiếu kinh nghiệm trên đường đời, nhất là học sinh sinh viên. Đặc biệt, các bạn trẻ từ nông thôn ra thành phố, thật thà, đơn sơ và ngây ngô, không may gặp phải những gã sở khanh thất trách đã làm hủy hoại cả cuộc đời.
Vì vậy, tình trạng phá thai ở Việt nam, đặc biệt là taị thành phố Hồ Chí Minh, những nơi tập trung các loại dân nhập cư, tình trạng phá thai thật đáng ghê sợ. Nhưng điều đáng ghê sợ và rùng rợn hơn, đó là tình trạng kinh doanh thai nhi tại một số nhà hàng cho những kẻ rửa tiền. Đây là một loại tội ác chống lại con người chỉ vì tiền, là con người có lương tri, chúng ta phải có trách nhiệm lên án.
Tình trạng phá thai ngày nay đang làm tan vỡ biết bao gia đình, vi phạm luật Thiên Chúa và luật Giáo Hội. Vì thế, giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo: Công đồng Vaticanô II, và các Đức Thánh Cha đã từng lên tiếng và chỉ rõ thái độ thất trách của người phá thai, những thiệt hại vật chất và tinh thần, phải chịu trách nhiệm trước măt Thiên Chúa, đồng thời cũng là tội ác vi phạm quyền con người.



Chương Hai
  PHÁ THAI - PHÁ VỠ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH,
 VI PHẠM LUẬT THIÊN CHÚA VÀ LUẬT  GIÁO HỘI
Dẫn Nhập
Tình trạng nạo phá thai bừa bãi ngày nay đã làm cho bao người mẹ trẻ sẽ không bao giờ được cái thiên chức làm mẹ nữa. Khi một người mẹ đã từng nạo phá thai, bị thủng tử cung, dẫn đến vô sinh, họ luôn bị dằn vặt đau khổ, hối hận, và nếu họ có lập gia đình, người chồng mà biết họ đã từng phá thai và nhận án phạt vô sinh, họ sẽ trả lời thế nào với chồng? Làm sao họ có thể xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Giới luật có là vì con người và để phục vụ con người. Khi phá thai, họ vi phạm luật Thiên Chúa, luật Giáo Hội. Nếu con người biết tôn trọng giới luật, thì giới luật sẽ bảo vệ họ. Nếu coi thường giới luật, thì giới luật sẽ là gánh nặng trói buộc họ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II từng kêu gọi mọi người hãy can đảm hiên ngang làm chứng nhân cho Thiên Chúa giữa cuộc đời này. Đặc biệt đừng ngại dấn thân bảo vệ sự sống bằng bất cứ giá nào. Ngài nói:
Đừng sợ làm chứng cho sự sống từ lúc thụ thai cho đến lúc chết. Phải chống lại mọi hình thức của nền văn minh sự chết đã được hợp thức hóa tại một số nơi trong đó có việc phá thai. Phá thai là một cuộc tàn sát mới, tàn sát các thai nhi.  Ngài nói: « Tôi phải bảo vệ những nguyên tắc vững chắc. Thiên Chúa mạnh hơn những yếu đuối và lệch lạc của con người. Thiên Chúa là Đấng bao giờ cũng có lý. Chúng ta đang sống trong một thế giới, mà sự sống con người, nhất là sự sống của các thai nhi đang bị đe doạ trầm trọng. Tình trạng nạo phá thai đang gia tăng đến mức báo động, đó là chưa kể tại một vài nơi người ta còn ăn thịt các thai nhi » [32]

Ngày nay con người đang mất ý thức về tội lỗi, đặc biệt, họ không còn nhận ra trách nhiệm của họ trước mặt Thiên Chúa, Đấng làm chủ sự sống. Họ không biết rằng sự sống là quà tặng của Thiên Chúa ban cho con người. Con người không có quyền gì trên sự sống, không được xâm phạm đến sự sống. Khi phá thai, người ta đã ngang nhiên chống lại con người, vi phạm quyền con người, vi phạm luân lý, nhất là tội chống lại chính Thiên Chúa.
I.  Khái niệm về phái tính và luật Thiên Chúa
Mỗi con người đều được Thiên Chúa dựng nên có linh hồn thiêng liêng giống hình ảnh Ngài; có xác để làm chủ mặt đất này, thăng tiến vũ hoàn và nhất là duy trì nòi giống, tiếp tục công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Con người được Thiên Chúa ban cho trái tim yêu thương để sống liên đới với nhau. Thiên Chúa trực tiếp dựng nên con người có nam có nữ (St 1,27). Như vậy, giới tính là chương trình tạo dựng của Thiên Chúa, con người phải tôn trọng và không được lạm dụng giới tính như đồ vật hay món hàng đổi chác.
Trong thông điệp Tiến Về Ngàn Năm Thứ Ba, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II  dạy: “Thân xác là một ai đó, theo nghĩa nó là một nhân vị, một phương tiện để hiện diện với những ngừơi khác, để thông đạt, để phát biểu với những hình thức cực kỳ khác nhau. Thân xác là một lời nói, là một ngôn ngữ, điều đó diệu kỳ biết bao, đồng thời nó cũng là một nguy cơ lớn[33]. Thiên Chúa ban cho con người tình yêu không phải chỉ là bản năng, mà còn là một lựa chọn có ý thức  đến với người khác. Muốn yêu thương thực tình, con người phải dứt ra khỏi chính mình, phải biết cho đi và yêu thương tới cùng, đây là bí quyết đem hạnh phúc cho mình và người khác.
Con người trổi vượt hơn các loài vật khác, vì con người có trí khôn, nhất là có linh hồn, nên cần phải làm chủ được mình. Nếu con người không biết tự kiềm chế, tìm cách lợi dụng tự do phái tính mà sống buông thả, thì con người đó không hơn gì con vật.
1.1   Tự do phái tính
 Con người có tự do phái tính là con người biết làm chủ bản thân mình, ý thức và tôn trọng người khác phái; họ không phải là người sống tự do buông thả. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong buổi nói chuyện với giới trẻ, Ngài  dạy: “Hỡi các bạn thanh niên nam nữ, tôi đặc biệt nghĩ tới các bạn, các bạn hãy rất mực kính trọng thân xác của các bạn và thân xác của những người khác. Ước gì những cử chỉ, những cái nhìn của các bạn luôn phản ánh linh hồn của các bạn[34]. Trong Thông điệp Humanae Vitae của Đức Thánh Cha Phaolô VI, Ngài đã nhắc đến tuyệt đỉnh của hôn nhân chính là chương trình của Thiên Chúa. Đây không phải là một điều ngẫu nhiên, hay một sản phẩm tiến hoá của các sức mạnh tự nhiên vô ý thức, mà là ý định của Thiên Chúa. Ngài viết về phái tính như là chương trình tình yêu của Đấng Sáng Tạo: "Ý định Đấng Sáng Tạo: Bằng phương tiện của sự hiến trao bản thân lẫn cho nhau, vốn là chuyện nhất [!] đối với họ, vợ chồng hướng tới sự hiệp thông bản thể… nhằm hoàn thiện bản thân để cộng tác với Thiên Chúa vào việc sinh sản và giáo dục những mầm sống mới"[35]. Như vậy, phái tính là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người, để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài, nhưng nhiều người đã lợi dụng tự do phái tính để sống buông thả theo ý mình, không quan tâm đến những mầm sống mới, mà chỉ biết thỏa mãn tính dục.
1.2   Hậu quả của “tự do” phái tính
Những người mượn danh nghĩa tự do phái tính để sống buông thả sẽ tự chuốc lấy  án phạt dành cho họ ngay trên cõi đời này.
Nguyên tổ loài người sau khi phạm tội, mới bừng mắt, tỉnh ngộ và nhận ra thân phận của mình. Họ cảm thấy xấu hổ: “Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân (St 3,7). Thế rồi, dọc theo bề dày lịch sử, con người thay thế lá vả bằng đủ thứ lụa là, kim tuyến, dệt gấm thêu vàng để che mình.
Tự do phái tính dẫn đến tình trạng tuổi học trò sống thư, là nạn nhân tội ác nạo phá thai đáng báo động trên báo Tuổi Trẻ. Nếu tự do phái tính kéo dài, có thể để lại tai hại của nạo phá thai thật không lường được.
Như vậy, muốn được sống, thăng tiến và phát triển, loài người cần phải tuân theo quy luật mà Thiên Chúa đã an bài cho con người ngay từ khi tạo dựng.
1.3   Lợi ích của việc tôn trọng giới luật
Tôn trọng giới luật là sống đúng chương trình tình thương Thiên Chúa an bài cho con người. Thuở ban đầu của tạo dựng, hạnh phúc của gia đình đầu tiên đã bị Satan trá hình phá đổ. Từ khi phạm tội, tình yêu của họ không còn trong sáng: Ông đổ tội tại bà, bà thì đổ tội cho con rắn, cả hai ông bà cùng phải nhận án Thiên Chúa phạt (St.3,8-18).
Trong Cựu Ước, sách Lêvi đã dạy, người đàn bà bị coi là không sạch khi mới sinh con, vì có sự lai tạp: (Lv 12). Hơn nữa, sách Lêvi còn qui định trường hợp tình dục không sinh hoạt bình thường theo trật tự được nhìn nhận như bệnh lậu (15,1-15), hay xuất tinh không theo quy luật tự nhiên (15,16-17): “Truyền thống Tư tế muốn cảnh giác, là hành vi phái tính có vẻ xóa bỏ sự phân biệt giưã người nam và người nữ… muốn biến người đối tác thành chính mình, như thế là không tôn trọng trật tự của sự khác biệt. Chính việc tôn trọng sự khác biệt, sẽ bảo đảm trật tự xã hội”[36]. Ngoài ra sách Lêvi chương 18, 7-23, còn quy định rất nhiều điều: Bị cấm tất cả những hành vi gieo mầm sự hỗn độn vì nó phá hủy sự khác biệt phái tính. Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng là giới luật đề cao phái tính. Để rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo.
II.                        Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo
Hội Thánh Công Giáo luôn tôn trọng và bảo vệ sự sống. Giáo Luật 1983, điều 1398 dạy như sau: “Ai thi hành việc phá thai, và phá thai có kết quả, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết”. Các Đức Thánh Cha thường xuyên dạy dỗ, và cảnh cáo thái độ sống buông thả vi phạm điều luật này với mọi tầng lớp, nhất là giới trẻ.
 Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nơi quyền giảng dạy của Hội Thánh: qua các Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, dưới sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Rôma, người kế vị thánh Phêrô, và là Thủ lãnh hữu hình của Hội Thánh Công Giáo.
  2.1 Thánh Công Đồng Vaticanô II
Thánh Công Đồng Vatican II đã không do dự gọi việc phá thai là tội ác ghê tởm(xem Gaudium et Spes số 51). Khi bàn về hôn nhân gia đình, thánh Công Đồng đã so sánh tình yêu hôn nhân với tình yêu Thiên Chúa đối với con người. Nhất là tính bền vững, bất khả phân ly của Bí tích này. Công đồng viết:
          Cũng như xưa, Thiên Chúa đã nắm quyền khởi sáng nên giao ước tình yêu và chung thuỷ với dân Ngài, thì bây giờ cũng thế, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, là bạn của Giáo Hội, đến gặp gỡ hai vợ chồng Kitô hữu qua Bí tích Hôn Nhân. Ngài tiếp tục ở lại với họ để đôi bạn trao ban cho nhau, có thể yêu thương nhau bằng tình thương chung thuỷ bền vững, như chính Ngài đã yêu thương Giáo Hội và tự trao nộp vì Giáo Hội. Tính đích thực của tình yêu hôn nhân được thu hút vào tình yêu Thiên Chúa …Tình yêu ấy được phê chuẩn bởi sự tình[!] cầu nguyện cho nhau, và hơn tất cả, được thánh hiến bởi Bí tích của Chúa Kitô, luôn luôn trung thành, bất khả phân ly, vè thân xác cũng như tư tưởng, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, tình yêu ấy loại trừ mọi ngoại tình và ly dị [37].

Thánh Công Đồng chỉ rõ, tình yêu hôn nhân thật quan trọng vì nó được nối kết từ tình yêu Thiên Chúa. Hơn nữa, Thánh Công Đồng cũng đề cao mức độ trưởng thành của tình yêu bất khả phân ly. Nếu tình yêu chỉ vì tiền bạc, thì nó sẽ hết khi bị phá sản. Nếu tình yêu chỉ vì sắc đẹp, thì nó sẽ mất, vì sắc đẹp có ngày phải tàn phai. Nếu tình yêu chỉ là để hưởng thụ thì cũng sớm đến hồi kết thúc, vì người ta sẽ nhàm chán.
Trong Hiến chế Gaudium et Spes, số 5,8,47,51, Công Đồng Vatican II đã khẳng định những quyền lợi của gia đình và gạt bỏ những giải pháp đáng xấu hổ như phá thai, giết trẻ sơ sinh…. Các Nghị phụ công bố rõ quyền quyết định sinh con có trách nhiệm là quyền của chính cha mẹ trong gia đình:
 Trong bổn phận của họ phải thông truyền sự sống và phải là những nhà giáo dục, hai vợ chồng biết mình là cộng sự viên của tình yêu Thiên Chúa sáng tạo, và là những thông dịch viên của Ngài. Vậy họ sẽ chu toàn nhiệm vụ riêng của mình với đầy đủ tinh thần trách nhiệm con người và người Kitô hữu, trong niềm thuận thảo đối với Thiên Chúa, cùng đồng ý với nhau, cùng nỗ lực với nhau, họ sẽ phải có một phán đoán ngay thẳng: vừa xét đến lợi ích của mình, vừa xét đến lợi ích của con cái, của gia đình, xã hội và Giáo Hội. […] Chính những cặp vợ chồng này là người có thẩm quyền quyết lấy phán đoán này trước mặt Thiên Chúa [38].

Thánh Công đồng không chấp nhận bất cứ thế lực nào từ bên ngoài áp đặt lên gia đình vấn đề con cái, ngoài cha mẹ là người có quyền quyết định, và muốn làm cho sự hiệp thông của cộng đồng gia đình luôn bền chặt và sống động. 
Niềm tin và tha thứ cho nhau, là khí giới tốt nhất giúp các gia đình sống chung thủy. Ngược lại mất niềm tin và kính sợ Thiên Chúa là lý do tan vỡ. Sách Gióp dạy rằng: "Kính sợ Thiên Chúa là đầu mối sự khôn ngoan" (Gióp 28,28).
      2.2 Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo luôn nhắc nhở cho các tín hữu biết tự hào vì được tiếp tục công trình tạo dựng của Thiên Chúa, đồng thời cũng cần ý thức về trách nhiệm làm cha làm mẹ đối với con cái. Sách Giáo Lý dạy rằng: “Tình yêu vợ chồng, bởi bản tính hướng tới sự phong phú. Không phải từ bên ngoài mà đứa con đến cộng thêm vào tình yêu của vợ chồng. Nó nảy sinh từ ngay chính trung tâm việc họ dâng hiến cho nhau. Đứa con là hoa quả và sự thành tựu của việc dâng hiến ấy” (GL. số 2366). Như vậy, đứa con là hoa trái của tình yêu hôn nhân, đặc biệt là tình yêu Thiên Chúa, hiện diện trong tình yêu của cha mẹ. Hơn nữa, thành quả này đã được xếp đặt trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa. Sách Giáo Lý còn đề cập đến nghĩa vụ của nhà cầm quyền trong vấn đề tế nhị này: “Nhà Cầm Quyền có thể có những sáng kiến để hướng dẫn nhân khẩu học về dân số”(GL. số 2372). Sách Giáo Lý Công Giáo cũng làm nổi bật chiều kích cao nhất của ơn gọi trong bậc vợ chồng, sản sinh ra sự sống, là người cộng tác của Thiên Chúa, đồng thời cũng đề cập đến trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ sự sống: “Quyền bất khả di nhượng về sự sống của mỗi cá thể con người vô tội biểu thị một yếu tố cấu thành của xã hội dân sự và luật pháp. Tầm quan trọng của đạo đức là đặt những giới hạn rõ rệt cho sự can thiệp của Nhà nước và cộng đồng quốc tế”(GL. số 2273).  Không ai được phép tước đoạt quyền của vợ chồng các trách nhiệm sơ đẳng và không thể di nhượng của họ. Chúng ta bảo vệ sự sống là bảo vệ xã hội, bảo vệ luật pháp. Sách Giáo Lý viết: “Quyền bất khả di nhượng của mỗi cá thể con người vô tội biểu thị một yếu tố cấu thành xã hội dân sự và của luật pháp” (GL. số 2273).
 Thiên Chúa là chủ sự sống. Là con người, không ai có quyền trên sự sống. Vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu để thấy rõ nguyên tắc của Đức tin và luân lý Kitô giáo qua giáo huấn của các Đức Thánh Cha, đặc biệt là qua thánh Công Đồng Vaticanô II.
2.3  Giáo huấn của các Đức Thánh Cha
Tiếp nối con đường mà Đức Kitô đã đến trần gian để chỉ cho con người tìm về Ơn cứu độ, các Đức Thánh Cha trong Giáo Hội luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ sự sống. Trong thông điệp Mater et Magistra, (Thông điệp Mẹ và Thầy, ngày 15 tháng 05 năm 1961), Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã cảnh báo về vấn đề lương thực và dân số sao cho hợp với luân thường đạo lý. Ngài viết: “Người ta không được đối đầu với vấn đề này, không được giải quyết các khó khăn này bằng cách dựa vào những phương tiện bất xứng với con người, vì chúng xuất phát từ một quan niệm rõ ràng duy vật về con người và về sự sống[39].
Để giới trẻ thoát cảnh nô lệ cho tính dục, tránh cuộc sống sa đoạ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dạy: “Đừng để cho các bạn bị lôi cuốn bởi sự bùng nổ giới tính đang hủy hoại tình yêu đích thực của con người và làm tan rã các gia đình. [...] Ước gì các thiếu nữ cố gắng tìm ra chủ quyền đích thực, sự thể hiện đích xác cuộc sống, nhất là người phụ nữ với tư cách là một nhân vị, là thành phần của gia đình và xã hội[40].
Đức Thánh Cha Phaolô VI, trong bài diễn từ lịch sử đọc trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm 1965, Ngài đã lên tiếng bênh vực quyền lợi các gia đình và kịch liệt lên án tội huỷ diệt mạng sống con người: "Công tác của quý ngài là làm sao lo cho có đủ cơm bánh tại bàn ăn của nhân loại, chứ không phải tán thành một sự kiểm soát giả tạo việc sinh sản, hòng làm giảm số người ăn tại bữa tiệc của sự sống, bởi vì đó là một việc làm phi lý"[41].
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp Tiến về Ngàn Năm Thứ Ba,Ngài đã nêu bật ý nghĩa và giá trị của hôn nhân. Ngài thông cảm hoàn cảnh sống của các gia đình Công Giáo trong một xã hội tục hoá, nhất là tình trạng thiếu thốn về mọi mặt: “Trước hết, tôi kêu gọi lương tâm và trách nhiệm bản thân anh chị em, hỡi anh chị em đã kết hôn. Chính theo lương tâm và trước mặt Thiên Chúa, mà anh chị em phải quyết định về số con của mình. Với tư cách là vợ chồng, anh chị em được mời gọi thực thi một tình phụ mẫu  có trách nhiệm[42]. Vì hoàn cảnh thời cuộc hôm nay, con người đang mất đi ý thức về đạo đức. Những nguyên tắc luân lý nền tảng đang bị xoá nhoà, làm cho tình yêu chung thủy vợ chồng lung lay. Đức Thánh Cha viết: “Người nam và người nữ bị biến đổi thành những đồ vật, và người ta thu hẹp nội dung bao la của tình yêu lại để chỉ còn lại là một sự thụ hưởng… dù có được sự chia sẻ bởi đôi bên, cũng chỉ là sự ích kỷ tự bản chất. Cuối cùng thì đứa trẻ, hoa quả và hiện thân của tình yêu trở thành phiền hà vướng vít[43].
Đức Thánh Cha phản đối thái độ sống vô trách nhiệm, thiếu nhân bản như một con sâu độc đang tiêm chích nọc độc vào các gia đình, tước đoạt khỏi tình yêu cái nội dung nhân bản sâu sắc mà Thiên Chúa đã khắc sâu vào tình yêu hôn nhân để phản ánh tình yêu Thiên Chúa.: “Với tư cách là vợ chồng, anh chị em được mời gọi thực thi một tình phụ mẫu có trách nhiệm. Điều ấy ám chỉ kế hoạch hoá gia đình phải tôn trọng những quy luật đạo đức[44].
Đức Thánh Cha cảm thông những gánh nặng gia đình, nhất là những gian lao vất vả người phụ nữ phải chịu đựng vì nhiệm vụ cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo dựng con người. Ngài kêu gọi mọi người chung tay góp phần giải phóng phụ nữ, để họ khôn ngoan thoát khỏi cạm bẫy rình rập và có thể chu toàn nhiệm vụ cao cả mà Thiên Chúa đã trao phó: “Phải cương quyết đẩy lùi tất cả những hình thức bạo lực và tước đoạt đang biến người phụ nữ thành một món hàng, và chà đạp phẩm giá của họ… coi người phụ nữ như một món đồ chơi, hay chỉ là công cụ sinh đẻ”[45]. Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người cộng tác, góp những sáng kiến, kinh nghiệm quý báu chống lại những thứ đàn ông thất trách, góp phần giải phóng phụ nữ: “Chống lại cái văn hoá bức hiếp đó, chúng ta có bổn phận phải vận dụng những sáng kiến chính đáng, xúc tiến sự giải phóng đích thực cho người phụ nữ[46].
Đức hồng y Joseph Ratzinger, khi còn làm việc tại Thánh bộ Đức Tin, đã lên án phá thai kịch liệt. Trong tác phẩm: Muối Cho Đời, Ngài viết: “Giáo Hội sẽ tiếp tục phản đối mạnh mẽ tất cả những biện pháp: “Khuyến khích phá thai, tuyệt sản và ngừa thai nữa”. Những biện pháp như thế làm tổn thương phẩm giá con người với tư cách là hình ảnh Thiên Chúa, và cũng ngầm phá hoại nền tảng của xã hội[47]. Trong tác phẩm này, Ngài cũng giải thích tính chất khác nhau giữa án tử hình và việc phá thai. Người lãnh án tử hình bị chết, vì họ là phạm nhân gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Ngày nay người ta vẫn yêu cầu loại bỏ án tử hình. Ngược lại, thai nhi là những đứa trẻ vô tội thực sự, lại bị coi là đe dọa cuộc sống con người, bị tàn sát thật oan uổng. Ngài viết: “Đúng là nhiều người xem đứa trẻ không được sinh ra như một kẻ xâm lược bất công, giới hạn không gian sống của tôi, buộc tôi chấp nhận nó trong cuộc sống của tôi, và tôi phải triệt hạ nó như một kẻ xâm lăng.[…] Đứa trẻ không còn được coi như một thọ tạo của Thiên Chúa”[48].
Đức Thánh Cha Bênêdic XVI, trong buổi tiếp kiến Hàn Lâm Viện Toà Thánh về sự sống, họp tại Vatican, từ ngày 23 đến 24 tháng 2 năm 2007, Ngài đã mạnh mẽ tái bênh vực quyền sống trước các cuộc tấn kích đang bùng nổ khắp nơi. Tình trạng chống lại quyền sống ngày càng gia tăng và bành trướng, với những hình thức mới tại châu Mỹ La-tinh và nơi các nước đang phát triển, bằng những sức ép thúc đẩy luật pháp cho phá thai, và nhiều hình thức viện cớ bảo vệ sức khoẻ sinh sản. Đức Thánh Cha đã kêu gọi giúp các tín hữu huấn luyện lương tâm chân chính dựa trên sự thật: “Cần phải tái giáo dục về ước muốn nhận biết sự thật chân chính, bênh vực lựa chọn của mình, trước thái độ tập thể và những lời nịnh hót tuyên truyền, để say mê vẻ đẹp luân lý và sự trong sáng của lương tâm. […] Đó cũng là trách vụ của cộng đoàn Kitô với các tín hữu của mình [49]. Trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha cũng tố giác hiện tượng chọn giống người tốt, ở các nước phát triển cao, dẫn đến huỷ diệt những con người không được lựa chọn. Như vậy người ta đã biến nhân vị người thành món đồ tuỳ ý lựa chọn. Đức Thánh Cha kêu gọi, cần làm cho lương tâm con người hiểu được rằng, phải dựa trên sự thật, nghĩa là nhìn nhận giá trị đích thật của các hành động, và giá trị các tiêu chuẩn phán đoán, để phân biệt thiện ác trong bối cảnh xã hội đa văn hóa như ngày nay[50].
Để có được lựa chọn cơ bản với lương tâm chân chính, chúng ta cùng tìm hiểu những điều chân lý mà Giáo Hội buộc phải tin như một chân lý được mạc khải chính thức, trong Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.   
III.                      Phá thai phá vỡ hạnh phúc gia đình và thất trách với xã hội
Tội ác phá thai là một tai họa, vì nó không chỉ phá vỡ hạnh phúc gia đình, mà còn phá hủy sự sống còn của xã hội con người, ảnh hưởng đến phát triển nhân loại.
Nguyên tắc nền tảng vợ chồng bất khả phân ly của luật Thiên Chúa, mối liên kết giữa hai ý nghĩa hành vi vợ chồng: sự kết hợp và sinh sản, người ta không thể được tự động phá hủy mối liên kết ấy theo sáng kiến riêng của con người, vì nó phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến thăng tiến xã hội. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa dạy: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất” (St 1,28). Đây chính là lời mời gọi con người tham gia chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Việc truyền sinh thể hiện một hiệp thông trong tình yêu, vì từ tình yêu này, thoát thai sự sống mới phong nhiêu dư tràn, nối tiếp chương trình tạo dựng của Thiên Chúa. Tình yêu và sự phong nhiêu là dấu chỉ, hình ảnh nhân loại và quyền năng tác sinh của Thiên Chúa. Vì thế, ơn gọi của tình yêu hôn nhân là sự hiệp thông tình yêu được thể hiện qua việc sinh sản và nuôi dạy các mầm sống mới của Thiên Chúa, củng cố tình yêu hôn nhân, góp phần xây dựng thế giới, tương lai của nhân loại. Qua đó, chúng ta thấy phá thai là phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tương lai của xã hội.
Vì lợi ích của đôi vợ chồng, của con cái và của xã hội, nên mối liên kết này không thể phụ thuộc vào những quyết định của bất cứ ai.
Trong Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Lo việc xã hội), năm 1987, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết: “Không thể phủ nhận có vấn đề dân số, nhất là tại phía nam của hành tinh chúng ta, một vấn đề có thể gây khó khăn cho sự phát triển. Nhưng ở phía Bắc thì ngược lại, điều đáng lo ngại ở đây là sự giảm sút về sinh suất, hậu quả là sự lão hóa của dân chúng, không có khả năng tự đổi mới về sinh học[51]. Như vậy, hủy diệt thai nhi làm lão hóa dân chúng, gây cho các quốc gia những gánh nặng và làm chậm phát triển cho xã hội loài người. Vì thế, phá thai phá vỡ hạnh phúc gia đình và thất trách với xã hội.
     3.1 Các gia đình tan vỡ
Nguyên Thái Vũ, dịch và tổng hợp báo EPHATA đã thống kê tai hại của nạo thai đã để lại cho đôi vợ chồng những tấm bi kịch thê thảm như: Tử cung bị thủng; Viêm phúc mạc; nhất là tăng nguy cơ vô sinh… Về mặt tinh thần có rất nhiều vấn đề, nhưng lý do làm cho gia đình tan vỡ đó là: Không còn khả năng tự tha thứ; cảm giác mất tính người, bị lợi dụng; ác mộng; có khuynh hướng ngược đãi con cái…[52].
Trong bức Thông điệp Humanae Vitae của Đức Thánh Cha Phaolô VI, Ngài đã nhắc đến tuyệt đỉnh của hôn nhân là tình yêu, là ý định của Thiên Chúa, để duy trì và gìn giữ các gia đình tránh sự tan vỡ. Ngài viết: "Đó là một định chế khôn ngoan của Đấng Sáng Tạo, để thực hiện nơi nhân loại ý định tình yêu của Ngài. Bằng phương tiện của sự hiến trao…vợ chồng hướng tới sự hiệp thông bản thể của họ để hoàn thiện bản thân, cộng tác với Thiên Chúa vào việc sinh sản và giáo dục những mầm sống mới"[53].
Thiên Chúa đã muốn các mầm sống mới, các nhân vị của Ngài được chăm sóc, dậy dỗ để trưởng thành về mọi mặt thể xác và tâm linh, Ngài đã thiết lập Bí Tích Hôn Nhân và chúc lành cho các gia đình để họ có đầy đủ những ơn cần thiết mà chu toàn nhiệm vụ của gánh nặng gia đình. Nhưng, nhìn vào cộng đồng nhân loại, chúng ta thấy có biết bao nhiêu gia đình tan vỡ, đã để lại những nhức nhối, đau thương cho cộng đồng, nhất là bầy trẻ cô đơn không cha, không mẹ. Như vậy, phá thai, phá vỡ hạnh phúc gia đình, gieo tai họa cho bao con người và xã hội.
Thật vậy, nếu tội ác phá thai hiện nay không kịp thời chặn đứng, thì các thế hệ mai sau sẽ phải gánh chịu một tai họa khủng khiếp.
 3.2 Mất khả năng sinh con
Nguyên Thái Vũ, dịch và tổng hợp báo EPHATA đã thống kê những hậu quả ghê gớm của nạo phá thai, nó làm cho bao người không thể sinh con, rồi một lúc nào đó, cả thế hệ hết khả năng sinh con. Chúng ta cùng nhìn lại những tai hại của tội ác này:
A/ Tai hại về thể lý:
1.      Tăng nguy cơ vô sinh.
2.      Tăng nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung, thai chết non.
3.      Rối loạn kinh nguyệt.
4.      Xuất huyết, nhiễm trùng, sốc.
5.      Hôn mê.
6.      Tử cung bị thủng.
7.      Viêm phúc mạc.
8.      Chảy máu vón cục.
9.      Sốt và toát mồ hôi lạnh.
10. Đau dữ dội.
11. Tổn thất ở các cơ quan khác.
12. Mất ngủ, mất cảm giác thèm ăn, sụt cân, kiệt sức.
13. Tạo phản xạ nuốt liên tục.
14. Lo âu, suy giảm khả năng làm việc.
15. Luôn có cảm giác nôn ói.
16. Rối loạn tiêu hóa, dạ dày và ruột.
17. Lãnh cảm.
B/ Tai hại về tinh thần:
1.      Mặc cảm tội lỗi.
2.      Khuynh hướng tự tử.
3.      Cảm giác mất mát, tang tóc.
4.      Cảm giác buồn sầu, thương tiếc, hối hận.
5.      Mất tự tin.
6.      Giảm sự tôn trọng bản thân.
7.      Nóng giận.
8.      Tâm lý tuyệt vọng.
9.      Mất tự chủ.
10. Sói mòn bản năng làm mẹ.
11. Căm thù bất cứ ai liên hệ đến phá thai.
12. Ý muốn kết thúc quan hệ.
13. Mất ham muốn tình dục cho phép.
14. Không còn khả năng tự tha thứ.
15. Cảm giác mất tính người, bị lợi dụng.
16. Ác mộng.
17. Có khuynh hướng ngược đãi con cái.[54]

Nói đến tai hại của việc phá thai thì không thể kể cho hết được, nhưng bài học lớn nhất cho những người phá thai bừa bãi là dẫn đến vô sinh, nhất là đem lại cho họ món nợ đời tiền kiếp vì tội giết người không thể phai được trong lòng họ. Một người đã từng phá thai phàn nàn: “Bác sĩ đã không cho tôi biết về hậu quả, sự nhiễm trùng…Và ông ta cũng đã chẳng nói về khả năng phải cắt bỏ tử cung điều mà tôi đã phải làm 8 tháng sau đó. Chắng có ai cho tôi biết tôi sẽ phải sống với quyết định này trong toàn bộ thời gian còn lại của cuộc đời. Đã nhiều năm nỗi đau vẫn còn tiếp diễn”[55]. Thật vậy, nỗi đau không bao giờ có thể sinh con nữa và nỗi đau âm ỉ và tội ác giết con kéo dài suốt cuộc đời. Vì tội ác phá thai, người mẹ này không bao giờ được thực hành thiên chức làm mẹ, cả đời bị ám ảnh bàn tay đã giết con, còn gì đau hơn? Theo Website bệnh viện Từ Dũ, hơn 60% phụ nữ vô sinh là do đã phá thai trước đó. Phụ nữ có nạo phá thai nguy cơ vô sinh cao gấp 2,5 lần so với không phá thai. Cũng trên Website này viết: “Năm 2005 có 13 ca phá thai bị vô sinh vì thủng tử cung, do hút thai: 7 ca; gắp thai to: 3 ca; nạo sinh thiết: 1 ca;  đặt vòng: 2 ca[56].
Tai họa của phá thai là như thế, điều dáng quan tâm về nguồn gốc của nó chính là thói sa đà, mất tính người, mất ý thức về tội của con người hôm nay.
     3.3 Con người đánh mất ý thức về tội lỗi                                                                       
Con người ngày nay phần lớn mất ý thức về tội lỗi, phá thai, giết người mà chẳng biết gớm tay, cha mẹ giết con, mà chỉ là “chuyện nhỏ”, không cần xét đến luân thường đạo lý? Họ từ chối Thiên Chúa và một tương lai trường cửu; cắt đứt mối liên hệ của hành vi hiện tại với phần phúc đời đời, thì thực sự, mạng sống con người cũng chỉ là vật thể, mong manh, mỏng dòn, và cuối cùng làm cho vỡ tan rồi phân huỷ, đâu còn gì để mà nói. Hơn nữa, nhiều khi như vậy lại là một cách giải thoát, đánh lừa lương tâm, không còn phải đấu tranh mệt mỏi, không còn phải cay cực buồn sầu. Như thế, ngay với chính bản thân, sự sống còn không phải là một vấn đề tuyệt đối nghiêm trọng thì người ta dửng dưng với những vấn đề liên quan đến sự sống chung quanh là điều dễ hiểu. Nhiều người phá thai đang phạm những tội ác tày trời mà cứ nhởn nhơ không nhận ra tội ác của mình.
Giáo lý Công giáo số 44 nói: “Tự bản tính và ơn gọi, con người là một hữu thể tôn giáo, phát sinh từ Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa. Con người chỉ đạt được cuộc sống nhân bản đầy đủ khi tự do liên kết với Thiên Chúa”.
IV.         Trách nhiệm trước Thiên Chúa
Mỗi lần nạo phá thai là mỗi lần giết người, là vi phạm trắng trợn một tội ác. Mỗi người nạo phá thai là cơ hội gây dip tội cho bao người mắc phải, xúc phạm sự sống là xúc phạm đến Thiên Chúa, mắc vạ tiền kết, vì tội hủy diệt con ngừơi.
     4.1 Tội ác chống lại con người
Người phá thai không biết họ có nghĩ rằng họ đang giết người, vi phạm sự sống là xúc phạm đến Thiên Chúa, hơn nữa, người bị họ giết đó lại chính là con của lòng họ.
 Nếu ai giết một người nào đó sẽ bị pháp luật trừng trị, đó là chính đáng. Nếu ai thường xuyên giết người, là tội ác nguy hiểm cần phải được xét xử. Thế mà có những người còn trẻ, mới ngoài hai chục tuổi đầu, đã tiêu diệt hàng chục tính mạng con người, người đó man rợ biết bao?
Tòa án La-Hay trừng trị những ai vi phạm quyền con người; nhưng chưa thấy tòa án nào trị tội những phạm nhân giết thai nhi vô tội!
Giết người đã là tội ác rồi, thế mà ngày nay người ta còn ăn thịt người: làm lẩu thai hay thai quay là một chuyện xỉ nhục tày trời, hủy hoại thân xác con người, vi phạm sự sống và nhất là quyền con người.
Đây là tội ác chống lại loài người, mà mọi người có lương tri đều lên án.
Tuy nhiên, nhiều người vi phạm tội ác này chưa bị đem ra xét xử để trị tội trước pháp luật, nhưng chắc chắn họ đã bị tòa án lương tâm xét xử và trừng trị. 
  4.2 Tội ác vi phạm luân lý
Luân thường đạo lý là mệnh lệnh của Trời giúp nhân loại sống với nhau cho ra người thực sự. Khi con người không giữ đạo tự nhiên, là cách thức mà chính Thiên Chúa đã phú bẩm trong thâm sâu nơi cung lòng mỗi người, thì người ta nói là người đó sống vô luân.
Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã viết trong tác phẩm Muối Cho Đời về phá thai như sau: “Người ta không bao giờ có thể ấn định một cách trừu tượng về lỗi lầm mà mỗi người phải mang trách nhiệm. Nhưng hành động tự nó, bất kể ai là người chịu trách nhiệm, cũng có thể là áp lực của người khác, trong cơ bản là: Để giải quyết một tình huống xung đột, một con người đã bị giết [57]. Đây là tội ác tày trời, vi phạm luân lý, xúc phạm đến phẩm giá con người, chống lại Thiên Chúa.
     4.3 Tội chống lại Thiên Chúa
Thiên Chúa là Đấng ban sự sống cho con người, người phá thai cướp mất sự sống của thai nhi, như vậy họ xúc phạm đến Thiên Chúa, cướp quyền, chống lại là Đấng đang cầm quyền sự sống của chính họ.
Giáo lý Hội Thánh Công Giáo số 1703 viết: “Được phú cho một linh hồn thiêng liêng và bất tử, con người là tạo vật duy nhất trên trái đất mà Thiên Chúa muốn dựng nên vì chính con người đó. Ngay từ lúc được thụ thai, con người đã được Thiên Chúa tiền định hưởng phúc vĩnh cửu.”
Con người không phải là một nhân loại chung chung nhưng là mỗi một cá nhân, được “gọi tên khi chưa có sao trời” và được “khắc ghi trong bàn tay của Thiên Chúa”; được đặt để vào trong thế gian như một kỳ vọng với một vị trí và một sứ mệnh bất khả thay thế. Cho dẫu cá nhân có lướt qua không gian và thời gian như một vệt mờ, nhiều khi cũng chẳng lưu lại dấu tích gì, thì cũng không bao giờ có được người thứ hai hoàn toàn giống y như thế. Cá nhân là độc nhất vô nhị.
Điển ngữ thần học Thánh Kinh (cuốn 4 trang 297) viết: “Ngay từ Cựu ước, dựa vào sự yếu đuối và sự bất toàn bẩm sinh, trẻ nhỏ được xem như một người được Thiên Chúa ưu đãi. Chính Chúa là Đấng bảo trợ kẻ côi cút và sẽ trả thù ai phạm đến các quyền lợi của nó” (Xh 22,21tt; Tv 68,6).
Giáo Hội lên án mạnh mẽ tất cả những ai, những tổ chức cho phép và cổ vũ việc phá thai. Giáo Hội coi đó là hành vi xúc phạm đến sự sống, xúc phạm đến Thiên Chúa là nguồn sống và là tác giả của sự sống.
V.           Vi phạm quyền con người
Giáo Hội kiên quyết đứng về phía bênh vực sự sống, đặt biệt là quyền sống và quyền được sinh ra của những thai nhi, chính là quyền con người.
Ngày nay nhiều người vẫn bước đi, ngang qua những bất hạnh, ngang qua những u buồn và đau khổ, bất công và tội ác… miễn là không chạm đến chính mình. Bởi đó, những mầm sống, những mảnh đời non nớt bị loại bỏ, bị đày đoạ ở khắp nơi trên thế giới trở thành “chuyện nhỏ”. Cũng như những mẩu tin động đất ở Philippin hay đánh bom liều chết giết người ở Iraq, không còn khả năng réo gọi,  gây đau nhức trên công luận hay trong lương tâm nhân loại. Người ta thản nhiên vi phạm quyền con người, nhất là quyền sống của trẻ em mà không hề nghĩ ngợi.
       5.1 Quyền được sống của trẻ em
Quyền trước tiên và căn bản nhất là thai nhi đó phải được sống và sinh ra. “Mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống và được bảo đảm đến mức tối đa sự sống còn và phát triển của mình” (Điều 6, “Công ước quyền trẻ em”).
            Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo còn đưa ra một khẳng định mạnh mẽ hơn: “Quyền được sống là quyền bất khả nhượng của mọi người vô tội. Đây là một yếu tố nền tảng của xã hội dân sự và pháp luật” (GL. số 2273). Sự sống thuộc về Thiên Chúa, Ngài ban cho con người sự sống và chỉ mình Ngài mới có quyền thu hồi.
Đề cập đến quyền này, người ta đưa ra vấn nạn: Thai nhi dị tật, khiếm khuyết có quyền được sống không? Những người theo thuyết ưu sinh cho rằng những hữu thể bất toàn, yếu đuối không có ích cho xã hội và do đó không có quyền tồn tại. Do sự khiếm khuyết của bản thân, những trẻ em đó sau này khó có khả năng thích ứng với cuộc sống và không có cơ may sống hạnh phúc, thậm chí đau khổ suốt đời, nên tốt hơn là đừng cho sinh ra.
Một thực tế là những đứa trẻ tật nguyền vẫn có hạnh phúc và có khả năng đem lại hạnh phúc cho người khác nếu như nó được yêu thương, bởi vì hạnh phúc không hoàn toàn tuỳ thuộc vào tình trạng thể lý của con người. Nếu chúng ta hỏi ý kiến em đó, chắc chắn em sẽ trả lời là muốn được sống và muốn được sinh ra. Báo chí vẫn thường đăng tải những tin vui các em dị tật làm được những điều kỳ diệu, vượt lên số phận như: cụt hai tay, chân què vẫn sử dụng vi tính, lái xe, vẫn làm việc… Như thế nhân danh công lợi để quyết định sự sống của các em là võ đoán, là xúc phạm đến quyền sống trẻ em, là tội ác. Vấn đề sự sống con người không xét trên tiêu chuẩn lợi hay không lợi bởi nó thuộc bình diện thiêng liêng, vượt khỏi quyền hành của con người. Sự sống đến từ Thiên Chúa, Ngài tạo nên nó và có toàn quyền trên nó. Sự sống con người dầu có yếu ớt và đau khổ vẫn luôn là một hồng ân tuyệt vời của Thiên Chúa ban tặng.
Chúng ta sinh ra là người, nhưng tính người là một tiến trình rèn luyện, đào tạo để làm cho thêm phong phú. Tiến trình làm người, làm cho tính người ngày một tăng, một dồi dào hơn, khởi đi từ lúc thụ thai và chỉ kết thúc khi nằm xuống. Vì thế, bảo vệ và chăm sóc thai nhi là quyền lợi và nghĩa vụ của các cha mẹ.
       5.2 Quyền được bảo vệ và chăm sóc
Thai nhi là một nhân vị, vì thế phải được quyền bảo vệ và chăm sóc.  Quyền này càng phải được tôn trọng vì sự yếu đuối mỏng manh của những sinh linh bé nhỏ không có khả năng tự bảo vệ này.
Có thể nói, thai nhi thở khí người mẹ thở, ăn thức ăn của người mẹ ăn và sống tâm tư người mẹ đang sống. Ngay từ giai đoạn mang thai, người mẹ chẳng những ấn định cấu trúc cơ thể của con mình, nhưng một cách gián tiếp, còn ấn định toàn thể nhân tính cho con nữa. Như thế, người mẹ cần lưu ý đến những khía cạnh này để thai nhi được chăm sóc chu đáo và phát triển tốt. Bên cạnh đó, người cha cần quan tâm tạo điều kiện cho vợ và cùng với vợ lo cho con. Ngày nay người ta còn đề cập tới vấn đề “thai giáo” nghĩa là giáo dục trẻ em ngay trong bào thai.
Tính chất thánh thiêng nơi sự sống phát sinh tính bất khả xâm phạm của nó, được ghi khắc ngay từ buổi sơ khai trong lòng con người. Vì thế, hoa trái của việc sinh sản đòi phải được tôn trọng vô điều kiện ngay từ giây phút hiện hữu đầu tiên. Không những thế, nó còn có quyền được chăm sóc, giáo dục để triển nở nhân cách và hoàn thành sứ mạng của nó giữa cuộc đời trần thế này. Nhờ đó, khi bước vào hành trình cuộc đời, các em mới có thể thực hành những kiến thức đã được trau dồi để cuộc sống được tiến triển mỹ mãn.
       5.3 Quyền được học hành và trưởng thành
Không đâu người ta tìm được hạnh phúc bằng ở trong gia đình. Trẻ em cũng vậy các em phải được quyền sống trong mái ấm gia đình, như cha ông ta thường nói rằng mái ấm gia đình là chổ dựa vững chắc, là trường học đầu tiên khi trẻ bước vào đời. Trẻ em cần được sinh ra và lớn lên trong một gia đình đầy ắp yêu thương, hiệp thông giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong nhà, bà con thân thuộc và mọi thành phần trong gia đình.
Qua tình yêu, kính trọng và vâng lời cha mẹ, con cái đem lại phần đóng góp đặc biệt và không thể thay thế được của chúng cho việc xây dựng một gia đình thật sự nhân bản Kitô giáo. Các em học được từ mái ấm gia đình tinh thần hi sinh cho nhau, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau, gìn giữ và kiện toàn sự hiệp thông. Trong gia đình, mọi người biết quảng đại, mau mắn mở lòng ra để thông cảm, bao dung, tha thứ cho nhau và hoà giải với nhau. Có được đời sống nhân bản và trưởng thành từ gia đình là thành công bước đầu của nhân vị mới trong xã hội.
Tóm kết
Phái tính là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người cùng với trách nhiệm tiếp tục công trình tạo dựng của Ngài. Nhưng ngày nay, nhiều người đã lạm dụng phái tính, và coi nó như một đồ vật để chơi bời, hưởng thụ, trái với chương trình từ ngàn đời của Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa ban cho con người không chỉ là bản năng, mà là một lựa chọn có ý thức đầy đủ. Tự do phái tính không phải là tự do sống buông thả, mà nhiều người đã mượn danh để lợi dụng tự do phái tính theo nghĩa ích kỷ của mình. Dựa vào tự do phái tính, nhiều người đã sống vô kỷ luật, không tiếp tục chương trình tạo dựng mà đã tự ý hủy diệt sự sống.
Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo luôn đề cập đến trách nhiệm của cha mẹ trong việc truyền sinh, và phát triển giống nòi. Công đồng Vaticanô II đã tái khẳng định quyền lợi của gia đình, và gạt bỏ những phương pháp đáng xấu hổ như phá thai (Gaudium et Spes số 5,8,47,51). Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo nhắc nhở con người phải tự hào vì được tham dự vào chương trình tạo dựng, đồng thời ý thức trách nhiệm của cha mẹ với con cái. Các Đức Thánh Cha đề lên tiếng phản đối thái độ phi đạo đức của xã hội hôm nay, là kiểm soát dân số cách giả tạo bằng cách hủy diệt mạng sống con người, là điều phi lý. Đặc biệt, các Đức Thánh Cha đều cảm thông với gánh nặng gia đình, lên án bạo lực gia đình, kêu gọi mọi người góp phần giải phóng phụ nữ.
Trong bối cảnh xã hội đa văn hóa như ngày nay, hiện tượng chọn giống người tốt ở một số quốc gia phát triển, hủy diệt những thai nhi bị đao hay dị tật là một việc quái gở, coi thường mạng sống con người, mà Đức Bênêđictô XVI đang kịch liệt lên án.
Hội Thánh Công Giáo quyết tâm bảo vệ sự sống, lên án tình trạng phá thai, nhưng nhiều người không quan tâm, hiện tượng này đã làm cho nhiều gia đình tan vỡ. Phá thai đã làm cho rất nhiều người mẹ non trẻ trở nên vô sinh, nhiều người tử vong, vì quá lạm dụng thuốc tránh thai, đã gây ung thư mà vô phương cứu chữa.
Mỗi lần phá thai là giết một con người, đồng thời gây nên dịp tội cho bao người  vì có liên quan đến phá thai, vì phá thai là tội ác chống lại con người, vi phạm luân thường đạo lý, và nhất là xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng làm chủ sự sống.
Mỗi con người đều có quyền được sống, được  chăm sóc, bảo vệ, quyền được học hành và trưởng thành. Người phá thai đã cướp mất quyền đó của các thai là những con người “thấp mũi, bé miệng”, không đủ sức tự vệ. Thiên Chúa là Đấng bênh vực kẻ khốn cùng, Ngài sẽ trừng trị thay cho những con người không có tiếng nói, không có quyền lực.
Hậu quả của phá thai đang làm đảo điên con người, làm rung chuyển xã hội, làm thoái hóa nhân loại. Người có chút lương tri không thể ngồi nhìn mà phải ra tay tìm cách khắc phục và giải gỡ.
Mạng sống con người là một thực tại thánh thiêng, bất khả xâm phạm. Để góp phần bảo vệ sự sống, chúng ta phải tìm nguồn gốc và tiêu diệt tận căn mầm mống của tội ác.
Đặc biệt, các vị mục tử và các nhà giáo dục, cần chăm lo giáo dục đức tin, giới tính, và nhất là lo mục vụ hôn nhân gia đình.



Chương Ba
NHỮNG PHƯƠNG CÁCH KHẮC PHỤC

Dẫn Nhập
Trong các cuộc chiến tranh, đặc biệt là đại chiến thế giới, phe nào cũng muốn dành phần thắng về phía mình. Muốn chiến thắng, người ta thường tìm cho bằng được điểm yếu của đối thủ để tấn công. Hơn nữa, người ta thường tìm tòi nghiên cứu cho bằng được loại vũ khí nào mà đối phương không thể chống cự nổi. Như vậy cuộc chiến sẽ chắc giành phần thắng.
Trong cuộc chiến với tình trạng phá thai hôm nay, muốn giành phần thắng, chúng ta cũng phải tìm ra điểm yếu của đối phương: nguồn gôc sinh ra tệ nạn này; và loại “vũ khí”nào có thể chiến thắng được “kẻ thù”?  Khắc phục tình trạng phá thai là một công việc quan trọng, mà chúng ta phải phối hợp khắc phục bền bỉ, lâu dài.
Như chúng ta biết, lòng đạo đức là đầu mối sự khôn ngoan. Vì thế, việc giáo dục đức tin, giáo dục giới tính cho giới trẻ, và giáo dục cho con người hôm nay biết ý thức về tội ác, luôn nói không với sự dữ, sự ác.
Đặc biệt, ngày nay, tình trạng ly dị nhiều, gây nên biết bao gia đình tan vỡ, kéo theo đàn trẻ thơ nheo nhóc mồ côi, nhiều em đang trở thành băng đảng trộm cướp, gây nên nhiều tệ nạn cho xã hội. Vì thế mục vụ hôn nhân gia đình lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết. Các mục tử, các nhà giáo dục cần lo cho các đôi bạn trẻ, luôn biết kính sợ Thiên Chúa, trung thành yêu thương nhau. Là con người ai cũng có điều sai lỗi, luôn biết lấy tình thương mà sửa chữa cho nhau.
Nhiệm vụ Truyền Giáo không chỉ kêu gọi chúng ta đem Lời Chúa đến cho những con người chưa biết Thiên Chúa, mà còn cho các con cái trong Hội Thánh biết trung thành với niềm tin, tuân giữ giới luật Thiên Chúa giữa một cuộc đời đầy cám dỗ đầy cạm bẫy và đầy tội ác như hôm nay.



I.     Ánh sáng Chân lý
Qua ánh sáng Chân lý Đức tin soi dẫn, mẹ Giáo Hội giúp chúng ta càng thêm xác tín nguồn gốc của sự sống là thiêng liêng và bản thân sự sống là vô giá.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết: “Mạng sống con người không thể được xem như một đối tượng mà người ta muốn tuỳ ý sử dụng, nhưng như một thực tại thánh thiêng nhất và bất khả xâm phạm nhất, hiện diện trên sân khấu thế giới [58]
 Chưa bao giờ mạng sống con người bị coi rẻ như ngày nay, Thiên Chúa vẫn luôn dùng các phương thế để răn đe, dạy dỗ con người. Thiên Chúa ban cho con người quyền tự do để mọi người sống đúng nhân phẩm trong phái tính của mình, tôn trọng lề luật Thiên Chúa, cho con người được sống và sống dồi dào.
Đặc tính của ơn gọi hôn nhân gia đình là: tính dục, tình yêu và sự sống. Tình yêu tác sinh sự sống, sự sống là hoa trái của tình yêu. Tiêu diệt sự sống là tiêu diệt tình yêu, tiêu diệt tình yêu là tiêu diệt chính mình. Ngày nay, giới  trẻ đang có nguy cơ tôn thờ tính dục cách mù quáng. Họ đến với nhau bằng tình yêu hưởng thụ, ích kỷ, không phải bằng tình yêu chân thành, tự hiến. Vì thế họ sẵn sàng cắt đứt những gì liên quan đến sự sống.
Khắc phục tình trạng phá thai phải là một chương trình mục vụ lâu dài, đòi hỏi  phải kiên trì, bền bỉ và nhiệt tình của mọi tầng lớp trong Giáo Hội cùng cộng tác bằng mọi khả năng có thể, để làm cho Lời Chúa chiếu tỏa ánh sáng Chân Lý, thấm nhuần vào lòng con người hôm nay. 
Toàn thể Giáo Hội cùng gióng lên hồi chuông: “QUYẾT TÂM BẢO VỆ SỰ SỐNG” bằng những phương cách giáo dục cụ thể, nhất là giáo dục Đức tin, giáo dục luân lý, giáo dục giới trẻ và giáo dục con người ý thức về tội.


            Nhiệm vụ giáo dục Đức tin
Con người muốn hành động đúng, cần phải có lương tâm luân lý trưởng thành, nghĩa là được giáo dục Đức tin đầy đủ. Một nền giáo dục dựa trên nền tảng Đức tin vững chắc cần được soi sáng để hiểu biết rõ giá trị đích thực của các hành động theo tiêu chuẩn đã được qui định. Trong bài ngỏ lời với khoảng 50.000 bạn trẻ nhân dịp Quốc Tế Giới Trẻ vào ngày Lễ Lá ngày 01 tháng 04 năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêdictô XI đã nói về tâm hồn tinh khiết và bàn tay trong trắng qua bài thánh vịnh của Lễ Lá như sau: “Bàn tay trong trắng không bị vấy bẩn thối nát, vì rượu chè. Một tâm hồn trong sạch không có sự giả dối, không bị hoen ố vì những dối trá hay giả hình. […]. Tâm hồn trong sạch luôn như nước trong suốt không chút bợn nhơ… không say đắm nhục dục, có tình yêu chân thật chứ không phải là đam mê nhất thời[59]. Hơn bao giờ hết, giới trẻ ngày nay cần có lập trường vững chắc để phân biệt lành dữ, phải trái giữa một môi trường xã hội đa văn hóa với mọi thứ cám dỗ phỉnh gạt của những con người đòi hưởng thụ. Phát biểu với các Tham Dự Viên Tổng Nghị của Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống ngày 16 tháng 03 năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dạy: “Việc huấn luyện một lương tâm chân thực, được bắt nguồn từ sự thật và công chính, cương quyết theo các thứ đòi hỏi không mâu thuẫn, không phản bôi và không hòa hoãn của nó, là một việc thực hiên khó khăn và khéo léo ngày nay, thế nhưng vẫn là những gì bất khả châm chước[60].
Trong giai đoạn tục hóa này, người ta đang gia tăng phủ nhận truyền thống Kitô giáo và nghi ngờ khả năng nhận thức Chân Lý của lý trí. Vì thế, hơn bao giờ hết, lúc này cần phải giáo dục Đức tin để con người hôm nay có một lương tâm cá nhân không thiên lệch, không hùa theo tính đoàn lũ hay những hào nhoáng của thời cuộc. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI dạy: “Bởi vậy mà lương tâm như một tác động của lý trí nhắm tới sự thật của sự vật, không còn chiếu sáng nữa mà trở thành một màn ảnh thuần túy để xã hội của truyền thông chiếu lên những hình ảnh cũng như những bốc đồng ngược ngạo nhất[61]. Vì thế, để con người thoát khỏi cạm bẫy của thời cuộc, cần tập trung cao độ mọi khả năng và điều kiện có thể, để lo việc giáo dục cho mọi thành phần, mà thành phần quan trọng là giới trẻ.
             Giáo dục giới trẻ
Đức Gioan Phaolô II, trong thông điệp Tiến Về Ngàn Năm Thứ Ba, Ngài đã chân thành nhắc nhở giới trẻ trong tình cha con. Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu. Ngài viết: “Bị tước mất tình yêu, con người sẽ là nạn nhân của những tà thuyết, phỉnh gạt, ngày càng lôi con người ra khỏi tình huynh đệ. {…] Thiếu tình yêu con người sẽ trở nên lãnh đạm và hoài nghi… trở thành nô lệ cho ma tuý và những phóng túng tình dục… dễ bị lôi kéo vào tổ chức bạo lực, hành động vì phẫn nộ và bất hợp pháp[62]. Gia đình chính là cộng đoàn những nhân vị sẽ triển nở hoa thơm trái ngọt với chất xúc tác là tình yêu, nhất là tình yêu được xây dựng trên nền tảng tình yêu Thiên Chúa. Nếu giới trẻ không được giáo dục, sẽ bị lây nhiễm nọc độc tử thần như thù hằn, ích kỷ, tự kiêu, ngông cuồng, hưởng thụ, trác táng… là những lời chào mời ngọt ngào của nền văn hoá sự chết. Đức Thánh Cha muốn trau dồi cho giới trẻ một tinh thần hy sinh, luôn biết quảng đại, yêu thương, tha thứ, hoà giải, hiệp nhất, để chống lại mọi chia rẽ, bất hoà, hưởng thụ, thất trung, căng thẳng, như những con sâu độc đang đục khoét, phá vỡ hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, giáo dục tình yêu là vấn đề vô cùng cần thiết cho người trẻ, Đức Thánh Cha dạy: “Tình yêu không phải là khuynh hướng của bản năng, nhưng là một quyết định có ý thức của ý muốn đi đến với người khác. Để yêu thương thực sự, phải dứt mình ra khỏi nhiều điều, nhất là ra khỏi bản thân mình, phải cho không và yêu thương tới cùng. Đây là nguồn tạo ra quân bình và bí quyết của hạnh phúc[63]. Ngày nay, người ta tìm cách loại trừ Thiên Chúa, để khi hành động bất chính, họ dễ dàng che lấp tiếng lương tâm chân chính đang cảnh cáo nhắc bảo. Thái độ này cũng là nguồn gốc của mọi thói hư tật xấu, mọi tệ nạn, chơi bời trác táng, và cũng chính từ đó sinh ra tội ác phá thai. Rất cần đánh thức lương tâm con người hôm nay để họ nhận ra rằng phá thai là môt tội ác. Cha ông ta vẫn nói “Trời có mắt” nếu làm điều ác, chắc sẽ không thể thoát khỏi “lưới trời lồng lộng”. Trời luôn phân xử công bằng, nếu “không có Trời, ai ở với ai?”. Đặc biệt, những ai phá thai là phạm tội giết người, trước sau thế nào cũng phải đền mạng, vì ai gieo gió thì phải gặt bão.Thế hệ hôm nay phá thai sẽ để lại hậu quả cho các thế hệ kế tiếp, vì: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”(…). Những kẻ giết người trước sau sẽ bị báo oán là điều chắc chắn.
Để chữa trị tận gốc, chúng ta phải phối hợp giáo dục trường kỳ. Con người hôm nay đang đánh mất ý thức về tội, nó là mầm mống cho các tệ nạn trong xã hội lấn át đạo đức.
Giáo dục ý thức về tội
Ngày nay, con người bị lôi kéo, bị cám dỗ bằng nhiều hình thức, dưới nhiều khía cạnh, làm cho lương tâm nhiều người bị lu mờ, khó nhận ra sự thật lẽ ngay. Người ta đã quá quen với tội, đến nỗi không còn nhận ra sự độc ác của nó.
Phát biểu với Tham Dự Viên Tổng Nghị của Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống, ngày 07 tháng 04 năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã bàn đến vấn đề người ta cần phải được giáo dục về lòng ham muốn biết sự thật trong việc bênh vực quyền tự do chọn lựa của mình, liên quan tới hành vi, cử chỉ hỗn độn, cũng như những thứ cám dỗ được cổ võ, tuyên truyền, trong việc nuôi dưỡng đam mê trước vẻ đẹp luân lý và lương tâm trong sáng. Đây là nhiệm vụ tinh tế của cha mẹ và các nhà giáo dục giới trẻ, và cũng là nhiệm vụ của cộng đồng Kitô với các tín hữu của mình.[64]
Khi mỗi người nhận ra thân phận tội lỗi của mình, và quyết tâm thống hối, họ sẽ làm chủ được thân xác, để sống theo luật sự sống của Thiên Chúa. Thánh Phaolô dạy: “Anh em không biết rằng, thân xác anh em là một đền thánh và Chúa Thánh Thần đang ngự nơi anh em sao? Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân mình anh em” (1Cr 6,19-20).
Con người cần được giáo dục để luôn ý thức rằng, thân xác con người chính là đền thờ Chúa Thánh Thần, đã được chính Đức Kitô đã cứu chuộc bằng giá Máu của Ngài, nhờ đó mà ý thức về tính chất độc ác của tội, và tìm cách xa tránh tội lỗi cũng như hậu quả của nó. Giáo dục cho con người thấy được chiều kích thâm sâu của cuộc sống mình như một ơn gọi: yếu tính và hiện hữu là vì tha nhân. “Nếu anh em sống theo xác thịt, anh em sẽ chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em giết chết công việc của thân xác, anh em sẽ sống” (Rm 8,13). Sống theo Thần Khí hướng dẫn, dần dần con người làm chủ được mình, và sống tính dục bằng cách biến nó trở thành nhân bản hơn đem đến tự do đích thực, thành nơi chốn ưu việt của tương giao trong yêu thương. Thánh Phaolô kêu gọi: “Anh em hãy cởi bỏ kiểu sống xưa kia, con người cũ đã ra hư hốt buông theo những đam mê lầm lạc. Hãy để Thần Khí canh tân thấu tận trí khôn” (Ep 4,22).
Để tình yêu hôn nhân được bền vững, đem lại hạnh phúc cho các gia đình, Chúa Giêsu dạy: "Điều gì Thiên Chúa đã liên kết, con người không được phân ly" (Mt 19,1-8). Nếu các bạn trẻ biết nghe theo Lời Chúa dạy thì đã xây dựng được một gia đình hạnh phúc như ý Thiên Chúa muốn. Chúng ta cố gắng bằng mọi cách động viên, cổ vũ con người ý thức xây dựng cuộc sống lành mạnh, nhất là cần trưởng thành và có trách nhiệm trong tương quan phái tính. Mọi người chúng ta, ai cũng có thể cầu nguyện cho con người hôm nay biết quý trọng mạng sống và quyết tâm bảo vệ sự sống, nhất là xin Chúa ban cho con người hôm nay can đảm xa tránh điều dữ, điều ác và nhất là tội lỗi.
 Để xã hội lành mạnh, con người cần biết tôn trọng và tuân giữ  Luật Thiên Chúa được quy định trong hôn nhân, một vợ, một chồng, bất khả phân ly đem lại hạnh phúc cho các gia đình, nhất là bầy trẻ thơ vô tội, chúng ta cùng tìm hiểu chương trình mục vụ hôn nhân gia đình.
II.             Mục vụ về hôn nhân và gia đình
Đọc sách Sáng Thế, chúng ta thấy được sứ điệp Thánh Kinh rất rõ ràng về vấn đề hôn nhân gia đình có nền tảng từ Thiên Chúa. Sách Sáng Thế viết: “Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài…. Ngài tạo dựng họ có nam và có nữ”(St 1,27). Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ và Ngài chúc phúc cho họ. Như vậy, Thiên Chúa đã quan phòng để con người tiếp tục chương trình tạo dựng của Ngài.
Ngày nay, con người đã đem tính dục để đổi chác, chơi bời, hay đùa nghịch, trái với ý định của Thiên Chúa. Vì vậy giáo dục cho các gia đình trẻ là rất cần thiết, để họ nhận thức và sống ơn gọi hôn nhân gia đình như một hồng ân của Thiên Chúa. Phát biểu với Tham Dự Viên Tổng Nghị của Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống, ngày 07 tháng 3 năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nói:
Chắc chắn là cần phải nói về các quy chuẩn luân lý liên quan tới những vấn đề này với thành phần chuyên nghiệp, với các vị bác sĩ và luật sư, để giúp họ có được một phán đoán khả chấp theo lương tâm, và nếu cần, cũng có được cả một lương tâm biết can đảm chống đối, thế nhưng, ở lãnh vực căn bản là gia đình và các cộng đồng giáo xứ, cũng cần thực hiện tiến trình huấn luyện cho giới trẻ và người lớn nữa. Về khía cạnh này, đi liền với việc huấn luyện Kitô giáo, một việc huấn luyện có mục đích là để nhận biết con người Chúa Kitô, Lời của Người và các Bí tích của Người theo tiến trình dạy Đức tin cho trẻ em và thanh thiếu niên. Người ta cũng cần phải nhất trí phổ biến việc diễn giải về các thứ giá trị luân lý liên quan tới thân xác, tính dục, tình yêu thương của con người, việc sản sinh, tôn trọng sự sống ở mọi lúc, đồng thời căn cứ vào những lý do vững vàng và xác đáng, vạch ra cho thấy hành vi, cử chỉ phản lại những giá trị căn bản ấy[65].

Hiểu như thế, mọi người sẽ đồng tâm hiệp lực cùng nhau xây dựng một cuộc sốngvăn minh tình thương như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II kêu gọi, để chống lại cái văn hóa sự chết. Đồng thời mọi người dám can đảm vạch trần bộ mặt thật của những kẻ giả hình đang gieo rắc văn hóa sự chết làm tha hóa con người.
Tính dục sẽ là nơi cho người nam và người nữ nhìn nhận nhau là quan trọng và cần thiết trong một thái độ biết ơn, cũng từ trong dị biệt này, họ nhận ra rằng họ không phải là nền tảng của chính mình, và từ đó biết đáp trả tha nhân trong sự kính trọng. Như vậy, giáo dục giới tính là rất cần thiết.
2.1. Giáo dục giới tính
Đặc biệt, chúng ta phải làm mọi cách có thể để mọi người cùng hưởng ứng, nhất là giới trẻ dễ nhận ra ý nghĩa của tính dục và biết tôn trọng sự khác biệt này.
Giáo dục giới tính là làm cho giới trẻ nhận ra tầm quan trọng của thân xác, vốn là quà tặng quý giá của Thiên Chúa ban cho con người. Vấn đề này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tâm sự với người trẻ như sau: “Hỡi các bạn thanh niên nam nữ, tôi đặc biệt nghĩ đến các bạn, các bạn hãy rất mực kính trọng thân xác các bạn và thân xác người khác. Ước gì thân xác các bạn là để phục vụ bản ngã thâm sâu của các bạn. Ước gì những cử chỉ, những cái nhìn của các bạn là phản ánh linh hồn các bạn[66]. Ngài muốn giới trẻ luôn khôn ngoan cảnh giác loại men thời đại tràn lan khắp nơi, đang huỷ hoại tình yêu chân chính và phá vỡ hạnh phúc các gia đình. Đức Thánh Cha muốn thế hệ trẻ, các chủ gia đình trong tương lai của thế giới, luôn ý thức giữ gìn tình yêu đích thực để gia đình họ không bị băng hoại, Ngài viết: “Đừng để cho các bạn bị lôi cuốn bởi sự bùng nổ giới tính đang huỷ hoại tình yêu đích thực của con người, và làm tan rã các gia đình[67]. Để thấy rõ giá trị của giới tính là cao cả và cần thiết, chính Thiên Chúa đã liên kết đôi bạn. Đức Thánh Cha Phaolô VI viết trong Thông điệp Sự Sống Con Người như sau: "Vì tính chất thân mật của hành vi vợ chồng, hợp nhất người chồng và người vợ bằng mối dây liên kết thân mật nhất, cũng làm cho họ thích hợp để cho ra đời sự sống con người mới theo quy luật được khắc ghi trong chính hữu thể của họ là nam và là nữ"[68].
Như vậy, phái tính là ân lộc, là sáng tạo tốt của Thiên Chúa thuộc về con người từ nguyên thuỷ mà chính Đấng Tạo Hoá đã muốn tạo thành. Phái tính còn có mục đích, là nhân loại hoá con người, nam và nữ qua các cuộc gặp nhau. Hơn nữa, đây là thời kỳ trưởng thành, là lúc người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ, bứt con người ra khỏi tình trạng lệ thuộc mà đi vào cuộc phiêu lưu mới, để tạo nên một thực thể gia đình, làm thành những tế bào của xã hội[69]. Một bạn trẻ ngoài Công Giáo đã nói lên niềm hạnh phúc của giới trẻ Công Giáo là được giáo dục giới tính và nhất là học tập kinh nghiệm về cuộc sống  gia đình trong các lớp Giáo Lý hôn Nhân.
Các lớp Giáo Lý Hôn Nhân
Các lớp Giáo Lý Hôn Nhân là điểm tựa, là động lực tốt nhất để giáo dục cho các gia đình mới, những tế bào quý giá cho tương lai của thế giới. Ngoài việc giáo dục đời sống hôn nhân, cần cho các bạn trẻ hiểu giá trị của tình yêu, và tính dục không phải là điều xấu, mà nó là dấu chỉ ơn gọi của con người theo đuổi công trình sáng tạo của Thiên Chúa: trong chính con người nam riêng, nữ riêng, chứ không phải con người ái nam ái nữ. Mục đích làm cho tình yêu của đôi bạn được thăng tiến và trưởng thành để sống với nhau một cách nhân bản.
Những người Mỹ thường hay ám chỉ về vợ hay chồng mình là : "My better half: cái nửa tốt hơn của tôi" Theo bản tính tự nhiên, người nam và người nữ thường mang đến cho nhau những khoái cảm và hạnh phúc mà không vật gì có thể mang đến cho họ. Kinh điển Ấn Độ có câu rằng: "Chúng ta mỗi người chỉ là một nửa, xét theo phương diện cá nhân". Khi thuyết giáo về vấn đề nam và nữ, Đức Phật cũng nói lên sự thật là Người chưa thấy cái gì quyến luyến người nam cho bằng hình ảnh người nữ và cũng chưa có gì quyến luyến người nữ cho bằng hình bóng người nam[70].
Trong Hiến chế Lumen Gentium, Công đồng Vaticanô II đã nêu bật tầm quan trọng của gia đình như sau: “Vợ chồng có ơn riêng thuộc bậc sống và nhiệm vụ của họ giữa Dân Chúa. Từ sự kết hợp ấy phát sinh ra gia đình, nơi các công dân mới của xã hội loài người được sinh ra, và nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần trong Phép Rửa, họ trở nên con cái Thiên Chúa, hầu Dân Chúa tồn tại mãi trong dòng lịch sử” (LG. số 11). Sách Sáng Thế đã viết: "Từ nay người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ mà luyến ái người vợ của mình, họ không còn phải là hai mà là một huyết nhục… (St 2,24). Như vậy, tương quan phái tính là ân huệ mà chính Thiên Chúa ban con người, con người cần phải luôn yêu thương và tôn trọng nhau, chấp nhận nhau để xây dựng một gia đình hạnh phúc, tránh những đổ vỡ không đáng xảy ra.
 Các gia đình có hiện tượng tan vỡ
Ngay từ khi tạo dựng, hạnh phúc của gia đình đầu tiên đã bị Satan trá hình phá đổ. Từ khi phạm tội, tình yêu của họ không còn trong sáng: ông thì đổ tội tại bà, bà thì đổ tội cho con rắn … cả hai ông bà cùng phải nhận án Thiên Chúa phạt.
Trong thế giới hôm nay, tình trạng thiếu chung thủy đã làm bao gia đình tan vỡ. Giáo hội đã có nhiều phương cách để ngăn chặn. Vấn đề này, Thánh Công Đồng Vatican II đã dạy:
Cũng như xưa, Thiên Chúa đã nắm quyền khởi sáng nên giao ước tình yêu và chung thuỷ với dân Ngài, thì bây giờ cũng thế, Đấng Cứu Chuộc con người, là bạn của Giáo Hội, đến gặp gỡ hai vợ chồng Kitô hữu qua Bí tích Hôn Nhân. Ngài tiếp tục ở lại với họ để đôi bạn trao ban cho nhau, có thể yêu thương nhau bằng tình thương chung thuỷ bền vững, như chính Ngài đã yêu thương Giáo Hội và tự trao nộp vì Giáo Hội. Tính đích thực của tình yêu hôn nhân được thu hút vào tình yêu Thiên Chúa…. Tình yêu ấy được phê chuẩn bởi sự cầu nguyện cho nhau, và hơn tất cả, được thánh hiến bởi Bí tích của Chúa Kitô, luôn luôn trung thành, bất khả phân ly, vè thân xác cũng như tư tưởng, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, tình yêu ấy loại trừ mọi ngoại tình và ly dị. [71]

Người cha và người mẹ trong các gia đình, nhất là gia đình trẻ cần năng cầu xin Chúa gìn giữ tình yêu của mình luôn được kết hiệp trong tình yêu Thiên Chúa.
Không thụ tạo nào bị Thiên Chúa bỏ quên, chắc chắn Ngài sẽ cứu các gia đình. Nếu các gia đình biết lưu tâm sống theo Giáo huấn của Giáo Hội, thì đã ngăn chặn được biết bao cuộc tan vỡ. Mỗi giáo xứ, giáo họ, khu phố nên có những tổ chức gia đình gương mẫu gồm những người có uy tín với lối xóm, mỗi khi có gia đình lục đục chia rẽ, họ có thể đến chia sẻ, cảm thông, giúp giải quyết những bất đồng, có thể sẽ giảm được tình trạng ly dị, lợi ích cho các gia đình và xã hội.
Tình trạng nạo phá thai hiện nay cũng một phần do nạn ly dị, nếu các gia đình không sống hạnh phúc, “ông ăn chả bà ăn nem” (Châm ngôn). Lý do làm cho các gia đình tan vỡ trước hết là thiếu niềm tin vào Thiên Chúa và tin vào nhau, tính nóng nảy, tính ích kỷ chỉ biết mình mà không nghĩ tới người khác… tất cả những thứ đó là kẻ thù, làm cho gia đình tan vỡ. Hơn nữa, gia đình tan vỡ còn là do sống phái tính không trưởng thành và thiếu nhân bản.
 Chúa Giêsu đã dạy: "Điều gì Thiên Chúa đã liên kết, con người không được phân ly" (Mt 18,19). Nếu các gia đình trẻ nghe theo Lời Chúa dạy, biết sống yêu thương tha thứ, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc như ý Thiên Chúa muốn, thì chính gia đình họ được hạnh phúc, đồng thời tránh được bao nhiêu tai họa kèm theo cùng với nghèo túng kiệt quệ, và nhất là làm cho bầy trẻ thơ vô tội không nơi nương tựa.
Bọn “tú ông tú bà” kinh doanh thân xác những con người ngây thơ đã làm cho bao người sa cơ lỡ bước. Nhưng Thiên Chúa đã quan phòng gửi đến nhiều tấm lòng vàng đầy nhân hậu đã giúp được nhiều người thoát khỏi bước đường cùng.
III.                “Người Samari” thời nay
Dụ ngôn “Người Samari nhân hậu” mà Chúa Giêsu kể đã in sâu vào lòng con người hôm nay. Nhiều người noi theo, thực hiện, đã sưởi ấm bao cõi lòng băng giá. Được Thần Khí thúc đẩy trong lương tâm, có những người dám chi tiền của dành dụm được, góp xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa để cùng xoa dịu nỗi đau của người nghèo. Hơn nữa, có những tổ chức từ thiện sẵn sàng hy sinh công việc gia đình để đi làm nhiệm vụ này. Hạnh phúc của người nghèo là niềm vui của họ.
            Những mái ấm thân thương
Đặc biệt, ngày nay vẫn có những tâm hồn cao đẹp, vừa hy sinh tiền của, vừa cống hiến chính bản thân mình để mở những mái ấm thân thương, giải cứu cho những người phụ nữ trót lầm lỡ có đường thoát, nhất là có cơ hội giữ được thai nhi, giữ được bản thân mà không vi phạm tội ác nạo phá thai, giết con và hại mẹ.
Giáo Hội Công Giáo tha thiết kêu gọi mọi người sống bác ái, vì chiếu theo tiêu chuẩn Lời Chúa dạy trong Tin Mừng. Ngày tận thế, Thiên Chúa không thưởng công cho chúng ta vì đã đi tu, hay đã làm nhiều công trình vĩ đại, mà Chúa thưởng công vì đã thực hành sống đời bác ái: “Ta đói, các ngươi đã cho Ta ăn, Ta khát, các ngươi đã cho Ta uống…”(Mt 25,31-46).
Theo thống kê trong Niên Giám 2004 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã đóng một vai trò rất lớn vào công việc bác ái xã hội, góp phần giáo dục những mầm non, giúp đỡ người cô đơn, nghèo túng, nhất là cải hoán những con người lầm lỡ. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có 1325 cơ sở Nhà trẻ Mẫu Giáo; 162 lớp học tình thương; 116 cơ sở y tế; 13 trại phong, 2 trại tâm thần; 26 cơ sở câm điếc; 57 nhà mồ côi; 6 cơ sở giúp phụ nữ hoàn lương; 50 trường dạy nghề; 7 cơ sở đào tạo trẻ bụi đời; 10 trung tâm giúp đỡ người di dân; 30 nhà trọ cho sinh viên; 123 cơ sở cho người khuyết tật, cô nhi viện, dưỡng lão; 4 trung tâm cai nghiện Ma túy và HIV[72].
Nhân dịp mừng Chúa Giáng Sinh, mùa Noel 2006 vừa qua có 15 mái ấm, nơi nương thân của các chị em lầm lỡ và trung tâm cai nghiện trong giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh đã có những tiết mục văn nghệ đặc sắc, để cùng bỏ lại phía sau những lầm lỗi và hy vọng vào một tương lai tươi sáng.
            Nhóm Bảo Vệ Sự Sống
Tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, một nhóm Bảo Vệ Sự Sống đã được ra đời, nhóm này bao gồm nhiều bác sĩ, y tá, sinh viên và nhiều người thiện nguyện, họ dùng nhiều phương thế để cứu gỡ nhiều thai nhi và những bà mẹ non trẻ trót lỡ lầm. Họ không ngại đến tận trung tâm phá thai như Bệnh viện Từ Dũ để tranh lại sự sống cho các thai nhi từ tay tử thần.
Cũng từ đây, nhiều bà mẹ thơ ngây lầm lỡ đã được cưu mang để sinh con, có được công việc làm mới, phù hợp với phụ nữ và có thu nhập, thoát tay các tú ông, tú bà của thời mới chuyên kinh doanh thân xác phụ nữ … và nhất là họ được hoàn lương, đổi đời.
Nhìn lại những thành quả bác ái này, chúng ta phải tự hào vì anh chị em chúng ta đã góp nhiều công của, nhất là chính con người của mình để xây dựng và duy trì, đồng thời chúng ta cũng phải kiểm điểm lại thái độ đóng góp của chính mình trước nỗi đau thương, mất mát của bao người kém may mắn và trót lầm lỡ để giúp cho họ có một con đường sống.
Ngoài những chị em lầm lỡ dẫn đến phá thai, còn có những con người lầm lỡ chơi bời, nghiện hút mắc phải Siđa đang quằn quại kéo lê cuộc đời bên bờ vực thẳm của tử thần. Họ đang tha thiết kêu mời những anh chị em may mắn, sống trong xã hội mau thương cứu giúp họ, và đừng bao giờ sa chân lỡ bước.
             Tiếng kêu cứu từ những người SIDA
Khi nói đến người Siđa, chúng ta thường nghĩ ngay họ là những con người tội lỗi, những con người đáng sợ hơn là đáng thương, nhưng thực tế, họ cũng chỉ là những con người lầm lỗi như chúng ta. Suy nghĩ về những người tội lỗi trong Tin Mừng, chúng ta thấy người phụ nữ phạm tội ngoại tình, bị mọi người lên án, chị được đem đến cho Đức Giêsu xét xử. Trước tiếng la ó yêu cầu ném đá chị, Chúa Giêsu điềm tĩnh lên tiếng: “Trong các ông, ai vô tội thì hãy ném đá chị này trước đi”(Ga 8,7). Ai dám tự xưng mình là người vô tội? Chúa Giêsu đã biết rõ từng cõi lòng của từng người, họ muốn kết án người khác mà có lẽ không bao giờ muốn nhìn lại chính mình. Thế là họ đành lẩn mặt Chúa bằng cách rút lui dần dần.
Trước mặt Chúa, chúng ta ai cũng đầy lỗi lầm, không hơn gì những người Siđa, nhưng may mắn hơn, chúng ta không bị bệnh như họ, chúng ta phải thương và giúp đỡ họ. Từ ngày Đức Hồng Y Tổng Giám mục giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, lên tiếng kêu gọi các dòng tu, gởi các tu sĩ thiện nguyện lên giúp những người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối tại Trọng Điểm, rất nhiều Hội dòng đã có mặt, với những “chiến sĩ” hăng say nhiệt tình. Lòng hăng say của các tu sĩ đã chia sẻ, làm vơi đi nỗi đau của những con người đang bị tử thần đe dọa, làm sáng lên niềm hy vọng cho những con người thất vọng, làm cho niềm tin lung lay của họ được củng cố, nhất là đời sống tâm linh được hồi phục. Qua tinh thần phục vụ này, họ nhận ra rằng: vì Đức Kitô, các tu sĩ đã hy sinh cuộc đời, vì Đức Kitô, các tu sĩ quên mình săn sóc họ. Vậy Đức Kitô là ai?  Đây là sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội.
IV.               Nhiệm vụ Truyền Giáo
Nhiệm vụ truyền giáo, việc tông đồ của Giáo hội được bắt nguồn từ sứ mạng của Đức Giêsu, nghĩa là được sai đi và không ngừng được Thiên Chúa sai đi, đang thúc bách chúng ta sẵn sàng lên đường (x. Ad Gentes, số 3). Nếu như nhà truyền giáo có chung sứ mạng với Đức Kitô, thì điều kiện cơ bản nhất để hoàn thành sứ mạng của mình là phải kết hợp mật thiết với Đức Giêsu Kitô, đây chính là linh đạo truyền giáo, lấy Đức Kitô làm trung tâm điểm cho đời sống, và quy về Đức Kitô mọi hoạt động của đời mình.
Trong những thập niên gần đây Liên Hiệp Quốc, các tôn giáo và Giáo Hội Công Giáo đã và đang khẩn thiết kêu gọi mọi người nỗ lực dấn thân nhiều hơn nữa vào công cuộc bảo vệ sự sống, môi trường sống… và cùng nhau góp sức để làm cho mọi dân tộc được phát triển, con người được thăng tiến cách toàn diện.

4.1.  Nhiệm vụ Truyền giáo trước tiếng than khóc của thai nhi
Hiện nay, cứ mỗi năm có nhiều triệu đứa trẻ Việt Nam bị giết, khi chúng chưa kịp cất tiếng khóc chào đời. Đứng trước những thực trạng kinh hoàng ấy, xã hội loài người sẽ nói gì, hành động thế nào, để cứu những con người đang phải sống trong tình trạng tương tàn khốn cực ấy? Người Kitô hữu luôn tuyên tín rằng, "Đức Kitô vẫn là Đấng cứu độ duy nhất, phổ quát”. Vậy chúng ta sẽ làm gì để cứu những con người ra khỏi tình trạng nghèo về tri thức, thiếu thốn về kinh tế, sa sút về đạo đức, cơ cực về đời sống tâm linh? Lệnh truyền giáo của Đức Kitô đang thúc bách chúng ta.
Đức Giêsu Kitô là Đấng cứu độ duy nhất, phổ quát hôm qua cũng như hôm nay và mãi mãi, vì Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể làm người, ở tại mảnh đất Châu Á, cách đây hơn 2000 năm, để giải thoát, cứu độ mọi người. Khi đã hoàn tất sứ mạng giải thoát cứu độ thì chính Đức Kitô đã trao lại sứ mạng ấy cho Giáo Hội, để Giáo Hội tiếp tục thực hiện sứ mạng cho đến ngày tận thế: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho muôn loài thọ tạo" (Mc 16,15); "Anh em sẽ là những chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong toàn cõi Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất" (Cv 1,8). Khi Đức Kitô trao lại sứ mạng của Ngài cho Giáo Hội thì Ngài cũng xin Chúa Cha cử Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ đến ở với, ở giữa và ở trong Giáo Hội (x. Ga 14,16-17). Công đồng Vatican II xác định: "Tự bản tính Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo, Giáo Hội bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần theo ý định của Chúa Cha" (TG. số 2). Cụ thể, đây sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội, nghĩa là của tất cả chúng ta. Trước hết, chúng ta hãy đi vào từng tế bào của xã hội, đó là nhiệm vụ thánh hóa các gia đình.
4.2. Thánh hóa các gia đình
Thánh hóa các gia đình là thi hành nhiệm vụ xậy dựng "Nước Thiên Chúa", vun trồng Giáo Hội có nền tảng ngay từ các gia đình. Mỗi người trong gia đình đều góp phần mình vào công cuộc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, khoa học, thương mại… là đang minh chứng rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng cứu độ mọi người[73]. Những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam cụ thể nơi nền tảng gia đình, phản ánh được sâu sắc từ cái đẹp của tình người đơn sơ giản dị, nhưng lại cao quý vô cùng của tình thương gia đình, của một mái ấm hạnh phúc chan hòa. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, đạo đức, nhân phẩm, tình tương thân tương ái… đang dần suy sụp, nền tảng gia đình đang bị xói mòn. Tệ hại hơn nữa, nhiều gia đình Việt Nam vẫn rơi vào cảnh gia trưởng, ly dị, bạo hành gia đình, ép duyên con cái… phá vỡ hạnh phúc gia đình và tệ nạn cho xã hội”.
Đối với văn hoá Á Châu nói chung và tại Việt Nam nói riêng, gia đình là cái nôi đầu đời của con người. Nơi gia đình, con cái, ông bà, cha mẹ được nối kết bền chặt bằng chữ “Hiếu”. Họ sinh ra đã ý thức ràng buộc chặt chẽ với tình cha nghĩa mẹ, với anh em máu mủ, với tình làng nghĩa xóm.  Một người nếu không có hiếu, thì dù có giàu sang quyền quý hay tài năng bao nhiêu chăng nữa cũng bị coi là kẻ vô đạo đức, loại vô dụng. Hơn nữa, cần giáo dục cho các gia đình Kitô giáo luôn có đời sống nội tâm: “Cũng như nhành nho không tự mình sinh trái, nếu không gắn liền với cây nho… Vì không có Thày, chúng con không thể làm việc gì” (Ga 15,4-5). Ngày nay, nếu chúng ta không biết kết hợp mật thiết với Đức Kitô, thì làm sao có thể đứng vững trước sóng gió của ba thù, làm sao có thể sinh hoa trái là đời sống đạo đức?
Công cuộc truyền giáo hay Phúc Âm hóa các dân tộc là đưa Tin Mừng vào lòng người, vào cách suy nghĩ, cách hành động của con người, vào các lãnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Như vậy, nhiệm vụ của chúng ta là làm cho mọi người và môi trường trần thế này thấm nhuần men Tin Mừng, nghĩa là thuộc về Thiên Chúa. Nếu các gia đình sống Tin Mừng, làm cho những giá trị của Tin Mừng bùng lên trong xã hội, sưởi ấm những tấm lòng băng giá bằng men nồng ấm của Tin Mừng, là họ đang làm cho mọi người có thể nhận ra những giá trị của Tin Mừng. Cải tổ để mọi việc làm trong gia đình qui về Chúa là thánh hóa gia đình.
Ngoài việc thánh hóa các gia đình, mọi thành phần trong Giáo Hội cùng cộng tác lo việc hướng nghiệp cho giới trẻ, chính là đang giúp cho họ thoát được nhiều cạm bẫy trong hành trình vào đời.
4.3.           Hướng nghiệp cho giới trẻ
Tuổi trẻ đầy sức sống, đầy nghi lực, đầy hy vọng, và cũng đầy bồng bột, cần nhiều kinh nghiệm trong lựa chọn, vì vậy hướng nghiệp cho giới trẻ là cần thiết.
Việc hướng nghiệp là vấn đề rất quan trọng mà các nhà giáo dục cần ghi sâu vào tâm khảm các em ngay từ khi đang học phổ thông và nhất là trung học. Theo kết quả thống kê của nhóm sinh viên Nữ Vương Hoà Bình năm 2005, về mức thu nhập của người nhập cư cho biết: Tại các xí nghiệp, tiền lương cho một công nhân lao động chân tay, như thợ may, thợ nề, thợ mộc thường thì khoảng trên dưới một triệu đồng một tháng. Trừ tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền chi phí các thứ khác, nếu chi tiêu tiết kiệm, họ còn dành dụm được khoảng hai trăm ngàn đồng một tháng. Trong khi đó, một công nhân có bằng cấp kỹ sư, làm việc trong phòng máy lạnh, mỗi tháng khoảng trên dưới ba triệu đồng. Nếu chi phí mỗi tháng một triệu, cũng còn tiết kiệm được khoảng hai triệu đồng. Là người lớn, chúng ta có trách nhiệm chỉ vẽ cho các em, để các em có quyền tùy ý lựa chọn ngay trên ghế nhà trường hôm nay, nếu các em nhận ra, các em sẽ cố gắng học hành. Khi các em có trình độ nhân thức cao, các em sẽ ít bị sa vào bẫy của các tú ông tú bà sau này. Nhân dịp Quốc Tế Giới Trẻ, Lễ Lá, ngày 01 tháng 04 năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêdictô XI đã nói: “Hỡi các bạn trẻ, ngày nay, điều tối ư quan trọng là đừng để cho cuộc sống đưa đẩy chúng ta từ nơi này đến nơi khác, thỏa mãn với những gì người khác suy diễn, phát biểu và hành động… hãy dò xét và tìm hiểu kỹ càng[74].
Tuy nhiên, công việc khắc phục này phải trường kỳ, lo cho thế hệ mai sau, chúng ta có nghĩa vụ ra tay ngay từ bây giờ. Tình thế hiện nay đặt ra vấn đề mục vụ cho con người, khắc phục  tình trạng này là rất cần thiết.
V.                 Suy nghĩ về tội ác phá thai
Con người là đỉnh cao trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa, con người được  dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, được trao nhiệm vụ cai quản vũ trụ.Từ thân xác người đàn ông, Thiên Chúa dựng nên người phụ nữ. Ngay từ đầu, công việc của Thiên Chúa thật hoàn hảo: con người được dựng nên để sống hạnh phúc, cùng với một người bạn đồng huyết nhục, sinh sản và nuôi dạy con cái, tiếp nối công trình tạo dựng.
 Ngày nay, con người ngang nhiên phá thai, là họ đang liều mình chặn đứng công trình tạo dựng mà Thiên Chúa đã an bài.
5.1 Ơn gọi của con người
Khi mô tả việc tạo dựng con người, Thánh Kinh cho chúng ta biết Thiên Chúa đã   dựng nên người nam và người nữ để họ sống liên kết với nhau và cho nhau. Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người để họ sống thành một cộng đoàn, hiệp thông với nhau, sống bình đẳng và bổ túc lẫn nhau.
Qua trình thuật trong Kinh Thánh, con người là một thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên với lòng yêu thương và Ngài quan tâm cách đặc biệt.
Con người là trung tâm của vũ trụ, do đó con người thực vĩ đại và có quyền trên thiên nhiên. Con người đứng trung gian giữa thế giới vật chất và Thiên Chúa.
Con người được mời gọi cộng tác với Thiên Chúa, cho nên có nhiệm vụ chu toàn bổn phận đó. Khi phá thai là con người không chu toàn nhiệm vụ này.
Trong các loài thọ tạo, duy chỉ có con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và được trao cho bổn phận làm chủ trái đất. Vì giống Thiên Chúa, con người được tạo dựng cho Thiên Chúa. Sách Sáng Thế khẳng định vị trí và chức năng đặc biệt của con người trong thế giới. Vì thế, phẩm giá và địa vị con người thật cao quý. Những người phá thai đã hủy diệt sự sống, và hủy diệt cả phẩm giá con người.        
5.2 Phá thai và luân lý
Theo luân lý Công Giáo, phá thai trực tiếp luôn là tội nặng: “Phá thai trực tiếp là một hành vi nhắm tới một cứu cánh hay một phương tiện để đạt tới cứu cánh. Vì là một hành vi tấn công sự sống con người còn trong bụng mẹ một cách ác ý, nên dù xuất phát từ động lực nào đi nữa, phá thai trực tiếp luôn là một tội nặng xét về mặt khách quan[75]. Tuy nhiên, trong trường hợp phải chữa bệnh cho mẹ mà không may làm hư thai nhi thì đó là ngoài ý muốn. Khi biết rằng thai nhi không thể sống sót nếu nằm ngoài tử cung, nên đành chấp nhận trục xuất: “Việc trục xuất ấy không phải là một kết quả nhắm tới, hay ước ao mong muốn. Trái lại, đó chỉ là hiệu quả phụ của quá trình hành động hợp pháp. Vì thế, theo luân lý có thể cho phép làm điều ấy[76].
Một thai nhi bị bệnh đao, nếu chúng ta gặp hỏi em, em vẫn muốn sống, chắc chắn em không thích chết. Sao ta không lấy tình thương mà cưu mang em? Nếu chỉ vì em bị đao, mà chúng ta giết chết em bằng cách phá thai, thì chúng ta quả là quá độc ác. Nếu nói rằng để cho em sống là gánh nặng cho em, cho người khác như cha mẹ, anh chị em hay xã hội, nhưng thực tế gánh nặng đó không nặng bằng tội giết người. Theo nguyên tắc song hiệu của Luân Lý Công Giáo, trong cùng một việc phát sinh hai cái xấu, chúng ta phải chọn cái ít xấu hơn. Như vậy, em vẫn phải được sống.
5.3 Tội ác phá thai với chương trình tạo dựng của Thiên Chúa
Thiên Chúa tạo dựng con người, Ngài cho là tốt đẹp, Ngài chúc phúc cho họ: “Hãy sinh sôi cho đầy mặt đất, và hãy bá chủ chim trời, cá biển và muôn loài trên mặt đất…”(St 1,28). Như vậy, ơn gọi của con người là tiếp tục công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Vì thế, khi phá thai, là con người đã cả gan chống lại ơn gọi của mình, chống lại  lệnh truyền của Thiên Chúa. Thiên Chúa là chủ sự sống, con người không có quyền gì trên sự sống. Con người đến chiếm một chỗ trong không gian vượt trội hơn mình. Con người được gọi để hoàn thành công trình mình kế tục, tiếp sức chứ không là cùng đích.
Trong Giáo Hội Công Giáo, từ xưa tới nay luôn kiên quyết bảo vệ sự sống. Giáo Hội đã có rất nhiều hội nghị bàn tới vấn đề này, nhiều giáo huấn của huấn quyền đã hướng dẫn các tín hữu thực hành. Công đồng Vaticanô II cũng dạy như sau: “Sự sống phải được quan tâm bảo vệ hết mức ngay từ lúc thụ thai. Vì thế, phá thai và giết trẻ em là những tội ghê tởm” (GS số 51). Năm 1974, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã khẳng định Giáo huấn của Giáo Hội về việc phá thai như sau: “Cần phải tôn trọng sự sống con người ngay từ khi bắt đầu quá trình sinh sản. Từ khi trứng thụ tinh, đã có một sự sống mới bắt đầu, không phải của cha, cũng không phải của mẹ… Vì vậy, luật Thiên Chúa cũng như lý trí tự nhiên không cho phép bất cứ ai có quyền giết một con người vô tội[77] Con người có một giá trị đặc biệt mà Thiên Chúa đã phú ban cho họ. Con người "giống" Thiên Chúa không chỉ về trí tuệ: họ có khả năng nhận biết các thụ tạo và đặt tên cho muôn loài để có quyền trên chúng.
Sách Giáo lý Công Giáo số 357 có ghi: “Con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, nên có phẩm giá là một nhân vị. Không phải là sự vật mà là một con người. Con người có khả năng tự biết mình, tự làm chủ chính mình và tự do tự hiến và thông hiệp với những người khác. Do ơn sủng, mỗi người được mời gọi để giao ước với Đấng Sáng Tạo, dâng lên Người lời đáp trả tin yêu…”.
Giống hình ảnh Thiên Chúa, con người được mời gọi đi vào tương quan với Ngài và mọi loài thọ tạo. Nhưng họ còn giống Thiên Chúa về ý muốn : họ có thể chọn lựa và tự quyết, do đó  họ có tự do. Cho nên một vịnh gia thốt lên : "Con người không thua kém thần linh là mấy, Người ban cho vinh quang danh dự làm mũ triều thiên" (Tv 8,6).
Tóm kết
Phương thức khắc phục tình trạng phá thai là cả một vấn đề cần thiết, phức tạp và quan trọng. Việc này đòi hỏi mọi tầng lớp phải nhiệt tình cộng tác với chí khí kiên cường bền bỉ và lâu dài. Đứng trước thảm trạng này, mỗi người chúng ta ai cũng phải ra tay hành động, cùng nhau xây dựng một cuộc sống văn minh tình thương, để đấu tranh đến cùng với cái văn hóa sự chết. Thiên Chúa đã thương cứu độ chúng ta, đến lượt chúng ta phải ra tay cứu lấy tương lai của loài người.
Chúng ta phải cộng lực với mọi thành phần trong Giáo Hội, góp phần giáo dục Đức tin, giáo dục luân lý, giáo dục giới tính, nhất là giáo dục cho con người hôm nay luôn ý thức về tội, quyết nói không với tội ác và sẵn sàng lên án tội ác. Đặc biệt, cần cho giới trẻ luôn nhớ rằng, phái tính là món quà Thiên Chúa ban cho con người tiếp tục công trình tạo dựng chứ không phải để chơi, mà tùy ý chọn lựa, hay bị coi như món hàng đổi chác.
Đặc tính của ơn gọi hôn nhân gia đình là: tính dục, tình yêu và sự sống. Tình yêu tác sinh sự sống, sự sống là hoa trái của tình yêu. Tiêu diệt sự sống là tiêu diệt tình yêu, tiêu diệt tình yêu là tiêu diệt chính mình. Ngày nay, giới  trẻ đang có nguy cơ tôn thờ tính dục cách mù quáng. Họ đến với nhau bằng tình yêu hưởng thụ, ích kỷ, không phải bằng tình yêu chân thành, tự hiến. Vì thế họ sẵn sàng cắt đứt những gì liên quan đến sự sống. Vì thế, nhiệm vụ của cha me, các nhà giao dục, nhất là các mục tử cần kết hợp giáo dục mọi người biết kính sợ Thiên Chúa, luôn ý thức về tội, nhất là các gia đình trẻ cần trung thành yêu thương theo luật Thiên Chúa dạy.



KẾT LUẬN

Việt Nam là một trong ba nước có số người phá thai nhiều nhất thế giới, có thể tới hai đến ba triệu ca mỗi năm[78]. Ngày nay, nhiều người cho phá thai là “chuyện nhỏ”, và có chiều hướng ngày càng gia tăng, nhất là trong giới trẻ. Tình trạng phá thai ở tuổi vị thành niên cũng đang là vấn đề bức súc và đáng báo động. Hiện tượng tuổi học trò yêu vội sống thử đang dần trở thành “mốt” thời đại. Là những người có lương tri, không ai có thể an lòng ngồi yên lắng nghe nhiều triệu oan hồn thai nhi than khóc vì bị vứt bỏ mỗi năm.
Phá thai là một tội ác giết người, tội ác này luôn ám ảnh, dày vò, cắn rứt lương tâm những người cha mẹ thất trách. Phá thai không chỉ phá vỡ hạnh phúc gia đình, vi phạm luật Thiên Chúa và luật Giáo Hội, mà còn có thể ảnh hưởng cả đến dân tộc, và kéo theo xã hội loài người. Tình trạng nạo phá thai bừa bãi đang làm cho hàng loạt những bà mẹ trở thành vô sinh do nhiễm trùng và thủng tử cung. Thảm họa này đang dẫn con người tới bờ vực thẳm.
Là người có lương tri, chúng ta không thể ngồi yên nhìn thời cuộc như đám mây đen ào ào trôi đi, mà chúng ta phải nhập cuộc, phải chặn đứng ngay hành động độc ác của những “HÊRÔĐÊ THỜI NAY” đang tàn sát thai nhi không nương tay.
Giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II, Giáo Lý của Hội thánh Công Giáo, và giáo huấn của các Đức Thánh Cha đã chỉ vẽ cụ thể tầm quan trọng và thiêng liêng của sự sống, tính chất độc ác trầm trọng của tội ác phá thai, để hướng dẫn mọi người tránh xa tội ác này, đồng thời tránh được những liên lụy bởi vạ tiền kết của tội ác phá thai, giết người vô tội.
Chúng ta có thể làm chứng nhân cho mọi người xung quanh bằng đời sống quyết nói không với tội ác. Các Thánh Tử đạo, Cha ông chúng ta đã từng thà chết không chịu bỏ đạo. Ngày nay, con cháu phải noi gương kiêu hùng của cha ông: thà chết không gây nên tội ác, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với những ai bày mưu tính kế, xúi bẩy làm điều ác, như phá thai.
 Khi chúng ta chấp nhận hy sinh, để phục vụ lợi ích anh em mình là chúng ta đang dấn thân làm chứng tá cho Thiên Chúa và chính nghĩa Ngài. Vác thập giá Đức Kitô đã vác, nghĩa là liên đới với mọi kẻ bị treo trên thập giá: những nạn nhân trong bạo lực, kẻ bị xâm phạm và tổn thương tài sản, nhân vị, quyền hạn, hay thai nhi … Chúng ta bảo vệ họ, đả phá những hành vi biến họ không còn là người. Như vậy là chúng ta chấp nhận vác thập giá, theo Đức Kitô, bênh vực người cùng khốn.
Nhiệm vụ truyền giáo của chúng ta hôm nay trước tội ác phá thai là góp phần thánh hóa các gia đình, các tế bào của xã hội. Đồng thời, với đời sống chứng nhân, chúng ta có trách nhiệm làm chứng cho Thiên Chúa bằng những việc bác ái cụ thể và quyết nói không với tội ác.
Chúng ta rao giảng thập giá kêu gọi bước theo Đức Kitô, không phải tìm kiếm đau khổ, tôn vinh cái tiêu cực, mà là đề cao cái tích cực, đề cao dấn thân nhằm ngăn cản người ta tiếp tục đóng đinh kẻ khác vào thập giá. Đấu tranh chống phá thai không khoan nhượng, là đấu tranh đòi sự thật lẽ ngay, đòi quyền sống của những con người vô tội, Nếu chúng ta can đảm chấp nhận vác thập giá, thì chắc chắn sẽ được Phục sinh với Đức Kitô.
Đặc biệt, một công việc ngăn chặn nạn phá thai mà bất kỳ ai: già, trẻ, lớn, nhỏ, gái, trai đều có thể hưởng ứng và góp phần mình vào được, đó là CẦU NGUYỆN. Nếu mọi thành phần trong Giáo Hội cùng đồng tâm hiệp lực hy sinh, cầu nguyện; cùng đấu tranh với sự dữ, sự ác; chắc chắn chúng ta sẽ được Thiên Chúa thương cứu dân tộc mình cũng như các dân tộc trên thế giới.
Ngày nay, có nhiều người tôn sùng khoa học, họ tưởng rằng khoa học là tất cả. Mạng sống con người không thể là đồ dùng để khoa học thí nghiệm. Khoa học là phương tiện phục vụ sự sống. Giữa phương tiện và sự sống, cái nào quý hơn? Hơn nữa, sự sống còn là một mầu nhiệm phát xuất từ Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể được  phép đi vào mầu nhiệm, nhưng không bao giờ khơi cạn nguồn mầu nhiệm.
 Sự sống là một mầu nhiệm, thế mà con người hôm nay dám coi thường sự sống! Phá thai là hủy diệt sự sống luôn luôn là một tội ác. Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo luôn bảo vệ quyền sống của con người, duy trì địa vị cao quý của từng nhân vị được xuất hiện trên sân khấu thế giới nhờ hồng ân Thiên Chúa.
Thế giới vũ trụ, cũng như con người khi được tạo dựng, đều ở trong tình trạng tốt đẹp. Khi tội lỗi xuất hiện, thế giới rất tốt lành này đã biến thành một nơi đầy dẫy những độc ác (St 6,11). Thiên Chúa vẫn giữ nguyên ý định ban đầu: đó là cho con người được sống và hạnh phúc. Cho dù con người sa đọa, tội lỗi đã nhập vào thế gian, nhưng Thiên Chúa đã không bỏ mặc con người. Tình thương của Thiên Chúa như áo choàng che phủ tội lỗi con người. Công trình tạo dựng không dừng ở đó khi tội lỗi xen vào (St 3,9). Tội lỗi đã không thể phá huỷ công trình tốt đẹp của Thiên Chúa, mà trở thành dịp để Thiên Chúa bày tỏ lòng yêu thương vô bờ của Ngài. Khi con người phạm tội, chối bỏ Tình Yêu Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn yêu thương con người.
Chúa Giêsu cũng nhắc lại luật xưa dạy rằng: “Chớ giết người. Ai giết người sẽ bị đưa ra tòa”(Mt 5, 21). Đó chẳng phải là Chúa Giêsu bảo chúng ta phải tôn trọng sự sống kẻ khác sao? Người còn bảo: “Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình ngươi” (Mt 22, 39). Có ai tự ghét mình bao giờ? Ai cũng quý chuộng thân xác, mạng sống mình, không ai muốn hủy hoại nó. Chính vì thế, mà Chúa Giêsu dạy phải tôn trọng sự sống người khác như chính sự sống của mình.
Ơn cứu độ được hoàn tất vào thời cánh chung, mà cánh chung được coi là một cuộc "tạo dựng mới" hoàn hảo trong Thiên Chúa.
Cuộc tạo dựng mới đã bắt đầu trong ngày lễ Ngũ Tuần vẫn chờ đến mức hoàn tất viên mãn nơi mỗi con người. Con người được tái tạo từ bên trong vẫn rên rỉ trong niềm mong đợi cứu chuộc vào ngày sống lại: "Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa (Rm 8,23).





CÁC SÁCH THAM KHẢO

A.Các văn kiện của Hội Thánh
I. Tài liệu của Thánh Công Đồng Vaticano II
Apostolicam Actuositatem. Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân. 18-11-1965.
Dignitatis Humanea. Tuyên ngôn về Tự Do Tôn Giáo: Phẩm giá con người 7-12-1965.
Gaudium et Spes. Hiến Chế Mục Vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay. 7-12 -1965.
II. Văn kiện của các Đức Thánh Cha
PIÔ XI, Casti Connubii (Thông điệp Khiết Tịnh Hôn Nhân) 31-12-1930,
PIÔ XII, Humani Generis (Thông điệp Nhân Loại) 12-8-1950.
GIOAN XXIII, Mater et Magistra (Thông điệp Mẹ và Thầy),15-5-1961.
PHAOLÔ VI, Populorum Progressio (Thông điệp Phát triển các dân tộc) 26-3-1967.
                       , Humanae Vitae (Thông điệp Sự sống con người), 25-7-1968.
GIOAN PHAOLÔ II, Redemptoris Misio (Thông điệp Đấng Cứu Chuộc Con Người), 4-3-1979.
                                    , Tông huấn về Gia đình, 22-11-1981.
                                    , Tông thư Phẩm giá Phụ nữ 15-8-1988.
                                    , Thông điệp Tin Mừng về Sự sống, 25-3-1995.
____________      _, Novo Millennio Ineunte (Tông thư Thiên niên kỷ mới               đang bắt đầu), 1999.
_______________    _,Thông Điệp Tiến Về Ngàn Năm Thứ Ba, 1994.
________________ _, Tông thư Mane Nobiscum Domine (Lm Ant. Nguyễn Hữu Quảng dịch).
_________________ , Thông điệp Bí Tích Thánh Thể, 17/04/2003, (Radio Veritas Asia chuyển ngữ).
RATZINGER, Muối Cho Đời, (Nguyên bản tiếng Pháp: LE SEL DE LA TERRE(Peter Seewald dịch), 15/08/1996.
BENEDICTÔ XVI, Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu (trích VietCatholic. Net (J.B.  Đặng Minh An và Phan Du Sinh dịch), Vatican tháng 9/2002.



III. Các văn kiện khác của Hội Thánh 
  Bộ Giáo lý- Đức tin. Tuyên ngôn về việc cố ý phá thai, 18-11-1974.
                         . Donum Vitae. Huấn thị Ơn ban sự sống. 22-2-1988.
                                        . Jura et Bona. Tuyên ngôn về việc làm chết êm dịu. 5-5-1980.
                            . Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo. Toà Tổng giám mục
Tp. HCM: 1997.
B. Sách - Báo
Bohr, David. Catholic Moral Tradition. (Nguyễn Đức Quang dịch, Tài Liệu Tham Khảo về Đạo Đức Sinh Học và Tính Dục, Đại chủng Viện Thánh Giuse), 2004.
Haring, Bernard. Tự Do Và Trung Thành Trong Đức Kitô (Nguyễn Đức Thông dịch), 1997.
KATHRYN SPINK, Mẹ Têrêsa, Từ Đau Khổ Đến Niềm Vui, 1993.
 Lauret, Bernard & Francois Refoule. Đường Vào Thần Học (Nguyễn Đức Việt Châu dịch), Nguyệt San Dân Chúa.
 Nhóm Biên Soạn, Đạo Đức Sinh Học, 2003.
Nhiều tác giả, Đưc Giêsu qua cái nhìn của Phật Tử (Không đề năm và nơi xuất bản).
PHAN TẤN THÀNH, Màu Nhiệm Thiên Chúa (Chân Lý), 2001.
NGUYỄN VĂN THUẬN, Cầu Nguyện Và Suy Tư, 2002.
TÔMA - AQUINÔ Tổng Luận Thần Học [Về Con Người, Phần I, vđ 75-102} Joachim Nguyễn Văn Liêm dịch), 2003.
Việt Catholic, Internet ngày 30-10-2001: Sứ diệp Thượng Hội Đồng Giám mục gửi Dân Thiên Chúa ( họp tại Roma từ 30/9-27/10/2001).
                  Tạp chí:  Giáo Hội Công Giáo Quyết Tâm Bảo Vệ Sự Sống, s 2, 2006.
Báo Phụ Nữ: Số 75, ngày 29/06/2006.
Báo Thanh niên  Online, ngày 21/10/2006.
                  Báo Tuổi Trẻ: số 250, ngày 25/10/2004.

C. Trang Web:
 www.thanhnien.com.vn.
 www.khoahoc.com.vn.
 www.vietnamnet.vn.
-  wwwtuoitre.com.vn.
 - web@dongcong.net/Tin Hang ngay/Tin Giao hoi/2007/Feb07/25d.htm.
 -  http://dongcong.net/Tin HangNgay/Tin GiaoHoi/2007/April 07.
 -  http://dongcong.net/Tin HangNgay/Tin GiaoHoi/2007/Mar 16.






[1]   Nguyên Thái Vũ, Phá thai và hậu quả, báo Ephata, truy cập ngày 04/12/2005;www.trungtammucvudcct.com.
[2] Phạm Minh Mẫn, Thư Gửi Chủ Tịch Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam, truy cập ngày 25/12/2002; http://ww.hqvnch.net/default.asp.
[3]  Kim Sơn, “Nạo Phá Thai Không Phải Chuyện Đơn Giản”, báo Tuổi Trẻ, thứ Hai, số 250, tr. 4
[4] Thanh Minh, Mặt trái của nạo phá thai, báo Khoa Học, số 96, truy cập ngày 14/11/2004; http://www.khoahoc.com.vn.
[5] Vương Liễu Hằng, Cơn Lốc Màu Hồng (Nxb Công An Nhân Dân, 2003), tr. 29.
[6] Ibid., tr.36.
[7] Lê Anh Đủ, Chợ Tình Dã Chiến(Tạp chí: Giáo Hội Công Giáo Quyết tâm bảo vệ sự sống, số 2, 2006), tr. 172.
[8] Lê Anh Đủ, sđd, tr. 174.
[9]  Nguyễn Minh Hoà, Giới Trẻ Trong Xã Hội Ngày Nay (Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2005), tr. 87.
[10]Trường Sinh, “Nhọc Nhằn  Nhà Trọ” (Phóng sự xã hội: Theo Chân Những Con Lắc, nxb Thanh Niên, Sài Gòn, 2004), tr. 108.
[11] Ibid., tr. 200.
[12]Lê Anh Đủ, sđd, tr. 175.
[13] Thượng Hồng, “Hai Quả Tim Vàng(Phóng sự xã hội: Theo Chân Những Con Lắc, nxb Thanh Niên, Sài Gòn, 2004), tr. 50.
[14]  Lê Anh Đủ, sđd, tr. 176.
[15] Lê Anh Đủ, sđd, tr. 176.
[16]Minh Triết, Giới trẻ đang sống vội.  Truy cập ngày 01/04/2005. http ://www. Thanhniên.com.vn .
[17] Ibid.
[18] Nguyễn Đình Cử, “Báo cáo tại Trung tâm Dân số”, báo Tuổi Trẻ, số 92, ngày 11/11/2002, tr. 4.
[19] Hoàng Dương, “Thế Giới Lắc” (Phóng sự xã hội: Theo Chân Những Con Lắc, nxb Thanh Niên, Sài Gòn, 2004), tr. 15.
[20]Nguyễn Thị Bích Hằng, Phá Thai  Việt Nam, truy cập ngày 9/12/2005,http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2005/12.
[21] Uy Ban Dân Số, Gia Đình &Trẻ Em, truy cập ngày 05/12/2005; http: //www.vietnamnet.vn/xahoi/doisong.
[22]Bộ Y Tế, Phá Thai an toàn, truy cập ngày 09/01/2003;http://www.moh.gov.vn/SKSS.
[23] Kim Sơn, “Nạo phá thai không phải chuyện đơn giản”, báo Tuổi Trẻ, số 250, tr. 4.
[24] Ibid., tr. 4.
[25] Uy Ban dân Số, Gia đình và trẻ em, truy cập ngày 05/12/2005, http: //ww.vietnamnet.vn/xahoi/doisong.
[26]Uy Ban Dân Số, Kỷ Yếu Bệnh viện Từ , truy cập ngày 21/12/2005:www.bvtudu.org.vn/ .
[27] Trường Sơn, “Nạo phá thai, chuyện thường ngày  viện”, báo Phụ Nữ, số 75, ngày 29/09/2006, tr. 6.
[28] Nghi Anh, “Báo động nguy cơ trẻ bị xâm hại”, báo Phụ Nư, số 85, ngày 3/11/2006, tr. 3.
[29] Trường Sơn, sđd, tr.6.
[30] Anthony Lê, “Một sự suy đồi chống loài ngườicần lên án(Tạp chí: Giáo Hội Công Giáo Quyết tâm bảo vệ sự sống, số 2, 2006) , tr. 170.
[31]Anthony Lê, Phá thai hiện nay, truy cập ngày 5/12/2005 ..http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/.
[32] Gioan Phaolô II, Thông điệp Tin Mừng về Sự sống, 2003, tr. 56.

[33] Gioan Phaolô II, Thông điệp Tiến Về Ngàn Năm Thứ Ba, 1994, tr. 115.
[34] Gioan Phaolô II, sđd, tr 115.
[35] Phaolô VI, Humanae Vitae (số 6), tr.30.
[36] Ngô Sỹ Đình, Giới tính, Học Viện Đaminh, 2006, tr. 10.
[37] Vat. II, Gaudium et Spes, số 48-49.
[38] Ibid., số 50.
[39] Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra (Mẹ và Thầy), ngày 15/05/1961 (bản dịch của Tổng giáo Phận TP Hồ Chí Minh), tr. 191.
[40] Gioan Phaolô II, sđd, tr. 115.
[41] Phaolô VI, Humanae Vitae (số 6, phần phụ lục), tr. 83.
[42] Gioan Phaolô II, sđd, tr. 120.
[43] Gioan Phaolô II, sđd, tr. 121.
[44], Ibid., tr. 120.
[45] Ibid., tr. 132.
[46] Ibid., tr. 133.
[47]  Ratzinger, LE SEL DE LA TERRE. Flammarion/Cerf- (Peter Seewald dịch,15/08/1997), tr. 228.
[48] Ibid., tr. 229.
[49]Bênêđictô XVI, Bài nói chuyện với Tham Dự Viên Tổng Nghị của Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống, truy cập ngày thứ Bảy, 23-24 tháng 02 năm 2007; dongcong.net/Vietcatholic News.
 [50]Ibid.
[51] Gioan Phaolô II, Thông điệp: Sollicitudo rei socialis (Lo việc xã hội), năm 1987 (bản dịch của Tổng Giáo phận Tp Hồ Chí Minh, 1997), tr. 113.
[52]  Nguyên Thái Vũ, Phá thai và hậu quả, báo Ephata, truy cập ngày 04/12/2005;www.trungtammucvudcct.com,
[53] Phaolô VI, Humanae Vitae, (số 6), tr. 30.
[54] Nguyên Thái Vũ, sđd, truy cập ngày 04/12/2005; www.trungtammucvudcct.com

[55] Nguyên Thái Vũ, sđd, truy cập ngày 04/12/2005, www.trungtammucvudcct.com.
[56]  Trung tâm sức khỏe sinh sản, Nguy cơ phá thai, truy cập ngày 4/12/2005;www.bvtudu.org.vn.
[57] Ratzinger, sđd, tr. 229.
[58] Gioan Phaolô II, Sứ điệp: “Đối thoại giữa các nền văn hoá để xây dựng một nền văn minh tình thương và hoà bình », tr. 94.

[59] Bênêđictô XVI, Bài phát biểu ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rôma, truy cập ngày 07 tháng 04 năm 2007; http://dongcong.net/Tin HangNgay/Tin GiaoHoi/2007/April 07.
[60]                            , “Phát biểu với các Tham Dự Viên Tổng Nghị của Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống, truy cập ngày 16 tháng 03 năm 2007; http://dongcong.net/Tin HangNgay/Tin GiaoHoi/2007.
[61] Bênêđictô XVI, sđd. truy cập ngày 07 tháng 04 năm 2007, http://dongcong.net/Tin HangNgay/Tin GiaoHoi/2007/April 07.
[62] Gioan Phaolô II, Tiến Về Ngàn Năm Thứ Ba, 1994, tr. 114.
[63]   Ibid., tr. 115.
[64] Bênêđictô XVI, Phát biểu với các Tham Dự Viên Tổng Nghị của Học Viện Tòa Thánh về Sự Sống, truy cập ngày 07 tháng 04 năm 2007;  http://dongcong.net/TinHangNgay/Tin GiaoHoi/2007/April 07.

[65] Bênêđictô XVI, sđd,  truy cập ngày 07 tháng 03 năm 2007,http://dongcong.net/Tin Hằng ngày/Tin Giáo Hội/2007/Mar 07.
[66]   Gioan Phaolô II, sđd, tr. 115.
[67]   Ibid., tr. 115.
[68] Phaolô VI, Humanae Vitae (số 12), tr. 134.
[69] Berna Lauret & Francoi Refoule, Đường vào Thần Học (Nguyễn Việt Châu dịch), tr. 78.
[70] Nguyễn Cao Sâm, Tình Trơi, Tình đời, Tình tôi, tr .63.
[71] Vat II, Gaudium et Spes (Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới), số 48-49.
[72] Hôi Đồng Giám Mục Việt Nam, Niên Giám 2004 (Nxb Tôn Giáo Hà Nội, 2004), tr. 513 (Phụ Trương Niên Giám 2005), tr. 69
[73] Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại Á Châu, số 10-14.
[74]Bênêdictô XVI, Phát biểu ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rôma, truy cập ngày 07/04/2007, http://dongcong.net/Tin HangNgay/Tin GiaoHoi/2007/April 07.
[75] Nhóm Biên Soạn, Đạo Đức Sinh Học (BIOETHICS, 2003), tr. 193-198.
[76] Ibid., tr. 304.
[77] Nhóm Biên Soạn, sđd, tr. 305.
[78] Xem Ephata, số 236.

Được đăng bởi Thiên An vào lúc 19:26 
Nhãn: PHA THAI
1 nhận xét:
1.             http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif
Bài rất hay cần được truyền thông và phổ biến cho it nhất là các nhóm bảo vệ sự sống (BVSS) của Giáo Hội Công Giáo.
Là người đi tuyền thông BVSS tôi thấy bài "Tìm hiểu tội ác của Nạo Phá Thai" (NPT) được phân tích về luân lý về nhân sinh quan không chỉ cho các chị NPT mà cho mọi người trong XH một tầm nhìn nhân văn. Rất mong mọị người tìm đọc và phổ biến.
LƯU TRỮ BLOG
·          ►  2016 (37)
·          ►  2015 (56)
·          ►  2014 (72)
·          ►  2013 (79)
·          ▼  2012 (24)
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
Ảnh của tôi
Mẫu Picture Window. Cung cấp bởi Blogger.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét