Giáo Phận Phú Cường:
Thánh Lễ Đặt Viên Đá
Đầu Tiên
Xây Dựng Cơ Sở
Đào Tạo Chủng Sinh
Mọi
sự tốt lành là ở nơi Chúa.
Mọi
sự thánh thiện là ở nơi Chúa.
Nên
con xa Ngài sẽ là lầm sai.
Nên
con xa Ngài là đau thương thôi.
Lời
bài hát: “Nhờ Chúa” được cộng đoàn hát vang, mở đầu cho Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dưng cơ sở Đào Tạo
Chủng Sinh ngày 1-3-2014, tại Nhà Chung giáo phận Phú Cường. Địa chỉ: số 104
Lạc Long Quân Tp. Thủ Dầu Một- Bình Dương.
9 giờ 30 rước đoàn đồng tế. Đi đầu là bình
hương lửa (Sốt mến), tiếp theo là Thánh Giá nến cao (Sự hiện diện của Thiên
Chúa), kế đến là phiến bia đá với hàng chữ: Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây
dựng Cơ Sở Đào Tạo Chủng Sinh Do Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Tấn Tước Giám Mục
Giáo Phận- Ngày 1- 3 - 2014. Tiếp theo sau là khoảng 160 linh mục, trong đó có quý
cha khách, quý cha quản hạt, cha giám
đốc nhà chung Jb. Phạm Quý Trọng, cha tổng đại diện Micae Lê Văn Khâm, sau cùng
là hai Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ và Giuse.Nguyễn Tấn Tước.
Thánh
lễ có rất đông quý tu sĩ nam nữ của các hội dòng, quý khách phương xa và khoảng
2000 giáo dân của các giáo xứ.
Trước
lễ Đức cha Giuse làm phép bia đá. Hai Đức cha cùng đặt bia đá vào bệ đỡ, tượng
trưng cho việc bắt đầu công việc xây dựng. Đức cha Giuse nói:
Anh
chị em thân mến.
Công việc mà chúng ta khởi sự hôm nay phải
thúc đẩy chúng ta bày tỏ tâm tình đức tin và lòng biết ơn.
Chúng ta đã nghe thánh vịnh: “Nếu Chúa chẳng
xây nhà, mọi người thợ chỉ làm việc uổng công”.
Theo một phương diện nào đó, chúng ta là những
cộng tác viên của Thiên Chúa, khi chúng ta dùng việc làm của mình mà củng cố
anh chị em hay phụng vụ công đoàn.
Vậy
chúng ta hãy dùng việc cử hành này mà kêu cầu sự phù giúp của Chúa. Xin Chúa
cho công việc xây cất được kết thúc tốt đẹp, xin Ngài che chở các công nhân và
gìn giữ họ khỏi mọi điều tai ác.
Hôm
nay là ngày đầu tháng 3, mừng kính Thánh Giuse quan thầy Nhà Chung. Lời nguyện
giáo dân, chúng ta hãy nguyện xin:
Lạy
Chúa, là Thiên Chúa của các tổ phụ và tiên tri. Nơi Thánh Giuse, Chúa đã tỏ cho
chúng con thấy tình cha yêu thương con cái, xin Chúa thương nhận ban ý nguyện
cầu của Hội Thánh, ban cho chúng con đang hân hoan họp nhau để khởi công xây
dựng ngôi nhà này, có thể hoàn tất thật tốt đẹp như ý Chúa. Chúng con cầu xin,
nhờ Đức Kitô Chúa chúng con .Amen.
Bài
giảng. Đức cha Giuse chia sẻ: Thánh Giuse là tấm gương nhân đức cho chúng ta
noi theo. Thánh Giuse khiêm nhừng, Thánh Giuse đạo đức, Thánh Giuse siêng năng.vv.
Thánh Giuse là thợ mộc đã làm nên ngôi nhà thánh thiện, ngôi nhà yêu thương.
Chúng ta nguyện noi gương Thánh Nhân và xin Thánh Nhân cầu bầu cho chúng ta, để
sau này chúng ta cùng được hưởng phúc Thiên Đàng với Thánh Nhân.
Nhà
Chung giáo phận Phú Cường được xây dựng cùng với năm thành lập. (Năm 1965. Đức
Giáo Hoàng Phaolo IV đã ký quyết định thành lập giáo phận và Đức cha Giuse Phạm
Văn Thiên là giám mục tiên khởi). Từ đó đến nay đã trải qua nhiều năm mưa nắng.
Cùng với việc phát triển của Giáo phận, cơ sở nhà chung như là nhỏ bé. Thế nên để
có một cơ sở đào tạo thích hợp quả là chính đáng.
Năm
2006 toàn giáo phận có 67 giáo xứ ( Theo bản tin công giáo VN ngày 14/1/2006).
Năm
2014 toàn giáo phận có 98 giáo xứ ( Theo lịch giáo phận năm 2014).
Như vậy cùng phát triển giáo xứ là phát triển
chủng sinh là điều đương nhiên.
Hôm
nay cũng là ngày mừng sinh nhật thứ 78 của Đức cha Phêrô. Đức cha Giuse thay
mặt cộng đoàn có lời chúc mừng đến Đức cha Phêrô. Xin Thiên Chúa ban cho Đức
cha thêm tuổi thêm nhân đức đề dẫn đưa
gia đình giáo phận ngày một tiến bước trên con đường thánh thiện.
Trước
khi nhận phép lành cuối lễ, cha giám đốc nhà chung có lời cám ơn đến quý Đức
cha, quý cha cùng toàn thể cộng đoàn, xin cộng đoàn cầu nguyện và chung tay xây
dựng để cho công việc này được tốt đẹp, nhanh chóng hoàn thành.
Thánh
lễ kết thúc lúc 11 giờ 30, mọi người chung vui với nhau qua bữa cơm trưa. Đây
cũng là dịp để các giáo xứ giao lưu với nhau.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Suy niệm Thứ Tư Lễ Tro
(Mt 6, 1-6; 16-18)
Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, làm
phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai
câu Lời Chúa : Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc : Ta là thân cát
bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM tr.184).
Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta nghe văng
vẳng bên tai lời Chúa mời gọi :"Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta
trong chay tịnh, nước mắt và than van" (Joel 2,12).
Như thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay
Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất : chúng ta là những con người yếu đuối,
tội lỗi, thứ hai : Thiên Chúa là Người Cha giàu lòng thương xót, Ngài luôn yêu
thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình
thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha,
nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu
nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân. Đó là ba việc phải làm
trong Mùa Chay Thánh.
Ăn chay
Cầu nguyện
Và làm phúc bố thí
Là ba việc cần phải làm trong Mùa Chay,
vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và
với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và
với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện
cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người Kitô hữu.
Để ba tương quan này gắn kết với nhau,
điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là : nội tâm. Những việc chúng ta làm
trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng
đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện
cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa, chứ không phải cho
người ta thấy.
Trước hết phải khiêm nhường
Ăn chay, tiếng La tinh là jejunium,
nghĩa là : " Tự nhịn bất kỳ thức ăn nào". Khi nhịn chay, con người
nhận ra mình lệ thuộc vào Thiên Chúa, "hạ mình" trước mặt Chúa, vì
cảm thấy mình mỏng giòn, yếu đuối như tác giả Thánh vịnh nói : " Phần tôi,
những ngày chúng đau yếu, tôi đã từng khoác áo nhặm vào thân, lại ăn chay để
hãm mình phạt xác, lòng tôi ấp ủ câu kinh lời nguyện, ( Tv 34, 13).
Khiêm nhường khi ăn chay còn để Chúa
thấy rằng chúng ta chẳng là gì nếu không có Chúa và thiết tha kêu cầu Chúa :
" Bấy giờ tất cả con cái Ít-ra-en và toàn dân đã lên Bết Ên; họ ngồi khóc
tại đây trước nhan Ðức Chúa. Hôm ấy họ ăn chay cho đến chiều. Rồi họ dâng lễ
toàn thiêu và lễ kỳ an lên trước nhan Ðức Chúa ". (x. Tl 20, 26) ; "
Vua Ða-vít cầu khẩn Thiên Chúa cho đứa trẻ, vua ăn chay nhiệm nhặt, và khi về
nhà ngủ đêm thì nằm dưới đất ; Vua trả lời: "Bao lâu đứa bé còn sống, ta
ăn chay và khóc lóc vì ta tự bảo: "Biết đâu Ðức Chúa sẽ thương xót ta và
đứa bé sẽ sống! " (2 S 12, 16.22), nhất là nhận biết mình là tội lỗi, là
hư vô và cầu xin ơn Chúa tha : " Tôi ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro
lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện
nài van". (Đn 9, 3). Việc giữ chay thể xác chỉ nghĩa khi đi nhịn ăn đi kèm
với việc trách xa tội lỗi : " Chúng nói: "Chúng tôi ăn chay, sao Ngài
không thấy, chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?"... Phải chăng đó là
cách ăn chay mà Ta ưa chuộng trong ngày con người phải thực hành khổ chế? Cúi
rạp đầu như cây sậy cây lau, nằm trên vải thô và tro bụi, phải chăng như thế mà
gọi là ăn chay trong ngày các ngươi muốn đẹp lòng Ðức Chúa? Cách ăn chay mà Ta
ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói
buộc,trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? " (x. Is 58,
1-12), nếu không nó chỉ là phô trương.
Đừng phô trương
Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo :
"Các người hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để
cho thiên hạ trông thấy...khi các người bố thí, thì đừng thổi loa báo trước,
như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng... Các
ngươi có bố thì, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc
ngươi bố thí được giữ kín. Và Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công
cho người " (Mt 6, 1-6).
Trong Kinh Thánh, Chúa tố cáo mạnh nhất
cái vẻ bề ngoài, hay là giả hình. Vì khi giả hình, con người giáng cấp Thiên
Chúa, họ đặt Ngài xuống hàng thứ hai, đặt tạo vật, công chúng lên chỗ nhất.
"Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thí thấy tận đáy
lòng" (1 Sm 16, 7). Trau dồi dáng vẻ bên ngoài của chúng ta hơn tâm hồn
chúng ta có nghĩa là coi người phàm trọng hơn Thiên Chúa.
Như vậy, vẻ bề ngoài hay sự giả hình tự
bản chất là một sự thiếu đức tin: nhưng đó cũng là một sự thiếu đức bác ái đối
với tha nhân theo nghĩa nó có xu hướng qui những con người thành những kẻ say
mê. Sự giả hình không công nhận phẩm giá thích đáng của họ, nhưng thấy họ tùy
thuộc hình ảnh của chính mình. Thiếu đức tin và thiếu đức bác ái, việc làm sẽ
trở nên vô ích, nên không có được công phúc gì. Vì thế, chúng ta làm gì cũng
làm dưới mắt Chúa, cậy trông phó thác vào Chúa và van xin Chúa ban ơn theo ý
Chúa.
Sống cậy trông vào Chúa
Sai lầm lớn nhất của nền văn hóa hiện
nay là tin rằng con người có thể có hạnh phúc mà không cần Thiên Chúa. Như thế
khi loại bỏ điều sâu thẳm trong con người, người ta chối bỏ điều liên kết con
người với Thiên Chúa là Đấng ban sự sống ... theo Đức Thánh Cha Phanxicô, đó là
một tội ác, vì tước mất của người nghèo sự hiện diện của Thiên Chúa, mà cũng vì
xem rằng con người có thể sống như thể không có Thiên Chúa, phủ nhận chiều kích
thụ tạo và sự lệ thuộc của con người vào Thiên Chúa, không cậy dựa vào Chúa (x.
Sứ điệp Mùa Chay 2014).
Người nghèo bị tước mất Thiên Chúa, và
người giầu không cần đến Thiên Chúa, cả hai hạng người này đều được Giáo hội
quan tâm. Giáo hội nhìn đến những ai đang thiếu thốn, không chỉ do nỗi khốn khổ
về tâm linh, vốn thường ẩn chứa trong lòng mọi người và làm cho họ day dứt, dù
họ có nhiều của cải... Khốn khổ vật chất là sống trong điều kiện không xứng với
phẩm giá con người. Khốn khổ luân lý là nô lệ cho thói xấu và tội lỗi, có thể
dẫn đến khốn khổ vật chất, và luôn đi đến chỗ khốn khổ tâm linh, đó là khi
người ta xa rời Thiên Chúa, khước từ tình yêu của Ngài.
Đó là lý do mùa chay năm nay Đức Thánh
Cha Phanxicô đã mời gọi chúng ta suy tư lời của thánh Phaolô : "Thực vậy,
anh chị em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta: Ngài giàu
sang, nhưng đã trở nên nghèo vì anh chị em, để anh chị em trở nên giàu sang nhờ
cái nghèo của Ngài " (2 Cr 8,9). Sự giàu có đích thực của Chúa Giêsu là
phận làm Con Thiên Chúa, đã nên người nghèo khó để chúng ta được làm con Thiên
Chúa, trở nên giàu có nhờ sự khó nghèo của Ngài. Con người giầu vì được làm con
Thiên Chúa theo bản tính. Con Thiên Chúa thấy cái nghèo của chúng ta, nên đã
thi hành ý Chúa Cha, hạ mình nhập thể, chịu chết, sống lại để cứu chuộc chúng
ta. Chúng ta cũng thế, làm sao để cái nghèo của anh em chạm đến con tim chúng
ta, hầu chúng ta có thế giúp người anh em ta đang khao khát ơn cứu độ (x. Sứ
điệp Mùa Chay 2014).
Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ những quyết
tâm của chúng ta trong suốt hành trình của Mùa Chay Thánh này cho nên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
THƯ TƯ LỄ
TRO : Mt 6,1-18
Ngôn
sứ Gio-en kêu gọi dân do thái sám hối.
-
Đức Giêsu cảnh giác các môn đệ về mối nguy của thói hình thức ngay khi họ thực
hành những việc đạo đức như ăn chay, cầu nguyện và bố thí
-
Bài đọc II : sám hối là "làm hòa lại với Thiên Chúa"
Thân
xác chúng ta chỉ là tro bụi và sẽ trở về với bụi tro, thế mà chúng ta lại quá
chìu chuộng nó đến nỗi nhiều lần phạm tội hại đến linh hồn mình.
-
Biết bao lần chúng ta giả điếc làm ngơ trước những tiếng cảnh cáo của lương
tâm, để buông mình theo tội lỗi.
-
Ngay cả những khi làm các việc đạo đức, chúng ta cũng làm theo hình thức bề
ngoài chứ không vì lòng mến Chúa yêu người thực sự.
Đức Giêsu cảnh giác các môn đệ về mối nguy của thói
hình thức ngay khi họ thực hành những việc đạo đức như ăn chay, cầu nguyện và
bố thí :
-
Những việc đạo đức ấy vừa tốt vừa cần thiết.
-
Nhưng điều quan trọng nhất là tâm tình khi làm những việc đó : chỉ nên làm
vì lòng mến Chúa yêu người. Nếu chỉ làm vì mong được tiếng khen của người đời
thì tất cả sẽ trở nên vô ích
Muà chay, Giáo Hội không ngừng nhắc nhở
cho chúng ta chân lý nền tảng về con người. Là bụi tro, con người sẽ trở về với
tro bụi. Mãi mãi con người không thể vượt qua được giới hạn và thân phận có
cùng của mình. Nhưng càng ý thức được thân phận thụ tạo và càng sống lệ thuộc
vào Thiên Chúa, con người càng trở nên vĩ đại. Chúa Giêsu đã chứng tỏ điều đó
qua cuộc sống vâng phục và vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá. Ngài
là một người vĩ đại và sung mãn nhất vì Ngài đã sống hoàn toàn lệ thuộc về
Thiên Chúa.
Lạy Chúa, qua những thực tại chóng qua
của cuộc đời, xin cho chúng con ý thức được thân phận yếu đuối bất toàn của
chúng con, ngõ hầu chúng con luôn biết chạy đến nương tựa vào Chúa.
"Hãy
sám hối"
(Mt 4,17)
Sợi chỉ đỏ :
-
Bài đọc 1 : Ngôn sứ Gio-en kêu gọi dân do thái sám hối.
-
Đáp ca : bày tỏ tâm tình của người tội lỗi sám hối.
-
Tin Mừng : Đức Giêsu cảnh giác các môn đệ về mối nguy của thói hình thức
ngay khi họ thực hành những việc đạo đức như ăn chay, cầu nguyện và bố thí
-
Bài đọc II : sám hối là "làm hòa lại với Thiên Chúa"
Minh họa
- Hình : Mille images 133 C
- Câu Thánh Kinh : "Hãy sám hối" (Mt 4,17)
Với
ngày Lễ Tro hôm nay, Giáo Hội bắt đầu Mùa Chay. Có lẽ hai tiếng "Mùa
Chay" làm chúng ta sợ hãi vì nó khiến ta nghĩ đến một thời gian khắc khổ,
buồn rầu. Đành rằng Mùa Chay là thời gian ăn năn sám hối, hy sinh hãm mình.
Nhưng tất cả những việc đó đều cần thiết để có được niềm vui tái sinh với Chúa
trong Lễ Phục sinh. Cũng như người nông dân phải cực nhọc gieo vãi cấy cày thì
mới có được mùa thu hoạch dồi dào.
Vì
vậy ngay từ đầu mùa Chay này, chúng ta hãy đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội, Mẹ
nhân lành của chúng ta, mà bước vào thời gian này với tất cả tâm hồn quảng đại
và chân thành.
-
Thân xác chúng ta chỉ là tro bụi và sẽ trở về với bụi tro, thế mà chúng ta lại
quá chìu chuộng nó đến nỗi nhiều lần phạm tội hại đến linh hồn mình.
-
Biết bao lần chúng ta giả điếc làm ngơ trước những tiếng cảnh cáo của lương
tâm, để buông mình theo tội lỗi.
-
Ngay cả những khi làm các việc đạo đức, chúng ta cũng làm theo hình thức bề
ngoài chứ không vì lòng mến Chúa yêu người thực sự.
Nhân
dịp nạn châu chấu hoành hành gây nên nạn thất mua đói khát (Ge 2,3-9), ngôn sứ
Gio-en lên tiếng kêu gọi dân do thái sám hối :
-
Sám hối là quay trở về với Chúa.
-
Sám hối phải xuất phát tự cõi lòng chân thực chứ không phải chỉ có những việc
làm bề ngoài ("Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng")
-
Vì Thiên Chúa là Đấng rất từ bị, chắc chắn Ngài sẽ tha thứ cho kẻ thực lòng sám
hối.
Tv
này bày tỏ tâm tình của người tội lỗi sám hối :
-
Một mặt, tội nhân ý thức rõ về những tội lỗi của mình.
-
Mặt khác, tội nhân cũng quyết tâm trở về với Chúa.
-
Và tội nhân tin chắc mình sẽ được Thiên Chúa thứ tha.
Đức
Giêsu cảnh giác các môn đệ về mối nguy của thói hình thức ngay khi họ thực hành
những việc đạo đức như ăn chay, cầu nguyện và bố thí :
- Những
việc đạo đức ấy vừa tốt vừa cần thiết.
-
Nhưng điều quan trọng nhất là tâm tình khi làm những việc đó : chỉ nên làm
vì lòng mến Chúa yêu người.
-
Nếu chỉ làm vì mong được tiếng khen của người đời thì tất cả sẽ trở nên vô ích.
Thánh
Phaolô hiểu sám hối là "làm hòa lại với Thiên Chúa" : tội lỗi đã
phá huỷ những liên hệ hài hòa giữa con người với Thiên Chúa. Sám hối là tái lập
những liên hệ ấy. Thời gian sám hối chính là "thời Thiên Chúa thi ân, thời
Thiên Chúa cứu độ".
Các
bài đọc hôm nay đều quy vào một chủ đề là quay về. Mỗi bài đọc triển khai một
phương diện của sự quay về :
-
Bài đọc 1 : từ bề ngoài quay về bề trong : "Hãy xé lòng chứ đừng
xé áo".
-
Bài đọc 2 : quay về với Thiên Chúa : "Hãy làm hòa với Thiên
Chúa"
-
Bài Tin Mừng : từ cách làm những việc đạo đức cốt cho người ta thấy quay
về với cách làm chỉ cốt cho Thiên Chúa thấy.
Tại
sao trong bài Tin Mừng mở đầu Mùa Chay, Chúa Giêsu nói về cầu nguyện, ăn chay
và bố thí ? Thưa vì 3 việc này, nếu được làm một cách đạo đức thật sự –
nghĩa là làm không phải để được tiếng khen của người đời mà làm vì lòng mến
Chúa yêu người chân thành – sẽ giúp chúng ta quay về chứ không còn lạc lối nữa
(nghĩa chính xác của "sám hối" chính là "quay về").
-
Chúng ta thường quá chìu theo ý mình, đến nỗi không biết đến ý Chúa. Cầu nguyện
chân thành sẽ giúp chúng ta khám phá và làm theo ý Chúa.
-
Chúng ta thường quá lo cho những nhu cầu vật chất, đến nỗi không để ý đến những
nhu cầu tinh thần. Ăn chay sẽ giải thoát chúng ta khỏi quá bận tâm đến các nhu
cầu vật chất, tự nhiên và sẽ thoả mãn những nhu cầu tinh thần, siêu nhiên.
-
Chúng ta thường quá quan tâm đến bản thân mình đến nỗi quên để ý tới người
khác. Bố thí là một cách giúp ta hy sinh bản hân để biết chia sẻ với người
khác.
Mọi
người chúng ta đều có kinh nghiệm về sự đổ vỡ, bất hòa… Hai người bạn trở thành
lạnh nhạt, hai người tình trở thành xa lạ, hai vợ chồng trở thành người dưng…
Đổ
vỡ và bất hòa sinh ra đau khổ, tiếc nuối cho các đương sự, và còn ảnh hưởng tới
một số người khác như con cái, anh em, bạn bè…
Thánh
Kinh đã không ngại dùng hình ảnh loài người để mô tả Thiên Chúa : Thiên
Chúa là một người tình, một người chồng hết mực yêu thương loài người. Nhưng
mối tình này mang tính đơn phương nhiều hơn là song phương, và đã bao lần đổ
vỡ.
Khi
đổ vỡ, phía nào yêu tha thiết hơn sẽ tích cực tìm cách làm hòa hơn. Thiên Chúa
chính là phía này. Ngài đã làm rất nhiều cách. Và cách cuối cùng vượt quá sức
tưởng tượng của loài người : Ngài đã cho Con Một thân yêu của mình hạ mình
đến với loài người, ngỏ lời yêu thương với loài người, sống chung với loài
người, tha thứ hết mọi tội lỗi của loài người và chết thay cho loài người.
Thiên
Chúa đã đi bước trước và Ngài đã làm tất cả những gì có thể làm. Chỉ còn chờ
chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì để làm hòa lại với Ngài ?
a/ Bố thí
Có một con chuột sống trong một ngôi nhà thờ cũ kỹ ở miền quê. Một hôm
nó đi lang thang dạo mát bỗng gặp một con chuột khác cũng đang đi chơi. Nó liền
được dịp tâm sự :
- Tôi sống chui rúc dưới gầm một tòa giải tội. Nhưng chẳng được yên thân
vì hầu như lúc nào cũng có người xưng tội, phá giấc ngủ của tôi.
Nghe thế, con chuột kia nói :
- Vậy bạn hãy dọn đến chỗ ở của tôi. Chỗ ấy ấm áp sạch sẽ mà chẳng mấy
khi có người quấy rầy, yên tĩnh lắm.
- Ô thế bạn ở đâu vậy ?
- Tôi ở trong thùng tiền cứu giúp người nghèo. (Trích "Món quà
giáng sinh")
b/ Cầu nguyện
Một tài xế và một linh mục chết cùng lúc. Bác tài thì được vào thiên
đàng ngay, còn vị linh mục phải chờ ở luyện ngục. Ngài than phiền :
"Việc ông tài vào thiên đàng tôi chẳng nói làm gì. Nhưng tôi là linh mục,
tại sao tôi lại phải chờ đợi như thế này ?" Từ trời cao có tiếng
đáp : "Cha ơi, khi cha giảng, mọi người ngủ gục. Còn khi bác tài lái
xe, mọi người lo cầu nguyện".
c/ Ăn chay hãm mình
Hai thợ săn lên núi bắt chim. Họ cẩn thận đặt bẫy trước khi rời đi. Khi
trở lại, lưới đầy chim. Họ thích thú vì được nhiều chim, nhưng không hài lòng
lắm về những con chim bắt được, một anh nói : "Ai mà mua những con chim gầy nhom
thế này".
Anh bạn gật đầu : "Chỉ cần
đầu tư một số lúa và trong ít ngày chúng ta sẽ được những con chim xinh đẹp và
bụ bẫm".
Hàng ngày, hai người cho chim ăn uống và chúng ăn ngấu nghiến. Chúng lớn
dần mỗi ngày. Chỉ duy một con không chịu ăn. Khi những con khác béo mập, con
chim ngoan cố này trở nên gầy nhom, nhưng vẫn vùng vẫy tìm lối thoát.
Đến ngày bầy chim được mang ra chợ bán, con chim không chịu ăn cố vùng
vẫy, xoay sở lọt qua lưới và bay đi. Một mình nó được tự do.
CT : Anh chị em thân mến
Với tâm tình sám hối chân thành, chúng ta
cùng dâng lên Chúa những lời nguyện sau đây :
1- Hội Thánh là một người mẹ hiền không
bao giờ ghét bỏ những đứa con tội lỗi lầm lạc / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho
những hoạt động mục vụ của các mục tử trong Mùa Chay này / dẫn đưa được nhiều
con chiên lạc về đoàn chiên của Chúa.
2- Thế giới ngày này đang đầy dẫy bạo
lực, chiến tranh, vô luân, tội lỗi / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các nhà lãnh
đạo các nước / biết đề ra những biện pháp hữu hiệu / để giảm bớt những sự xấu
trong xã hội.
3- Chúng ta đặc biệt hiệp lời cầu xin /
cho những người nguội lạnh bỏ mùa phục sinh / những cặp vợ chồng rối rắm /
những kẻ trụy lạc bê tha / biết ăn năn tội lỗi / và quay về với tình thương của
Chúa.
4- Chúng ta hiệp lời cầu xin cho mọi
người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta / một mặt canh tân đời sống / mặt khác
nhiệt tình làm việc tông đồ / để hoán cải những anh chị em nguội lạnh trong xứ
đạo.
CT : Lạy Chúa, Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải
chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được tha thứ và được sống. Tất cả chúng
con đều là những người tội lỗi. Chúng con thành tâm sám hối muốn quay về với
Chúa. Xin Chúa tha thứ cho chúng con và giúp chúng con sống sốt sắng trong Mùa
Chay thánh này. Chúng con cầu xin nhờ công nghiệp Đức Giêsu Kitô là Chúa chúng
con. Amen.
- Trước
kinh Lạy Cha : Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu nguyện không phải để cho
người ta thấy, mà chỉ để Thiên Chúa là Cha chúng ta thấy. Vậy chúng ta hãy
hướng trọn tâm hồn lên Ngài và dâng lên Ngài lời kinh Lạy Cha sau đây.
Mùa
Chay đã bắt đầu. Anh chị em hãy bắt đầu quay về : quay về với lương tâm
trong lòng mình, quay về với tình nghĩa anh chị em vả quay về với Thiên Chúa là
Cha nhân lành của chúng ta.
RIDAY, 28 FEBRUARY 2014 19:05 BBT WTGP HN ~ SỐ LƯỢT XEM: 96
Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông,
thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo hội Công
Giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy.
Phụng vụ Giáo Hội cũng có bốn Mùa như :
Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh qua đi, Mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta chuẩn bị
bước vào Mùa Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thánh và Đêm Vọng Phục Sinh. Vậy Mùa
Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay có
ý nghĩa thế nào ? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa Chay không
trở nên nhàm chán và có ý nghĩa ?
Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu
?
Vào những thế kỷ đầu Kitô giáo, để sống
đạo và thực hành đạo, các kitô hữu tiên khởi đã quan sát những người chung
quanh xem họ sống đạo và thực hành đạo thế nào, cụ thể như việc người Dothái
giữ ngày Sabát, hay lên Đền thờ cầu nguyện. Tuy các kitô hữu tiên khởi họp nhau
thành một cộng đoàn tế tự, cử hành phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
theo một công thức tuyên xưng đức tin. Nhưng khi cử hành các ngày đại lễ như lễ
Vượt Qua, lễ Năm Mươi, dù vẫn giữ nguyên những ngày lễ của người Dothái nhưng
lại mặc cho các ngày lễ ấy một ý nghĩa mới, chẳng hạn : khi cử hành, họ không
chỉ nhắc lại các biến cố Xuất Hành Cựu Ước, mà còn tưởng nhớ cuộc khổ nạn và
phục sinh của Chúa Kitô, cũng như việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông
đồ.
Mãi đến thế kỷ thứ IV, trong Giáo hội
mới nảy sinh những ý kiến khác nhau như : liệu có cử hành lễ Phục Sinh vào ngày
lễ Vượt Qua của người Dothái không ? Tại các Giáo đoàn thuộc Tiểu Á, họ vẫn giữ
nghi lễ chiên vượt qua. Riêng Giáo đoàn Antiokia lại ấn định lễ Phục Sinh vào
ngày Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua của người Dothái, trong khi đó, các kitô hữu tại
Alexandria do các nhà chiêm tinh tính toán nên đã chuyển rời lễ Phục Sinh vào
dịp phân xuân.
Cho dù có sự khác nhau về ngày cử hành
các ngày lễ, nhưng lễ Phục Sinh vẫn là lễ chung của toàn thể cộng đoàn Kitô
giáo, vì lễ Phục Sinh dựa trên nền tảng đức tin, trước lễ Phục Sinh, có một
thời gian chuẩn bị tương đối dài gọi là Mùa Chay hay « 40 ngày », tưởng nhớ 40
Chúa Giêsu ở trong hoang địa 40 đêm ngày.
Việc thực hành Mùa Chay đã có từ thời
thì đầu Kitô giáo, nhưng trải qua những bước thăng trầm, mãi tới thế kỷ thứ II,
thời thánh Irênê, giám mục thành Lyon, việc giữ chay ngắn hạn từ hai đến ba
ngày, không ăn bất kỳ thức ăn nào mới được phổ biến. Sang kỷ thứ III tại
Alexandria, người ta kéo dài việc ăn chay ra hết một tuần. Những dấu tích của
Mùa Chay hay « 40 ngày » được tìm thấy ở thế kỷ thứ IV, trong lễ qui của Công
Đồng Nicêa. Đây là thời gian chuẩn bị mừng lễ, nhưng ưu tiên vẫn là việc giúp
các người dự tòng chuẩn bị lãnh Phép Rửa Tội và Đêm Vọng Phục Sinh.
Cuối thế kỷ thứ IV, Giáo đoàn tại
Giêrusalem bắt đầu giữ chay 40 ngày hay còn gọi là Mùa Chay 8 tuần, người ta ăn
chay suốt thời gian này, trừ thứ Bẩy và Chúa Nhật. Sang thế kỷ thứ V, tại Aicập
người ta cũng giữ chay, tiếp đến là xứ Gôlơ, người ta ăn chay ngày thứ Bẩy và
thứ Sáu tuần trong Mùa Chay. Trong khi giữ chay, các kitô hữu chỉ ăn một bữa
mỗi ngày, thức ăn gồm có bánh, rau và nước. Giữ nghiêm ngặt nhất là ngày Thứ
Sáu và Thứ Bẩy Tuần Thánh, người ta không ăn một chút thức ăn nào. Giờ ăn chay
được qui định tùy theo sự khác nhau của mỗi giáo đoàn. Vì mùa chay gồm 6 tuần
không thể tương ứng với 40 ngày được. Nên sang thế kỷ thứ VII, người ta đã lùi
về trước Mùa Chay mấy ngày, cụ thể như bắt đầu từ ngày thứ Tư cho đến ngày thứ
Bẩy tuần trước khi bước vào Mùa Chay, ngày mà hôm nay chúng ta gọi là Thứ Tư Lễ
Tro, ngày ăn chay. Đồng thời, ba Chúa nhật trước Mùa chay, là gồm tóm thời gian
chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, cách lễ Phục Sinh chín tuần. Việc giữ chay ngày
càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như buộc chỉ ăn bữa tối. Nhưng đến thế
kỷ thứ VIII, việc giữ chay được nới rộng ra, nghĩa là cho phép những người ốm
đau bệnh tật được ăn chứng, bơ, sữa, cá và cả rượu nữa. Sang thế kỷ XII và
XIII, bữa ăn ngày chay được ấn định là trước giờ trưa 3 giờ tức 9 chín giờ
sáng, tiếp theo được ăn « bữa ăn nhẹ » vào buổi tối. Sang thế kỷ XVII việc ăn
chay giảm dần và Giáo hội cho phép được ăn cháo, sữa và cá nhỏ. Trong ngày
chay, tại các hoàng gia, nhà bếp thi nhau trổ tài làm ăn với những thực đơn sao
cho dồi dào phong phú hơn ngày thường.
Một cảnh chợ cá ngày Thứ Tư Lễ Tro
Từ năm 1949, Giáo hội Công giáo qui
định việc giữ chay và kiêng thịt là ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh mà
thôi. Lý do vì hai ngày đó là ngày tưởng nhớ sự chết : ngày thứ tư lễ Tro, linh
mục chính thức làm phép tro được đốt từ những cành lá đã làm phép vào ngày Lễ
Lá năm trước rồi vẽ hình thánh giá trên trán người nhận tro và nhắc lại rằng «
ngươi là tro bụi, và người sẽ trở về tro bụi », nhắc lại cái chết của mỗi người
chúng ta, tiếp đến, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm cái chết của Chúa
Giêsu trên Thập giá.
Trong phụng vụ của Giáo hội Chính
Thống, thời gian chuẩn bị bước vào Mùa Chay kéo dài năm tuần liền, mỗi tuần đọc
một đoạn Tim Mừng riêng, với cách thức sám hối sâu xa. Tuần thứ bốn, được ấn
định là ngày kiên thịt và ăn chay trong toàn Giáo hội. Chúa nhật thứ năm được
gọi là Chúa nhật Hòa giải, mỗi người hòa giải với người bên cạnh trước khi toàn
thể cộng đoàn xin lỗi Chúa.
Cảm tưởng chung là một bầu không khí «
vui và buồn ». Mỗi tín hữu, với sự hiểu biết có giới hạn và khác nhau về phụng
vụ, nên khi bước vào nhà thờ với các kinh nguyện của Mùa Chay, mỗi người mỗi
cảm tưởng khác nhau. Một phần vì những lời kinh tiếng hát mang đậm nét buồn,
màu áo tím, những bài đọc dài hơn, đơn điệu hơn ngày thường, và hầu như không
có nét vui tươi. Một nét đẹp nội tâm rực sáng, tựa như ánh sáng ban mai chiếu
rọi từ thung lũng tối tăm lên tận đỉnh cao của núi đồi.
Niềm vui âm thầm, êm dịu và toàn bộ các
bài Sách thánh trong Mùa Chay nghe thật đơn điệu cho thấy sự bình an đã dẫn đưa
người ta tới những điệp ca hòa tấu Allêluia trong Đêm Vọng Phục Sinh.
Chúa nhật lễ Lá là thời gian không còn
dành riêng cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn nữa, bước vào một Tuần Thánh, với
những bài đọc nhắc lại những ngày sau hết của Chúa Kitô trên trần gian và sự
Phục Sinh của Ngài.
Tại sao lại gọi là 40 ngày chay thánh ?
Từ « Mùa Chay » là một từ tương phản
với từ gốc latinh là « quadragesima » có nghĩa là 40. Trong Kinh thánh, con số
40 có ý diễn tả một khoảng thời gian chờ đợi, một quá trình, tượng trưng cho
việc chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa. Số 40 còn diễn tả hành trình trong sa mạc trên
đường về Đất hứa của Dân Dothái kéo dài 40 năm. Ông Môisen đã ở trên núi Chúa
40 ngày (x. Xh 24, 18; 34,28). Những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40
ngày (x. Ds 13, 25). Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó Ngài được
thị kiến (x. 1V 19, 8). Ninivê đã được cho 40 ngày để sám hối (x. Gn 3, 4). Và
quan trọng nhất là Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy vào trong hoang địa
40 ngày để ăn chay cầu nguyện trước khi thi hành sứ vụ công khai (x. Mt 4,2).
Như vậy Mùa Chay là mùa nhắc nhớ 40 năm
hành trình trong sa mạc của dân Dothái, 40 ngày trong hoang địa của Chúa Giêsu.
Con số 40 ngày, là thời gian đi vào hoang địa của cõi lòng, thinh lặng để chuẩn
bị gặp gỡ Chúa. Đây là thời gian phụng vụ cao điểm thuân tiện thích hợp cho các
kitô hữu noi gương Đức Kitô dùng 40 ngày để ăn năn đền tội và dấn thân phục vụ
anh chị em. Và bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, mỗi người được liên kết
mật thiết hơn với các Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, Đấng đang tiến đến cái chết và
sự sống lại.
Mùa chay mang lại cho chúng ta điều gì?
Phần lớn người kitô hữu không thực hành
việc ăn chay, nguyện ngắm, nên Mùa Chay không có ảnh hưởng tới đời sống của họ
là bao? Khi nói về Mùa Chay, người ta thường hiểu một cách không tích cực lắm.
Đại đa số dân chúng cho rằng trong Mùa Chay việc kiêng ăn, kiêng uống giữ chay
chiếm vị trí hàng đầu.
Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đại đa số
người kitô hữu không thực hành đạo trong đời sống nhưng họ vẫn đến nhận tro vào
Thứ Tư Lễ Tro. Đây là một nghi thức giầu tính biểu tượng, nó tác động đến tận
đáy lòng con người, nhắc nhớ người ta suy nghĩ về thân phận của mình khi nhận
tro và mời gọi con người trở về với Chúa. Vì nhiều khi con người quên đi thân
phận yếu hèn, mỏng giòn của mình, dẫn đến đau thương và đổ vỡ. Bi kịch cuộc đời
con người đều từ đó mà ra. Con người phạm tội, tội cắt đứt sự hiệp thông giữa
con người với Thiên Chúa, làm cho con người mất đi hạnh phúc, phải đau khổ và
phải chết. Chuyện sa ngã của Nguyên tổ đã chứng minh điều đó. Lịch sử cứ độ của
Dân Chúa, tội thì Chúa phạt, hối cải thì Chúa tha và cứu. Nên mỗi khi lâm vào
hoàn cảnh bi đát đau thương hay thất vọng, Dân Chúa đều nhận ra rằng cần phải
sám hối trở về giao hòa với Thiên Chúa để được chữa lành. Mùa Chay là mùa sám
hỗi, chúng ta hãy ra sức làm những việc cần thiết để được giao hòa và hiệp
thông với Chúa, hầu được Chúa ban ơn.
Trong đời sống người kitô hữu, nhiều
khi lắng nghe lời Chúa xong, chúng ta đã có quyết tâm đi xưng tội, làm việc đền
tội, nhưng rồi kết quả không mấy khả quan, thì Mùa Chay là cơ hội rất thuận
lợi. Thư thánh Phaolô nói với chúng ta : « Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày
cứu độ» (2 Cr 6,2). Đây là thời gian khẩn trương trong năm phụng vụ, thời gian
thuận tiện được ban cho chúng ta để đẩy mạnh quyết tâm hoán cải, tăng cường
việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh
ý Chúa, thực hành khổ chế một cách quảng đại hơn, để đi tới và giúp đỡ tha nhân
đang túng thiếu: đó là một hành trình tinh thần giúp chúng ta chuẩn bị sống Mầu
Nhiệm Phục Sinh. Vậy chúng ta hãy tin tưởng điều đó và bước vào Mùa Chay Thánh.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét