THÁNH PHÊRÔ BỊ ĐÓNG ĐANH NGƯỢC |
KIỆU THÁNH THỂ TẠI BẢO HÀ |
NGƯỜI MÔNG NẬM XÉ DÂNG HOA KÍNH TRÁI TIM |
CHỦ ĐỀ :
CHIA XẺ THÂN PHẬN CỦA ĐỨC KITÔ -
THÁI ĐỘ TIẾP ĐÓN
THÁI ĐỘ TIẾP ĐÓN
"Ai cho một trong những kẻ bé mọn dù chỉ một ly nước
lã, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu"
(Mt
10,42)
- Bài đọc
I (2V 4,8-11.14-18) : "Người đến trọ nhà mình là một vị thánh của
Thiên Chúa"
- Đáp
ca (Tv 88) : "Tôi sẽ ca ngợi tình thương Chúa đến muôn đời"
- Tin Mừng
(Mt 10,37-42) : "Kẻ nào đành mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm lại
được nó" - "Kẻ nào tiếp đón các con là tiếp đón Thầy"
- Bài đọc
2 (Rm 6,3-4.8-11) (Chủ đề phụ) : "Nếu chúng ta chết với Đức Kitô,
chúng ta sẽ cùng sống với Ngài".
Sợi chỉ đỏ :
Lời Chúa hôm nay có hai chủ đề :
1. Chủ đề tiếp đón : được diễn tả qua
chuyện một gia đình miền Sunam cho ngôn sứ Êlisê đến trọ tại nhà (Bài đọc I),
và phần thứ hai của bài Tin Mừng : "Kẻ nào tiếp đón các con là tiếp
đón Thầy"
2. Chủ đề chia xẻ thân phận của Đức
Giêsu : được diễn tả qua phần đầu của bài Tin Mừng : "Kẻ nào
đành mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm lại được nó", và bài đọc
II : "Nếu chúng ta chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống với
Ngài".
Minh họa
- Mille images 137 D
- "Ai cho một trong những kẻ bé mọn dù
chỉ một ly nước lã, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu" (Mt 10,42)
- (Nếu chọn chủ
đề I) :
Anh chị em thân mến
Trong xã hội thời nay, người ta thường sống
theo kiểu chủ nghĩa cá nhân : mạnh ai nấy lo, sống chết mặc bây, đèn nhà
ai nhà nấy sáng. Kết quả của lối sống này là một xã hội thiếu vắng tình thương,
ích kỷ, thờ ơ.
Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy cầu xin Chúa
giúp chúng ta biết quan tâm tới người khác, yêu thương người khác và tiếp đón
người khác như tiếp đón chính Chúa.
- (Nếu chọn chủ đề II) : Anh chị
em thân mến
Lời Chúa hôm nay trình bày một nghịch
lý : "Kẻ nào cố tìm mạng sống mình thì sẽ mất ; Kẻ nào đành mất
mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm lại được nó".
Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin Chúa
giúp chúng ta hiểu được chân lý lạ lùng đó, và nhất là dám liều mạng sống vì
Chúa, để được chia sẻ sự sống của chính Chúa.
- Chúng ta rất thờ ơ với những anh chị em sống
chung quanh chúng ta.
- Chúng ta coi thường những người nghèo nàn,
thất học và không có địa vị.
- Chúng ta ít khi hy sinh vì Chúa.
Tường thuật câu chuyện giữa ngôn sứ Êlisê và
một phụ nữ xứ Sunam :
- Trên đường sứ mạng, ngày kia Eâlisê đến
vùng Sunam
- Ở đấy, một phụ nữ đã mời Ông vào nhà dùng bữa.
Sau đó bà còn nói với chồng mình rằng Eâlisê là một vị thánh của Thiên Chúa. Được
sự đồng ý của chồng, bà còn dọn sẵn cho Eâlisê một căn phòng có đầy đủ những thứ
cần thiết, để bất cứ lúc nào ngôn sứ cũng có thể đến trú ngụ.
- Đáp lại lòng tốt của vợ chồng này, ngôn sứ
Eâlisê đã làm phép lạ giúp họ đang son sẻ mà có được một đứa con trai đầu lòng.
(Sau này đứa con ấy chết, Eâlisê lại làm phép lạ cho nó sống lại).
Tv này ca ngợi tình thương của Chúa. Tác giả
còn nguyện sẽ ca ngợi như thế mãi tới muôn đời.
Có thể chia đoạn Tin Mừng này thành 2 phần :
- Phần đầu (các câu 37-39) Đức Giêsu dạy các
môn đệ về sự từ bỏ : Nếu muốn làm môn đệ xứng đáng của Ngài thì phải từ bỏ
rất nhiều : tình yêu gia đình, mạng sống ; và còn phải sẵn sàng vác
thập giá mình mà đi theo Ngài.
- Phần sau (các câu 40-42) dạy về sự tiếp
đón : ai tiếp đón các sứ giả Tin Mừng thì được coi như là tiếp đón chính Đức
Giêsu, thậm chí là tiếp đón chính Thiên Chúa là Đấng đã sai Đức Giêsu đến ;
ai tiếp đón một kẻ bé mọn thì cũng được phần thưởng.
Văn mạch : Phaolô đang đưa ra những lập
luận để chứng minh rằng người ta được công chính hóa không phải nhờ việc làm,
mà nhờ tin vào Đức Giêsu Kitô. Đoạn tuần trước là lập luận thứ nhất : con
người đã mất ơn nghĩa với Thiên Chúa do tội của Adam, nhưng con người lại được
ơn nghĩa nhờ cái chết của Đức Giêsu Kitô. Cho nên muốn được ơn nghĩa thì phải
tin vào Đức Giêsu Kitô.
Đoạn tuần này đưa ra lập luận thứ hai :
muốn được ơn nghĩa với Thiên Chúa thì phải liên kết với Đức Giêsu bằng phép rửa :
- Chịu phép rửa nghĩa là cùng chết với Đức
Giêsu để được cùng sống lại với Ngài.
- Như thế, kẻ đã lãnh nhận phép rửa hãy dứt
khoác chết cho tội lỗi để hoàn toàn sống cho Thiên Chúa.
Thánh Kinh ghi lại những cuộc tiếp đón rất đẹp
và rất dễ thương : 1/ Abraham thấy 3 người khách lạ đang đi trong sa mạc.
Ông chạy ra năn nỉ họ vào nhà và ân cần chăm sóc họ. Đó là 3 sứ giả của Thiên
Chúa. Đáp lại tấm lòng của Abraham, 3 sứ giả này ban ơn cho vợ chồng son sẻ của
Abraham có con trai đầu lòng (St 18) ; 2/ Một gia đình ở Sunam chẳng những
tiếp đón ngôn sứ Eâlisê, mà còn dọn hẳn cho ông một căn phòng để những lần sau
ông tới có chỗ trọ. Đáp lại, Eâlisê cũng giúp họ thoát khỏi tình trạng son sẻ
(bài đọc I) ; 3/ Gia đình Matta, Maria và Lazarô ở Bêtania là nơi thường
xuyên tiếp đón Đức Giêsu và các môn đệ. Đáp lại, Đức Giêsu đã làm cho Ladarô sống
lại.
Qua những chuyện trên, chúng ta hãy tìm hiểu
thêm hai vấn đề :
1/ Tại sao những chủ nhà ấy quảng đại tiếp
đón khách ? Thưa vì họ không chỉ nghĩ đến mình mà còn quan tâm tới người
khác : Abraham lo cho 3 người khách kia đi trong sa mạc sẽ bị đói khát và
không có chỗ nghỉ ngơi để lấy lại sức ; gia đình ở Sunam lo sợ ngôn sứ
Eâlisê phải bơ vơ tứ cố vô thân ở một miền đất lạ ; gia đình Bêthania thì
muốn Đức Giêsu và các môn đệ được nghỉ ngơi sau một thời gian mệt mỏi vì công
việc rao giảng Tin Mừng. Trong hai chuyện sau, còn một lý do nữa, là những chủ
nhà ấy ý thức rằng những người khách mà mình tiếp đón là sứ giả của Thiên Chúa.
2/ Phần thưởng của tấm lòng quảng đại ấy là
gì ? Là sự sống : hai đứa con trai đầu lòng cho hai vợ chồng son sẻ,
và mạng sống được trả lại cho Ladarô đã chết 4 ngày. Xét cho cùng, ơn ban sự sống
ấy không phải do những người khách, mà chính Thiên Chúa, nguồn mạch sự sống,
ban cho họ.
Những câu chuyện rất đẹp trên đây khuyến
khích chúng ta hãy quảng đại tiếp đón :
- Tiếp đón không chỉ là đón người vào trọ
trong nhà mình, cho họ ăn, cho họ nghỉ, mà còn là biết quan tâm tới nhu cầu của
người khác và đáp ứng theo khả năng của mình.
- Khi tiếp đón, dĩ nhiên chúng ta phải mất
mát : mất giờ, mất tiền của, mất công… Nhưng Thiên Chúa sẽ trọng thưởng
chúng ta : Ngài sẽ cho sức sống thần linh của Ngài thêm lớn mạnh trong sự
sống chúng ta.
Phần đầu của bài
Tin Mừng hôm nay đặt vấn đề : người môn đệ của Đức Giêsu đặt Ngài ở số mấy
trong đời họ ?
Bình thường, người
ta coi bản thân là số một, vợ chồng số hai, gia đình số ba, thân nhân số bốn…
Chúa thì có lẽ cao lắm cũng chỉ từ số năm trở xuống.
Trong đoạn Tin Mừng
này, Đức Giêsu kể ra những người dành cho Chúa vị trí số hai :
- một là cha mẹ,
hai là Chúa
- một là con cái,
hai là Chúa
- một là mạng sống
mình, hai là Chúa
Được xếp ở vị trí
số hai như thế cũng là được coi trọng lắm rồi. Nhưng Đức Giêsu vẫn không chịu.
Ngài nhất quyết đòi vị trí số một : "Ai yêu mến cha mẹ hơn Thầy thì
không xứng đáng với Thầy ; ai yêu mến con trai con gái hơn thầy thì không
xứng đáng với Thầy" ; Ngài còn đòi chúng ta phải dám mất mạng sống vì
Ngài nữa !
Mỗi người chúng
ta hãy tự hỏi : phần tôi, tôi xếp Chúa vào vị trí số mấy ?
Có nhiều loại từ
bỏ :
- Tôi soạn lại tủ
áo của tôi. Nhiều áo quá. Có những chiếc đã cũ và lỗi thời, tôi có thể bỏ
bớt để đem cho người nghèo.
- Trong sân nhà
tôi có hai cây mọc cạnh nhau. Nếu cứ để như thế thì hai cây vẫn sống, nhưng
không cây nào lớn mạnh tốt được. Tôi nên bỏ bớt một cây để cây kia mọc tốt
hơn.
- Nha sĩ khám thấy
có một chiếc răng của tôi đang bị hư nặng. Ông bảo phải bỏ nó đi, nếu
không, nó sẽ lây cho những chiếc bên cạnh.
Đức Giêsu kêu gọi
người đi theo Ngài hãy từ bỏ. Bỏ những gì và bỏ cách nào ?
- Có những thứ ta
có thể bỏ. Thí dụ bớt chút thức ăn, bớt chút giờ ngủ khi ta ăn chay hãm mình.
- Có những thứ ta
nên bỏ để cuộc sống của ta nên tốt hơn. Thí dụ khi ta nhường nhịn không trả
đũa, không đòi lại của cải hoặc danh dự bị người khác làm tổn thương, mất mát.
- Có những thứ ta
bó buộc phải bỏ như : tội lỗi, thói xấu, dịp tội.
Trong bài Tin Mừng
này, có hai chi tiết mà nếu ta không dừng lại tìm hiểu kỹ thì sẽ để vuột mất những
ý nghĩa rất sâu sắc :
- Câu 38 (quyển
Bài đọc ấn bản 1970 bỏ sót không in câu này) "Ai không vác thập giá mình
mà theo Thầy thì không xứng với Thầy" : Theo cách xử tử của Rôma, người
bị kết án tử đóng đinh thập giá phải tự vác lấy thập giá của mình (chỉ vác
thanh ngang, còn thanh dọc để sẵn ở pháp trường) đi ra pháp trường. Vì thế, kiểu
nói "vác thập giá mình" có nghĩa là bị kết án tử. Do đó, câu nói của
Đức Giêsu có nghĩa là ai muốn xứng đáng làm môn đệ đi theo Chúa thì phải chấp
nhận thân phận mình như là người đã bị kết án tử.
- Câu 39 "Kẻ
nào đành mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm lại được nó" : chữ hy
lạp psyche có nghĩa rất rộng, chỉ "lòng",
"trí", "tim", tổng quát là cả "cuộc sống", toàn
thể "con người". Như thế, "đành mất mạng sống" có nghĩa là
dám mất tất cả. Và như vậy thì kiểu nói này cũng đồng nghĩa với ý tưởng coi
mình như người đã bị kết án tử mà ta vừa phân tích ở trên.
Thông thường người ta thích làm toán cộng và toán nhân, nghĩa là cứ muốn có thêm và có thêm thật nhiều thật
nhanh.
Nếu ta đọc kỹ lại
những lời Đức Giêsu dạy dỗ các môn đệ thì thấy Ngài dạy ta làm hai bài toán
khác, đó là toán trừ và toán chia : làm toán trừ là từ bỏ,
làm toán chia là bố thí, chia xẻ, phân phát cho người khác.
Tuy làm toán trừ
và toán chia thì ta sẽ bị mất mát. Nhưng chính Thiên Chúa sẽ đích thân làm toán
cộng và toán nhân cho ta : "Chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ
cha, con cái hay ruộng đất vì Thầy và vì Tin Mừng mà bây giờ ngay ở đời này lại
không nhận được… gấp trăm… và sự sống vĩnh cửu ở đời sau" (Mc 10,29-30).
a/ Tiếp đón
Chúa hứa với một bà là Ngài sẽ đến thăm bà
vào ngày đó. Bà rất hãnh diện về điều này. Bà cọ rửa, lau chùi, đánh bóng, quét
bụi và xếp đặt mọi thứ sẵn sàng. Bà ngồi và đợi Chúa đến.
Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Bà vội chạy ra. Vừa
đẩy cửa, bà thấy một người ăn xin đứng đó. Bà liền nói : "Không, hôm
nay tôi không giúp anh, vì Chúa luôn ở với anh rồi. Tôi đang nóng lòng đợi Chúa
đến, không thể giúp anh điều gì". Bà đuổi anh và đóng cửa lại.
Mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở cửa
nhanh hơn trước. Thấy gì ? Vài người già nghèo nàn. "Rất tiếc, tôi
đang đợi Chúa đến. Hôm nay tôi không thể giúp đỡ các ông". Rồi bà đóng sầm
cửa lại.
Một lát sau lại có tiếng gõ cửa. Bà mở và lại
thấy một người ăn xin rách rưới. Anh xin ăn và nghỉ qua đêm. "Ồ, hãy để
tôi yên. Tôi đang đợi Chúa đến. Tôi không thể tiếp anh". Người ăn xin ra
đi và bà tiếp tục ngồi chờ.
Hàng giờ trôi qua và màn đêm buông xuống,
nhưng cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của Chúa. Bà băn khoăn không biết Ngài ở đâu.
Cuối cùng, bà đành lên giường nằm chờ. Bà ngủ
quên và mơ thấy Chúa đến với bà và nói : "Hôm nay Ta đã đến với con 3
lần và cả 3 lần con đều đuổi Ta".
b/ Mất và được
Tái ông thất mã : Ngày xưa có một ông
lão ở gần cửa ải mất một con ngựa. Có người đến thăm phàn nàn cho sự rủi ro.
Ông đáp : "Biết đâu chuyện mất ngựa chẳng là điều may." Vài ngày
sau, con ngựa cũ trở về lại rủ được một con ngựa Hồ rất hay. Có người cho đó là
điều may mắn. Ông nói : "Chưa hẳn được ngựa là may đâu." Ông có
đứa con trai, thấy ngựa Hồ hay, liền bắt cởi thử, chẳng may bị ngã ngựa té gãy
chân. Nhiều người cho rằng xui xẻo. Ông lại nói chưa biết chừng đây là điềm báo
trước điều phúc cho gia đình ông. Qua năm sau, giặc Hồ tràn sang nước ông. Theo
lệnh vua, các trai tráng trong làng đều phải sung vào cơ ngũ đi dẹp loạn, 10
người chỉ sống sót được một. Con trai ông vì tàn tật nên được miễn dịch, nhờ đó
mà thoát chết, gia đình ông được an toàn. Nên việc họa phúc không biết đâu mà
ngờ được. (Trích "Phúc")
CT : Anh chị em thân mến
Muốn dấn thân theo
Chúa Giêsu, người kitô hữu phải từ bỏ mình, vác thập giá hằng ngày mà theo Người.
Với quyết tâm bước theo Chúa đến cùng, chúng ta cùng tha thiết nguyện xin.
1- Hội
Thánh dùng Lời Chúa để giáo dục đức tin của người kitô hữu / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho các tín hữu biết lắng nghe lời giáo huấn của Hội Thánh / để nhờ đó
mà đức tin ngày càng trưởng thành hơn.
2- Đời
sống thường ngày cho chúng ta thấy có một số người chỉ thích sống an nhàn / chỉ
lo hưởng thụ mà không thích nghe đề cập đến hy sinh gian khổ / Chúng ta hiệp lời
cầu xin cho lúc nào cũng có nhiều người quảng đại / sẵn sàng phục vụ những người
bất hạnh nhất của xã hội.
3- Tận
tình giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn / những nạn nhân của thiên tai / những
người mắc bệnh nan y / những người mất hết niềm hy vọng để vui sống / là nghĩa
vụ của những người tin Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các kitô hữu biết cố
gắng thực hiện lời dạy của Thánh Phaolô / "vui với người vui, khóc cùng
người khóc".
4- Hết
lòng nâng đỡ / và chân thành cộng tác với các mục tử trong sinh hoạt của giáo xứ
/ là trách nhiệm của mỗi kitô hữu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn
giáo xứ chúng ta / luôn biết rộng rãi giúp đỡ / và tích cực cộng tác với các
Linh mục trong việc mục vụ thường ngày.
CT : Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trải qua con đường đau khổ rồi mới bước
vào vinh quang. Xin cho chúng con hiểu rằng : nếu muốn được chia xẻ vinh
quang thiên quốc với Chúa, chúng con cũng phải đi qua con đường thập giá, con
đường đòi hỏi nhiều hy sinh gian khổ, nhưng chính là con đường dẫn đưa đến sự sống
bất diệt. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen
- Trước
kinh Lạy Cha : Khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta hãy nhớ rằng những
người sống chung quanh chúng ta cũng là anh chị em cùng một Thiên Chúa là Cha
như chúng ta. Vậy chúng ta hãy xin Cha giúp chúng ta yêu thương và tiếp đón những
anh chị em ấy.
Ngày 30 /06/2017
Ngày 30
tháng 6, Viện giáo hoàng Văn hóa của các vị tử đạo tổ chức một thánh lễ và một
cuộc rước kiệu ở Vatican để mừng các vị tử đạo đầu tiên của Rôma. Một thánh lễ
kết thúc tuần lễ có chủ đề đặc biệt tử đạo theo ý chỉ của Đức Phanxicô.
Vào cuối
ngày thứ sáu, 30 tháng 6, hồng y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng giáo
hoàng về Văn hóa đã cử hành thánh lễ ở nhà thờ Đức Mẹ Pietà ở Teutonici, ngay
quảng trường các vị tử đạo Rôma, tại Vatican.
Sau đó
Mình Thánh Chúa được rước trên các con đường của Vatican, để tưởng niệm sự hy
sinh của các kitô hữu đầu tiên. Sau vụ hỏa hoạn ở Rôma năm 64, bạo chúa Neron
đã cho kitô hữu là kẻ thù của thành phố nên đã hành hạ họ khủng khiếp, sử gia
Tacite đã để lại chứng từ.
“Các vị tử đạo là ngọn đuốc soi trong bóng
tối”
Sử gia
Tacite ghi lại, bạo chúa Neron bắt tín hữu kitô phủ da súc vật để chó dùng răng
nghiến nát hoặc cột họ vào thập giá rồi dùng chất dẫn cháy đốt, khi đêm đến, họ
như ngọn đuốc chiếu soi bóng tối”. Và Rôma là nơi Thánh Phêrô tử đạo ba năm sau
đó, cách đây 1950 năm.
Ngày nay
nơi tử đạo của các kitô hữu đầu tiên là trung tâm Giáo hội công giáo, dưới các
cột đền của Quảng trường Thánh Phêrô. Cuối tháng sáu là lúc nghi lễ phụng vụ
thấm đậm dấu tích các vị tử đạo.
Đức
Phanxicô đặc biệt cảm nghiệm trong những ngày này, trong buổi tiếp kiến chung
sáng thứ tư 28-6-2017, ngài nêu lên gương tử đạo cho các kitô hữu ngày nay, mời
gọi giáo dân hy sinh quên mình trong đời sống hàng ngày. Ngài nhấn mạnh, “có
một loại tử đạo ẩn giấu mỗi ngày”, ngài xin giáo dân đọc hạnh các thánh tử đạo.
Tấn công-tự sát
Nói rộng
ra với các mục tử của Giáo hội họp lại nhân ngày lễ Thánh Phêrô – Phaolô 29
tháng 6, thêm một lần nữa, Đức Phanxicô nhắc đến mối lo lắng của mình đối với
các tín hữu kitô, nhất là các tín hữu ở Trung Đông. Theo ngài, họ là những
người bị “sống bên lề, bị tai ương, bị kỳ thị, (…) đối tượng của các “hành vi
bạo lực, thậm chí có thể dẫn đến cái chết”, trong một bầu khí im lặng đồng lõa
của các quyền lực chính trị.
Dấu hiệu
cho thấy vấn đề này ở trong tâm trí của ngài, trước hôm đó, lần đầu tiên Đức
Phanxicô bác bỏ công khai việc cho tác giả các vụ tấn công-tự sát là người tử
đạo. Ngài gằn mạnh, “ý tưởng này làm cho người kitô hữu ghê tởm”.
Giuse
Nguyễn Tùng Lâm dịch
bởi phanxicovn
|
Chúng ta phó dâng các tân hồng y dưới sự che
chở của Thánh Phêrô, Phaolô để họ là những người vui vẻ rao giảng Tin Mừng cho
toàn thế giới. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-29
Sự hiệp nhất của tất
cả các môn đệ là lời cầu nguyện chân thành mà Chúa Giêsu Kitô đã dâng lên Chúa
Cha hôm trước ngày chịu nạn của Ngài. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-27
“Đừng sợ!” Chúng ta
không được quên những chữ này. Khi gặp “rắc rối, bách hại, đau khổ, chúng ta
phải luôn nghe tiếng Chúa Giêsu trong lòng: “Đừng sợ! Đừng sợ, đi về phía
trước! Ta ở với con!” Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-26
Lòng thương xót sưởi
ấm tâm hồn, làm cho tâm hồn nhạy cảm với nhu cầu của người anh em qua chia sẻ,
qua thông phần. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-24
Thánh Tâm Chúa Giêsu
là biểu tượng tiêu biểu cho lòng thương xót Chúa, là trọng tâm, là nguồn mà từ
đó nảy sinh ơn cứu chuộc cho toàn nhân loại. Instagram của Đức Phanxicô
2017-06-23
Sẽ có người trong anh
chị em hỏi cha: “Thưa Cha, người ta có thể là thánh trong đời sống hàng ngày
không?” Có chứ, có thể chứ. “Nhưng như thế có nghĩa là chúng con phải cầu
nguyện suốt ngày?” Không, con phải làm bổn phận hàng ngày của con: cầu nguyện,
làm việc, lo cho con cái. Nhưng làm tất cả chuyện này với tấm lòng mở ra với
Chúa, để cho công việc, ngay cả khi bệnh tật và đau khổ, ngay cả trong khó
khăn, luôn mở lòng ra với Chúa. Và như thế, chúng ta có thể là thánh. Instagram
của Đức Phanxicô 2017-06-22
Sự gặp gỡ với người tị
nạn xóa tan các nỗi sợ, các ý thức hệ lệch lạc và trở nên yếu tố tăng trưởng
cho nhân loại. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-20
Chúng ta mừng lễ Mình
Máu Thánh Chúa trong tinh thần đức tin, cầu nguyện, tha thứ, ăn năn, niềm vui
sống trong cộng đoàn, quan tâm đến những người thiếu thốn trong xác quyết Thiên
Chúa sẽ hoàn tựu những gì Ngài đã hứa: ban cho chúng ta đời sống vĩnh cửu.
Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-19
Quan tâm về môi sinh
vẫn luôn là quan tâm của xã hội. Chúng ta nghe tiếng kêu la của trái đất cũng
như tiếng kêu la của người nghèo. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-17
Đâu là phương thuốc để
thay đổi quả tim của người không hạnh phúc? (Giáo dân trả lời: Tình yêu!) Mạnh
hơn (Giáo dân hét to: Tình yêu!) Hoan hô, hoan hô, hoan hô tất cả anh chị
em!Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-16
Qua đời sống của mình,
người tín hữu kitô phải luôn chúc phúc, chúc phúc Chúa và chúc phúc tất cả.
Chúng ta, tín hữu kitô là những người chúc phúc, người biết chúc phúc. Và đó là
một thiên chức cao cả! Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-13
Hàng triệu trẻ em buộc
phải làm việc trong những điều kiện mất phẩm giá. Tôi mãnh liệt ước mong Cộng
đồng Quốc tế tích cực hơn trong việc bảo vệ xã hội để tránh nạn khai thác trẻ
em này. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-12
Khiêm nhường và dịu
dàng không phải là đức tính của người yếu nhưng là đức tính của người mạnh.
Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-09
Vào thời buổi chúng
ta, cần rất nhiều lời cầu nguyện của tín hữu kitô giáo, do thái giáo và hồi
giáo cho hòa bình. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-08
Bây giờ cha xin có một
đề nghị. Mỗi người chúng ta đều có rất nhiều vấn đề và nhu cầu. Chúng ta hãy
nghĩ đến các vấn đề và nhu cầu này trong thinh lặng. Và chúng ta nghĩ đến Cha
chúng ta trên trời, Đấng không thể tồn tại mà không có chúng ta, Ngài đang nhìn
chúng ta. Cùng nhau, với lòng tin tưởng và hy vọng, chúng ta cùng cầu nguyện.
Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-07
Chúng ta tôn vinh Danh
Chúa khi cứu các mạng sống, khi mang đến hòa giải và hòa bình, khi mang đến
lòng thương xót và trắc ẩn, chứ không tôn vinh Danh Chúa khi giết người, khi
chia rẽ, khi gây chiến tranh, khi dửng dưng, khi hung bạo. Instagram của Đức
Phanxicô 2017-06-06
Chúng ta đừng bao giờ
quên môi trường là tài sản tập thể, là di sản của toàn nhân loại và tất cả mọi
người đều có trách nhiệm bảo vệ. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-05
Thánh thần Thiên Chúa,
xin ngự xuống trên chúng con, dạy cho chúng con hiệp nhất,làm mới tâm hồn chúng
con và dạy cho chúng con yêu thương nhau như Chúa yêu thương chúng con, tha thứ
nhau như Chúa tha thứ cho chúng con. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-04
Cùng nhau chúng ta cầu
nguyện cho các nguyên thủ Quốc gia để họ có các biện pháp hiệu quả để chấm dứt
nạn bán vũ khí, nguyên do gây ra không biết bao nhiêu nạn nhân. Instagram của
Đức Phanxicô 2017-06-02
Gia đình như men bột,
giúp nảy sinh một thế giới nhân bản hơn, có tình huynh đệ hơn, nơi không ai bị
loại trừ, không ai bị bỏ rơi. Instagram của Đức Phanxicô 2017-06-01
bởi phanxicovn
|
r.aleteia.org, Gelsomino
Del Guercio, 2017-06-30, | 30 juin 2017
Năm 2015, bác sĩ
Patrick Theillier xuất bản một quyển sách kỳ thú về cái chết cận kề, ông là
người từng làm việc nhiều năm về các phép lạ ở Lộ Đức.
Bác sĩ Patrick
Theillier là người rành về các hiện tượng siêu nhiên. Ông là người công giáo
tích cực và dấn thân, ông làm việc ở Văn phòng chứng nhận y khoa ở đền thánh Lộ
Đức trong mười mấy năm trời. Ông cùng làm việc với các bác sĩ khác, không nhất
thiết các bác sĩ này phải là tín hữu, ông có nhiệm vụ nghiên cứu các phép lạ do
xin Đức Mẹ Lộ Đức mà con người không thể nào giải thích được..
Trong quyển sách Kinh nghiệm Cái chết
Cận kề (Artège, 2015), bác sĩ Theillier kể các câu chuyện lạ lùng về
cái chết cận kề.
Năm 2010, mục sư Todd
Burpo của Giáo hội mêthôđít bang Nebraska nước Mỹ viết quyển sách có tên Thiên
đàng là thật (Heaven is for Real) trong đó ông kể câu chuyện cái chết
cận kề con trai của mình, em Colton 4 tuổi, em bị viêm màng bụng phải mổ.
Câu chuyện thật kinh
ngạc. Bốn tháng sau khi mổ, đang khi em Colton đang ở trong xe với cha mẹ và
đang đi gần bệnh viện em mổ thì mẹ em hỏi em có nhớ gì không. Không do dự em
Colton trả lời: “Con nhớ chứ mẹ. Khi đó các thiên thần hát cho con!” Và với một
giọng rất nghiêm túc, em nói thêm: “Chúa Giêsu nói các thiên thần hát cho con
vì con rất sợ. Và các thiên thần hát nên con đỡ sợ hơn”. Ngạc nhiên, cha của em
hỏi em: “Con muốn nói là khi đó cũng có Chúa Giêsu à?” Em Colton xác nhận có,
như thử chuyện xác nhận này là tự nhiên, em nói thêm: “Đúng, Chúa Giêsu cũng có
ở đó”. Cha của em hỏi: “Con nói cho cha biết, khi đó Chúa Giêsu ở đâu?” Em trả
lời: “Con ngồi trên đầu gối Chúa!”. Cha mẹ của em quá ngạc nhiên khi con của
mình mô tả Thiên đàng chính xác làm họ nghĩ đến các đoạn Thánh Kinh. Colton mô
tả Chúa rất cao cả, vô biên và nhấn mạnh đến điểm Ngài rất thương chúng ta. Em
Colton còn nói thêm, chính Chúa Giêsu đón chúng ta vào Thiên đàng.
Dấu hiệu cho tính xác
thực này là em Coltoncòn còn kể vanh vách cha mẹ em làm gì ở phòng bên cạnh khi
em mổ, như thử em bay trên phòng.
“Đường hầm” của bác sĩ
giảii phẫu thần kinh
Bác sĩ giảii phẫu thần
kinh người Mỹ Eben Alexander, một chuyên gia về não bộ, ông tuyệt đối không tin
có một đời sống sau khi chết. Theo ông, tất cả những chuyện kể về cái chết cận
kề là hoang tưởng. Năm 2008, ông bị sốt xuất huyết trầm trọng, cầm bằng như
chết, kinh nghiệm này đã làm cho quan điểm của ông thay đổi tận gốc. Bác sĩ
Eben kể chuyện cái chết cận kề của mình trên tuần báo Mỹ Newsweek,
sau đó ông viết một quyển sách. Một chuyến đi đã hoàn toàn thuyết phục ông về
sự hiện hữu của một đời sống sau khi chết.
“Khi các tế bào thần
kinh não bộ của tôi đã gần như bất động hoàn toàn, khi chúng thoát khỏi não bộ,
ý thức của tôi đi một chiều kích còn lớn hơn cả vũ trụ. Đó là chiều kích mà tôi
chưa bao giờ hình dung và tôi vui có thể giải thích một cách khoa học trước khi
rơi vào hôn mê. Tôi có một chuyến đi phi thường, trong một khung cảnh đầy cả
áng mây màu hồng và trắng... Trên các đám mây trên trời, có những “sinh vật”
lượn quanh thành vòng trước khi bay đến các chân trời khác. Đó là các con chim?
Các thiên thần? Không có một chữ nào có thể mô tả các sinh vật rất khác biệt mà
tôi chưa từng thấy trên quả đất này. Như thể các sinh vật này phát triển hơn
chúng ta rất nhiều. Những sinh vật cao cấp”.
Bác sĩ Eben Alexander
còn nhớ đã nghe một âm thanh rất mạng giống như tiếng hát trên trời, tiếng hát
từ trên cao và đã làm cho ông rất vui. Ông còn nhớ có một phụ nữ trẻ tháp tùng
ông trong “chuyến đi” này.
Sau kinh nghiệm của
cái chết cận kề này, bác sĩ Alexander không còn nghi ngờ: ý thức không bị giới
hạn cũng không do bộ não sản xuất như các nhà khoa học tin, nó vượt lên chiều
kích sinh lý của cơ thể.
Nổ súng
Linh mục người Pháp
Jean Derobert (qua đời năm 2013), năm 1955 linh mục là con thiêng liêng của Cha
Piô, trong án phong thánh của Cha Piô, linh mục Derobert đã đóng góp rất nhiều.
Linh mục thường trao đổi thư từ với Cha Piô. Như tất cả thanh niên trẻ thời đó,
linh mục được gọi đi quân dịch để phục vụ ở Algérie. Cha làm chứng:
“Một chiều nọ, một đặc
công của Mặt trận Giải phóng Quốc gia (FLN) tấn công đồn chúng tôi. Tôi bị bắt
tù. Họ đặt tôi trước một cái cửa với năm binh sĩ khác và chúng tôi bị xử bắn
(…). Sáng hôm đó, tôi nhận một thư của Cha Piô với hai hàng chữ viết tay: “Đời
sống là một cuộc chiến đấu, nhưng nó dẫn đến ánh sáng” (được nhấn mạnh đến hai
hoặc ba lần).
Lên trời
Ngay lập tức khi nổ
súng, linh mục Jean Derobert “đi ra” khỏi xác mình. “Tôi thấy xác tôi bên cạnh
tôi, nằm dài và dính máu, tôi ở giữa các đồng đội tôi, họ cũng bị giết. Khi đó
như có một vụ lên trời, bắt đầu từ trong một cái gì như đường hầm. Giữa các đám
mây bao quanh tôi, tôi phân biệt được các khuôn mặt quen và không quen. Mới đầu
các khuôn mặt này lờ đờ một cách khủng khiếp: đó là những người phạm tội, những
người ít đức hạnh. Dần dần khi tôi càng lên cao, thì các khuôn mặt ngày càng
sáng hơn (…) Và bỗng chốc và hoàn toàn bất ngờ, tôi bắt đầu nghĩ đến cha mẹ
tôi. Tôi thấy tôi ở gần cha mẹ trong căn nhà của chúng tôi ở Annecy, trong
phòng của họ. Tôi thấy họ đang ngủ. Tôi cố gắng nói chuyện với họ nhưng không
được. Tôi có thể nhìn căn hộ và ngay cả tôi để ý có một cái tủ được dời đi. (…)
Rồi tôi bắt đầu nghĩ đến giáo hoàng Piô XII mà tôi biết rõ vì hồi đó tôi theo
học ở Rôma và chính ngay lúc đó, tôi thấy tôi ở trong phòng ngài. Ngài vừa nằm
ngủ. Và chúng tôi bắt đầu thảo luận các đề tài khác nhau: ngài là một nhà
thiêng liêng cao cả”.
Rồi linh mục kể mình ở
một nơi tuyệt vời, bao phủ bởi một ánh sáng màu xanh da trời, vừa sáng chói vừa
rất dịu. “Tôi rời Thiên đàng đầy kỳ hoa, các loài hoa tôi chưa từng thấy trên
quả đất, để lên một nơi cao hơn...Ở đây, tôi hoàn toàn mất bản tính người để
trở thành một loại như ‘sao nhấp nhánh’. Khi đó tôi có thể phân biệt các ‘tia
chớp ánh sáng’ khác và mỗi lần tôi biết đó là ai: Thánh Phêrô, Thánh Phaolô,
Thánh Gioan, tông đồ này hay thánh kia.”
“Rồi tôi thấy Mẹ
Maria, Mẹ tuyệt đẹp trong chiếc áo ánh sáng. Mẹ đón tôi với nụ cười không thể
tả được. Sau Mẹ là Chúa Giêsu, cũng đẹp một cách kỳ diệu và đàng sau, tôi có
thể phân biệt một vùng ánh sáng. Tôi biết ngay lập tức đó là Chúa Cha và tôi
chìm ngập trong đó”.
Sau kinh nghiệm này,
lần đầu tiên khi tôi gặp lại Cha Piô, cha nói: “Ồ! Nếu con biết những gì cha đã
cho con qua những đau đớn này! Nhưng những gì con thấy chắc chắn sẽ là rất
đẹp!”.
Ba câu chuyện trích từ
sách của bác sĩ Theillier sẽ không được xem là “bằng chứng” có Thiên đàng và
Giáo hội luôn cẩn thận trong các chuyện này. Tuy nhiên những câu chuyện này
nhắc cho chúng ta đừng bao giờ quên lời hứa lạ lùng của Chúa Giêsu với nhân
loại, Chúa còn lập lại trên Thập giá khi Ngài nói với người kẻ trộm lành:
“Amen, tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng” (Luc
23, 43).
Marta An Nguyễn dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét