TĨNH TÂM LM HAT LÀO CAI THÁNG 8 |
CÁC EM THIẾU NHI GX. SAPA ĐƯỢC RỬA TỘI VÀ LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THÊM SỨC |
NHÀ THỜ GX. SAPA |
TU SĨ GIÚP HÈ TẠI HẦU THÀO, GX. SAPA |
ĐẠI DIỆN CÁM ƠN |
XỨC DẦU BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC |
HẦU THÀO, 99,9 % LÀ NGƯỜI MÔNG |
NHÀ THỜ HẦU THÀO, 99% LÀ NGƯỜI MÔNG |
KẾT THÚC LỚP ĐÀN, CA TRƯỞNG HÈ 2018 TẠI BẢO HÀ
|
PHÁT THƯỞNG LỚP ĐÀN, CA TRƯỞNG
HÈ 2018 TẠI BẢO HÀ
|
Các
bài suy niệm CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN - B
Lời
Chúa: Xh. 16, 2-4.12-15; Ep. 4, 17.20-24; Ga. 6, 24-35
1.
Bánh từ nhà đem đến.
Trong cuộc giao tranh, có một người lính
bị thương nặng và được đưa vào bệnh viện dã chiến. Chàng có hy vọng bình phục,
thế nhưng chàng lại không chịu ăn. Các y tá và nữ tu đã tìm mọi cách thuyết
phục, nhưng chàng đều từ chối mọi thức ăn đem tới. Một người bạn thân biết
chàng nhớ nhà nên anh đã tình nguyện đi tìm nhà của người bị thương để mời cha
chàng tới. Đến nhà của người bạn, anh kể rõ hoàn cảnh. Người cha chuẩn bị lên
đường thì mẹ chàng gói cho con bà một nắm cơm.
Nạn nhân vui mừng khi thấy cha mình.
Nhưng chàng vẫn chưa chịu ăn, đến khi cha chàng nói: Này con, đây là nắm cơm mẹ
con đã thổi. Nghe thế chàng bèn tươi ngay nét mặt và nói: Vâng, cơm mẹ con đã
thổi xin cho con một miếng. Từ đó chàng bắt đầu bình phục.
Phải
chăng đó cũng là hình ảnh của mỗi người chúng ta. Thực vậy, chúng ta bị thương
trong trận chiến cuộc đời bởi tội, bởi quên Chúa, bởi những phiền muộn, những
gian nan và khổ đau hằng ngày. Chúng ta hết muốn ăn những món ăn làm cho linh
hồn chúng ta thêm mạnh mẽ. Chúng ta hãy nghe Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm
nay: Cha Ta cho các ngươi bánh bởi trời đích thật. Bánh của Thiên Chúa từ trới
đến và ban sự sống cho thế gian. Cũng giống như người cha trong câu chuyện đã
nói với con mình: đây là cơm mẹ con đã thổi.
Vì
thế, vị linh mục nhân danh Đức Kitô cũng nói với chúng ta: Đây là bánh Cha
chúng ta ở trên trời đã làm. Thánh Thể là bánh từ trời, bánh ban sự sống, bánh
chữa lành thiêng liêng, cũng như trao ban sức mạnh cho tâm hồn. Không có phù
phép gì trong nắm cơm của người mẹ. Nhưng có tình yêu là như một phép mầu. Bởi
kinh nghiệm, người lính bị thương biết rằng nắm cơm người mẹ đã thổi gói ghém
biết bao nhiêu tình thương.
Cũng
thế, là những kẻ theo Đức Kitô, chúng ta biết rằng: Tình yêu được ban tặng
trong Thánh Thể, trong việc đem bánh bởi trời đến ngay nơi đây và ngay lúc này.
Thánh vịnh đã ca ngợi Chúa vì Ngài đã ban manna, một thứ của ăn lạ lùng của
Chúa trong cuộc hành trình trở về đất hứa. Manna là hình ảnh của bánh Thánh
Thể.
Chúng
ta cũng dùng chính những lời người Do Thái đã dùng khi cảm tạ và ca tụng Chúa,
vì bánh Thánh Thể Chúa ban như là manna cho tâm hồn chúng ta được sống trong
cuộc lữ thứ trần gian này: Chúa đã ban cho họ bánh bởi trời, Ngài làm mưa manna
trên họ để trở nên của ăn và Ngài cho họ bánh bởi trời.
Loài
người được ăn bánh của Đấng toàn năng. Thánh Thể bao gồm tất cả. Và hôm nay,
chúng ta nên nhớ rằng: Bánh bởi trời là liều thuốc cho linh hồn đau yếu, là sự
bổ dưỡng cho những tâm hồn mang thương tích, là ánh sáng và sức mạnh cho những
kẻ yếu đuối. Tất cả chúng ta sẽ thấy được điều người lính bị thương trong câu
chuyện đã kinh nghiệm. Nếu chúng ta nhớ rằng: Thánh Thể là bánh được đem đến từ
nhà của chúng ta ở trên trời.
2.
Lời ban sự sống.
Ngày xưa, có một người cha muốn chia gia
tài cho các con. Ông vốn là một người nghèo, nhưng nhờ chuyên cần làm việc nên
đã trở nên giàu có. Vì vậy, khi nằm trên giường bệnh, ông muốn trao phó cơ
nghiệp cho người con nào thông minh nhất. Thế là ông cho gọi ba người con đến,
trao cho mỗi người hai ngàn đồng bạc và bảo họ phải đi mua cái gì có thể lấp
đầy căn phòng của ông.
Người anh cả nghĩ rằng đấy chỉ là một
công việc dễ dàng, nên anh đã ra chợ và mua về một bó rơm rất lớn. Người con
thứ suy nghĩ kỹ hơn một tí, nên đã mua về một bao lông vịt. Còn người con thứ
ba, nghĩ mãi nghĩ hoài mà vẫn chưa biết phải làm gì với hai ngàn đồng bạc cầm
trong tay. Bỗng một ý nghĩ vụt sáng trong đầu óc thế là anh vội chạy ra tiệm
tạp hóa, mua một cây nến và một hộp quẹt.
Ngày hôm sau, cả ba anh đem đến trước
giường bệnh của người cha. Anh con cả hì hục vác vào một bó rơm, nhưng rơm
không đủ phủ kín một góc nhà. Anh con thứ khoan khoái xách giỏ lông vịt, nhưng
lông vịt cũng chỉ phủ được phần nào của căn phòng mà thôi. Giữa lúc người cha
đang thất vọng thì anh con út bước vào. Trong chớp nhoáng, anh đánh diêm, thắp
nến và căn phòng phủ đầy ánh sáng. Người cha mỉm cười, đắc ý về sự thông minh
của anh con út và ông đã trao cho anh ta phần lớn gia tài của mình.
Từ
câu chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng sáng hôm nay và chúng ta thấy:
Chúa Giêsu cũng muốn trao phó sự nghiệp của mình cho các môn đệ và Ngài không
muốn nó bị tiêu tan. Trọn sự nghiệp ấy phải được lãnh hội, phải được đón nhận
và phải được khai thác đúng mức.
Thực
vậy, sau khi làm phép lạ cho bánh hóa nhiều để nuôi dưỡng dân chúng trong hoang
địa. Lợi dụng vào đó, Ngài đã giới thiệu với họ một thứ của ăn thiêng liêng
nuôi sống linh hồn, đó là mình máu Thánh Ngài, như lời Ngài xác quyết: Thịt Ta
là thật của ăn, máu Ta là thật của uống… Thế nhưng dân chúng và cả các môn đệ
lại cho là chướng tai gai mắt, không thể nào chấp nhận được, cho nên họ đã rời
bỏ Chúa. Trước tình cảnh ấy, Chúa Giêsu đã quay lại và hỏi các tông đồ: Còn các
con, các con có muốn bỏ Ta mà đi hay không? Phêrô thay mặt cho nhóm mười hai đã
tuyên xứng: Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai, vì chỉ mình Thầy mới có
những lời ban sự sống.
Lời
tuyên xưng của Phêrô đã giúp chúng ta vượt lên trên những vấn đề thường ngày
như cơm bánh, như sinh kế, như công việc làm ăn, đồng thời đưa chúng ta lên cao
để nhìn rõ bản thân, mọi người và mọi sự theo quan điểm của Chúa, hầu thấy được
rằng vạn vật tất cả đều do bởi Chúa.
Trong
câu chuyện vừa nghe, chúng ta thấy: rơm và lông vịt không thể lấp đầy căn
phòng, nhưng ánh sáng của cây nến do người con út thắp lên đã chiếm lĩnh toàn
bộ căn phòng. Cũng vậy, với tấm bánh từ trời xuống là chính thịt máu Chúa, tự
hiến cho loài người, thì cả nhân loại được tràn ngập tình yêu mến và lòng xót
thương của Chúa. Bởi vì, chỉ nhờ ánh sáng đó mà con người mới thực sự được hạnh
phúc.
3.
Tìm kiếm giá trị tuyệt đối - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Cách đây khoảng 10 năm, tại bang
California bên Mỹ, có hiện tượng thanh niên tự tử hàng loạt. Tất cả đều là
những thanh niên trẻ tuổi, con nhà giàu, có học thức. Nguyên nhân tự tử là vì
họ mong về Thiên đàng. Năm ấy có sao chổi xuất hiện. Họ cho rằng sao chổi chính
là chuyến xe về Thiên đàng. Mấy mươi năm mới có một chuyến, nên họ vội vàng ra
đi, sợ nhỡ chuyến.
Tính
tỉ lệ những người tự tử, ta thấy thanh niên các nước giàu tự tử nhiều hơn thanh
niên các nước nghèo. Hiện nay trong nước ta, tại các thành phố lớn, đang có
hiện tượng các thanh niên đua xe gắn máy, liều lĩnh coi thường mạng sống. Kết
quả các cuộc điều tra cho thấy đó là những thanh niên con nhà giầu có.
Những
hiện tượng đó đáng cho ta suy nghĩ. Những người nghèo đói thật vất vả khổ sở.
Họ chỉ mong sao cho có đủ cơm ăn áo mặc. Có cơm ăn áo mặc đã là hạnh phúc.
Nhưng khi người ta đã có đủ cơm đủ áo, đủ mọi phương tiện, người ta vẫn không
hạnh phúc. Nhìn những thanh niên giầu có chán đời đi tìm cái chết; nhìn những
thanh niên chán cảnh nhà cao cửa rộng, chăn êm nệm ấm đeo ba-lô đi du lịch bụi
đời, ta thấy rằng vật chất không phải là tất cả. Và những khao khát của con
người là vô tận. Hôm nay tôi chưa đủ ăn thì tôi mong cho có đủ ăn. Ngày mai đủ
ăn rồi, tôi lại muốn ăn ngon hơn. Hôm nay còn đi bộ, tôi mong được một chiếc xe
đạp. Có xe đạp rồi tôi mong có xe máy. Có xe máy rồi tôi mong có ô - tô. Có ô -
tô rẻ tiền rồi, lại mong có cái tốt hơn, tiện nghi hơn, chạy nhanh hơn, êm ái
hơn. Có tất cả rồi, người ta vẫn chưa hài lòng. Cuộc đời vẫn còn thiếu một cái
gì đó. Bao tử hết bị hành hạ, thì lập tức tâm hồn cảm thấy những cơn đói khác
dày vò: đói bình an, đói tình yêu, đói hạnh phúc, đói ý nghĩa cuộc đời, đói
những điều cao thượng. Những cơn đói khát tinh thần này rất mãnh liệt. Nên con
người mãi mãi khắc khoải đi tìm. Mà hạnh phúc dường như luôn luôn ở ngoài tầm
tay với.
Hôm
nay, đứng trước đoàn người hăm hở đi tìm lương thực, Đức Giêsu đã cảnh báo họ:
“Đừng lo tìm những thứ lương thực hay hư nát, nhưng hãy tìm lương thực đem lại
hạnh phúc trường sinh”. Vì Người đã rõ giá trị tạm bợ của miếng cơm manh áo.
Người cũng thấu rõ tâm hồn con người mau chán những gì đạt được. Người đã tạo
dựng tâm hồn con người, nên Người hiểu lòng khao khát của con người là vô biên.
Chỉ có những giá trị tuyệt đối mới có thể lấp đầy những khát khao ấy. Người đã
mở đường để tâm hồn con người thoát khỏi những ràng buộc của vật chất, vươn lên
tìm kiếm những giá trị thiêng liêng cao cả, xứng với tầm vóc con Thiên chúa.
Thế
nhưng ta tìm đâu ra những giá trị tuyệt đối để lấp đầy nỗi khao khát vô biên?
Ta tìm đâu ra thứ bánh làm dịu được cơn đói hạnh phúc? Hôm nay, Đức Giêsu giới
thiệu cho ta thứ bánh đó. Đó là bánh đích thực, vì ăn rồi ta sẽ không bao giờ
đói nữa. Đó là bánh ban sự sống, ai ăn sẽ không chết nữa. Đó là bánh ban hạnh
phúc, ăn vào sẽ không còn khao khát điều gì khác. Đó là bánh Thiên Chúa ban chứ
loài người không ban được. Đó là bánh từ trời chứ trần gian không sản xuất
được. Tấm bánh đó là chính bản thân Người, Đức Giêsu Kitô.
Những
người Do thái đã sai lầm khi đi tìm Đức Giê-su để được ăn bánh. Đức Giêsu đã
cảnh tỉnh họ khi cho họ biết rằng không nên tìm bánh, vì như thế họ sẽ thất
vọng. Bánh ăn rồi sẽ lại đói. Nhưng phải tìm chính Đức Giê-su. ở đây ta nhớ tới
bài học Chúa đã dậy tổ phụ Ápraham. Thoạt tiên, Chúa kêu gọi tổ phụ Ápraham đi
theo Chúa và hứa cho ông được một đất nước chảy sữa và mật và một dòng dõi đông
như sao trên trời như cát dưới biển. Nghe theo lời hứa, tổ phụ đã lên đường.
Nhưng khi ông sinh được một người con trai duy nhất trong tuổi già, Chúa lại
bảo ông phải sát tế dâng cho Chúa. Đây là một thử thách lớn lao, nhưng cũng là
một lời mời gọi vươn lên. Ápraham được mời gọi thoát khỏi sự ràng buộc của lợi
lộc vật chất. Theo Chúa chỉ vì Chúa chứ không phải vì lợi lộc vật chất. Ông
hoàn toàn có lý vì ông đã chọn Chúa là sự Thiện tuyệt đối chứ không chỉ lựa
chọn một vài sự thiện tương đối. Ông đã lựa chọn Chúa là nguồn mạch hạnh phúc
chứ không đuổi theo những ảo ảnh của hạnh phúc. Đức tin của ông hoàn toàn
trưởng thành, nên ông đã trở thành Cha của những kẻ tin.
Hôm
nay, Chúa mời gọi tôi, hãy noi gương tổ phụ Ápraham. Đừng tìm những mảnh vụn
hạnh phúc, nhưng hãy đi đến nguồn mạch hạnh phúc. Đừng lo nắm giữ những của cải
phù du, nhưng hãy tìm chiếm giữ kho tàng bền vững mối mọt không đục khoét được.
Đừng đuổi theo những giá trị tương đối, nhưng hãy biết tìm kiếm giá trị tuyệt
đối là chính Chúa. Chính Chúa sẽ làm ta no thoả. Chính Chúa sẽ lấp đầy những
khát vọng của ta. Chính Chúa ban cho ta hạnh phúc tràn đầy, vĩnh viễn.
Chúng
ta hãy cùng cầu nguyện với thánh Âucơtinh: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho
Chúa, nên tâm hồn con mãi khắc khoải băn khoăn, cho đến khi được nghỉ yên trong
Chúa”. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1.
Có
một thời người ta nói: “Đi đạo kiếm gạo mà ăn”. Bạn nghĩ gì về câu nói đó?
2.
Mơ
ước một đồ vật. Khi được rồi lại chán. Bạn có kinh nghiệm đó không?
3.
Bạn
có những khao khát về vật chất cũng như tinh thần. Khi đến với Đức Giêsu, bạn
có thấy được thoả mãn phần nào không?
4.
Bánh đích thực.
(Trích trong
‘Manna’)
Suy Niệm
Dân
chúng vẫn còn sôi nổi sau phép lạ bánh hoá nhiều.
Hôm
sau, họ lên thuyền qua bờ bên kia để tìm Đức Giêsu. Đức Giêsu thấy nỗ lực tìm
kiếm của họ. Ngài biết họ tìm Ngài chỉ vì đã được ăn bánh no nê. Có lẽ họ hy
vọng sẽ được những bữa ăn tương tự... Miếng ăn là nỗi lo của người nghèo vùng
Galilê. Đó cũng là nỗi lo của hàng tỉ người trên thế giới. Đức Giêsu không
trách họ về chuyện này. Ngài chỉ muốn nâng họ lên cao hơn, bởi lẽ con người
không chỉ là thân xác.
Dân
chúng vất vả tìm chút lương thực mau qua. Đức Giêsu muốn họ đừng quên thứ lương
thực thường tồn nhằm nuôi dưỡng tinh thần và đem lại sự sống vĩnh cửu.
Người
dân Galilê chỉ nhớ đến chiếc bánh hôm qua. Họ bị sa lầy và ngừng lại trong phép
lạ. Họ không thể đi xa hơn và cũng không mơ ước gì hơn.
Con
người hôm nay có nét giống đám đông ngày xưa. Người nghèo thì bị hút vào công
việc lam lũ nhọc nhằn, để thỏa mãn cái đói cấp bách của thân xác. Người giàu
thì mê mải với bao tiện nghi đang mời gọi. Họ bị ám ảnh và chạy đua với những
mặt hàng mới. Rốt cuộc, kẻ nghèo người giàu đều có nguy cơ như nhau, đó là đánh
mất đi cái đói khát tinh thần, mãn nguyện với cái bụng no, hay với thứ nữ trang
đắt giá.
Thật
ra, cũng khó dập tắt nỗi khát khao về Tuyệt Đối mà Thiên Chúa đã đặt rất sâu
trong lòng người.
Mọi
thứ thức ăn trần gian, con người không lấy làm đủ. Người nghèo không chỉ cần
cơm bánh, mà còn cần tình thương. Người giàu dư cơm bánh, nhưng lại cần lẽ
sống. Không thiếu những bạn trẻ nhà giàu, có học, có tương lai, nhưng lại thất
vọng chán chường, thậm chí rơi vào trụy lạc. Họ có tất cả, nhưng vẫn thấy thiếu
cái gì đó... Thiếu cái này thì mọi thứ khác trở thành thừa. Có khi sống sa đọa
lại là cách họ biểu lộ cơn đói khác vô cùng về những điều cao cả.
Đức
Giêsu khơi dậy những khát khao tốt đẹp đang ngủ quên. Ngài không cho dân chúng
thứ manna từ trời rơi xuống, để mỗi ngày họ phải lượm mà ăn.
Ngài
cho họ thứ bánh bởi trời đích thực, bánh ban sự sống đời đời cho toàn thế giới.
"Xin cho
chúng tôi thứ bánh đó luôn luôn"
"Xin ông
cho tôi thứ nước ấy" (Ga 4, 15).
Con
người vẫn đói khát thức ăn tinh thần. Cơn đói này còn kinh khủng hơn cả cơn đói
thân xác.
Hãy
đến với Giêsu! Hãy tin vào Giêsu! Nếu bạn khao khát Tuyệt Đối thì chỉ Tuyệt Đối
mới làm bạn no thỏa. Tuyệt Đối đã hiện diện nơi Đức Giêsu.
Ước
chi bạn để cho Ngài nuôi bằng lời giáo huấn, và tin tưởng dấn thân theo Ngài
bằng cả cuộc đời.
Gợi Ý Chia Sẻ
Khi
nói đến thức ăn tinh thần, người ta nghĩ ngay đến báo chí, sách vở, các phương
tiện truyền thông đại chúng như tivi, phim ảnh, video. Bạn đánh giá thế nào về
các món ăn tinh thần này? Bạn thích hình thức giải trí nào hơn cả?
Bạn
có những khát vọng về mặt vật chất cũng như tinh thần. Khi đến với Đức Giêsu,
bạn có thấy mình được mãn nguyện chút nào không?
Cầu Nguyện
Lạy
Chúa,
Những
lúc con cảm thấy đói, xin ban cho con một ai đó đang cần của ăn. Khi con khát,
xin gởi đến cho con một ai đó đang cần nước uống. Khi con lạnh lẽo, xin gởi đến
cho con một ai đó đang cần được sưởi.
Khi
con bị xúc phạm, xin ban cho con một ai đó đang cần ủi an. Khi thập giá của con
trở nên nặng nề, xin ban cho con thập giá của một người khác để cùng chia sẻ.
Khi
con túng nghèo, xin dẫn đến cho con một người thiếu thốn. Khi con không có thời
giờ, xin ban cho con ai đó để con giúp họ giây lát.
Khi
con nản chí, xin gởi đến cho con một người cần khích lệ. Khi con chỉ biết nghĩ
đến mình, xin xoay chuyển tư tưởng con hướng đến tha nhân.
5.
Tìm kiếm Chúa Giêsu. – Guy Morin.
Chúa
Giêsu vừa mới nuôi năm ngàn người với năm chiếc bánh và hai con cá. Lạ lùng
thật. Từ thời Môsê tới lúc đó người ta chưa hề thấy một điều lạ nào như vậy.
Thế là đám đông coi Ngài như vị giải phóng mà Thiên Chúa đã hứa và họ chuẩn bị
tôn vinh Ngài làm vua. Nhưng vô ích thôi, Ngài đã dự đoán trước chuyện này và
Ngài rút lui lên núi một mình trong lúc các môn đệ chèo thuyền sang bờ bên kia.
Và giữa đêm khuya Chúa Giêsu đi trên mặt biển đến gặp các ông.
Ngày
hôm sau, dân chúng nhận thấy rằng vị vua của họ đã thoát khỏi tay họ. Ngài đã
đặt một cái hố ngăn cách giữa họ và Ngài. Nhưng họ không chịu thua. Họ tức tốc
lên thuyền và qua bờ bên kia để “tìm kiếm Chúa Giêsu”.
Thật
cảm động khi thấy đám đông này theo đuổi Chúa Giêsu. Họ nhìn nhận Ngài là một
Đấng cao cả. Họ cảm thấy Thiên Chúa hiện diện nơi Ngài và thấy Ngài có quyền uy
làm cho họ được no nê, thỏa mãn mọi nhu cầu của họ. Một cuộc tìm kiếm thật xúc
động và bi đát, vì những người này tỏ ra không thể gặp Ngài đúng nơi Ngài muốn
được gặp. Với tất cả tài khéo léo và nỗ lực họ chèo hết tốc độ hướng về Chúa
Giêsu, tuy nhiên về mặt thiêng liêng họ vẫn xa cách Ngài. Họ tìm kiếm Ngài và
đã gặp được Ngài, nhưng chỉ gặp Ngài ở một bình diện chẳng mang đến một lợi ích
nào, và việc khám phá của họ cũng chỉ là uổng công. Họ đứng trước mặt Chúa
Giêsu, nhưng không tiếp xúc được với Ngài.
Chúng
ta có khác họ lắm không? Đôi khi chúng ta cũng tìm kiếm Chúa Giêsu ở nơi không
có Ngài và gặp được Ngài nơi Ngài không hiện diện. Thường thường ta chờ đợi nơi
Ngài những điều khác hẳn với những gì Ngài muốn ban cho ta và những điều ấy đã
đánh lạc hướng tìm kiếm của chúng ta.
Tìm
kiếm từ phép lạ.
Chúa
Giêsu nói với người Do Thái: “Anh em tìm kiếm tôi không phải vì anh em đã nhìn
thấy những dấu lạ, nhưng bởi vì anh em đã được ăn no”. Những người Do Thái nhìn
Chúa Giêsu như một người cung cấp lương thực. Họ nhìn đúng. Nhưng Ngài trách họ
đã không nhận ra ý nghĩa của biến cố này. Họ lợi dụng nó, mà không suy nghĩ gì
hơn nữa. Họ dừng lại ở mức độ một việc cứu đói và làm cho dấu chỉ mà Thiên Chúa
ban cho họ trở nên vô ích.
Xa
hơn nữa, khi Chúa Giêsu tuyên bố rằng Ngài là Đấng Thiên Chúa sai đến, người Do
Thái lại đòi Ngài làm một dấu lạ để họ tin vào Ngài, họ đòi hỏi những bằng
chứng: “Ông làm được dấu lạ nào, để khi nhìn thấy, chúng tôi có thể tin?”. Đi
xa hơn nữa họ muốn Ngài tái diễn phép lạ manna trong sa mạc, thứ bánh từ trời
mà đến.
Trong
Thánh Kinh, Thiên Chúa liên lỉ ban cho loài người những dấu lạ để khơi dậy niềm
tin của họ. Chính Ngài đưa ra sáng kiến và chọn những dấu chỉ của Ngài. Ngài từ
chối không chịu để cho con người áp đặt những dấu chỉ mà họ muốn Ngài phải làm,
vì có những dấu chỉ không phục vụ cho đức tin. Vậy nên Chúa Giêsu luôn luôn từ
chối những cử chỉ biểu lộ quyền năng. Những phép lạ của Ngài không hề muốn
cưỡng ép đức tin của ai cả, nhưng khiến họ tự hỏi về Ngài. Ngài không làm dấu
lạ theo đơn đặt hàng. Ngài ban cho dấu lạ của Giona nhưng không phải dấu lạ về
con cá voi, nhưng là dấu lạ về việc rao giảng của ông. Dân thành Ninivê không
đòi ông Giona phải làm một dấu lạ lẫy lừng: Chỉ nguyên lời rao giảng của ông đã
hoán cải họ. Lời của ông đã có được hiệu năng nơi chính nó.
Cũng
vậy, người Do Thái phải nhìn nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Chúa sai đến, bởi uy
tín của Lời Ngài. Ngài từ chối thực hiện một dấu lạ từ trời để làm cho họ tin.
Chính nơi nội tâm con người mà Lời Chúa phải phát sinh hiệu quả chứ không phải
nhờ một dấu lạ làm quáng mắt họ. Tìm kiếm Thiên Chúa qua những dấu lạ lẫy lừng,
sẽ không gặp được Ngài. Vì nơi Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa đã không muốn tỏ ra
mình là Đấng quyền năng và thi thố quyền năng bằng những việc lạ lùng, nhưng
chỉ là Đấng Cứu Độ con người mà thôi.
Tìm
kiếm, tức là tin.
Bị
thách thức bởi sự tiếp đón khá lạnh nhạt của Chúa Giêsu, những người Do Thái
kia mới hỏi: “Chúng tôi phải làm gì, để gọi là làm công việc của Thiên Chúa?”
Chúa Giêsu trả lời: “Công việc của Thiên Chúa, là anh em tin vào Đấng Ngài đã
sai đến”.
Câu
hỏi ở số nhiều. Người Do Thái muốn biết Thiên Chúa chờ đợi nơi họ những công
việc nào: Những kinh nguyện nào, những việc bố thí nào, những việc dâng cúng
nào, v.v… Họ muốn những chỉ thị cụ thể và chính xác. Chúa Giêsu trả lời họ ở số
ít. Thiên Chúa chỉ đòi hỏi nơi họ một việc thôi, đó là tin vào Đấng Ngài đã sai
đến. Thậm chí không phải là một việc làm nữa, nhưng là tin. Và đó là việc của
Thiên Chúa hơn là của con người. Đó thực sự là việc của Thiên Chúa, việc phát
xuất từ Ngài. Phần của con người là đón nhận hồng ân Thiên Chúa, ban nơi Chúa
Giêsu Kitô.
Dĩ
nhiên các việc lành không phải là không đáng kể, thậm chí còn cần thiết nữa.
Nhưng sự sống đời đời trước hết là tin theo Chúa Giêsu. Sau đó phục vụ Thiên
Chúa và đồng loại.
Ở
đây Chúa Giêsu khẳng định vị trí ưu tiên tuyệt đối của đức tin. Tìm kiếm Thiên
Chúa, tức là thiết lập với Ngài một mối tương quan sâu xa, tức là cởi mở đối
với lời mời gọi mà Ngài gửi đến chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô, điều mà thánh
Phaolô gọi là sự vâng phục của đức tin. Hôm nay chúng ta đừng khép kín lòng
mình lại, và hãy dành chỗ cho Lời Chúa trong đời sống chúng ta.
6.
Suy niệm của Charles E. Miller.
TIN
VÀO ĐỨC KITÔ VÀ NHỮNG ĐÒI HỎI ĐỨC TIN NƠI THÁNH THỂ
(Trích trong
‘Mở Ra Những Kho Tàng”)
Vào
Chúa Nhật trước chúng ta đã bắt đầu đọc chương 6 của Phúc Âm theo thánh Gioan.
Một chương gồm có bẩy mươi mốt câu, là chương dài thứ hai trong Tân Ước sau
chương thứ nhất của thánh Luca gồm có tám mươi câu. Chương đầu tiên của thánh
Luca nói về những biến cố dẫn đến việc Chúa Giêsu được sinh bởi Đức Trinh Nữ
Maria. Chương thứ sáu của Thánh Gioan hé mở giáo huấn của Chúa Giêsu tuyên xưng
mục đích Ngài đến và tỏ hiện những đặc ân của Ngài qua bí tích Thánh Thể. Chương
này của thánh Gioan là chương dài trong phụng vụ, đã được chia làm năm phần qua
năm Chúa Nhật. Để thấu hiểu ý nghĩa tuyệt vời của bức ranh mà thánh Gioan đã
minh hoạ, thật cần thiết chúng ta phải trở lại nhìn chương này như một tổng
thể.
Câu
chuyện bắt đầu bằng Chúa Nhật trước với phép lạ hoá bánh ra nhiều. Chúa Giêsu
đã nuôi năm ngàn người với năm chiếc bánh và 2 con cá, điều quan trọng của biến
cố này được nhìn nơi sự kiện, đây không phải là phép lạ duy nhất của Chúa Giêsu
đã được kể lại trong bốn Phúc Âm. Cung cách đã được tường thuật bởi mỗi soạn
giả Phúc Âm làm cho người ta tin và nghĩ về Thánh Thể. Thí dụ thánh Gioan trong
câu nói rằng, Chúa Giêsu đã dâng lời tạ ơn trước khi Ngài bẻ bánh. Lời nguyện
gốc tiếng Hy lạp là: “Dâng lời tạ ơn, là Thánh Thể, là hy tế tạ ơn”. Điểm chính
yếu của câu chuyện là Chúa Giêsu đã để tâm đến một điều gì đó hơn là chuyện
thực phẩm bình thường.
Chúa
Nhật này là một khung cảnh đã xảy ra trên bờ biển Galilê, nơi mà Chúa Giêsu đã
làm phép lạ tại hội đường Caphanaum, giảng một bài giảng về hy tế Thánh Thể.
Chúa đã bắt đầu bài giảng lời kêu gọi tin vào chính Người, vào Đấng mà Thiên
Chúa đã sai đến trong trần gian. Đức tin này thật cần thiết để chấp nhận hy tế
Thánh Thể tuỳ thuộc hoàn toàn vào lời của Chúa Giêsu.
-
Vào
Chúa Nhật thứ ba bài giảng được tiếp tục, trong phần này, Chúa Giêsu đã làm một
cuộc chuyển đổi từ đức tin vào Người đến đức tin là đặc ân của Người là hy tế
tạ ơn. Một đức tin phải dẫn tới một điều khác.
-
Vào
Chúa Nhật thứ bốn Chúa Giêsu đã tuyên bố một cách công khai và rõ ràng giáo lý
của Người, Ngài tuyên bố với lời lẽ xác quyết: “Bánh mà Ta sẽ ban là thịt Ta
cho thế gian được sống”, sau những phản ứng tiêu cực của đám đông Ngài đã nói
một cách mạnh mẽ hơn nữa: “Thịt của Ta thật là thức ăn và Máu Ta thật là của
uống”.
-
Chúa
Nhật cuối cùng đã giới thiệu một thách đố. Mọi người có thể không nhiệt tình
với lời hứa, với Chúa Giêsu. Một ngày kia họ đã nghe lời giáo huấn của Người,
họ phải chấp nhận nó hoặc từ bỏ nó. Thánh Gioan nói với chúng ta rằng: “Nhiều
môn đệ đã lấy làm chướng tai và không còn đi theo Ngài nữa” Ngay cả các môn đệ
cũng đã có những phân vân giao động trong tâm trí. Chúa Giêsu đã hỏi họ: “Các
con có muốn ra đi không? Có muốn bỏ Thầy không?” Phêrô trả lời: “Lạy Thầy bỏ
Ngài chúng con biết đi theo ai, chính Ngài mới có những lời ban sự sống đời
đời”.
Cố
gắng đọc toàn thể chương sáu trong từ thế ngồi. Điều đó sẽ giúp cho các bạn
thấu triệt được hy tế Thánh Thể mà phục vụ đã hé mở cho chúng ta qua ba Chúa
Nhật kế tiếp.
7.
Chúng ta sống nhờ sự vật hay nhờ một ai?
(Trích trong ‘Lương
Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest).
Bài
giảng về bánh sự sống cho ta thấy một cách đặc biệt sống động một đặc điểm của
phúc âm thứ tư. Thánh Gioan đã chuyển những gì Đức Giêsu đã nói trước các thính
giả kém cỏi hơn thành những dòng chữ cho thích hợp với các độc giả cuối thế kỷ
I. thực tế, những gì Thánh Gioan kể lại, là do Đức Giêsu đã nói thật sự, nhưng
với từ ngữ, những công thức, những ráp nối được Thánh Gioan viết lại. Thánh
Gioan đã trung thành chuyển đạt lời rao giảng của Đức Giêsu, vì ngài đã viết
dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần, nhưng chuyển đạt không phải bằng cách
thức thâu phát băng nhựa. Với tư cách là một môn đệ trung thành đã suy nghĩ
nhiều, ngài đã tiêu hóa lời giảng dạy của Thầy, rồi ngài truyền đạt lại lời giảng
dạy này xuyên qua những từ ngữ của riêng ngài, cách thức ngài diễn tả, lề-lối
ngài suy tư. Tóm lại ngài vừa là chứng nhân, vừa là người được linh ứng.
Bài
giảng về bánh sự sống trình bày ý nghĩa tiềm ẩn trong phép lạ bánh hoá nhiều
Đức Giêsu đã muốn cho một dấu hiệu. Ngài đã quyết định làm một công việc với ý
muốn chứng minh rằng chính Chúa Cha đã làm công việc này xuyên qua Ngài. Như
thế Ngài muốn cho thấy chính Ngài là Đấng đem lại sự sống vĩnh cửu cũng như của
ăn cần thiết cho đời sống ấy. Sau Phục Sinh, các Kitô hữu sẽ hiểu rằng của ăn
này, bánh sự sống này là Thánh Thể.
Không
nhấn mạnh đến lối giải thích Thánh Thể về đoạn văn này, chúng ta hãy xem điều
được trình bày như là 1 lời mời gọi chúng ta tin.
1) ‘Chính Cha Ta mới ban cho các ngươi
bánh bởi trời đích thực’.
Người
Do thái vừa mới nhắc đến bánh man-na từ trời xuống. Đức Giêsu lợi dụng cơ hội
để cho thấy việc ban bánh man-na kia nay đã bị vượt qua bằng một ơn huệ cao cả
hơn vô cùng. Từ một của ăn thuần tuý thể xác, nay người ta đến một của ăn thiêng
liêng, của ăn đem lại sự sống đời đời. Bánh từ trời xuống, không phải chỉ là
cái gì vật chất. Bánh này là Đấng Chúa Cha ban cho nhân loại, chính là Đức
Giêsu Ngài không đến qua trung gian Môsê, Ngài trực tiếp là hồng ân của Thiên
Chúa. Ngài đến để ban sự sống cho thế gian và Ngài thật sự là của ăn cho đời
sống ấy.
Đời
sống thâm sâu của ta làm bằng gì? Của ăn của nó là gì? Chúng ta sống nhờ các sự
vật hay nhờ một Con Người? Chân lý của chúng ta là một tổng hợp các ý tưởng hay
là một sự dẫn thân cho Đức Giêsu Kitô?
2) ‘Chính Ta là bánh sự sống’.
Trong
phúc âm Thánh Gioan, Đức Giêsu đã nhiều lần nói ‘Ta là’. Ngài nói: ‘Ta là ánh
sáng, là kẻ chăn chiên nhân lành, là cửa chuồng chiên, là sự sống lại và là sự
sống, là cây nho đích thật’. Tất cả những chỉ dẫn trên dưới con mắt của người
Do thái đều có giá trị ơn sủng của Thiên Chúa. Đức Giêsu quả quyết rằng chính
Ngài, hôm nay là ơn huệ đích thật và vĩnh viễn của TC.
Khi
nói: ‘Ta là bánh sự sống, chỉ một mình Ta là bánh sự sống’. Đức Giêsu biết Ngài
sẽ gây ra việc hiểu lầm, cứng lòng tin và ngay cả sự vấp phạm. Thật vậy, cách
nói ‘Ta là’ khi nói đến bánh sự sống, ánh sáng… gợi lên trong não trạng các
thính giả Do thái một ý tưởng tuyệt đối. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể nói
‘Ta là’. Con người chỉ có thể nói: tôi là người này, người nọ, nhưng không ai
có thể nói: Ta là bánh, là ánh sáng, là sự thật, là sự sống. Nhưng đó lại là
điều Đức Giêsu làm. Một quả quyết như thế gây ra vấp phạm hoặc niềm tin. Chúng
ta được may mắn thuộc thành phần những kẻ đáp lại bằng niềm tin.
8.
Dấu chỉ tình thương. (Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Trong trận nội chiến ở Tây Ban Nha, một
anh lính bị thương nặng được đưa về bệnh viện dã chiến. Anh có hy vọng sẽ được
bình phục. Nhưng anh nhất định không chịu ăn uống gì cả. Các y tá đã tìm mọi
cách thuyết phục nhưng anh vẫn từ chối mọi thức ăn đem tới. Một người bạn thân
biết được ý anh muốn được gặp mặt cha mẹ, nên tình nguyện đi tìm nhà của anh
bạn thương binh để báo tin cho cha mẹ anh đến thăm. Khi người cha chuẩn bị lên
đường thì mẹ anh gói cho con bà một ổ bánh. Anh thương binh vui mừng vì được
gặp mặt cha mình, nhưng anh vẫn chưa chịu ăn. Khi cha lấy từ trong túi xách gói
bánh và nói: “Này con, đây là ổ bánh mẹ con đã làm”. Anh thương binh liền bật
dậy tươi nét mặt thốt lên: “A! bánh mẹ con làm, cho con ăn một miếng đi!” Từ đó
anh mới chịu ăn lại và cũng bắt đầu bình phục.
Thưa
anh chị em,
Không
có phù phép nào trong tấm bánh của người mẹ. Nhưng có tình yêu là phép mầu. Bởi
kinh nghiệm, anh biết rằng tấm bánh mẹ anh làm gói ghém bao tình yêu thương mà
mẹ dành cho anh. Cũng thế, tấm bánh Chúa Giêsu phân phát cho đám đông dân chúng
ăn no nê là dấu chỉ lòng thương yêu của Thiên Chúa đối với dân chúng đang đói.
Đáng lý ra họ phải nhận ra Thiên Chúa, nhận ra tình thương của Ngài qua tấm
bánh mà họ nhận được, chứ không đòi hỏi cái gì khác nữa. Nhưng đàng này, sự
cứng lòng và đam mê vật chất đã khiến họ không thể nhận ra mối tương quan giữa
tấm bánh và con người làm ra bánh hay nhân ra bánh nhiều, cũng chẳng nhận ra ý
nghĩa của việc Chúa bẻ bánh và chia sẻ cho họ ăn no: Ngài đã chia sẻ tấm bánh
đó như là biểu tượng của chính Thân Thể Ngài sẽ bị bẻ ra, tan nát, bầm dập
trong cuộc khổ nạn và phục sinh. Vì thế, Chúa Giêsu phải nói thẳng với họ:
“Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì đã thấy dấu lạ,
nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Thì ra, họ chạy theo Chúa Giêsu chỉ vì
cơm bánh chứ không phải vì tin Chúa Giêsu là Bánh đích thực ban sự sống đời
đời. Dấu lạ bánh mời gọi niềm tin, chứ không phải để tin thì cần phải có dấu
lạ. Chẳng hạn, những người con biết nhận ra mồ hôi nước mắt, công lao của cha
mẹ trong miếng cơm mình ăn, sẽ chẳng bao giờ đòi hỏi những món ăn đặc sản, ngon
miệng, đắt tiền, mới tin vào tình thương của cha mẹ. Bởi vì họ đã tin vào tình
thương của cha mẹ rồi, và chính nhờ niềm tin đó mà họ đón nhận chén cơm thanh
đạm với tất cả niềm tri ân. Trái lại, những người con suốt đời chỉ biết đòi hỏi
hết ăn ngon đến mặc đẹp, thì chẳng bao giờ thấy được tình thương của cha mẹ,
cho dù cha mẹ có đáp ứng những đòi hỏi của họ tới mức nào đi nữa. Bởi vì cái họ
yêu, các họ tìm, không phải là cha mẹ, nhưng là cơm áo và của cải vật chất.
Không
phải tấm bánh làm ra tình thương, mà chính tình thương làm ra tấm bánh. Thế
giới chúng ta ngày ngay thực ra đã không thiếu và không bao giờ thiếu cơm bánh,
nhưng thiếu tình thương, nên bánh đã không được bẻ ra cho hết mọi người hay nói
đúng ra, người ta chỉ bẻ ra cho những người sẵn sàng làm nô lệ cho họ: bánh cho
người nô lệ thì có, nhưng bánh của tình thương dành cho những con người tự do
thì không. Chúa Giêsu đã cho chúng ta thứ bánh của tình thương. Thứ bánh của tự
do, khi Ngài bẻ bánh phân phát cho người ta và dặn dò: “Anh em phải ra công làm
việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem
lại phúc trường sinh”. Người Do Thái sẵn sàng làm nô lệ, miễn sao bụng được ăn
no, nhưng Chúa Giêsu thì lại muốn cho con người được tự do, nên Ngài đã từ chối
không làm phép lạ cho bánh từ trời rơi xuống, mà chỉ cho nhân loại thứ bánh của
niềm tin, đó chính là bản thân Ngài: “Chính Tôi là Bánh Trường Sinh, ai đến với
Tôi, không hề phải đói, ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ”.
Anh
chị em thân mến,
Đói
khát, đó là thảm trạng và là nỗi ám ảnh thường xuyên nhất của nhân loại cho đến
hôm nay. “No, đủ” vẫn là giấc mơ của hàng trăm triệu con người… Trước khi nói
đến Bánh Hằng Sống, Chúa Giêsu đã chạnh thương đám dân nghèo khổ đi theo Ngài,
họ đói, họ không có bánh ăn: “Anh em hay cho họ ăn đi” (Mc 6,37). Lời này mời
gọi chính chúng ta hãy cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống. Và khi đã khởi sự cảm
thông, chia sẻ cơm bánh với họ. Ngài đã cảm thông và chia sẻ, nhưng không chỉ
dừng lại ở đó. Ngài đã mạc khải cho họ chân lý về Bánh Hằng Sống, nhưng không
hề lãng quên, hay nhắm mắt trước cơn đói đang dày vò họ. Đó là hai khía cạnh
gắn liền với nhau không thể tách rời hoặc thiếu một trong hai trong đời sống
đạo của chúng ta. Trên một bình diện khác, bình diện nhân linh, đói khát quả
thực là một đặc tính riêng biệt của con người, nếu hiểu đói khát là khả năng
khai mở, tiếp nhận, khát vọng, thì thực sự không có điều gì có thể lấp đầy nỗi
khao khát vô hạn của con người. Vì tự thân con người đã làm một “khao khát vô
biên”, “khao khát tuyệt đối”, và chỉ con người mới có khả năng đó. Thánh
Augustinô đã nói lên điều này một cách thấm thía từ kinh nghiệm sống của Ngài:
“Chúa đã dựng nên con cho Chúa, và tâm hồn con còn thao thức mãi cho tới khi
được an nghỉ trong Chúa” (Tự thuật). Chúa Giêsu hẳn muốn khơi dậy nơi chúng ta
niềm khao khát này khi Ngài nói: “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực
mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh là thứ
lương thực Con Người sẽ ban cho anh em” (Ga 6,27).
Anh
chị em thân mến,
Nếu
sự đói khát là một mối phúc trong tám mối phúc thật: “Phúc cho người đói khát
sự công chính”(Mt 5,6) thì phải chăng, “không biết đói khát”, tự mãn với chính
mình, không còn muốn nâng cao khát vọng của mình, là một “mối hoạ” không những
cho bản thân mà còn cho gia đình và cho cộng đồng nhân loại. “Chính Tôi là Bánh
Hằng Sống”: Khẳng định long trọng của Chúa Giêsu không một chút mông lung, mơ
hồ. Một ý tưởng, một lý tưởng hay lý thuyết thì có thể mơ hồ, nhưng một con
người có danh xưng cụ thể thì không. Bánh sự sống, lương thực đem lại sự sống
và là sự sống vĩnh cửu, bất hoại, chính là bản thân Chúa Giêsu. Và để đón lấy
một con người, một Đấng làm sự sống và lẽ sống cho mình, thì “công việc” phải
làm là “đến với” và “tin vào” Ngài. Vì thế kẻ đến nhận lãnh “Lời Hằng Sống” và
“Bánh Sự Sống” khác nào người được đưa vào “kho tuý luý yêu thương”- như kiểu
nói của Thánh Basiliô- “Lạy Chúa là thức ăn, thức uống của con. Càng ăn, con
càng đói; càng uống, con càng khát; càng sở hữu, con lại càng ước ao”. “Đến
với” và “tin vào”, khao khát và no thoả. Đó là hành trình của tình yêu, một
hành trình vô giới hạn, không cùng, là sự cất cánh của tình yêu càng lên cao,
càng lên cao mãi không thôi… Mỗi lần rước lấy Tấm Bánh Hằng Sống chúng ta phải
cảm nghiệm được Chúa Giêsu như tâm điểm luôn thu hút chúng ta đến với Ngài và
đến với nhau, làm cho tất cả nên một, một tấm bánh duy nhất: Bánh của tình
thương.
9.
Bánh từ nhà đem tới - Gm. Arthur Tone.
Trong trận chiến ở Tây Ban Nha, một
người lính bị thương nặng được đưa về bệnh viện dã chiến. Chàng có hy vọng bình
phục nhưng chàng lại không chịu ăn. Các y tá các nữ tu đã tìm mọi cách thuyết
phục, nhưng chàng từ chối mọi thức ăn đem tới. Một người bạn thân của chàng,
biết chàng nhớ nhà, nên anh tình nguyện đi tìm nhà của người bạn, anh kẻ rõ
hoàn cảnh. Người cha của người bị thương chuẩn bị lên đường thì mẹ chàng gói cho
con bà một tấm bánh. Nạn nhân vui mừng khi thấy cha mình. Nhưng anh vẫn chưa
chịu ăn, đến khi cha chàng nói: “Này con, đây là tấm bánh mẹ con đã nướng”.
Người con tươi nét mặt nói: “Vâng, bánh mẹ con làm, cho con một miếng”. Từ đó,
chàng bắt đầu trên đường bình phục.
Bạn
và tôi ở trong câu chuyện đó. Chúng ta bị thương trong trận chiến cuộc đời bởi
tội, bởi quên Chúa, bởi những điều phiền muộn, những gian nan và những khổ đau
hàng ngày. Chúng ta hết muốn ăn những món ăn làm cho linh hồn chúng ta thêm mạnh
mẽ. Chúng ta hãy nghe Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay: “Cha Ta cho anh em
Bánh bởi trời đích thực. Bánh của Thiên Chúa từ trời đến và ban sự sống cho thế
gian”. Cũng giống như người cha trong câu chuyện nói với con mình “Đây là bánh
mẹ con đã làm”. Bởi vậy, vị linh mục của bạn nhân danh Đức Kitô nói với bạn:
“Đây là Bánh Cha bạn ở trên trời đã làm”.
Thánh
Thể là bánh từ trên trời, bánh ban sự sống cho chúng ta, sự sống thiêng liêng
thật, sự sống của Thiên Chúa. Bánh chữa lành thiêng liêng, ban sức khỏe và sức
mạnh thiêng liêng.
Không
có phù phép trong tấm bánh của người mẹ. Nhưng có tình yêu là phép màu. Bởi
kinh nghiệm, người lính bị thương biết rằng tấm bánh mẹ chàng nướng gói ghém
bao tình thương. Cũng thế, chúng ta những kẻ theo Chúa Kitô biết rằng Tình yêu
ban tặng trong Thánh Thể, trong việc đem bánh bởi trời đến ngay nơi đây, trong
giờ này.
Trong
Thánh vịnh đáp ca, chúng ta lặp lại những lời của bài ca trong Cựu Ước, ca ngợi
Chúa vì Chúa ban Mana, của ăn lạ lùng Chúa ban cho dân Người trên hành trình về
đất hứa. Mana là hình ảnh bánh Thánh Thể chúng ta dùng cũng những lời người Do
Thái cổ đã dùng khi cảm tạ và ca ngợi Chúa. Vì bánh Thánh Thể Chúa ban trong
giờ phút này.
“Chúa đã cho họ bánh bởi trời”
“Người làm mưa Mana trên họ để làm của
ăn
và Người cho họ bánh bởi trời”.
Loài
người được ăn bánh của Đấng Toàn Năng. Thánh Thể bao gồm tất cả. Hôm nay tôi
gợi ý chúng ta nhớ Bánh bởi trời là liều thuốc cho linh hồn đau yếu, là sự bổ
dưỡng cho tâm hồn bị thương, là ánh sáng và sức mạnh cho tâm trí yếu đuối.
Tất
cả chúng ta sẽ thấy được điều người lính bị thương trong câu chuyện đã kinh
nghiệm. Nếu chúng ta nhớ rằng: “Thánh Thể là bánh đem từ nhà tới, từ nhà của
chúng ta ở trên trời”.
Xin
Chúa chúc lành bạn.
10.
Ta là Bánh Hằng Sống - Noel Quesson.
Luy Latô (Louis Lateau), một người Bỉ
được in năm dấu vào năm 1868. Từ nhỏ, cô đã bị đau yếu, ít ăn uống, nhất là sau
khi được in năm dấu thánh, cô chỉ còn ăn chút ít, mỗi ngày một mẩu bánh nhỏ. Và
kể từ 1871 trở đi, suốt bảy năm, cô không ăn uống gì nữa, chỉ còn rước lễ hàng
ngày.
Thời gian gần đây, có những người được
ơn lạ. Trong số những người đó, có Têrêxa Niu-man và Matta Robin đã không ăn
uống trong nhiều chục năm. Có lẽ Chúa Giêsu muốn chúng ta nhớ điều này: “Con
người không chỉ sống bằng cơm bánh…”. Dĩ nhiên hai cuộc sống nói ở đây là khác
biệt, nhưng đều quan trọng cho một đời người.
Trong
sinh hoạt trần thế của con người, có lẽ những bận tâm, những nỗ lực tìm kiếm
của nuôi thân đã mất nhiều công sức và thời giờ hơn cả. Chúa nhìn ra tâm trạng
đó ngay trong đám dân đi theo Người: “Các ngươi tìm Ta không phải vì xem thấy
dấu lạ nhưng vì đã được ăn bánh no nê”. Và có những người khi nghe Chúa nói tới
bánh là họ hiểu ngay theo nghĩa đen. Cũng như người phụ nữ bên bờ giếng
Gia-cóp, nghe Chúa nói về nước, bà xin ngay: “Xin cho tôi nước đó để tôi khỏi
phải đi múc nước ở đây”.
Tâm
tình này là đúng. Nhưng ngoài nhu cầu thân xác, còn có nhu cầu tâm linh nữa.
Nhu cầu tâm linh hay lương thực nuôi hồn là gì? Lương thực nuôi hồn là lời
Chúa, là chính Chúa. Chỉ khi nào con người tìm về với Chúa, mới được no thỏa,
dù có ý thức điều đó hay không. Ngôn sứ Amos đã nói về niềm khát khao Chúa như
một cơn đói trầm trọng: “Sẽ có lúc cả xứ bị đói, không phải là đói cơm bánh,
không phải là khát nước, mà là đói khát lời Chúa” (Am 8,11). Ngôn sứ Giêrêmia
cũng cảm nghiệm điều đó: “Gặp được lời Chúa, tôi đã nhai đã nuốt vào. Lời Chúa
làm no thỏa hồn tôi và làm tôi hân hoan” (Gr 15,16). Và chính Chúa cũng đã nói
với các môn đệ: “Thầy có một thứ lương thực mà anh em không biết, đó là làm
theo ý Đấng đã sai Thầy và chu toàn công việc của người” (Ga 4,32-34), Bởi thế,
Chúa nói: “Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta, sẽ không phải đói. Ai tin vào
Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.
Lạy
Chúa, chúng con kiếm tìm Chúa như tìm kiếm của ăn đích thực cho tâm hồn. Chỉ
một mình Chúa, mới đem lại cho chúng con sự sống và niềm vui thực.
11.
Không hư nát.
Một hôm, Napoleon, vị hoàng đế có đôi
mắt rất sáng, nói chuyện với một người bạn của ông, người này thì lại có đôi
mắt rất kém. Hai người nói chuyện với nhau về sự đời, bên cạnh một cửa sổ. Bất
chợt, Napoleon chỉ tay lên trời, một bầu trời đầy sao, đang phát ra những ánh
sáng lập lòe, và hỏi người bạn: “Anh có thấy những ngôi sao ở trên trời kia
không?”. Người bạn trả lời: “Không, mắt tôi kém lắm rồi, tôi không thấy gì cả”.
Napoleon nói: “Đó là sự khác biệt giữa anh và tôi”. Rồi Napoleon nói tiếp:
“Những người nhìn bầu trời đen mà không thấy gì thì mới chỉ sống được nửa cuộc
đời mà thôi. Muốn sống trọn cả cuộc đời, thì phải thấy được những ngôi sao giữa
bầu trời đen”. Lời nhận xét trên đây của Napoleon là một lời gián tiếp chê bai
người bạn của ông có đôi mắt kém.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng đưa ra một lời chê bai những người đã tìm
đến với Ngài. Ngài nói: “Các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ,
nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Khi quả quyết điều trên đây, Chúa
Giêsu phân biệt hai lý do khiến người ta tìm đến với Ngài, đó là để thấy dấu lạ
và được ăn bánh no nê. Bình thường chúng ta hiểu hai lý do đó là một, bởi vì
làm sao có đủ bánh để cho hàng ngàn người ăn ở nơi vắng vẻ nếu không phải là
một phép lạ. Nhưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nên Ngài thấy rõ tâm tư của những
người tìm đến với Ngài, ở đây chỉ là vì muốn được ăn bánh no nê như đã được ăn
hôm trước.
Chắc
có người khi đọc đoạn Tin Mừng này sẽ cho rằng: những người tìm đến với Chúa để
được ăn bánh nữa là những người thực tế. Điều đó đúng, vấn đề cơm ăn áo mặc,
vấn đề nhà ở để che nắng che mưa, đó là những vấn đề ưu tiên của con người,
những vấn đề thiết thân cho cuộc sống, ở đời này ai mà không quan tâm đến những
vấn đề ấy. Nhưng ở đây, khi chê bai những người tìm đến với Ngài, Chúa Giêsu
muốn nói với họ rằng: ngoài sự đói khát vật chất và thể lý còn có sự đói khát
thuộc tinh thần và tâm linh nữa. Vấn đề này cũng cần phải được giải quyết. Và
Chúa đã đưa ra cho họ một lời khuyên: “Các ông hãy ra công làm việc, không phải
vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường
sinh”.
Vì
thế, nếu về phương diện vật chất và thể lý, để thỏa mãn những nhu cầu, cần phải
làm việc vất vả, thì về phương diện tinh thần và tâm linh, con người cũng phải
ra công làm việc. Đúng thế, sống ở đời, chúng ta phải làm việc, và làm việc với
lý do gì hay vì lý do gì chăng nữa, thì trên hết vẫn phải là lý do vì lương
thực không hư nát, vì chỉ có lương thực ấy mới còn lại trong cõi vĩnh hằng, cõi
hằng sống. Đó là những việc lành, việc tốt, việc bác ái yêu thương, việc thông
cảm tha thứ… Chỉ có những việc ấy mới theo chúng ta về thế giới bên kia mà
thôi.
Như
vậy, công việc làm ăn không phải là không quan trọng. Nhưng nếu ai chỉ miệt mài
làm việc mà bỏ quên Nước Trời, quên hạnh phúc đích thực đời sau của mình, thì
Chúa bảo: họ sẽ mất tất cả. Tại Pháp, có một thương gia rất giàu, phương châm
của đời ông là làm tiền, ăn nhậu và chơi bời. Nhưng chẳng bao lâu ông bị bệnh
trầm trọng: thần kinh chỉ huy thanh quản bị tê liệt, làm ông bị câm. Trên
giường bệnh, ông luôn thở dài chán nản. Cuối cùng, trước khi chết, ông bảo gia
nhân đem bút giấy cho ông. Cầm bút, ông ghi một hàng chữ và truyền khắc nó trên
bia mộ của ông: “Đây là người dại dột, đã sống mà không biết sống. Hỡi những
người đang sống, chớ gì sự vô phúc của kẻ khác mở mắt các ông”.”
Vua
Ngô ba mươi sáu tấn vàng. Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì”. Thánh Gióp
nói: “Từ lòng mẹ tôi sinh ra trần truồng và lại trần truồng để trở về đấy”.
Thánh Phaolô cũng nói: “Vào thế gian ta chẳng mang gì, thì cũng không thể mang
gì khi phải ra đi”. Và lời Chúa Giêsu: “Tất cả mọi sự sẽ qua đi, chỉ có việc
lành mới tồn tại”.
Chúng
ta đang sống, chúng ta đừng quên mối tương quan giữa cuộc sống đời này và cuộc
sống đời sau. Hơn ai hết, người Kitô hữu phải luôn nhớ mối tương quan ấy. Chúng
ta cần lợi dụng từng giây phút, cần hoàn tất từng công việc, dù nhỏ mọn hay to
lớn, để làm giàu cho cuộc sống, để làm cho đời mình có được giá trị vĩnh cửu.
Chỉ sống như thế chúng ta mới có thể đón nhận được lời diễm phúc này: “Hỡi đầy
tớ tốt lành và trung tín, hãy vào chung hưởng niềm hoan lạc với chủ ngươi”.
12.
Nhiều cơn đói.
Năm 1885, Vincent Van Gogh đã đến thăm
một viện bảo tàng ở Amsterdam để xem một bức tranh nổi tiếng của Rembrandt, bức
“Cô dâu người Do thái”. Sau khi nhìn ngắm bức tranh ông nói “Tôi sẵn sàng đổi
mười năm của đời mình để được ngồi trước bức tranh này trong hai tuần, với
lương thực là vụn bánh mì khô. Cơn đói đầu tiên của tôi không phải là đói thức
ăn, dù tôi thường nhịn đói nhiều ngày. Lòng khao khát hội họa của tôi còn mạnh
hơn nhiều, đến nỗi khi tôi có được ít tiền, tôi lập tức đi săn lùng những mẫu
tranh cho đến khi tiền hết sạch”.
Không
chỉ có thể xác làm người ta đói, tâm hồn và tinh thần cũng làm người ta đói.
Bánh làm bằng vật chất không bao giờ có thể thỏa mãn tâm hồn con người. Nuôi
dưỡng một con người không giống như việc vỗ béo gia súc. Chúng ta là những thụ
tạo không chỉ có một cơn đói nhưng có hàng trăm cơn đói. Ngoài cơm bánh, chúng
ta còn đói nhiều thứ.
Không
phải mọi khao khát của chúng ta cần được thỏa mãn. Một số là dục vọng nếu được
thỏa mãn, cơn đói và sự đòi hỏi càng lớn hơn. Chúng ta phải nhận thấy rằng
những dục vọng ấy tồn tại trong chúng ta. Nhưng chúng ta hãy giữ lại những khao
khát cần được thỏa mãn nếu chúng ta muốn nuôi dưỡng xứng đáng như những con
người và như những con cái của Thiên Chúa.
Chúng
ta khao khát được cảm thấy mình quan trọng. Không ai muốn mình chẳng là gì cả.
Chúng ta đều muốn mình trở nên quan trọng, dù chỉ quan trọng đối với một người.
Chúng
ta khao khát được chấp nhận. Nếu chúng ta không được chấp nhận, chúng ta hầu
như mất khả năng nhận thức chính mình.
Chúng
ta khao khát những mối quan hệ. Không có các mối quan hệ, chúng ta tha hồ bị
những cơn gió rét của đau khổ và cô đơn rung chuyển. Chúng ta giống như một cây
trơ trọi trên đỉnh đồi.
Chúng
ta khao khát đức tin – vì chấp nhận những niềm tin tích cực hướng dẫn chúng ta.
Nếu không thì chúng ta giống như chiếc tàu không có hải đồ và hải bàn.
Chúng
ta khao khát niềm hy vọng. Gạt bỏ niềm hy vọng là tiếp tục đình chỉ sự khao
khát tinh thần.
Chúng
ta khao khát tình yêu. Nếu niềm khao khát này được no thỏa thì hầu hết mọi khao
khát khác của chúng ta sẽ biến mất.
Tuy
nhiên, có thêm một cơn đói nữa, một khao khát sâu xa hơn và là nền tảng cho mọi
khát vọng khác của chúng ta, bao gồm khát vọng tình yêu. Đó là khát vọng sự
sống đời đời. Nói cách khác, đó là khao khát Thiên Chúa. Cảm nghiệm được khao
khát này không phải là một bất hạnh mà là sự chúc lành. Nó cứu chúng ta khỏi sự
trì trệ và giữ cho dòng sông chảy ra biển cả.
Hàng
ngày chúng ta thấy người ta xuất hiện trong các siêu thị với những xe đẩy hàng
đầy thức ăn và đồ uống. Nhưng chúng ta không tìm thấy thứ lương thực khác đó
trong các siêu thị. Nếu có thể, chúng ta sẽ được nuôi dưỡng tốt. Chỉ Thiên Chúa
mới có thể cho chúng ta lương thực ấy. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể thỏa mãn
những khao khát sâu xa nhất của chúng ta.
Bánh
Manna đã nâng đỡ đời sống trần gian. Lương thực của Đức Giêsu nâng đỡ đời sống
trường tồn. Đối với chúng ta – những người du hành trên con đường thời gian –
đều được một khát vọng không thể cưỡng lại được hướng dẫn đến trường sinh. Đức
Giêsu đến với một lời hứa: “Ai ăn bánh mà tôi ban cho sẽ được sống muôn đời”. Ai
lại không muốn ăn bánh ấy?
13.
Trông cậy.
Việc
Thiên Chúa nuôi dân trong sa mạc bằng Manna được xem như ví dụ cổ điển về sự
chăm sóc của Thiên Chúa đối với dân Người. Cho dù manna là một hiện tượng tự
nhiên thì sự xuất hiện của manna vẫn là một quà tặng mà Thiên Chúa ban cho dân.
Có thể có một thứ lương thực ngọt và dẻo như nhựa do một loại cây nào đó trong
sa mạc tiết ra ban đêm và đông lại khi gặp cái lạnh. Người ta phải nhặt chúng
vào sáng sớm trước khi nó tan chảy trong sức nóng ban ngày. Chim cút cũng thế:
chúng di cư từ Bắc Au đến Châu Phi, và bắt buộc phải đáp xuống nghỉ đêm trong
sa mạc, ở đó chúng dễ dàng bị bắt. Thiên Chúa nói với Môsê: “Này, Ta sẽ làm cho
bánh từ trời như mưa xuống cho các ngươi ăn. Dân sẽ ra lượm lấy khẩu phần cho
mình, ngày nào cho ngày ấy; Ta muốn thử lòng chúng như vậy, xem chúng có tuân
theo luật của Ta hay không”. Chúng ta phải giải thích những lời ấy như thế nào?
Nếu
chúng ta hỏi một tín hữu bình thường xem người ấy có tin Chúa là Thiên Chúa duy
nhất của thế gian không, người ấy sẽ không ngần ngại trả lời: “Dĩ nhiên rồi”.
Nhưng nếu bạn hỏi người ấy có phải Thiên Chúa sẽ thấy hết mọi nhu cầu của người
ấy để người ấy phó thác mọi sự cho Người thì người ấy sẽ lùi lại như muốn nói:
“Vâng tôi chưa đạt đến trình độ đó”.
Chúng
ta phải phân biệt giữa đức tin và phó thác hay tín thác. Dù chúng liên kết nhau
chặt chẽ nhưng chúng không đồng nghĩa. Người nào tin tưởng vững vàng thì phó
thác trọn vẹn. Nhưng nếu một người nào đó không phó thác trọn vẹn vào Thiên
Chúa, thì niềm tin của họ rất yếu. Kinh nghiệm sa mạc là một cơ hội cho dân Do
thái gần gũi với Thiên Chúa. Kinh nghiệm ấy dạy họ trông cậy vào Thiên Chúa,
tín thác vào Đấng Quan Phòng mỗi ngày. Vì thế, Thiên Chúa bảo họ không được
tích trữ bánh manna và bảo đảm họ sẽ có phần của ngày mai. Họ chỉ được lượm đủ
nhu cầu của ngày hôm nay. Ngày mai, Thiên Chúa sẽ lại cung cấp cho họ.
Đức
Giêsu cũng giảng dạy cùng một chân lý. Người nói chúng ta phải cầu nguyện “Xin
Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày”. Giáo huấn này nghe có vẻ lạ
lùng, nếu không nói là điên rồ đối với những người hoàn toàn tín nhiệm vào các
tài khoản tiết kiệm, các chính sách bảo hiểm. Chúng ta không dành đủ chỗ cho
Thiên Chúa. Đó là đi ngược lại với cách sống đức tin.
Qua
mọi lời nói và hành động, không phải bánh manna đã nâng đỡ dân Do thái trong
suốt thời gian ở sa mạc. Chính đức tin và sự tín thác vào Thiên Chúa đã nâng đỡ
họ. Đây là lương thực có giá trị với chúng ta – Đức tin và sự tín thác vào
Thiên Chúa sẽ nuôi dưỡng chúng ta trong mọi lúc nhưng đặc biệt trong những khi
bị thử thách. Không phải chính chúng ta gìn giữ đức tin mà chính đức tin gìn
giữ chúng ta. Dù đời sống có khó khăn như thế nào đối với những người tín thác
vào Thiên Chúa và sống mỗi ngày, mỗi lúc thì việc bánh manna rơi xuống mỗi ngày
không có gì là ghê gớm lắm.
14.
Đức Giêsu là Bánh trường sinh – JKN.
Câu hỏi gợi ý:
1.
Con
người khác và hơn con vật ở những khả năng nào? Con người giống với Thiên Chúa
ở chỗ nào? Vậy con người phải đặc biệt quan tâm phát triển những khả năng nào?
2.
Con
người thường tìm hạnh phúc nơi những gì? Khi đạt được những thứ ấy, con người
đã thỏa mãn chưa? hay họ lại khao khát những thứ khác? Như vậy, tìm hạnh phúc
nơi những thứ ấy có phải là cách khôn ngoan không? Tìm hạnh phúc ở đâu mới là
khôn ngoan?
3.
Đức
Giêsu là «bánh trường sinh». Vậy ta phải làm gì với Đức Giêsu để đạt được «bánh
trường sinh» ấy? Có phải là rước lễ? Những người rước lễ có ai đạt được «bánh
trường sinh» chưa?
Suy tư gợi ý:
1.
Đời sống tâm linh, cấp độ sống cao nhất của con người
Tất
cả mọi sinh vật đều có sự sống. Nhưng sự sống ấy có nhiều cấp độ khác nhau, từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự sống càng cao thì càng có những khả
năng đặc biệt mà sự sống ở bậc thấp hơn không có, hay có rất ít. Cùng là sống,
nhưng cái sống của một cây cổ thụ khác với cái sống của một cây cỏ, của một bụi
gai; cái sống của con sư tử, một con cá heo khác với cái sống của con chó, con
heo, và càng khác với cái sống của con giun, con dế. Cao hơn nữa là cái sống
của con người. Và cao hơn cái sống của con người là cái sống của thiên thần, và
cao nhất là cái sống của Thiên Chúa, nguồn phát sinh mọi sự sống.
Loài
thực vật có khả năng tự dinh dưỡng, tự thích ứng, tự lớn lên, tự sinh sản,
nhưng khả năng cảm giác rất ít. Loài động vật có đủ mọi khả năng của loài thực
vật, nhưng khả năng cảm giác cao hơn rất nhiều, và còn có khả năng tự di
chuyển. Nhưng các loài thú có rất ít trí tuệ, khả năng ý thức, không có khả
năng tự quyết định hay sự tự do, chỉ biết làm theo bản năng. Còn con người có
nhiều khả năng vượt rất xa loài động vật. Con người có đời sống tinh thần, trí
thức, tình cảm, có khả năng tự do và tự quyết định, và nhất là có đời sống tâm
linh. Đời sống tâm linh càng phát triển thì con người càng khác xa con vật và
càng giống Thiên Chúa hơn.
2.
Đời sống tâm linh phát triển và hạnh phúc đích thực
Con
người chỉ được hạnh phúc tràn đầy khi đạt được sự phát triển cao nhất của mình.
Con người có đời sống tâm linh mà các loài động vật khác không có. Khi phát
triển những khả năng cao cấp của mình như tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thì con
người có khả năng hạnh phúc cao hơn tất cả mọi loài, nhưng hạnh phúc ấy chưa
tràn đầy, chưa đạt tới viên mãn. Chỉ khi nào phát triển tâm linh đầy đủ, con
người mới đạt được giá trị cao nhất của mình, và mới được hạnh phúc một cách
viên mãn.
Chưa
được hạnh phúc viên mãn, con người sẽ không bao giờ thỏa mãn. Khi chưa đạt được
hạnh phúc viên mãn, thì dù có đạt được những điều mình đang mong ước, con người
cũng chỉ tạm hạnh phúc trong chốc lát, để rồi sau đó lại khao khát một cái khác
cao hơn; nếu không đạt được cái cao hơn đó thì con người lại rơi vào đau khổ.
Những khao khát bình thường ấy chỉ giống như những ly nước, những chén thức ăn.
Uống xong ly nước ấy tuy đã khát, ăn hết thức ăn ấy tuy no và hết đói, nhưng
rồi sẽ lại khát, lại đói nữa: «Ai uống nước này, sẽ lại khát» (Ga 4,13). Cứ
thế, chẳng bao giờ con người hết đói và hết khát với những thức ăn thức uống
bình thường ấy. Và con người cứ phải kiếm nước kiếm thức ăn mãi. Còn đói khát
những ước vọng bình thường ấy, con người còn phải gặp biết bao đau khổ.
Những
hạnh phúc do sự thỏa mãn những ước vọng ấy chỉ giống như một người bị bệnh
ngứa, khi ngứa lên thì gãi hay hơ nóng chỗ ngứa, tuy đã ngứa nhưng chỉ được một
thời gian rất ngắn, để rồi sau đó sẽ còn ngứa dài dài nữa. Chỉ khi nào chữa cho
hết bệnh ngứa, thì con người mới thật sự thoải mái. Cũng vậy, chỉ khi nào hết
ích kỷ, biết sống vị tha, có đời sống tâm linh phát triển, con người mới thật
sự hết đau khổ và được hạnh phúc đích thật, thứ hạnh phúc không ai lấy mất
được.
3.
Con người mải mê tìm những hạnh phúc chóng qua
Khi
con người chưa cảm nghiệm được hạnh phúc đích thực của một tâm linh phát triển,
thì họ chỉ mải miết tìm kiếm những hạnh phúc chóng qua, nơi của cải, nhà cửa,
địa vị, quyền lực… Đạt được hạnh phúc này thì lại khao khát hạnh phúc khác. Khi
phải đi bộ thì họ mong có chiếc xe đạp, tưởng rằng có xe đạp thì sẽ hạnh phúc
lắm. Nhưng khi có xe đạp thì họ chẳng hạnh phúc, vì họ lại mong ước chiếc xe
máy… rồi xe hơi… rồi nhà cao cửa rộng… rồi địa vị quyền lực… Nhưng dẫu có trở
thành một ông vua hay bà hoàng, họ vẫn cảm thấy đau khổ, và chẳng hạnh phúc.
Trong
bài Tin Mừng, Đức Giêsu khuyên người ta không nên tìm thứ «lương thực mau hư
nát» là những cái chỉ đem lại những hạnh phúc thoáng qua, mà hãy tìm loại
«lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh». «Lương thực thường tồn» ấy
chính là những gì nuôi sống đời sống tâm linh, làm cho sự sống ấy phát triển.
Khi đời sống tâm linh phát triển, con người sẽ hạnh phúc mãi, và không gì trong
cuộc đời có thể làm họ đau khổ hay mất hạnh phúc. Đó chính là thứ «nước» mà Đức
Giêsu hứa ban cho ta: «Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước
tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời
đời» (Ga 4,14).
4.
Lương thực trường sinh ấy chính là Đức Giêsu
Để
có đời sống tâm linh phát triển, nghĩa là để có hạnh phúc đích thực và lâu bền,
Đức Giêsu giới thiệu cho chúng ta thứ «lương thực thường tồn» hay «bánh trường
sinh», khiến chúng ta một khi đã «ăn» vào thì sẽ được thỏa mãn, hạnh phúc,
không còn khao khát gì hơn nữa. «Lương thực» này khác với thứ «lương thực mau
hư nát», >«ăn» vào rồi là chán ngay, và muốn «ăn» thứ khác. Lương thực
thường tồn ấy chính là Đức Giêsu. Ngài nói: «Tôi là bánh trường sinh. Ai đến
với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!». Rất nhiều
Kitô hữu hiểu câu này một cách rất vật chất rằng để đạt được đời sống trường
sinh, ta chỉ việc rước lễ, tức rước Mình Máu Đức Giêsu vào bụng là xong. Nhưng
trong đời tôi, tôi thấy biết bao Kitô hữu rước lễ hằng ngày và suốt đời mà có
biến đổi hay cảm thấy hạnh phúc đích thực và lâu dài bao giờ đâu! Điều đó khiến
tôi phải hiểu câu nói trên theo cách khác. Tôi đã sống và áp dụng theo cách
hiểu mới ấy, và tôi cảm thấy đời tôi ngày càng thấy mình hạnh phúc hơn.
Chúng
ta chỉ «ăn» được «bánh trường sinh» là chính Đức Giêsu bằng cách làm cho tâm
linh ta được cấu tạo bởi những gì đã làm nên con người Đức Giêsu. Ăn thức ăn
nào là nhận chất bổ, năng lực từ thức ăn ấy. Đức Giêsu là năng lực thần linh,
nên «ăn» Đức Giêsu là đón nhận vào mình năng lực thần linh của Ngài. Đương
nhiên «ăn» Đức Giêsu không phải là «ăn» bằng miệng, bằng thể xác, mà bằng ý
thức và tâm linh của ta. Thể xác không thể nào ăn được của ăn tâm linh. Muốn
«ăn» Đức Giêsu, tức «bánh trường sinh», ta phải ý thức sự hiện diện đích thực
và thường hằng của Đức Giêsu trong tâm hồn ta. Ngài luôn hiện diện trong ta,
nhưng ta thường không ý thức sự hiện diện ấy. «Ăn» Ngài là ý thức rằng Ngài là
một nguồn năng lực vô tận về tình yêu, trí tuệ, sức mạnh, can đảm, hạnh phúc…
luôn hiện diện trong ta, sẵn sàng thể hiện tràn đầy qua con người của ta, qua
tư tưởng, lời nói và hành động của ta. «Ăn» Ngài thật sự sẽ làm cho đời sống
của ta trở nên hạnh phúc và khởi sắc hơn bao giờ hết. Đó cũng chính là kinh
nghiệm của tôi, người viết bài này, xin chia sẻ với mọi người.
Cầu nguyện
Lạy
Cha, Đức Giêsu chính là một lương thực bổ dưỡng hữu hiệu cho tâm linh con
người. Nhưng «ăn» Ngài không phải là ăn theo kiểu vật chất, mà là ăn theo kiểu
tâm linh. Xin Cha dạy cho con cách thức «ăn» Ngài, để con được sống trường sinh
và hạnh phúc, thứ hạnh phúc đích thực và không bao giờ mất đi được. Đó là hạnh
phúc đời đời. Amen.
15.
Chú giải mục vụ của Alain Marchabour.
CHÚA GIÊSU – BÁNH TRƯỜNG SINH (cc. 22-59)
Giữa
diễn từ mặc khải và trần thuật về phép lạ, rõ ràng có những khác biệt về lời
văn và nội dung, và vài học giả muốn truy tìm nguốn gốc của bài diễn từ mặc
khải trong số các bài giảng huấn Kitô giáo được thực hiện theo kiểu bài giảng
huấn Do Thái. Có thể là như thế: thế nhưng sự duy nhất của toàn bài trần thuật
cần phải được lưu ý. Từ đầu đến cuối Chúa Giêsu chỉ đeo đuổi một mục tiêu: làm
cho dân chúng nhận biết Người; chính bởi vì Người không làm được điều này bằng
phép lạ, nên sau đó Người thử thực hiện ý định bằng diễn từ: diễn từ và trần
thuật đều dự vào cùng một chiến thuật.
Ghi
chú về bản văn: Sự
hợp lý liên kết chương này không rõ ràng. Điều đó hệ tại ở tầm vóc đồ sộ của
bản văn, ở sự hợp lý đặc biệt của ngôn ngữ Sêmit và chắc chắn ở tận gốc cơ cấu
của bản văn (có thể là một bài giảng huấn). Để cho bài đọc được dễ dàng, tôi đã
ghi nhận điểm chuẩn của bản văn mà dựa theo đó độc giả sẽ có được nhiều lợi
ích.
CHUYỂN TIẾP (cc. 22-25)
Giữa
ngọn núi nơi mà việc mặc khải bằng dấu lạ của Chúa Giêsu đã thất bại và hội
đường nơi mà việc mặc khải này đạt đến đích điểm, thì việc vượt qua Biển Hồ trở
thành phần chuyển tiếp cũng như việc dân chúng tiếp tục công cuộc tìm kiếm Chúa
Giêsu. Từ khi dấu lạ xảy ra, một ngày đã trôi qua, và dân chúng, cũng như các
môn đệ, gặp lại Chúa Giêsu để nghe bài diễn từ trong hội đường ở Caphanaum.
Người kể chuyện không xác định làm thế nào để năm ngàn người đã có thể vượt qua
Biển Hồ: lại chi tiết “có vẻ thật”
này không làm ông quan tâm. Còn sự quy chiếu vào việc “Chúa Giêsu dâng lời tạ ơn” (c. 23) củng cố cách hiểu về Thánh Thể
của đoạn này. Đối với dân chúng, Chúa Giêsu là “Rabbi”, điều này hình như là đạo lý Do Thái, giống như đạo lý đã
dẫn dắt ông Nicôđêmô, kẻ gọi Chúa Giêsu là “Rabbi”,
Người đã thực hiện các dấu lạ (3,2).
1. Thật, Tôi bảo thật các ông (cc.
26-31).
Mặc khải: thấy các dấu lạ (c. 26)
Lương thực
trường tồn (c. 27)
Được Con Người
ban cho (c. 27)
Thiên Chúa đã
ghi dấu xác nhận (c. 27)
Sự cứng lòng không chịu
tin:
Ăn bánh no nê
Lương thực mau
hư nát
Công việc nào?
Tổ tiên chúng
tôi
Lời
quở trách ở câu 26 (“không phải vì các
dấu lạ”) xem ra trái nghịch với câu 2 (bởi họ đã từng chứng kiến những dấu
lạ). Ta có thể hòa hợp cả hai nhận định trên bằng cách đối chiếu việc tìm kiếm
điều kỳ lạ (những dấu lạ ở câu 2) với ý nghĩa sâu xa của dấu lạ về mầu nhiệm
của Chúa Giêsu mà dân chúng không nhận ra. Trong phần này, Chúa Giêsu chỉ tỏ
mình ra một cách gián tiếp, qua việc đề cập đến dung mạo Con Người vào thời
cuối cùng. Đức tin hay việc làm? Ở đây Chúa Giêsu trả lời: không thể có đức tin
mà không có việc làm, bởi vì đức tin là một việc quan trọng nhất trong các công
việc Thiên Chúa muốn.
Chúa
Giêsu và những người Do Thái cùng chia sẻ một dòng lịch sử chung: “Tổ tiên
chúng tôi”, người Do Thái nói với Chúa Giêsu như thế. Tuy nhiên giữa bánh manna
và bánh đích thực bởi trời, sự đối nghịch đã có sẵn rồi.
2. Thật, Tôi bảo thật các ông (cc.
32-46)
Mặc khải: Không phải ông Môsê, mà chính Cha tôi
(c. 32)
Bánh đích thực
bởi trời
Bánh Thiên Chúa
ban là Bánh từ trời xuống (c. 33)
Bánh đem lại sự
sống cho thế gian.
Hiểu lầm: xin
cho chúng tôi mãi mãi (c. 34)
Mặc khải: Chính TÔI LÀ bánh trường sinh (c. 35)
Ai đến với Tôi
không hề phải đói
Ai tin vào Tôi chẳng
khát bao giờ
Tất cả những
người Chúa Cha ban cho Tôi (c. 37)
Ý của Cha Tôi:
Tôi sẽ cho họ sống lại (c.39)
Sự cứng lòng không chịu tin:
Thấy mà không
tin (c. 36)
Xầm xì (c. 41)
Chẳng phải là
ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? (c. 42)
Làm sao ông ta có thể nói?
Mặc khải:
Chẳng ai đến với Tôi được nếu Chúa Cha
không lôi kéo người ấy (c. 44).
Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày
sau hết
Không ai thấy Chúa Cha. Chính Đấng ấy đã
thấy Chúa Cha (c.46).
Được
dẫn nhập cách trịnh trọng một lần nữa bằng “Thật,
Tôi bảo thật các ông”, sự mặc khải được nhấn mạnh hơn, bằng cách tập trung
vào Chúa Giêsu. Việc người Do Thái soi chiếu với bánh manna dẫn đưa bài diễn từ
của Chúa Giêsu đến “Bánh bởi trời”.
Cũng như người Do Thái đã lãnh nhận bánh manna làm dấu chỉ của Lời và của sự
mặc khải, thì Chúa Giêsu, bánh từ trời xuống, tỏ mình như sự mặc khải chung
cuộc cho loài người. Có nhiều từ được lặp lại trong phần thứ ba (cc. 47-52).
Như được chứng tỏ khi đem so sánh các câu 33 và 51-52:
Bánh Thiên Chúa ban (c. 33) đó là:
Đấng từ trời
xuống và đem lại sự sống cho thế gian.
Tôi là (c. 51)
Bánh từ trời xuống
Bánh Tôi sẽ ban tặng...
Là để cho thế
gian được sống
Trong
bối cảnh lịch sử của Chúa Giêsu thì rõ ràng diễn từ về bánh trường sinh này
không thể trực tiếp chỉ Thánh Thể, không thể nào hiểu được trước khi có bữa ăn
sau cùng, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Như vậy đúng là sự mặc khải, tiêu
biểu bằng con người Chúa Giêsu. Tuy nhiên được viết sau Phục Sinh, với những
lời lẽ ghi lại cụ thể từ việc cử hành Thánh Thể, thì rõ ràng toàn bộ chương 6
là một diễn từ gợi lên cùng một lúc Đức tin và Thánh Thể trở nên nổi bật, trong
khi chính đức tin vào Chúa Giêsu, Đấng mạc khải, chiếm ưu thế cho đến bấy giờ.
Cựu ước sẵn sàng soi sáng lời với lương thực: Như Amôt: “Đây Thiên Chúa phán: Kìa, thời kỳ ấy là khi ta khiến lãnh thổ đói kém,
không vì đói khát nước, nhưng bởi đói nghe lời Thiên Chúa” (Am 8,11). Cách
nói về lương thực cũng gợi nhớ đến sự khôn ngoan trong Cựu ước: “Ai ăn vào càng đói, uống càng khát”, sự
Khôn ngoan tự tán dương (Kn 24,21). Có thể xem thêm Cn 9,5.
Sự
sống mà Chúa Giêsu cho là ân ban ngay lập tức và là lời hứa được sống lại trong
ngày sau hết. Sự cánh chung ngay lập tức và bảo chứng sự sống đời đời được trao
ban nhờ đức tin vào Chúa Giêsu.
Ẩn
ý của biến cố Xuất hành biến hóa trong các từ được dùng để diễn tả sự đối
nghịch của người Do Thái: “họ xầm xì”
(ở đây nên dịch là “càu nhàu” c.41) như tổ tiên họ đã làm trong sa mạc (Xh
16,2.7; 17,3). Họ phản ứng “theo xác thịt”:
làm sao “con ông Giuse” (c.42). Con
Người bằng thịt bằng máu, có thể nhận mình là Con của Chúa Cha?
16.
Chú giải của Noel Quesson.
BÁNH HẰNG SỐNG
Đức
Giêsu đã không nhận vinh quang chính trị Người ta gán cho, sau khi làm phép lạ
hóa bánh ra nhiều.
Vậy
khi dân chúng thấy Đức Giêsu cũng như các môn đệ đều không có mặt ở bờ Biển Hồ
Galilê thì họ lên chuyến đi Ca-phác-na-um tìm Người. Khi gặp thấy Người ở bên
kia Biển Hồ.
Vinh
quang chính trị, lương thực trần thế thuộc bến bờ khác, thuộc lãnh vực nhân
loại. Muốn gặp được Chúa thực sự, phải tìm Chúa "trên bờ bên kia". Do
đó một diễn từ dài về "Bánh hằng sống" sẽ bắt đầu và là nội dung của
chương 6 Tin Mừng theo Thánh Gioan. Chúng ta sẽ đọc trong 4 Chúa nhật kế tiếp.
Diễn
từ này rất khác với những gì ta thường nghe Chúa nói trong 3 Tin Mừng nhất lãm,
như vậy thực sự là của Chúa hay của Gioan? Câu hỏi này đã được đặt ra từ thời
các Giáo phụ tiên khởi trong Giáo Hội. Những nhà chú giải chân chính nhất ngày
nay vẫn tôn trọng truyền thống và tóm lại trong câu trả lời như sau:
"Chúng tôi luôn nghĩ rằng, bản chất của diễn từ nói về Bánh hằng sống chắc
chắn là của Chúa, nhưng tư tưởng của Thầy được truyền lại cho chúng ta qua sự
giải thích của Thánh Sử: Chính Thánh Gioan đã cho rằng phải thêm những điều đó
vào. Đó cũng là điều Giáo Hội thường làm (A. Feuíllet). Những gì Đức Giêsu thực
sự đã nói, được thuật lại cho chúng ta bằng những ngôn từ, những kiểm nói soạn
lại của Thánh sử. Được Chúa Thánh Thần linh hứng để viết Tin Mừng, Thánh Gioan
chuyển tải cách trung thực những giáo huấn của Chúa Giêsu, nhưng không theo
cách thuỷ như băng ghi âm. Nhờ suy ngẫm lâu dài người môn đệ trung thành, đã
thấm nhuần giáo huấn của Thầy và chuyển đạt lại bằng những ngôn từ của chính
mình. Ông vừa là chứng nhân, ta là người được linh hứng.
Đức
Giêsu đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì
các ông đã thấy dấu lạ, nhưng các ông đã được ăn bánh no nê".
Đức
Giêsu nói chuyện với những nông dân miền Galilê đang vất vả để kiếm sống. Họ
biết đói khổ và no đủ là thế nào, khi họ miệt mài làm việc để thùa thu hoạch có
kết quả tốt. Cũng như với người đàn bà xứ Samaria bên bờ giếng, Đức Giêsu dựa
vào một nhu cầu vật chất của thính giả làm khởi điểm, đó là những biểu tượng
thông thường: đói khát bánh nước... Sự chẩn đoán của Đức Giêsu đối với những
người nông dân này vừa đúng lại vừa khắt khe: Những gì họ mong đợi không phải
là những "dấu chỉ của nước trời" mà là những "lợi lộc vật chất"
họ có thể thu nhận được. Sự chẩn đoán này vẫn luôn mang tính thời sự nóng bỏng.
Những nông dân này có lẽ ít "duy vật" hơn chúng ta ngày nay. Nếu
chúng ta đón nhận sự chẩn đoán này của Đức Giêsu để duyệt xét lại chính mình
chúng ta sẽ khám phá ra rằng, phải chăng chúng ta cũng đói tiền bạc, đói quyền
lực, sự kính trọng, an toàn, tiện nghi, và tiêu khiển? Khi Đức Giêsu "giải
gỡ" những vấn đề cho chúng ta, chúng ta sẵn sàng bước theo Người. Nhưng
nếu Người thực hiện những "dấu chỉ gây rtgỡ ngàng" của nước Thiên
Chúa không phù hợp với chúng ta, thì chắc chắn chúng ta cũng dễ dàng bỏ Người?
Các
ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương
thực trường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ
ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác
nhận".
Chúa
Giêsu dùng lương thực để so sánh, giúp chúng ta hiểu những gì Người mang đến
cho nhân loại. Có hai thứ sự sống và hai loại của ăn: của ăn thân xác, cho ta
sự sống dễ ‘hư nát’ và của ăn từ trời, cho ta ‘sự sống đời đời’. Được Thiên
Chúa tạo dựng và được dựng cho Thiên Chúa, nên con người đói khát Thiên Chúa.
Ngoài Thiên Chúa, không gì có thể làm con người hoàn toàn thỏa mãn. Tất cả
những lương thực trần gian không làm con người no thỏa. Đức Giêsu không dạy
chúng ta khinh thường "lương thực hằng ngày" nhưng hãy ao ước
"Bánh ban sự sống vĩnh cửu”. Đức Giêsu không xúi chúng ta biếng nhác trong
công việc cần thiết cho sự sống nhân thế, nhưng Người muốn chúng ta "làm
việc" cùng với sự nhiệt tình như thể để tìm kiếm sự sống không thể hư mất
được. Khác với Bouddha, Đức Giêsu không bảo chúng ta phải diệt dục, nhưng ngược
lại phải thăng hoa nó: Anh em chớ hài lòng với cuộc sống chẳng qua của anh
em... Anh em hãy ước muốn sự sống đời đời. Hãy làm những gì cần thiết để chiếm
được sự sống đó, và hãy sống sự sống vĩnh hằng ngay từ bây giờ.
Họ
liền hỏi Người: "Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những điều Thiên Chúa
muốn?" Đức Giêsu trả lời: "Việc Thiên Chúa muốn các ông làm, là tin
vào Đấng Người đã sai đến”.
Ở
đây bắt đầu một mạc khải lạ lùng. Lương thực cốt yếu mà con người đói khát, đó
chính là Đức Giêsu. Một quyết đáp có vẻ táo bạo và điên rồ, nhưng đã được kiểm
chúng hằng triệu lần từ 2.000 năm qua. "Anh em hãy tin". Đó là công
trình của Thiên Chúa nơi chúng ta. Tin, có đức tin đó là làm việc với Thiên
Chúa, là cộng tác với Thiên Chúa Đấng muốn ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu
của Người’
Họ
lại hỏi: "Vậy chính ông, Ông đã làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để
tin ông? ông sẽ làm chi đây? Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như
có lời chép: Người đã cho họ ăn bánh bởi trời". Đức Giêsu đáp: "Thật,
tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu,
mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực".
Họ
vẫn còn dừng lại tại chân trời quen thuộc của họ, họ vẫn luôn ở bờ bên này, Đức
Giêsu tìm cách gợi lên trong họ những khát vọng cao siêu, khởi đi từ những nhu
cầu vật chất. Nhưng ngày nay, chúng ta đang đói cái gì? Mỗi ngày người ta nói
với chúng ta rằng, con người sẽ có hạnh phúc khi mua một cái máy nào đó để làm
việc nội trợ, ngậm một viên kẹo, dùng một thuốc khử mùi hay dầu gội dầu nào
đó... Còn Đức Giêsu lại nói với chúng ta, những thứ "man-na" đó chỉ
là một thứ thức ăn vật chất rất thô thiển, có thể nói là dành cho loài vật, nếu
so với hạnh phúc mà Chúa muốn ban tặng cho ta. Các bạn có để ý đến một hiện
tượng trong xã hội Tây phương mà chúng ta có thể gọi là hiện tượng "bú
mút": Suốt ngày, trên các đường phố, chúng ta thấy người ta ăn, nhai, ngậm,
nuốt kẹo, đặc biệt là mọc lên rất nhiều hiệu bánh kẹo đủ loại. Những nhà phân
tâm học nhận thấy trong hiện tượng này một sự thoái hóa, trở về tình trạng trẻ
nít: Đứa bé thường tự giải buồn bằng cách mút ngón tay cái của nó. Nhưng đó
không phải là dấu hiệu biểu lộ con người chỉ thích thỏa mãn với những lạc thú
phiếm diện, hời hợt sao?
Dĩ
nhiên, Đức Giêsu đang đứng ở mức lãnh vực khác hẳn. Lạy Chúa, xin cho chúng con
biết đói khát lương thực cốt yếu.
Vì
bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.
Chúng
ta nên suy gẫm về sự lạ lùng mà những chữ này gợi ra cho ta không? Chúng ta đã
được tạo dựng cho Thiên Chúa. Dù muốn, dù không, cơn đói của chúng ta, chính là
đói Thiên Chúa. Tiên tri Isaia đã nói "Tại sao phí tiền vào những của
không làm no bụng". Sau khi đã đi tìm tất cả mọi lạc thú trần gian, Thánh
Angustinô đã thú nhận rằng: "Lạy Chúa, tâm hồn con không nghỉ yên khi nó
chưa được an nghỉ trong Chúa". Vâng, tâm hồn chúng ta rất rộng lớn, đến
nỗi không gì có thể lấp đầy được ngoài một mình Thiên Chúa mà chúng ta được
dựng nên vì Người. Sau mỗi lạc thú dục vọng lại sinh ra dục vọng, đó là dấu
hiệu của sự đòi hỏi vô biên này. “Bánh từ trời xuống" đó là man-na lương
thực huyền siêu như bài đọc một Chúa nhật này đã nhắc cho chúng ta: Cái gì đây?
Man-na? Người ta chờ đợi sự tái xuất hiện lương thực lạ lùng làm no thỏa, vào
thời Đấng Mêsia. Nhưng khi lặp lại cách diễn tả truyền thống xa xưa, Đức Giêsu
đã coi Man-na của thời Môisen chỉ là biểu tượng của "quà tặng từ trên
cao", "lương thực bởi trời". Lời của Thiên Chúa. Theo sách Đệ
nhi luật, mục đích sâu xa của phép lạ thời xuất hành không phải là để nuôi
những người Do Thái về mặt vật chất trong sa mạc, nhưng nhằm giúp họ quen
"tin tưởng" vào Chúa: "Con người không chỉ sống nhờ bánh mà còn
nhờ những gì từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Đnl 8,2-3) Đức Giêsu đã mượn
câu này của sách Đệ nhị luật để nói với Satan: "Bánh vật chất" không
đủ. Sự liên hệ này cho thấy, "Đấng Kitô" của Tin Mừng thứ 4 theo
Thánh Gioan không khác với Đức Giêsu lịch sử đã được mô tả trong 3 Tin Mừng kia
(Mt 4,4; Lc 4,4). Đức Giêsu cũng tuyên bố giáo thuyết của Người, hay hơn nữa,
chính bản thân Người là lương thực: Con người không chỉ sống bằng bánh mà còn
bằng lời Chúa.
Họ
liền nói: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy". Đức
Giêsu bảo họ: "Chính tôi là bánh trường sinh".
Quan
niệm cho rằng lời Chúa, giới răn của Chúa là thức ăn thiêng liêng bổ dưỡng cho
con người, cao quý hơn thức ăn thông thường đã có trong suốt Cựu Ước.
- A-mốt 8,11:
"Sắp tới những ngày, Ta sẽ cho nạn đói đến trong xứ, không phải đói bánh,
không phải khát nước, mà là đói khát nghe Lò Thiên Chúa".
- Giêrêmia
15,16: "Khi nghe lời của Người, tôi đã ăn ngấu nghiến. Lời Chúa là sự vui
sướng hạnh phúc cho lòng tôi”.
- Đức Giêsu
theo Thánh Gioan (4,32-34).
Thầy
phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết, đó là thi hành ý muốn của
Đấng đã sai Thầy.
Ai
đến với Tôi, không hề phải đói; Ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ.
Trong
bài Thánh thư Chúa nhật hôm nay, Thánh Phaolô nói với chúng ta về những người
dân ngoại đã để cho sự hư vô dẫn đắt họ (Ep 4,17-24). Nếu những hiệu bánh ngọt
cũng đủ làm thỏa mãn chúng ta, thì thật là đáng tiếc! Lạy Chúa, xin ban cho
chúng con thứ bánh của Chúa, Này đây, tay con đang giơ lên cao...
17.
Chú giải của Fiches Dominicales.
ĐỨC GIÊSU, BÁNH TRƯỜNG SINH
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI.
1)
Từ lương thực ‘mau hư nát’ đến lương thực ‘trường tồn’
Sau
phép lạ hóa bánh, Đức Giêsu "đã lánh mặt đi lên núi một mình”. "Chiều
đến", các môn đệ Người xuống thuyền đi sang "bên kia Biển Hồ”; còn Đức
Giêsu lát sau đó "đi trên mặt biển" mà đến với các ông. Hôm sau đám
đông cũng xuống thuyền vượt qua: Biển Hồ về hướng Capharnaum để tìm kiếm Người.
Mọi người sắp được Chúa mời gọi sống một cuộc "vượt qua" khác, sâu xa
hơn nhiều: vượt qua từ bánh hóa nhiều đến với Đấng ban bánh ấy, vượt qua từ dấu
chỉ là bánh đến với Đấng chính là bánh trường sinh.
Trước
tiên Chúa cảnh giác đám thính giả của Người về mong muốn lệch lạc của họ. Họ có
sự hiểu lầm về lương thực (xem sự hiểu lầm của phụ nữ Samari về nước uống):
"Các ông đi tìm tôi, Chúa nói với họ, không phải vì các ông đã thấy dấu
lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. X. Léon Dufour nhận xét: Động cơ
thúc đẩy họ vẫn là mùi vi của bánh trần gian: họ đã không nhìn thấy trong ân
huệ bánh dư thừa, dấu chỉ của một lương thực khác phải tìm kiếm, thứ lương thực
trường tồn ban phúc trường sinh mà Con người sẽ ban cho" ("Lecture de
l'evangile de Jean", cuốn 11, Seuil, trang 132). Chính thứ lương thực này
mà con người phải khao khát được ăn; chính vì lương thực ấy mà con người phải
"làm việc" để kiếm tìm.
Ngộ
nhận mới do những từ ngữ "làm", "những việc" gợi lên. Dân
chúng hỏi: "Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa
muốn?" Theo họ nghĩ, đó là những việc bên ngoài mà Chúa đòi hỏi nơi những
kẻ thờ phượng Người, như những nghi lễ và một số những việc khác.
Lập
tức Đức Giêsu bắt họ bỏ qua "những việc" (số nhiều) để nghĩ đến
"Việc Thiên Chúa" (số ít): bởi lẽ "việc Thiên Chúa muốn cho các
ông làm, là tin vào Đấng Ngài đã sai đến”.
2.
Từ “bánh bởi trời” đến chính Đấng là “bánh trường sinh”.
Những
người đàm đạo với Chúa xem ra sẵn lòng tin nhận Người là Đấng Thiên Chúa sai
đến, nhưng dẫu sao cũng có điều kiện: "Ông làm được dấu lạ nào cho chúng
tôi thấy để tin ông”. Dân chúng vừa mới được thấy dấu lạ là bánh hóa nhiều, thế
mà họ còn đòi xem một dấu lạ khác, thì kể cũng là lạ thường. Nhưng ta đừng quên
câu chuyện mới xảy ra gần đây, khi những người miền Galilê này đã coi Đức Giêsu
như Vị Ngôn sứ, đó là: theo truyền thống tiên tri, một dấu lạ được chứng thực
là đúng thì phải được Người thực hiện nó loan báo trước. X. Léon Dufour còn
nhấn mạnh: "Thực ra người ta không đòi hỏi Chúa thực hiện ngay dấu lạ, mà
chỉ cần nói cho biết Người sẽ làm dấu lạ nào" (OC. trang 134).
Giống như phụ
nữ Samari nại đến tổ phụ Giacóp (4,12), những người Do Thái nại đến tổ phụ
Apraham, thì đám đông người miền Galilê nại đến Môsê, người đã bầu cử với Chúa
ban cho có manna: "Tổ tiên chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc”.
Đức
Giêsu đã bài bác lối giải thích của họ, dựa vào lời họ trưng dẫn trong sách
Xuất Hành mà làm bằng cứ:
-
Người
ban manna, "bánh bởi trời" không phải là Môsê, như ý họ muốn nói,
nhưng là Đấng mà Người gọi là "Cha" của Người.
-
Điều
cải chính trên về ai là kẻ ban phát manna không chỉ nói về thời dĩ vãng xa xưa
của cha ông họ khi Xuất Hành, mà còn liên quan tới thời buổi này đối với những
kẻ đang nghe Chúa nói. An huệ manna đó được ban cho chính họ ngay lúc này, ơn
huệ đó là đích thực. Lương thực Chúa Cha ban cho hôm nay làm cho hình ảnh manna
tiên báo và những lời hứa của Luật được ứng nghiệm. X. Leon Dufour viết tiếp:
"Giữa quá khứ và tương lai thì đây là ‘hiện tại của Thiên Chúa’. Từ việc
nhớ lại manna trong sa mạc" (hồi ức) và khao khát "được ăn mãi thứ
bánh ấy" (trông mong) người ta đạt tới thực tại mang tính bản thể" (OC.
trang 137).
-
Sau
cùng “Bánh Thiên Chúa ban, bánh từ trời xuống" không chỉ dành riêng cho
một mình dân Israel thôi. Bánh đem lại sự sống cho thế gian ấy, hết mọi dân tộc
trên trái đất đều có quyền được hưởng.
] "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được
ăn mãi thứ bánh ấy", dân chúng liền nói, giống như phụ nữ Samari đã nói
với Đức Giêsu bên bờ giếng Giacóp: “Thưa Ngài, xin Ngài cho tôi thứ nước ấy (4,
15) .
] Với lời lẽ trang trọng Chúa nói với họ
"chính tôi đây là bánh trường sinh", bánh các ông ao ước ăn đó, là
chính tôi đây. "Đức Giêsu làm ứng nghiệm nơi Người hình ảnh manna mang
tính cánh chung vậy" (X.Léon-dufour, Sđd, trang 136).
Bởi
vậy, điều kiện duy nhất để được ăn bánh đó là “đến" với Người và
“tin" vào Người. Vì tự coi mình là sự Khôn ngoan của Thiên Chúa (Kn 9,1:
bài đọc 1 Chúa nhật 20), là Nguồn sống đáp ứng được sự đói, khát của con người,
Đức Giêsu trân trọng mời gọi anh em Người tới dùng bữa: "Ai đến với Tôi,
không hề phải đói, ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ”.
BÀI ĐỌC THÊM
1)
"Từ bánh được ban tới Người ban bánh, từ dấu lạ tới Đấng mà dấu lạ biểu
thị"
(R. Josse trong
"Célébrer" tạp chí của CNPL, số 240, trang 41).
Câu
hỏi tỏ vẻ quan tâm ghi ở đầu trình thuật này: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao
giờ vậy”, cho thấy đám đông có phần nào bị lạc hướng. Họ đã tìm kiếm Đức Giêsu,
nhưng không phải để hiểu biết Người: dấu lạ đã chỉ khơi dậy nơi lòng họ ước
muốn có bánh ăn, chứ không phải niềm khao khát được ánh sáng soi rọi giúp hiểu
biết về con người Đức Giêsu. Họ chẳng hiểu được ám chỉ về quyền năng của Con
Người. Theo kiều đối thoại, Tin Mừng Gioan lần lượt trình bày cho biết sự ngộ
nhận do họ không hiểu biết.
Họ
ỷ mình đã từng được biết câu chuyện manna ghi trong sách thánh. Đức Giêsu vịn
vào lý lẽ của họ và hướng người nghe chú tâm đến Thiên Chúa: Môsê xưa đã cho
các ngươi ăn bánh bởi trời, nhưng không phải là bánh bởi trời đích thực, mà chỉ
là bánh nếm thôi. Trong Xuất Hành, manna nói lên ân huệ cụ thể thật cần thiết,
là lương thực được cung cấp sáng chiều: người ta hầu như nghĩ tưởng đến trình
thuật về sáng tạo, lực sáng tạo của Chúa hoạt động một cách vô cùng rộng rãi.
Nhưng ân huệ ấy vì là dấu chỉ thôi thúc lòng tin, nên phải nhắc nhở (con người
thụ hưởng) nhở đến Đấng ban phát ơn tuy mắt không thấy, nhưng Ngài vẫn hiện
diện và hoạt động, vẫn lèo lái con đường giải thoát. Bánh Chúa ban, lúc này
đây, là chính Đấng từ trời xuống, Đấng đem lại sự sống cho thế gian.
Cuộc
đối thoại sẽ còn dẫn đến một ngộ nhận mới cũng giống như ngộ nhận của phụ nữ
Samari nơi Ga 4,15: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh
đó!”. Nay Chúa không lấy một cái gì đó mà cho người ta, Chúa cho chính mình
Người. Từ quan tâm đến việc Chúa làm, người ta chuyển quan tâm đến Người là ai,
nghĩa là phải từ bánh được ban tới Người ban bánh, từ dấu lạ tới Đấng mà dấu lạ
ấy biểu thị. Lòng tin vào Đức Kitô đòi phải có một chuyển biến sâu xa tự thâm
căn con người vậy.
2)
"Lương thực đích thực"
(Đức Cha L. Daloz,
trong "Nous avons vu sa gloire", Desclée de Brouwer, trang 81-82).
"Việc
Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến". Lời
khẳng định mạnh mẽ này phơi bày điều thầm kín từ đáy lòng họ. Họ đã biết đôi
chút về Đức Giêsu. Họ đã muốn tôn Người làm vua, sau khi được thấy dấu lạ hóa
bánh. Điều Chúa yêu cầu họ lúc này có tính cách bó buộc. Họ phải tin vào Người,
phải từ bỏ những tính toán riêng tư để đem lòng tin cậy Người. Đó cũng chính là
vấn đề quyết liệt được đặt ra cho tất cả những ai gặp gõ Đức Giêsu, cho cả
chính chúng ta nữa. Ta có nhận là không nhờ Người để rà xem những ý tưởng riêng
tư của ta đúng hay sai, để thực hiện những chương trình của ta, mà trái lại ta
biết nhờ Người giúp đi vào chương trình Người hoạch định, đi theo Người đến nơi
Người muốn đưa ta đến? Những người đàm đạo với Chúa khi ấy lẫn tránh không muốn
sự lựa chọn quyết liệt này. Họ muốn được kiểm chứng, họ cần phải có được một
cuộc “giám định lại”, một dấu lạ khác... Họ không muốn dấn thân: "Ông làm
được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông? Ông sẽ làm gì đây? Tuy họ đã
được thấy dấu lạ về bánh, nhưng họ chưa lấy làm đủ. Nhân danh Sách Thánh họ từ
khước Người: tổ tiên chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc. Cần phải có cái gì hơn
thế mới có thể lay chuyển được họ, những con người được liệt vào bậc thầy về
Kinh Thánh. Đối với người không tin Đức Giêsu, luôn luôn có cách tìm thoái thác.
Thế nhưng Đức Giêsu vẫn tiếp tục cuộc đối thoại. Người đi cho tới cùng mặc khải
Người đã bắt đầu. Người biện bác khởi đi từ chính vấn để họ đặt ra: "Thật,
tôi bảo thật các ông không phải ông mô sê đã cho các ông ăn bánh bởi trỏi đâu.
Ơn manna khi ấy chỉ là một ân huệ tạm thời, chỉ là một loan báo mà giờ đây mới
có ý nghĩa đích thực. Chính việc hóa bánh ra nhiều cũng chỉ là một dấu chỉ.
Chính Đức Giêsu mới là bánh đích thực, từ trời xuống để cho thế gian được sống:
Vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế
gian".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét