THÁNG CẦU CHO CÁC LINH HỒN ĐGH. DÂNG LỄ VÀ VIẾNG NƠI AN NGHỈ CÁC THỪA SAI
THÁNG CẦU CHO CÁC LINH HỒN
|
ĐC. GIOAN VŨ TẤT VÀ CAC LM. VIẾNG NƠI AN NGHỈ CÁC THỪA SAI PARI TẠI NHÀ NGUYỆN NHÀ TRÀNG HÀ THẠCH
|
NƠI AN NGHỈ CÁC THỪA SAI PARI TẠI HÀ THẠCH CÂY HOA ĐẠI 200 NĂM TUỎI |
NHÀ NGUYỆN NHÀ TRÀNG HÀ THẠCH |
LM GP. HƯNG HÓA TĨNH TÂM NĂM |
GIÁO HỌ BẢO HÀ |
GIÁO HỌ TÂN AN |
CHÚA NHẬT
32 THƯỜNG NIÊN - A
Lời Chúa:
Kn. 6, 12-16; 1Tx. 4, 13-18; Mt. 25, 1-13
MỤC LỤC
1.
"Ta không biết các ngươi"
2. Kẻ
khờ dại đánh mất Nước Trời!
3. Chúa
sẽ đến
4. Sẵn
sàng
5. Tỉnh
thức
6. Sẵn
sàng
7. Vừa
mang đèn, vừa mang dầu
8. Mười
người trinh nữ
9. Cảnh
giác và sẵn sàng đón Chúa
10.
Sống ngày cuối đời
11.
Trinh nữ khôn ngoan – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
1.
"Ta không biết các ngươi"
Bữa
tiệc cưới kỳ lạ khởi đầu tốt đẹp: có đến mười cô phù dâu! Chúng ta nghĩ đến
những chiếc áo dài đẹp và những nụ cười, chú rể hơi vụng về, cô dâu xinh xắn.
Có điều
này phá tan sự thơ mộng: năm trong số mười cô này bị coi là "khờ
dại". Người ta chú ý đến họ và vạch ra sự thiếu lương tri của họ. Đặt ra
những câu hỏi về năm cô "khôn ngoan" từ chối chia sẻ dầu trong đèn
của họ là điều vô ích vì đây không phải là vấn đề. Một dự ngôn vạch ra đường
lối của mình mà không quan tâm tới những yếu tố không phù hợp.
Cho nên
chúng ta hãy thử đi thẳng vào bài học về dầu bị thiếu. Sự thiếu sót nào có nguy
cơ làm cho chúng ta trở thành nhữngkẻ khờ dại? Người khờ dại trong dụ ngôn
chính là người Kitô hữu đã lên đường nhưng không chuẩn bị. Người đó tức khắc
rơi vào trong một cuộc sống tầm thường, ít có tính cách Tin Mừng. Năm cô khờ
dại biểu thị cho những kẻ ít can đảm, những kẻ bị tước vũ khí do sự chờ đợi và
thời gian. Họ có nguy cơ bị giật mình khi nghe la lên: "Đây là chàng rể,
đây là sự gặp gỡ Chúa!"
Tuy
nhiên chúng ta nghĩ đến sự gặp gỡ cuối cùng. Chúng ta biết rằng để thành công
thì phải gặp được Chúa Giêsu ở dưới thế gian này, trong Kinh nguyện, Thánh thể,
Tin Mừng, bí tích người anh em (Mt 25,40). Nhưng tất cả những điều này phải trả
giá và chúng ta làm chậm kỳ hạn: "Ngày mai, tôi sẽ bắt đầu". Chúng ta
làm như thể mình là chủ thời gian vậy!
Thậm
chí khi đang tĩnh tâm, dưới cú sốc của một biến cố hoặc một chứng cứ gây xáo
trộn, chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, thì chúng ta cũng không nghe được lời
van xin lo lắng của Ngài, bởi vì Ngài biết rõ chúng ta: "Các con hãy luôn
luôn tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào giờ nào".
Do đó
phải nghĩ đến giờ phút này mà thôi hay sao? Không, sẵn sàng để nghe tiếng gọi
này, chính là sống hết mình điều mà chúng ta đang sống. "Linh đạo hiện
tại", có nghĩa là sử dụng tốt cuộc sống hằng ngày, trở nên những ứng viên
tốt nhất để gặp gỡ Chúa. Ý nghĩa có tính cách Tin Mừng của thời gian là: hôm
nay phải chuẩn bị dầu cho ngày mai, đồng thời phải luôn luôn can đảm để sống
Tin Mừng vào bất cứ lúc nào trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu không, sẽ
phải đi đến cùng những bữa tiệc cưới buồn này, sẽ phải đứng ngoài cửa phòng
tiệc và nghe những lời nặng nề hơn nữa, xoá tan mọi niềm hy vọng: "Ta
không biết các ngươi". Vào ngày tận thế Chúa Giêsu sẽ chỉ công nhận
"những người của Ngài", tức những kẻ đã cố gắng làm ánh sáng Tin Mừng
không biết mệt mỏi bằng cách không ngừng dự trữ dầu.
Nếu câu
nói dễ sợ "Ta không biết các ngươi" đập vào chúng ta như Chúa Giêsu
muốn, chúng ta hãy suy niệm về hai cách xử sự: những cô khôn ngoan, những cô
khờ dại. Còn chúng ta, cái đèn chúng ta ở đâu?
2. Kẻ
khờ dại đánh mất Nước Trời!
(Suy
niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Có một
nhà phú hộ, đầy quyền thế danh vọng ở đời bỗng nhiên đột quỵ và qua đời. Gia
nhân ai nấy đều xúc động, bỡ ngỡ. Người ta bàn tán xôn xao về cái chết đột tử
của nhà phú hộ. Trong đó có một lời bàn gây nhiều tranh cãi từ một người quản
gia của nhà phú hộ. Người quản gia nói rằng:
- Theo
các anh thì ông chủ chúng ta sẽ đi về đâu?
Các gia
nhân đáp:
- Ông
ấy lên trời chứ đi đâu nữa.
Người
quản gia nói:
- Không
đâu. Tôi chắc chắn ông ta không lên trời.
Tất cả
đều ngạc nhiên hỏi:
- Làm
sao quản gia biết là ông chủ không lên trời?
Người
quản gia nói:
-
Thường thì đi đâu xa, chủ của chúng ta thường nói về nước sẽ đi đến và chuẩn bị
rất là cẩn thận. Nước trời là cõi xa xôi, nhưng tôi không bao giờ thấy ông chủ
của mình nói gì về nước đó, cũng không thấy ông ta chuẩn bị gì cả. Làm thế nào
mà ông ta vào Nước Trời được!
Vâng,
thái độ thiếu khôn ngoan của nhà phú hộ trên cũng có thể là thái độ của chính
chúng ta! Chúng ta đã thiếu chuẩn bị cho một cuộc ra đi ắt phải có của kiếp người
là rời bỏ chốn dương gian lắm tội tình. Ai trong chúng ta cũng tin rằng bên kia
sự chết đó là cõi thiên thai, là thiên đàng cực lạc, là Nước Trời vĩnh cửu. Ðó
là nơi mà ai cũng ước mong sẽ được cư ngụ vĩnh viễn sau cuộc đời đầy khổ ải
trần gian. Thế nhưng, nhiều người lại thiếu chuẩn bị một cách cẩn thận, kỹ
lưỡng. Họ không bao giờ chuẩn bị một hành trang cần thiết nào cho cuộc sống đời
sau. Họ sống như không bao giờ chết. Họ tiêu pha đời mình trong những đam mê
trần tục. Họ ngụp lặn đời mình trong biển đời hư danh và truỵ lạc. Họ quên rằng
trời cao mới là quê hương đích thực. Trần gian là tạm bợ. Thiên đàng mới là
vĩnh cửu.
Lời
Chúa hôm nay nhắc nhở về thái độ thiếu chuẩn bị cho cõi đời sau qua dụ ngôn 10
trinh nữ phụ dâu. Trong đó có 5 cô khờ dại. Họ được mời làm phụ dâu, đáng lẽ họ
phải chuẩn bị thật kỹ càng để giúp cho tiệc cưới được chu đáo và long trọng.
Thế nhưng, họ lại lười biếng và thiếu trách nhiệm. Họ lười biếng nên lăn quay
ra ngủ. Họ thiếu trách nhiệm nên chẳng chuẩn bị chi cả. Dầu tượng trưng cho sức
sống tươi trẻ, đầy năng động, tràn đầy nhựa sống nhưng đã cạn kiệt, không còn
đủ sức tỏa sáng chung quanh. Nên khi cơ sự tới. Họ muốn thắp lên một ngọn đèn
cũng không đủ khả năng. Họ cầu cứu người khác, nhưng thời gian đã không còn. Cơ
hội để cùng tân lang vào dự tiệc đã vuột khỏi tầm tay của họ. Cánh cửa cuộc đời
đã khép. Số phận của họ đã được định đoạt. Họ bị loại trừ trong thất vọng và
khổ đau.
Có biết
bao lần vì lười biếng mà ta đã đánh mất những cơ hội tốt đẹp trong cuộc đời. Có
biết bao lần vì thiếu trách nhiệm mà ta đã hành xử một cách cẩu thả, cho qua
lần chiếu lượt với những công việc được giao. Cơ hội vào Nước Trời sẽ không có
trong tầm tay của những kẻ lười biếng và thiếu trách nhiệm với cuộc sống của
mình. Vì con đường vào Nước trời là con đường hẹp đầy chông gai, sỏi đá. Con
đường của hy sinh, của phấn đấu không ngừng vươn lên mỗi ngày, mới mong đạt tới
vinh quang Nước Trời. Vì phương thế vào Nước trời là lối sống thực thi triệt để
giới răn mến Chúa - yêu người, nên kẻ muốn vào Nước Trời phải chu toàn bổn phận
đối với Chúa và tha nhân với đầy đủ ý thức và trách nhiệm. Lười biếng và thiếu
trách nhiệm thường đi đôi với nhau. Kẻ lười biếng và thiếu trách nhiệm không
những bị cha mẹ, anh em bè bạn loại trừ mà cả cánh cửa sự sống đời sau cũng
khép lại và từ chối đón nhận họ.
- Có
những kẻ lười biếng và thiếu trách nhiệm với vợ con nên tối ngày rượu chè, cờ
bạc... gây khổ đau cho vợ con
- Có
những người vợ biếng nhác việc nhà "đi vác tù và hàng tổng", họ tham
gia rất nhiều hội đoàn nhưng lại thiếu trách nhiệm với tổ ấm của mình.
- Có
những người con lười biếng chỉ biết ăn chơi, đua đòi nhưng lại thiếu trách
nhiệm với chính bản thân của mình nên sa đà tội lỗi.
Họ là
đại diện cho các cô phụ dâu thiếu chuẩn bị dầu nến bước vào đời sau. Vì ngày tân
lang tới hay có thể nói là ngày chết của mỗi người chúng ta hoàn toàn bất ngờ.
Chúng ta không ai biết trước được ngày ra đi. Không ai biết được cách thức ra
đi. Do đó, sự khôn ngoan luôn đòi hỏi chúng ta phải tỉnh thức trong mọi sự.
Phải chu toàn bổn phận của mình một cách chu đáo. Phải có trách nhiệm với cuộc
sống để khi ra đi chúng ta luôn mang tâm trạng bình an. Chúng ta sẽ không hối
tiếc vì để lịm tắt ngọn lửa yêu thương trong cuộc đời chúng ta.
Ước gì
mỗi người chúng ta đừng vì lười biếng mà ru ngủ đời mình trong những đam mê yếu
đuối, và lầm lạc. Ước gì bình dầu yêu thương trong tâm hồn chúng ta luôn đầy
tràn chan chứa hầu có thể thắp sáng tình yêu Chúa trên muôn vạn nẻo đường chúng
ta đi, và làm nóng lại tình yêu của Chúa giữa nhân gian tội tình hôm nay. Xin
cho chúng ta luôn đủ khôn ngoan để chuẩn bị dầu đèn luôn cháy sáng là những
hành vi bác ái đầy yêu thương thấm đượm tình Chúa, tình người. Amen.
3. Chúa
sẽ đến
Đối với
mười cô trinh nữ, thì việc chàng rể sẽ đến là một xác tín mãnh liệt và hiển
nhiên. Họ đã chuẩn bị đèn đuốc, đã đi nghênh đón và đợi chờ chàng rể tại một
nơi đã được ấn định. Họ tin chắc chắn rằng chàng sẽ tới. Tin chắc đến độ không
còn lo âu và băn khoăn trước sự chậm trễ của chàng. Họ đã thiếp đi và ngủ cả.
Đó là dấu chỉ cho thấy tâm hồn họ thật bình thản. Còn đối với chúng ta thì sao?
Chúng
ta cũng tin chắc chắn rằng Chúa sẽ đến. Tuy nhiên, đôi lần việc chờ đợi đã làm
cho niềm tin ấy bị lu mời và phai nhạt. Ngài sẽ đến, nhưng xem ra mọi sự lại
diễn ra một cách quá bình thường. Ngài sẽ đến, nhưng lại chẳng có dấu chỉ gì
báo trước. Ngài sẽ đến, nhưng sao lại vẫn thinh lặng., một sự thinh lặng dễ sợ.
Sự hao mòn của thời gian dễ dàng tàn phá lòng kiên nhẫn của chúng ta.
Những
câu hỏi bắt đầu được đặt ra, rồi những nghi vấn được chen vào làm cho niềm xác
tín bị lung lay. Thêm vào đó, những kiến thức hời hợt và nông cạn sẽ làm phut
tắt ngọn đèn nội tâm của chúng ta và đặt trong chúng ta một tình trạng dửng
dưng nào đó, bởi vì các biến cố đã được tiên báo xem ra thật đáng nghi ngờ. Bấy
giờ, nếu thình lình xảy ra những tai ương hoạn nạn, thì sự chờ đợi có thể chìm
sâu vào thất vọng và bị coi là hoàn toàn vô ích.
Chúa sẽ
đến, đó là một điều chắc chắn và là một xác tín phải được củng cố trong suốt
cuộc đời chúng ta. Đó không phải là một giả thuyết, nhưng là một thực tại hiển
nhiên của tương lai. Và vì liên hệ tới tương lại, nên đó cũng chính là một viễn
tượng duy nhất chắc chắn như cái chết phần xác của chúng ta. Ước gì niềm xác
tín này làm cho cõi lòng chúng ta được tràn ngập an bình và tâm hồn chúng ta
được hoàn toàn thanh thản.
Chúa sẽ
đến và Ngài sẽ đến một cách bất ngờ. Đó là khía cạnh thứ hai trong câu chuyện
mười cô trinh nữ. Vào nửa đêm, có tiếng hô to:
- Kìa
chàng rể đến.
Như
thế, việc chuyển sang một ngày mới cũng là việc chuyển đổi từ tình trạng này
đến tình trạng kia. Bất ngờ và cưỡng chế, đó là đặc tính của việc Chúa đến
trong Lời mà chúng ta đang nghe lúc này đây của thánh lễ. Đấy là như một dấu
báo hiệu: Trước đó, nó đã cho thấy thật là phi lý nếu chúng ta tưởng rằng mình
sẽ có đủ thời giờ để canh chừng. Không báo trước như một tiếng sét giữa bầu
trời quang đãng, như một tiếng kèn bất chợt vang lên, hay như một con đường đi
Đamas khiến cho Phaolô bị quật ngã, xem ra rất bình thường nhưng lại có tính
cách quyết định cho số phận đời đời.
Cuộc
viếng thăm trọng đại này sẽ áp đặt và mang đi tất cả, nhưng đồng thời cũng ban
sự sống cho những gì phù hợp với nó và cho những ai đợi chờ nó.
Tuy
nhiên, hăng hái trông mong và hăm hở đi đón mừng Chúa đến với một đức tin kiên
vững mà thôi chưa đủ, chúng ta còn phải tích cực chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ định
mệnh này, bằng cách tích lũy cho mình thật nhiều những việc lành phúc đức, thật
nhiều những hành động bác ái yêu thương, thật nhiều những thái độ xả thân phục
vụ những người hèn mọn chung quanh chúng ta. Chỉ một đời sống hoàn toàn dấn
thân cho Chúa và cho anh em mới có thể rạng gnời như đèn sáng trong đêm tối
trần gian và cho phép chúng ta được yên giấc ngàn thu vì biết rằng Chúa sẽ mở
cho chúng ta cánh của phòng tiệc của Ngài.
4. Sẵn
sàng
Theo tục
lệ tại các nước Trung Đông, thì trong dịp đám cưới, nhà gái thường tổ chức
những cuộc vui chơi suốt ngày. Thỉnh thoảng người ta lại loan báo cho biết:
- Chàng
rể sắp đến.
Trong
thực tế, nửa đêm vào lúc bất ngờ nhất, chàng rể mới xuất hiện. Chàng đến với
đèn đuốc sáng trưng để đón cô dâu. Đáp lại, cô dâu cùng các cô phù dâu, cũng
phải mang đèn đuốc sáng trưng để bắt đầu cuộc rước về nhà chồng.
Đoạn
Tin mừng hôm nay cũng cho hay là chàng rể đến chậm. Sự chậm trễ này cũng là
điều bình thường và phần lớn xảy ra là do nhà trai chưa đạt được thỏa thuận về
các sính lễ phải đem sang nhà gái trước khi rước dâu.
Tục lệ
này tương đương với việc "thách cưới" ở Việt Nam mà dân gian
đã có những lời diễu cợt như sau:
- Em là con gái nhà giàu,
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao.
Cưới em trăm tấm lụa đào,
Một trăm hòn ngọc, hai mươi tám ông sao trên trời.
Ở Trung Đông, tục lệ này còn nặng nề hơn nữa, đến nỗi
cuộc rước dâu có thể bị đình hoãn tới đêm hôm sau do cuộc thương lượng và thỏa
thuận kéo dài lê thê...
Vì thế không lạ gì khi thấy các cô phù dâu thiếp đi rồi
ngủ cả. Các cô tuy không buộc phải tỉnh thức, nhưng buộc phải sẵn sàng để đón
chàng rể với đèn cháy sáng cầm trên tay.
Câu chuyện trên được áp dụng vào hai lãnh vực. Lãnh vực
nhân loại và lãnh vực cá nhân.
Trước hết là lãnh vực nhân loại. Như chúng ta đã biết
chàng rể trong câu chuyện là hình ảnh tượng trưng cho Đức Kitô. Ngài sẽ đến
viếng thăm nhân loại vào ngày cuối cùng của vũ trụ vật chất, để phán xét chung
hết thảy mọi người.
Tuy nhiên quan trọng hơn đó là lãnh vực cá nhân. Ngài sẽ
đến viếng thăm mỗi người chúng ta vào ngày sau hết của cuộc đời để phát xét
riêng mỗi cá nhân và ấn định số phận đời đời của chúng ta.
Điều Ngài đòi hỏi nơi chúng ta không phải chỉ là tỉnh
thức để biết được ngày giờ nào Ngài sẽ viếng thăm, nhưng cần thiết hơn, đó là
thái độ sẵn sàng, để khi Ngài đến, chúng ta không bị bẽ bàng, hut hẫng và đắng
cay vì sẽ bị loại trừ.
Vào năm 79 sau công nguyên, thành phố Pompei với trên
20.000 dân bất ưng bị một ngọn núi lửa vùi lấp dưới lớp tro bụi dày hơn 5
thước.
Các nhà khảo cổ đã đào bới và tìm thấy những bộ xương
người mà thịt rữa được thay thế bằng những lớp tro chai cứng. Hay họ dùng thạch
cao để đắp lại thành hình người theo dựa theo những bộ xương trong tư thế y hệt
lúc xảy ra tai nạn núi lửa. Những khuôn đức ấy cho thấy hành vi cuối cùng của
một số người trong thành.
Trước hết là một người mẹ trẻ đang ôm chặt đứa con trong
vòng tay của mình. Tiếp đến là một người lính gác trong bộ áo giáp với vũ khí
trong tay, vẫn đứng thẳng tại vị trí của mình, còn người khác thì tay cầm gươm,
chân đạp trên đống vàng, bên cạnh là năm xác chết, có lẽ đó là những người đến
để cướp bóc hay hôi của.
Nếu như hôm nay Chúa đến viếng thăm, liệu chúng ta có ở
trong tư thế sẵn sàng với đôi tay chất đầy công nghiệp và một tâm hồn trong
trắng, như năm cô trinh nữ khôn ngoan cầm đèn sáng đi đón chàng rể hay không?
5. Tỉnh thức
Chúa Giêsu hay nói về đám cưới, vì đám cưới của người Do
Thái sống ở Palestine thời Chúa Giêsu là một cơ hội lễ lạc linh đình. Theo
William Barclay, toàn thể dân làng được mời tham dự vào đoàn rước chú rể và cô
dâu về nhà mới, họ đứng hai bên đường ca hát và chúc mừng những lời tốt đẹp
nhất. Đôi tân hôn không đi xa để hưởng tuần trăng mật, nhưng ở tại nhà, suốt cả
tuần lễ tiệc tùng, và được đối đãi quý trọng như hoàng tử và công chúa. Đây là
tuần lễ quan trọng đáng ghi nhớ nhất trong đời của một người. Do đó, theo luật
lệ của các thầy Rabbi, ngày lễ cưới là ngày hoan lạc vui tươi, tất cả khách đến
tham dự được miễn trừ không phải giữ luật ăn chay.
Thánh lễ cưới theo nghi thức tây phương, cô dâu đóng vai
trò quan trọng với nghi thức rước dâu. Khi cô dâu xuất hiện, mọi người đều đứng
lên tập trung vào cô dâu đẹp đẽ trong y phục áo cưới tiến lên bàn thờ với đoàn
rước và tiếng nhạc hoan ca. Còn chú rể chỉ đứng chờ đợi sẵn trên bàn thờ đón
tiếp cô dâu.
Trái lại, trong nghi thức đám cưới Do Thái, chú rể là
người quan trọng. Mọi người phải chờ đợi và đón chú rể. Trước hết, nếu lễ cưới
vào ban đêm, chú rể phải đi tới nhà cô dâu để thương lượng với người cha hay
anh em của cô dâu về tiền bạc, quà cáp, của hồi môn... vào lúc mặt trời lặn.
Thời đó chưa có đồng hồ, nên không thể định rõ giờ giấc để đón rước chàng rể từ
nhà cô dâu về nhà chú rể được. Hơn nữa, theo phong tục, chú rể thường cố ý trì
hoãn và kéo dài cuộc thương lượng để cô dâu và những nàng phù dâu phải chờ đợi
trong hồi hộp và ngạc nhiên. Vì suốt ngày tiệc tùng, dạ vũ, nên chờ đợi đến
khuya thường mệt mỏi và buồn ngủ. Mười cô trinh nữ được mời tham dự có bổn phận
phải chuẩn bị sẵn sàng đèn đuốc để thắp sáng đường đi rước chú rể, cô dâu và
khách đến tiệc cưới. Đây là một vinh dự rất đặc biệt cho các cô trinh nữ được
mời.
Tuy nhiên, theo bài Phúc âm diễn tả, năm cô khờ dại chưa
chuẩn bị sẵn sàng, không mang theo đủ dầu cần thiết, khi chú rể đến thì họ lại hết
dầu. Điểm rất quan trọng cần lưu ý ở đây là thời xưa không ai được phép ra
đường vào ban đêm mà không có đèn, nhất là trinh nữ. Vì bóng đêm với đầy dẫy sự
nguy hiểm của gian tà tội lỗi! Thánh Augustinô đã chú giải như sau: "Năm
cô trinh nữ khờ dại trong bài Phúc âm hôm nay thực sự là ngu xuẩn. Họ khờ dại
vì đã chểnh mảng giữ giới răn dễ dàng hơn, đó là mến Chúa và yêu người, để liều
lĩnh giữ giới răn về sự thanh khiết". Họ phải yêu thương tha nhân bằng
việc thắp đèn dầu của mình soi sáng đường đi cho mọi người đến đón chú rể. Họ
ngu xuẩn vì họ đã bỏ qua giới răn quan trọng và dễ thi hành này, "mến Chúa
và yêu người", để giữ một giới răn khó khăn là sự trong sạch. Theo William
Barclay, tiệc cưới là những ngày hội vui tươi và linh đình, kéo dài cả tuần lễ.
Ăn uống, vui chơi, đàn ca và khiêu vũ không chỉ dành riêng cho đôi tân hôn,
nhưng cả bạn bè và những người thân đều được mời tham dự. Do đó, những cô trinh
nữ khờ dại đã bị loại ra, uổng mất cơ hội hoan lạc đáng kể này! Những nhân viên
sĩ quan và thủy thủ đoàn cấp cứu của con tàu Titanic rất giống với những cô
trinh nữ khờ dại trong dụ ngôn của Chúa Giêsu. Họ đã không chuẩn bị đầy đủ cho
điều có thể xảy ra vì họ tin rằng con tàu của mình không thể chìm nổi, nhưng
trong một số trường hợp họ cũng không biết điều khiển máy móc làm cho những
chiếc thuyền cấp cứu hạ thấp xuống nước nữa. Do đó, khi tai nạn xảy đến, tất cả
chỉ là một đám đông hỗn độn: thủy thủ đoàn không được huấn luyện không biết
phải làm gì. Và khi họ phát ra những chiếc phao cấp cứu, họ mới khám phá thấy
rằng tất cả những dụng cụ cấp cứu và phao nổi đã quá ít so với số hành khách và
thủy thủ đoàn.
Đừng bắt chước năm cô trinh nữ khờ dại. Họ nghĩ rằng có
thể mượn được dầu từ người khác. Chúng ta cũng không thể nào vay mượn được đời
sống tinh thần của người khác. Phải tự phát triển đời sống đạo đức của riêng
mình. Không ai có thể sống dùm cho chúng ta. William Barclay ví von rằng, chúng
ta không thể nào vay mượn được tính tình và nhân đức giống như vay tiền từ thẻ
tín dụng! Năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại là những biểu
tượng của những cách sống của con người. Xin Chúa Thánh Linh ban cho chúng ta
ơn khôn ngoan để biết sống sẵn sàng vâng theo đường lối của Thiên Chúa.
6. Sẵn sàng
Bài Tin Mừng là một dụ ngôn của Chúa Giêsu, Chúa đã dùng
một hình ảnh quen thuộc về cưới xin của quê hương Ngài để dạy chúng ta một bài
học, là phải luôn luôn sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa đến. Trong một đám cưới, nhân
vật chính là cô dâu và chú rể. Nhưng trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu lại đặt
trọng tâm về phía các cô phù dâu, bởi vì chàng rể ở đây là Chúa Giêsu, mười
trinh nữ phù dâu là toàn thể nhân loại.
Dụ ngôn này trước hết nói đến tất cả mọi người phải sẵn
sàng chờ đợi ngày tận thế, ngày Chúa tái giáng để phán xét toàn thể nhân loại,
ngày nào Chúa trở lại thì không ai biết được, chỉ cần nhớ rằng ngày đó rất bất
ngờ. Đàng khác, dụ ngôn này cũng muốn nhắc tới ngày chết của mỗi người, ngày ấy
cũng rất bất ngờ, không ai biết trước được. Đời con người đã ngắn ngủi, lại có
thể chết bất cứ lúc nào, cho nên đòi hỏi mỗi người phải cẩn thận và sẵn sàng.
Việc chờ đợi sẵn sàng có tính cách bản thân cá nhân mỗi
người, không ai làm thay ai được. Sự sẵn sàng này phải có luôn, kéo dài mãi chứ
không phải chỉ trong một thời gian nào thôi, vì Chúa đến bất ưng, Chúa có thể gọi
chúng ta ra khỏi đời này bất cứ lúc nào. Cho nên, như mười trinh nữ, sửa soạn
có đèn mà thôi, đèn cháy mà thôi cũng chưa đủ, còn phải dự trữ dầu. Cũng vậy,
có đạo, có đức tin mà thôi chưa đủ mà còn phải có sự nghiệp đức tin và công
phúc nữa.
Dụ ngôn cho chúng ta thấy, trong mười cô phù dâu, có năm
cô khôn ngoan và năm cô khờ dại. Đó là hình ảnh tượng trưng cho hai nhóm tín
hữu khác nhau: một nhóm những người khôn ngoan và một nhóm những người khờ dại.
Khôn ngoan hay khờ dại là căn cứ vào cách sống của họ có biết sẵn sàng hay
không? Có sự nghiệp đức tin và công phúc hay không? Năm cô phù dâu khờ dại
không chuẩn bị đủ dầu, đến giờ chót đi vay mượn và bị từ chối, có nghĩa là ơn
cứu rỗi của mỗi người là tự mình sắm sửa lấy cho mình. Mỗi người phải có sự nghiệp
đức tin riêng. Sự cứu rỗi là của riêng mỗi người, không vay mượn được. Chúng ta
không thể nhường lại cho ai khác và cũng không ai có thể nhường lại cho chúng
ta được. Đàng khác, chúng ta cũng đừng cho rằng: chỉ cần sắm sửa một ít dầu vào
phút chót là được. Trái lại, phải sắm sửa cả đời và suốt đời. Sự nghiệp đức tin
phải sắm sửa hằng ngày cho đến chết, vì không ai biết mình chết khi nào, đừng
bao giờ nghĩ rằng mình còn lâu mới chết, vì sự chết không kiêng nể ai và cũng
chẳng báo trước cho ai cả.
Vì thế, bổn phận của chúng ta là phải luôn sẵn sàng, lúc
nào cũng chuẩn bị trước cho mình một sự nghiệp nước trời theo gương nhân vật
trong câu chuyện sau: Bá tước Henri đơ Bavie, người sau này trở thành hoàng đế
nước Đức, và Giáo Hội đã phong thánh cho ngài. Ngài thường cầu nguyện bên mộ
thánh Uôngang. Một hôm thánh Uôngang hiện ra với ngài và chỉ cho ngài một dòng
chữ viết trên mộ: "Sau sáu..." chỉ có hai chữ đó thôi, rồi thánh nhân
biến đi. Henry suy nghĩ mãi, không hiểu "sau sáu..." nghĩa là gì?
Ngài nghĩ rằng có lẽ Chúa muốn cho ngài biết sau sáu ngày nữa mình sẽ chết
chăng? Ngài liền dọn mình chết cách nghiêm túc. Nhưng sau sáu ngày vẫn không có
sự gì xảy ra. Ngài cho rằng: sau sáu tuần chăng? Ngài lại dọn mình chết trong
sáu tuần. Sáu tuần lại qua đi vô sự. Ngài lại nghĩ sau sáu tháng chăng? Sáu
tháng lại qua đi. Ngài lại nghĩ sau sáu năm chăng? Ngài kiên trì sống tốt lành,
làm thật nhiều việc đạo đức. Sau sáu năm ngài được chọn làm hoàng đế. Dầu vậy,
ngài vẫn không thay đổi cách sống, luôn chuẩn bị sẵn sàng chết. Vì thế, ngài đã
trở thành một hoàng đế gương mẫu và hơn nữa là một vị thánh.
Chúa Giêsu ân cần nhắn nhủ chúng ta: hãy khôn ngoan như
năm cô trinh nữ đem đèn và trữ cả dầu. Chúng ta phải có đèn, đèn muốn hữu dụng
phải có dầu, dầu đốt mãi cũng phải hết, do đó, chúng ta phải trữ dầu, trữ càng
nhiều càng tốt. Dầu đây là đời sống thiện hảo của mình, loại dầu này nếu có trữ
lượng phong phú, việc phòng ngừa và cẩn thận của chúng ta mới thành hiện thực.
Dụ ngôn mười cô trinh nữ, chúng ta thấy cả khôn và cả dại đều ngủ, đâu phải chỉ
có những cô dại mới ngủ, nhưng cái làm cho mười cô trở thành khôn dại khác nhau
ở chỗ biết chuẩn bị sẵn sàng. Năm khô khôn đã ngủ nhưng ngủ trong sự sẵn sàng,
còn năm cô dại đã ngủ trong một thái độ chểnh mảng, việc đâu hay đó, nhưng đến
khi "hay" được thì đã quá muộn.
Chúng ta hãy nhớ: một ngày nào đó cuộc đời chúng ta sẽ
chấm dứt, chúng ta không biết ngày đó là ngày nào, nên chúng ta phải luôn tỉnh
thức và sẵn sàng, chúng ta phải lo tính cho linh hồn mình, phải luôn sẵn sàng
tối đa bằng cách luôn sống tốt lành. Bởi vì chỉ có những ai biết sống như thế
mới bảo đảm được hạnh phúc đời đời.
7. Vừa mang đèn, vừa mang dầu
Suy Niệm
Chẳng ai nghĩ đi ăn sinh nhật là để chết. Chẳng ai nghĩ
mình sẽ chết vào ngày sinh nhật của mình. Vụ cháy ở nhà hàng Hoàng Hôn đường
Điện Biên Phủ, nhắc cho ta về sự bất ngờ của cái chết. Cái chết đến khi mọi
người đang say ngủ, lúc 3 giờ sáng ngày 17-10, sau bữa tiệc sinh nhật. Chín
người chết vì không thể ra khỏi căn nhà bốc cháy.
Đoạn Tin Mừng hôm nay nhắc ta rằng Chúa đến bất ngờ, như
chú rể đến lúc nửa đêm. Chúng ta phải sẵn sàng như năm cô phù dâu khôn ngoan,
hân hoan ra đón chú rể, tay cầm đèn thắp sáng.
Thật ra năm cô dại chẳng phải là hạng vô tích sự. Chắc họ
đã lo trang điểm cho mình. Khi biết mình hết dầu, họ đã lo vay mượn. Và khi bị
từ chối, họ đã đi mua dầu giữa đêm khuya. Lúc có đèn sáng, họ đã gõ cửa xin vào
dự tiệc cưới. Nhưng muộn quá!
"Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô!"
Chẳng nên đổ lỗi cho chú rể đến chậm, khiến đèn của mình
hết dầu. Chẳng nên trách móc các cô khôn ngoan, vì họ cần có đủ dầu để thắp
sáng cho tiệc cưới giữa đêm khuya. Chỉ nên nhận mình đã chểnh mảng, không mang
dầu dự trữ.
Có đèn. Không đủ! Đèn cần phải sáng, sáng lúc Chúa đến
bất ngờ. Như thế cũng có nghĩa là phải luôn luôn sáng.
Mang danh là Kitô hữu. Không đủ! Tham gia vào một số sinh
hoạt tôn giáo. Không đủ! Cần phải sống hết mình những đòi hỏi của Chúa. Đòi hỏi
lớn nhất là yêu thương.
Trong Hội Thánh, vẫn có những cô khôn và cô dại, có những
người đèn đã hết dầu từ lâu...
Cần chăm chút cho ngọn đèn đời mình.
Cần nuôi dưỡng nó bằng thứ dầu của tình yêu bao dung, của
niềm hy vọng vững vàng, của niềm tin sắt đá.
Cần châm thêm dầu mỗi ngày...
Hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.
Tỉnh thức không phải là không ngủ... Cả mười cô trinh nữ
phù dâu đều đã thiếp ngủ.
Tỉnh thức không phải là suốt ngày đọc Lời Chúa, nhưng là
để Lời Chúa chi phối mình suốt ngày.
Chẳng ai biết lúc nào tận thế. Chẳng ai biết giờ chết của
mình. Chẳng ai biết hôm nay Chúa hẹn mình ở đâu, trong biến cố nào, nơi con
người nào. Chính vì thế phải tỉnh thức luôn, cả trong giấc ngủ.
Người ta biết mình bắt đầu tỉnh thức, khi nhận ra mình đã
mê muội.
Gợi Ý Chia Sẻ
Nạn ma tuý đã đi vào trường học và tác hại trên người
trẻ. Theo ý bạn, phải làm gì để ngăn chặn?
Nếu định nghĩa ma tuý là tất cả những chất gây nghiện,
khiến con người có nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao, không thể cưỡng lại được,
thì theo ý bạn, đâu là những thứ ma tuý hiện nay đang mê hoặc giới trẻ? (rượu,
cờ bạc, bạo lực, tình dục...)
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm, chắc chúng con sẽ vô cùng
lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang, còn bao
điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt, Chúa đâu muốn mất một
người nào...
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa xây dựng một thế
giới yêu thương và công bằng, vui tươi và hạnh phúc, để ngày Chúa đến thực là
một ngày vui trọn vẹn cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con niềm tin vững vàng và niềm
hy vọng nồng cháy, để tất cả những gì chúng con làm đều nhằm chuẩn bị cho ngày
Chúa trở lại.
8. Mười
người trinh nữ
(Trích
trong 'Sống Tin Mừng' – Radio Veritas Asia)
Tháng
mười một là tháng dành riêng cho các linh hồn, nên chúng ta dừng lại để suy
nghĩ một vài tư tưởng về cái chết. Chắc hẳn Chúa không muốn cho cuộc đời chúng
ta chìm đắm trong một màu tang tóc và từng giây từng phút luôn nơm nớp lo sợ,
nhưng Chúa muốn chúng ta sẵn sàng và nhìn vào cái chết với đôi mắt lạc quan tin
tưởng và hy vọng.
Cái
chết sẽ dạy cho chúng ta biết cuộc đời này tuy ngắn ngủi và chóng qua nhưng lại
là một kho tàng quí giá, bởi vì nhờ nó chúng ta có thể chiếm được Nước Trời, và
một khi nó đã qua đi thì không bao giờ trở lại. Bởi đó chúng ta hãy biết lợi
dụng những năm tháng hiện tại để chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết,
hầu sẵn sàng lên đường dấn thân vào một cuộc hành trình cô đơn và bi thảm nhất,
đó là cái chết.
Thật là
hạnh phúc và tốt đẹp nếu ta có được một linh hồn luôn chuẩn bị và sẵn sàng,
nhưng cũng thật bẽ bàng và cay đắng nếu ta chết đi trong tình trạng tội lỗi và
thù nghịch cùng Chúa. Lúc đó ta sẽ mất cả chì lẫn chài, cả vốn lẫn lời, cả đời
này lẫn đời sau, cả thân xác lẫn linh hồn.
Trên
bia mộ của những người thời xưa người ta thường thấy những chữ tuyệt vời trên
đó: "Người này đã nghỉ yêu trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa".
Hãy khử trừ tội lỗi và hãy thực thi bác ái yêu thương để dù Chuía có đến vào
ngày chúng ta không ngờ, vào giờ chúng ta không biết, chúng ta vẫn sẵn sàng và
vui mừng kêu lên: "Lạy Chúa, này con xin đến". Thế nhưng chúng ta đã
chuẩn bị cho cuộc hành trình cuối cùng này chưa? Trong cơn hấp hối người ta hỏi
thánh nữ Magarita:
- Có
cần gì nữa chăng?
Thánh
nữ trả lời:
-
Không, tôi đã sẵn sàng.
Nếu như
đêm nay chúng ta phải đến trước tôn nhan Chúa, nếu như chút nữa đây Chúa gọi
chúng ta, liệu chúng ta đã thu xếp xong mọi công việc hay chưa? Liệu chúng ta
đã trả hết món nợ đối với Chúa và đối với anh chị em hay chưa? Liệu chúng ta đã
tẩy xóa hết tội lỗi trong tâm hồn qua Bí Tích Giải Tội hay chưa? Nếu chúng ta
biết chuẩn bị ngay từ bây giờ, nếu như mỗi khi chiều xuống chúng ta ngồi hồi
tâm xét mình và chúng ta chỉ ngủ yên khi tâm hồn mình đã gội rửa tẩy sạch qua tâm
tình sám hối ăn năn. Nếu chúng ta luôn giữ được tấm áo trắng trong ngày lãnh
nhận Phép Rửa Tội, nếu ngọn nến đức tin vẫn còn cháy sáng trong cuộc đời, thì
quả thật chúng ta là người có phúc và cái chết không còn là một giây phút kinh
hoàng và khiếp hãi nữa.
Cuộc
đời là một chuyến viễn du trong đêm tối, nhưng bên kia là bình minh ló hiện.
Cuộc đời chúng ta là một hành trình trên mặt biển đầy sóng, nhưng bên kia là
bến bờ hạnh phúc, ở đó Thiên Chúa đang mở rộng vòng tay để chờ đón chúng ta.
Nếu bây giờ chúng ta đã chuẩn bị và sẵn sàng như năm cô trinh nữ khôn ngoan,
thì khi Chúa đến chúng ta sẽ không chết nhưng thực sự bắt đầu sống, vì bấy giờ
chúng ta được sinh ra cho cuộc sống mới, cuộc sống muôn đời.
Lạy
Chúa, xin cho chúng con biết khử trừ tội lỗi trong tâm hồn và chất đầy trên đôi
tay nhỏ bé những công việc sáng chói là những hành động bác ái yêu thương, để
khi Chúa đến chúng con sẽ được Chúa đón nhận vào bàn tiệc Nước Trời. Amen.
9. Cảnh
giác và sẵn sàng đón Chúa
(Suy
niệm của Lm Vũ Thái Hòa)
Khung cảnh
lễ cưới trong dụ ngôn rất quen thuộc với thính giả của Chúa Giêsu: tại nhà cha
mẹ mình, cô dâu chờ chú rể đến rước để làm lễ chúc lành và ăn tiệc cưới tại nhà
trai. Khi chú rể và đoàn phù rể kéo đến đón cô dâu, đoàn phù dâu sẽ ra đón rước
với đèn, đuốc sáng. Sở dĩ đám cưới làm vào ban tối vì ban ngày thời tiết rất oi
bức. Trước đó, hai gia đình thương lượng với nhau, về của hồi môn chẳng hạn. Vì
thế, nhà gái có thể chờ lâu, có khi đến nửa đêm.
Câu
chuyện đám cưới tưởng sẽ diễn tiến tốt đẹp, không ngờ kết cuộc thật thảm hại,
với những chi tiết rất khó tin: năm cô khôn ích kỷ không chịu chia sẻ dầu, bắt
năm cô dại đi mua dầu lúc đêm khuya, về đến cửa phòng tiệc đóng kín, và thái độ
của chú rể đối với các cô đến chậm.
Thực
ra, đây chỉ là bài dụ ngôn, nên chúng ta phải tìm hiểu ý nghĩa tổng quát của
nó. Để hiểu rõ hơn dụ ngôn hôm nay, chúng ta phải đặt dụ ngôn trong thời điểm
Chúa Giêsu giảng dạy về ngày quang lâm của Người. Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự
cần thiết của sự cảnh giác vì không ai biết ngày nào, giờ nào Người sẽ trở lại
để phát xét chung. Không phải được chọn cầm đèn ra đón chú rể là tự động được
vào dự tiệc cưới, cũng như không phải chỉ xưng mình là người Ki-tô hữu là được
cứu rỗi! Giấy chứng chỉ rửa tội không phải là vé vào cửa miễn phí và tự động
của Nước Trời đâu!
Trong
dụ ngôn có năm trinh nữ được khen là khôn, không phải do sự khôn ngoan tự nhiên
của mình, nhưng vì thông hiểu dự định của Thiên Chúa. Còn năm cô kia bị chê là
dại, không phải do sự đãng trí và sơ suất của mình, nhưng do một thái độ tinh
thần quên Chúa. Vấn đề quan trọng nhất là việc chú rể đến trễ. Qua dụ ngôn này,
Chúa dạy chúng ta ý nghĩa của thời gian. Đó là một thử thách của đức tin. Sự
cảnh giác và sẵn sàng là hai chữ quan trọng nhất trong dụ ngôn này. Chúng ta
phải cảnh giác vì Chúa Ki-tô sẽ đến lúc mà không ai ngờ tới.
Mặc dù
nói về sự trở lại của Chúa Ki-tô, dụ ngôn cũng cho chúng ta một bài học về lợi
ích trước mắt và cụ thể, đó là giúp mỗi người chúng ta chuẩn bị cho cái chết
của mình. Tháng 11, tháng cầu cho các linh hồn, nhắc nhở chúng ta phải luôn
chuẩn bị: sự chuẩn bị cần phải tích cực và cá nhân.
- Chuẩn
bị tích cực: được nhập vào đoàn rước chờ đợi hoặc mang đèn vẫn chưa đủ, mỗi
người chúng ta cần phải tích trữ dầu, có nghĩa là phải luôn duy trì tinh thần
và đức tin sống động, trong tình bác ái. Có như thế, sự chuẩn bị mới trọn vẹn.
- Chuẩn
bị cá nhân: ngày đó, chúng ta tưởng có thể nhờ cậy vào người khác. Không! Người
khác có thể giúp chúng ta, nhưng họ không thể thay thế chúng ta được. Sự tương
trợ là điều trọng yếu trong đời sống Ki-tô giáo, nhưng mỗi người có trách nhiệm
riêng của mình. Một số người cảm thấy khó chịu về tính ích kỷ của năm trinh nữ
khôn ngoan. Họ không thể cho mượn dầu, vì có nhiều điều chúng ta không thể cho
mượn được, tình yêu chẳng hạn. Chúng ta không thể thay thế lòng ước ao bằng đồ
vật được! Chúa Giêsu nói: Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước
mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! (Lc 12,49). Lửa tình yêu đó đã nung đốt chúng
ta khi lãnh nhận bí tích thánh tẩy. Nhưng sau đó, chúng ta có gìn giữ cho ngọn
lửa được sáng mãi hay không?
Câu kết
luận của Chúa Giêsu Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào,
giờ nào nhấn mạnh ý nghĩa của dụ ngôn. Sự mong đợi Chúa trở lại không phải là
một thời gian trống rỗng nhưng là thời gian chuẩn bị tích cực. Lịch sử cứu độ
vẫn tiếp diễn. Hãy tỉnh thức, hãy sẵn sàng! Đừng để lỡ ngày giờ đón rước Chúa
Ki-tô khi Người trở lại, cũng như trong giờ sau hết của chúng ta. Chúng ta có
hẹn với Chúa mọi lúc trong cuộc sống của chúng ta. Khi có chuyện vui, Chúa mời
gọi chúng ta san sẻ niềm vui đó. Khi có chuyện buồn (bệnh tật, tang...), Chúa
mời gọi chúng ta không sống khép kín, nhưng đến với những ai đang cùng chung
hoàn cảnh. Họ cần được người khác hiểu, thông cảm, khuyến khích và song hành
với họ. Như thế, trong mọi nơi và mọi lúc, chúng ta luôn cầm đèn sáng và làm
chứng rằng Chúa Ki-tô là ánh sáng thế gian.
10.
Sống ngày cuối đời
(Trích
trong 'Niềm Vui Chia Sẻ')
Mới
đây, tại Thụy Sĩ, người ta đã dùng điện thoại để phỏng vấn 1200 người tại 20
thành phố khác nhau về việc chuẩn bị chết. Câu hỏi được đặt ra là: "Nếu
bạn chỉ còn một ngày cuối cùng để sống, bạn sẽ làm gì?". Kết quả của cuộc
thăm dò cho thấy:
* 57%
phụ nữ được hỏi cho biết họ sẽ sống ngày cuối cùng đó với gia đình.
* 42%
các ông được hỏi cho biết họ cũng muốn sống ngày cuối cùng đó với gia đình.
* 32%
các ông các bà đều muốn được sống với gia đình mình trong những giờ phúc cuối
đời.
* chỉ
có 12% các bà và 26% các ông thích ở một mình hoặc cùng với bạn bè trong ngày
cuối cùng của cuộc sống.
Thưa
anh chị em, những con số trên đây có lẽ không đại diện cho ước muốn hay suy
nghĩ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, xuyên qua kết quả của cuộc thăm dò này,
chúng ta cũng có thể đọc được một tâm trạng chung của con người khi đứng trước
cái chết; đó là nỗi sợ cô đơn. Cái chết là một cuộc ra đi đơn độc, một chia lìa
vĩnh viễn, nhất là với những người thân yêu của chúng ta. Nếu câu hỏi trên đây
được đặt cho chúng ta trong giờ phút này, chúng ta sẽ làm gì?
Có lẽ
chúng ta còn nhớ câu chuyện của một vị thánh trẻ khi được hỏi về cách thế chuẩn
bị chết:
Giữa
một đám trẻ đang chơi đùa, viên giám thị đặt câu hỏi: "Nếu ngay bây giờ
chúng con biết mình sắp chết, chúng con sẽ làm gì?". Một số em bé trả lời:
"Con sẽ vào nhà thờ cầu nguyện". Một số em khác cho biết: "Con
sẽ đi xưng tội để dọn mình chết lành...". Chỉ có một cậu bé điềm nhiên trả
lời: "Nếu trong giây lát con có chết, thì giờ này con vẫn tiếp tục cuộc
chơi". Đó là câu trả lời của thánh trẻ Luy Gonzaga. Và câu trả lời đó đã
làm cho viên giám thị ưng ý nhất, bởi vì nếu giải trí lành mạnh là một bổn phận
trong lúc này, thì việc thánh hóa trước tiên phải nằm trong bổn phận hằng ngày:
giờ nào việc nấy.
Nếu
chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa trong từng biến cố, nếu chúng ta biết gặp gỡ
Chúa trong từng sinh hoạt, nếu chúng ta tiếp xúc với Chúa trong từng phút
giây... thì cái chết chỉ là một nối dài của cuộc gặp gỡ thân tình này. Người
luôn trung thành với những gặp gỡ trong giây phút hiện tại sẽ không phải sợ hãi
trong cuộc gặp gỡ tối hậu là cái chết.
Vì thế,
thưa anh chị em, qua câu chuyện dụ ngôn 10 cô phù dâu đi đón chàng rể trong Tin
Mừng hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta phải tỉnh thức và chuẩn bị sẵn sàng cho
ngày giờ Chúa đến. Vì ngày giờ Chúa đến sẽ bất ngờ, không được báo trước. Dụ
ngôn cho thấy có 5 cô khờ dại và 5 cô khôn ngoan. Có nhiều người bị trách là
"khôn nhà dại chợ". "Khôn" những chuyện vặt vãnh mà lại
"khờ" những chuyện trọng đại. "Khôn" những chuyện nhất thời
hôm nay để rồi "dại" những chuyện ngàn đời mai sau. Có lẽ 5 cô khờ
dại này đến giờ chót mới khôn ra (khôn đột xuất) và chạy đi mua
"khôn"thì không kịp nữa rồi! Vì thế, chúng ta phải biết khôn ngay đi!
Tin Mừng hôm nay đã cảnh giác chúng ta tỏ tường rồi đấy!
Bài học
về sự khôn ngoan đã được Chúa Giêsu nói đến trong ví dụ về người khôn xây nhà
trên nền đá (Mt 7, 24). Đó là người "nghe và thi hành Lời Chúa". Khôn
là chuẩn bị sống ngày hôm nay không gì khác hơn là "nghe và thi hành Lời
Chúa". Trung thành sống điều này là ta đã xây dựng cho mình một nền tảng
vững chắc để có thể đứng vững trong đêm tối âm u hay trong mưa sa bão táp.
Ngược lại, không thi hành Lời Chúa, ta sẽ bị coi là kẻ khờ dại, vì đã xây nhà
đời mình trên nền cát...
Năm cô
khờ dại đã uổng công đi đón và mòn mỏi đợi chờ để rồi cứ phải ở bên ngoài phòng
tiệc cưới. Vì thế, nghe và thi hành Lời Chúa là một thái độ sống khôn ngoan để
dù thức hay ngủ, ta vẫn ở trong tư thế sẵn sàng. Việc Chúa đến sẽ không còn là
chuyện bất ngờ nữa mà là một cuộc hẹn hò gặp gỡ đầy ý nghĩa đã được chờ đợi.
Đừng
chậm trễ nữa, thưa anh em chị em, vì cửa Nước Trời chỉ mở ra cho những người
hôm nay sẵn sàng dự tiệc, cho những người hôm nay mang canh cánh bên lòng nỗi
ưu tư thi hành ý muốn của Chúa, chứ không dành cho những kẻ chỉ biết nói:
"Lạy Chúa, lạy Chúa" ngoài môi miệng, để rồi phải nghe trả lời:
"Ta không biết các ngươi!" câu trả lời này cũng là lời phán quyết của
Thẩm Phán tối cao trong ngày phát xét cuối cùng.
Anh chị
em thân mến, hôm nay vẫn còn thời giờ để chúng ta "khôn", vẫn còn
thời giờ để chúng ta đổ đầy dầu vào bình mà mang theo, vẫn còn thời giờ để xây
dựng đời mình trên nền tảng thực thi Lời Chúa và Chàng Rể cũng đang đến loan
báo niềm vui hội ngộ. Hãy sẵn sàng ra đón, để cùng Tân Lang vào dự tiệc Nước
Trời hưởng niềm vui vô tận.
Đối với
những ai đã sẵn sàng, đèn Tin-Yêu thắp sáng trong tay, họ sẽ được sung sướng
gặp mặt Chúa: Thánh nữ Têrêxa Avila mấp máy nói lên với Chúa trước khi tắt thở:
"Lạy Chúa Giêsu, này là giờ chúng ta gặp nhau". Trong khi chị Thánh
Têrêsa Giêsu Hài Đồng âu yếm thốt lên: "Lạy Chúa, con yêu mến Chúa",
đôi mắt xuất thần nhìn thẳng vào một điểm trên pho tượng Đức Mẹ, nét mặt tươi
tắn, rồi nhắm mắt lại, ra đi nhẹ nhàng. Đồng hồ chỉ 7 giờ 20 phút, tối ngày 30
tháng 9 năm 1897.
Hai
người trinh nữ khôn ngoan đã cầm đèn thắp sáng Tin Yêu ra đón Chúa và đã được
gặp gỡ "Người Tình Lang" muôn thuở của mình.
Lạy
Chúa Giêsu,
nếu
ngày mai Chúa đến,
chắc
chúng con sẽ vô cùng lúng túng...
Xin
nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm
tin vững vàng
và niềm
hy vọng nóng cháy
để tất
cả những gì chúng con làm
đều
nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.
11.
Trinh nữ khôn ngoan – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
I. TẤM
BÁNH LỜI CHÚA: Mt 25,1-13.
II. TẤM
BÁNH CHIA SẺ.
Đám
cưới là một sinh hoạt bình thường của con người. Chúa đã dùng một sinh hoạt
bình thường của xã hội để nói về Nước Trời cho mọi người dễ hiểu. Qua dụ ngôn
này, Chúa sánh ví Nước Trời giống như một đám cưới. Chúa chính là chàng rể.
Linh hồn là trinh nữ. Giờ Chúa đến là giờ ta từ giã đời này. Tiệc cưới là hạnh
phúc Nước Trời. Bóng đêm là những thử thách ta gặp trên đường về Nước Trời.
Chàng rể đến muộn nói lên tính cách bất ngờ của giờ chết. Qua dụ ngôn này, Chúa
hé mở cho ta mấy chân lý về Nước Trời.
Hạnh
phúc Nước Trời là được sống với Chúa. Hình ảnh con người sống với Thiên Chúa
được diễn tả thật sinh động qua hình ảnh đám cưới. Cưới ai là cho người ấy được
ngang hàng, được chung hưởng địa vị, chia sẻ quyền lợi. Chúa đến cưới lấy con
người. Cho con người được vào sống trong nhà Chúa, được chia sẻ hạnh phúc với
Chúa. Chúa là nguồn mạch hạnh phúc. Được sống với Chúa và được Chúa yêu thương,
linh hồn sẽ không còn mơ ước điều gì hơn nữa.
Con
người được Chúa trân trọng. Hình ảnh chàng rể đến giữa đêm khuya thật gợi ý.
Chúa đến tận nơi tìm ta. Chúa không triệu ta đến như ông vua ra lệnh cho thần
dân. Nhưng Chúa trân trọng đến đón rước linh hồn. Và để đến tìm ta, Chúa phải
vượt suối băng ngàn, đi trong đêm hôm khuya khoắt. Chúa yêu thương ta biết bao.
Mọi
người được mời gọi. Chúa mong ước mọi người được ơn cứu độ. Chúa mong ước cho
ta được hạnh phúc. Dựng nên con người, Chúa muốn mọi người được chia sẻ hạnh
phúc với Chúa. Nên cả mười cô trinh nữ đều được tuyển chọn để đi đón chàng rể.
Cả mười cô được dự kiến sẽ vào dự tiệc vui với chú rể. Chàng rể đến mong cả
mười cô đều tham dự vào đám rước dâu và vào dự tiệc cưới.
Nhưng
ai có đủ điều kiện mới được vào. Điều kiện được diễn tả như ngọn đèn cháy sáng.
Đi rước dâu đòi phải cầm đèn. Đèn ai sáng mới được dự vào đám rước. Đèn tắt bị
loại ra ngoài. Những người cầm đèn sáng là những người tha thiết yêu mến Chúa
nên chăm lo thực hành lời Chúa, biểu lộ lòng yêu mến Chúa bằng những việc làm
cụ thể. Còn những người đèn tắt là những người tuy cũng muốn vào dự tiệc cưới
nhưng không chịu chuẩn bị. Họ là những người tin theo phong trào, giữ đạo theo
dư luận, có tên trong sổ rửa tội, nhưng đời sống hoàn toàn như người không có
đức tin. Có đèn mà không có dầu. Có đèn mà đèn để tắt. Có đạo mà không giữ đạo.
Biết luật Chúa nhưng không chịu thực hành.
Các con
Thiếu Nhi Thánh Thể thân mến,
Thánh
Thể vốn là một bữa tiệc Chúa Giêsu mời gọi ta vào dự. Được dự tiệc Thánh Thể là
được đồng bàn với Chúa. Thánh Thể là bữa tiệc hạnh phúc vì trong Thánh Thể Chúa
yêu thương hiến mình cho ta. Thánh Thể là bữa tiệc đem lại sự sống đời đời.
Thánh Thể là bữa tiệc cưới trong đời ta được kết hiệp nên một với Chúa. Thật
hạnh phúc cho ta.
Vì yêu
thương, nên Chúa Giêsu cũng đã từ trời xuống thế tìm ta. Để được con người Chúa
đã phải trải qua biết bao vất vả khó nhọc. Nhất là phải chịu nhục nhã và chịu
chết nữa. Hôm nay Chúa vẫn ở trong nhà chầu chờ đợi ta.
Trong
nhà thờ luôn có ngọn đèn chầu. Khi không có ai thờ phượng Chúa, thì có ngọn đèn
chầu lúc nào cũng thắp sáng để thờ phượng Chúa. Thiếu Nhi Thánh Thể nguyện là
những ngọn đèn chầu ơ bên cạnh Chúa. Mỗi khi các con đến viếng Chúa Giêsu Thánh
Thể, các con trở nên những ngọn đèn chầu. Càng có nhiều ngọn đèn chầu và những
ngọn đèn chầu càng sáng lâu thì trái tim Chúa càng được sưởi ấm.
Ngọn
đèn chầu của các con được sáng lâu và sáng mạnh là nhờ các con sống bí tích
Thánh Thể. Như Chúa Giêsu hiến mạng sống để tuân theo thánh ý Đức Chúa Cha,
Thiếu Nhi Thánh Thể hãy luôn yêu mến và làm theo ý Chúa. Như Chúa Giêsu hiến
mạng sống vì tha nhân. Thiếu Nhi Thánh Thể hãy biết yêu mến mọi người. Như Chúa
Giêsu đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Thiếu Nhi Thánh Thể hãy biết khiêm
tốn phục vụ mọi người. Như Chúa Giêsu đã là tấm bánh bẻ ra nuôi dưỡng mọi
người. Thiếu Nhi Thánh Thể hãy biết chia sẻ cơm áo với những người nghèo, viếng
thăm an ủi những người buồn khổ. Thực hành bí tích Thánh Thể là chất dầu giữ
cho ngọn đèn tâm hồn các con luôn cháy sáng. Với ngọn đèn cháy sáng trên tay,
các con sẽ an ủi Chúa Giêsu Thánh Thể và khi Chúa đến, các con sẽ cầm đèn cháy
sáng cùng Chúa vào tham dự hạnh phúc Nước Trời.
III.
TẤM BÁNH HÓA NHIỀU.
1- Dụ
ngôn 10 cô trinh nữ có ý nghĩa gì?
2- Bạn
chuẩn bị thế nào để được vào dự tiệc Nước Trời?
3- Chúa
đến bất ngờ. Điều này dạy ta phải làm gì để sẵn sàng đón Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét