CA ĐOÀN BẮC CƯỜNG MỪN LỄ BỔN MANG |
LỄ SINH BẮNC CƯỜNG |
LỄKHÁNH THÀNH GX. TÂN QUANG , HÀ GIANG, GP HƯNG HÓA |
MƯNG NHÀ THỜ MỚI |
BẮC CƯỜNG MỪNG BỔN MẠNG |
* CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN
1. Phục vụ
2. Phục vụ – Jean-Yves Garneau
3. Lật ngược xuống là đúng
chiều rồi
4. Đầy tớ và nô lệ
5. Thế giới đảo ngược – Achille
Degeest
6. Ra lệnh và truyền lệnh – Gm
Arthur Tonne
7. Con Người đến để phục vụ –
Noel Quesson
8. Phục vụ
9. Làm lớn
10. Khiêm nhường phục vụ
11. Chú giải của Noel Quesson
* LỄ TRUYỀN GIÁO
1. Truyền giáo
2. Sứ điệp Truyền giáo năm 2012
3. Hãy đi khắp thế gian
4. Hãy loan báo Tin Mừng – Mc
16,15-20
5. Truyền giáo theo gương Mẹ
Têrêsa
6. Người châu Á truyền giáo cho
người Á châu
7. Tinh thần truyền giáo (Lc
18, 1-8)
8. Thầy Ở Cùng Anh Em
9. Chứng tá
10. Đời sống chứng nhân
* CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN
1. Phục vụ
Nhìn vào cuộc đời của Chúa
Giêsu, chúng ta nhận thấy nổi bật lên tinh thần phục vụ.
Thực vậy, vì yêu thương nhân
loại, Ngài đã xuống thế làm người và ở giữa chúng ta. Suốt quãng đời công khai,
Ngài đã làm biết bao nhiêu phép lạ, cho kẻ què được đi, kẻ mù được sáng, kẻ
phong cùi được lành sạch, hầu xoa dịu phần nào những đớn đau và bất hạnh. Chúng
ta có thể nói về Ngài như sau: Đi tới đâu, Ngài liền thi ân giáng phúc tới đó.
Và sau cùng để cứu độ chúng ta,
Ngài đã phải chịu chết trên thập giá, như lời Ngài đã xác quyết: Không ai yêu
hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu. Chính Ngài cũng đã đúc kết về cuộc
đời của mình: Con người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và
hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.
Đồng thời, Ngài cũng muốn chúng
ta noi gương bắt chước Ngài đi vào con đường dấn thân để phục vụ. Trong bữa tiệc
ly vào buổi tối ngày thứ năm Tuần thánh, Ngài đã quì xuống rửa chân cho các môn
đệ và nói: Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm. Nhưng nếu ta là Thầy
và là Chúa mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho
nhau.
Vậy chúng ta cần phải phục vụ
và giúp đỡ người khác như thế nào?
Bác sĩ Tom Dolly, người đã từng
hy sinh cả cuộc đời của mình giữa chốn rừng thiêng nước độc ở bên Lào, để giúp
đỡ cho những người thiếu may mắn vào khoảng đầu thế kỷ này, đã nói như sau:
Không ai quá nghèo đến độ không có một cái gì đó để trao tặng cho người khác.
Cũng vậy, dầu bất tài, xấu xí
hay bệnh tật đến đâu chăng nữa, thì chẳng ai là một kẻ vô dụng cho người khác
và cho xã hội. Như thế có nghĩa là ở mọi nơi và trong mọi lúc, chúng ta đều có
thể thực hiện được những hành động bác ái yêu thương, phục vụ và giúp đỡ người
khác.
Đúng thế, một người ăn xin ư?
Họ có thể cho chúng ta một dịp để sống quảng đại và chia sẻ. Một kẻ tàn tật và
đau ốm ư? Họ có thể mời gọi chúng ta sống cảm thông và nâng đỡ, đồng thời còn
đặt ra cho chúng ta những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời, của đau khổ và của
sự chết. Một kẻ thù của chúng ta ư? Họ có thể đem lại cho chúng ta một cơ may
để sống kiên nhẫn, chịu đựng và tha thứ.
Phải, bất kỳ ai cũng có thể ban
tặng cho chúng ta một cái gì đó. Vấn đề là chúng ta có biết mở rộng cõi lòng để
đón nhận hay không? Đồng thời chúng ta cũng phải tự vấn lương tâm xem chúng ta
đã làm được những gì để phục vụ và giúp đỡ những người chung quanh? Chẳng hạn
như một nụ cười, một ánh mắt, một sự lắng nghe, một lời nói cảm thông, an ủi và
khích lệ.
Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi
việc làm của tình bác ái yêu thương sẽ là như một quà tặng mà từng giây từng
phút, chúng ta có thể và phải đem đến cho người khác.
Giữa đám đông dân chúng đang
dâng cúng tiền bạc tại đền thờ, đôi mắt Chúa Giêsu đã dừng lại nơi một bà goá
nghèo hèn. Bà chỉ bỏ vào hòm tiền có một đồng xu, thế nhưng Ngài đã nhìn thấy
giá trị to lớn của hành vi và đồng xu nhỏ bé ấy. Bởi vì dưới cái nhìn của Chúa,
mọi sự dù nhỏ bé đến đâu chăng nữa cũng vẫn có giá trị của nó.
2. Phục vụ – Jean-Yves Garneau.
Chỗ nhất.
Giacôbê và Gioan không ngần
ngại xin Chúa Giêsu điều mà các ông mơ ước có lẽ đã từ lâu. Trong vương quốc
của Ngài, các ông muốn được những chỗ nhất, bên tả và bên hữu Ngài. Mười môn đệ
kia nghe các ông xin như vậy thì lấy làm chướng tai... Điều đó cho thấy rõ rằng
chính các ông này nữa muốn những chỗ nhất ấy.
Chúng ta đừng nói đó là chuyện
trẻ con, là nhẹ dạ. Tự bản chất, con người muốn làm lớn, muốn ở trên kẻ khác,
muốn thống trị, thích tìm ngồi chỗ nhất. Xã hội chúng ta lại khuyến khích và
khơi dậy ước muốn đó, một ước muốn mà mọi con người bình thường đều có. Xã hội
sùng bái những người đứng đầu, chiều chuộng những kẻ giàu nhất, mạnh nhất,
thông minh nhất, đẹp nhất, táo bạo nhất. Chỗ nhất! Đôi khi chẳng có gì mà người
ta không làm để đạt tới đó. Không phải ai cũng đều thành công, nhưng ai cũng ao
ước, ai cũng mơ ước được như vậy.
Phục vụ chứ không phải được
phục vụ.
Ta hãy lưu ý rằng Chúa Giêsu
không trách hai môn đệ của Ngài vì muốn được gần Ngài trong vinh quang Thiên
quốc. Ngài cũng không bảo các ông rằng ước muốn của các ông sẽ không thành đâu.
Ngài không biết được. Không phải Ngài quyết định về việc này. "Về việc ở
bên hữu hoặc ở bên tả Thầy thì không phải Thầy ban cho được". Tuy nhiên
Ngài lợi dụng dịp này để nhắc lại một giáo huấn cơ bản mà các môn đệ của Ngài
khó hiểu.
Giáo huấn đã được lặp lại bao
nhiêu lần rồi là: Những kẻ cao trọng trước mặt Thiên Chúa không phải là những
kẻ để cho người ta phục vụ mình, nhưng là những kẻ phục vụ; những kẻ xứng đáng
chỗ tốt trong Nước Trời, không phải là những kẻ chỉ biết ước mơ xin xỏ, nhưng
là những kẻ bắt chước Chúa Kitô, uống chén đắng mà Ngài đã uống, làm đầy tớ như
Ngài, chịu thanh tẩy bằng đau khổ như Ngài.
Uống chén đắng, được thanh tẩy
bằng cuộc thanh tẩy bằng cuộc thanh tẩy của Chúa Kitô: làm đầy tớ, làm nô lệ
mọi người, phục vụ chứ không mong người ta phục vụ mình, hiến mạng sống mình
làm giá chuộc nhiều người, gặp thử thách, bị đau khổ nghiền nát, làm cho cuộc
sống của mình trở thành một của lễ hy sinh đền tội... Đó là những từ ta gặp
thấy trong các bài đọc hôm nay. Những từ ngày bổ túc cho nhau và diễn tả những
gì làm cho chúng ta trở nên cao trọng trước mặt Thiên Chúa và những gì cho phép
đạt đến những chỗ nhất bên cạnh Chúa Kitô. Ta có thể tóm tắt giáo huấn này bằng
công thức sau đây: Phục vụ chứ không phải được phục vụ.
Một công việc khó nhọc.
Dĩ nhiên chúng ta có ý muốn
bước theo Chúa Kitô và thực hành lời giáo huấn của Ngài. Nhưng chúng ta biết
rằng điều này không dễ. Phục vụ, phục vụ cách vô vị lợi, phục vụ trong sự quên
mình và xả thân, phục vụ cho đến nỗi phải đau khổ, không thể trong vòng một
ngày mà chúng ta làm được và cứ phải làm lại mãi.
Bao nhiêu người muốn và tự nhủ
phục vụ kẻ khác nhưng không phục vụ hoặc chỉ làm nửa chừng thôi. Người bán hàng
nói với khách hàng "Xin phục vụ quý vị!". Các nhà chính trị tuyên bố:
"Hãy bỏ phiếu cho tôi để tôi có thể phục vụ quý vị!". Các công đoàn
tự nhủ sẽ phục vụ công nhân, các công ty lớn khẳng định là đưa tài sản phục vụ
sự tiến bộ của xã hội, các bác sĩ muốn phục vụ bệnh nhân, các giáo sư phục vụ
sinh viên. Các phụ huynh phục vụ con cái, các cha sở phục vụ con chiên và Giáo
Hội phục vụ hết thảy mọi người bắt đầu từ những người nghèo nhất...
Có nguy cơ lạm dụng hai từ phục
vụ. Bao nhiêu dịch vụ vẫn chẳng có gì là vô vị lợi cả! Nhiều tham vọng, có thể
trà trộn vào ý muốn chân thành phục vụ.
Dù ở địa vị nào trong xã hội
của chúng ta, bất chấp dù mức sống cao hay thấp, dù tài năng ra sao, dù làm
công việc gì, chúng ta có quan tâm đến phục vụ kẻ khác không? Chúng ta có thực
sự phục vụ họ không? Đó là những câu hỏi được đặt ra cho chúng ta hôm nay.
3. Lật ngược xuống là đúng
chiều rồi.
(Trích trong 'Mở Ra Những Kho
Tàng' – Charles E. Miller)
Món Bánh táo đảo ngược là món
ưa thích đối với nhiều người. Trong lúc nướng nó có vẻ giống như là bình thường
và bằng phẳng, nhưng khi được phục vụ với đường, nước sốt và mứt trên đỉnh.
Chúng ta có thể tin rằng Mẹ Maria đã không bao giờ nướng bánh táo lật ngược cho
Chúa Giêsu (vì Giuđêa thời gian đó chưa nhập khẩu của Hawai), nhưng nếu Mẹ đã
làm bánh táo này thì đó là món ưa thích đối với Chúa Giêsu. Lý do là khi bánh
đảo ngược xuống giới thiệu những giá trị của Chúa Giêsu vì chúng xuất hiện trên
bề mặt úp xuống.
Xã hội thế tục nói rằng:
"Hãy tiến lên phía trước, hãy cạnh tranh. Đừng để bất cứ ai vượt qua mặt
bạn. Hãy trình bày cho mọi người biết ông chủ là ai. Hãy làm cho mọi người nghĩ
rằng bạn là quan trọng. Hãy tự chăm sóc như là số một. Hãy làm điều đó".
Ngay những tông đồ mặc dù không sống trong kỷ nguyên của chúng ta "nơi cái
bánh ngọt lật ngược" họ đã nếm, đã thưởng thức với những loại tham vọng mà
xã hội của chúng ta ngày nay đang tiến cử và Chúa Giêsu thì chống lại nó.
Tham vọng nơi lòng của Giacôbê
và Gioan thì mạnh mẽ khiến cho họ bạo gan đòi hỏi Chúa Giêsu cho họ được ngồi ở
chỗ quan trọng, bên phải hoặc bên trái Người khi Ngài tiến vào trong vinh quang
của Người. Họ nhấn mạnh: "Hãy xem". Chúng ta không chắc là những tông
đồ đã tranh luận điều đó với Chúa Giêsu trong bao lâu, nhưng Giacôbê và Gioan
đã không hiểu cả hai: Giáo huấn và gương mẫu của Chúa Giêsu.
Giáo huấn chắc chắn của Chúa
Giêsu là khiêm nhường không được kiêu ngạo, đó là chúng ta phải sẵn lòng phục
vụ người khác, không thống trị người khác. Từ khi Giacôbê, Gioan và những tông
đồ khác đã thất bại trong việc nắm bắt giáo huấn của Chúa Giêsu, Người đã trở
thành rõ ràng bao nhiêu có thể. Ngài nói: "Bất cứ ai trong các ngươi muốn
làm lớn thì phải phục vụ như người hầu hạ, bất cứ ai muốn ngồi chỗ nhất thì
phải phục vụ tất cả những người có nhu cầu". Đó là tóm tắt tất cả giáo
huấn của Người .
Gương mẫu của Chúa Giêsu còn
quan trọng hơn giáo huấn của Ngài nữa, Chúa Giêsu là người Con đời đời của
Thiên Chúa, đã rời bỏ ngai tòa trên trời mà trở nên một với chúng ta. Ngài đã
từ bỏ tất cả những xa hoa của xã hội thế tục, Chúa Giêsu đã khiêm tốn, Ngài
khiêm tốn trong suy nghĩ, không phải cho chính Ngài nhưng cho chúng ta, Ngài đã
trở thành con người, Người trở thành tư tế, trở thành Đấng Cứu độ chúng ta,
Đấng mà chúng ta có thể tin tưởng và nhận được lòng thương xót và giúp đỡ trong
những giây phút cần. Đó là gương mẫu của Người mà Người đã trình bày trong khi
tuyên bố: "Này Con Người đến không phải để được phục vụ nhưng phục vụ và
hiến trao mạng sống để cứu chuộc muôn dân".
Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ,
chúng ta vẫn còn tiếp tục là nhân chứng cho sự khiêm nhường của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đến với chúng ta trong bí tích Thánh Thể không phải để đặt bẫy cho
sự trung thành hoặc là ở giữa những tiếng xập xình của các tín hữu hoặc là ở
giữa những tiếng kèn trumbét của các thiên thần trên trời. Ngài đã đến trong sự
khiêm tốn, Ngài đã sẵn lòng trở nên tầm thường, một tấm bánh đơn giản trở nên
thân thể của Người, và Người đã thay đổi rượu nho rẻ tiền trở thành Máu Người,
Người đã làm như thế để phục vụ chúng ta và không có điều gì hơn là để cho
chúng ta có thức ăn và thức uống, nhưng chính Người là của nuôi sống thiêng
liêng cho chúng ta. Thiên Chúa có thể nghĩ được điều gì hơn, gương mẫu nào hơn,
trong sự khiêm nhường và phục vụ để cạnh tranh hơn không? Hãy để cho những
người khác ước ao cố gắng làm Chúa trên những người khác thấy điều này, tất cả
chúng ta có gương mẫu và giáo huấn của Chúa Giêsu. Một số người đã cố gắng làm
ra vẻ quan trọng, Chúa Giêsu nói: "Đừng làm như thế".
Thật là tồi tệ khi các tông đồ đã
không bao giờ ăn một cái bánh đảo ngược, điều đó thì có thể cho họ nhưng điều
đo cũng sẽ là cho chúng ta, một dấu hiệu mà Chúa Giêsu đã đảo ngược lại thành
đúng chiều.
4. Đầy tớ và nô lệ.
(Trích trong 'Manna')
Suy Niệm
Ghế tượng trưng cho địa vị,
quyền lực và quyền lợi, nên ghế là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Ghế trưởng phòng, ghế giám đốc,
ghế đại biểu... Tất cả nỗ lực dồn vào việc có một ghế, sau đó là giữ ghế, hay
tìm cách lên ghế cao hơn. Ngay cả những người đã bỏ mọi sự để theo Chúa cũng bị
ám ảnh bởi những chiếc ghế danh dự.
Chính lúc Đức Giêsu nói đến cái
chết gần kề của mình, thì Gioan và Giacôbê lại xin được ngồi hai bên tả hữu. Có
vẻ họ không bắt được tần số của Thầy!
Thanh tẩy mình khỏi tội lỗi
không khó lắm. Nhưng thanh tẩy mình khỏi nhân đức và công trạng của mình thì
khó hơn bội phần.
Hai môn đệ đã từ bỏ những điều
rất cao quý, nhưng bây giờ lại muốn kiếm chút lợi lộc từ chính sự từ bỏ và phục
vụ của mình.
Họ dám lên tiếng đòi hỏi Đức
Giêsu: "Chúng con muốn Thầy làm cho chúng con điều chúng con xin."
Thái độ bực tức của mười môn đệ còn lại có thể bắt nguồn từ một sự ganh tỵ ngấm
ngầm. Nhiều môn đệ cũng ước mơ hai ghế tả hữu.
Đức Giêsu kéo hai ông ra khỏi
tham vọng và đam mê để đưa họ trở về với thực tại gai góc sắp đến. Họ muốn được
chung phần với Ngài trong vinh quang, nhưng liệu họ có dám chia phần với Ngài
trong đau khổ? Uống chung chén đắng Thầy sắp uống, chịu chung phép Rửa Thầy sắp
chịu là chấp nhận bị dìm sâu xuống dòng nước khổ đau.
Thật ra được ngồi hai bên tả
hữu Thầy trong vinh quang đâu phải là phần thưởng để trả công cho người bền
chí. Trung tín theo Chúa đến cùng đã là phần thưởng rồi.
Chúng ta không giữ đạo để đòi
một chỗ thật cao, nhưng mong được ban một chỗ thật gần bên Chúa.
Người đứng đầu, người làm lớn,
người có quyền thường dễ có thái độ thống trị, áp đặt, hống hách. Chức vụ và
quyền lực trở thành phương tiện phục vụ bản thân. Đó là lối lãnh đạo dễ thấy
nơi người đời.
Đức Giêsu không chấp nhận
chuyện đó nơi Hội Thánh: "Nơi anh em thì không như vậy." Ngài đề
xướng một lối lãnh đạo mới. Ai muốn làm lớn, làm đầu trong Hội Thánh phải trở
nên đầy tớ và nô lệ cho mọi người.
Đức Giêsu mời chúng ta làm một
cuộc cách mạng lớn, không phải chỉ là đổi ngôi, mà là đổi lòng. Tận diệt trong
tim những tham vọng ăn trên ngồi trước. Đức Giêsu không ủng hộ một xã hội hay
Giáo Hội vô tổ chức. Nhưng Ngài coi lãnh đạo là khiêm nhường phục vụ.
Phục vụ là động từ tóm kết toàn
bộ đời Đức Giêsu.
Ngài đến trần gian để phục vụ,
sống như người phục vụ, và chết như dấu chứng lớn nhất của phục vụ trong yêu thương.
Gợi Ý Chia Sẻ
Đức Giêsu chết để chuộc ta khỏi
cảnh nô lệ. Ngài tự nguyện trở nên nô lệ để giải phóng ta. Theo bạn, con người
hôm nay vẫn nô lệ cho những điều gì? Đâu là những hình thức nô lệ mới của thế
kỷ 21?
"Lãnh đạo là phục
vụ". Câu này khá quen thuộc với chúng ta. Bạn nghĩ sống khẩu hiệu này có
khó không? Tại sao?
Cầu Nguyện
Lạy Thầy Giêsu, Thầy không gọi
chúng con là tôi tớ, Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ. Thầy còn coi
chúng con như bạn hữu của Thầy, vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con những điều
riêng tư thầm kín nhất trong tương quan giữa Thầy với Cha. Hơn nữa, sau phục
sinh, Thầy đã gọi các môn đệ là anh em. Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh
Trưởng đứng đầu một đoàn em đông đúc. Xin cho chúng con luôn thi hành ý muốn
của Cha để trở nên những người em cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng
chúng con lên làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy. Còn Thầy lại hạ mình
xuống phục vụ chúng con như người tôi tớ rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá. Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng
của Thầy và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.
5. Thế giới đảo ngược – Achille
Degeest.
(Trích trong 'Lương Thực Ngày
Chúa Nhật').
Vài ghi nhận chi tiết trước khi
đi vào một khía cạnh sâu sắc của bài Phúc Âm Giacôbê và Gioan là con ông Zêbêđê
và bà Salômê, bà này có họ xa với Chúa Giêsu. Theo một tục lệ phương đông và
đặc quyền huyết tộc, hai anh em có lẽ cho việc cầu cạnh những chỗ trên trước là
thường tình vì tất cả tộc họ đều được dự phần vào sự làm nên người trong họ.
Mặt khác, ta ghi lại câu đáp của hai anh em trả lời Chúa: Thưa được. Tầm mức
của câu đáp đi tới đâu? Có thể họ nghĩ tới sự thiết lập vương quốc mà toàn dân
mong đợi, sẽ không tránh được khó khăn và hai anh em tuyên bố sẵn lòng đương
đầu. Dường như họ không ý thức được thực tại sau này của Thập Giá. Trong Kinh
Thánh, có những đoạn lấy chén uống làm biểu tượng cho niềm vui, trong những
đoạn khác làm biểu tượng cho cay đắng, ở đây Chúa theo nghĩa chén uống chỉ sự
cay đắng, và phép rửa Người nói đến trong đoạn này có nghĩa tương tự với câu
chúng ta thường nói ngày này: 'Bị dìm sâu trong thống khổ'.
1) Chén Ta phải uống... thanh
tẩy ta chịu. Chúa dùng những từ ngữ mà mãi sau cuộc Khổ nạn và Phục sinh các
môn đệ mới hiểu, để loan báo rằng số mệnh dưới thế của người không phù hợp với
khái niệm của các môn đệ. Họ bám chắc lấy phương án trù hoạch, một vương quốc
thế gian mà Chúa sẽ là Vua. Khó khăn lắm Chúa mới đảo ngược não trạng đó và
chuyển đổi hy vọng của các môn đệ từ tầm mức tham vọng trần tục, đến thực tại
công cuộc cứu rỗi. Cũng giống nhiều đoạn Phúc Âm khác, câu hỏi của Chúa chất
vấn chúng ta ngày nay. Cuộc phấn đấu nói trong Phúc Âm, chúng ta quan niệm nó
như thế nào? Mục tiêu chúng ta là gì? Giả sử nhân danh lý tưởng quảng đại của
một nhân loại tốt đang sống, chúng ta phấn đấu cho một ý thức hệ trong đó Phúc
Âm chỉ là một sự đóng góp trong giả thuyết ấy, chúng ta sẽ chỉ mưu tìm chiến
thắng cho những tư tưởng của chúng ta. Trên hình diện này, ở ngoài Phúc Âm cũng
có những chủ nghĩa độ thế có độ lượng nhưng là thứ độ lượng cuồng tín. Lời kêu
gọi trước tiên và đặc thù của Phúc Âm thuộc một trật tự khác, Phúc Âm mời chúng
ta tham dự thanh tẩy và chén đắng của Chúa Giêsu.
2) Ai muốn làm lớn trong các
ngươi, thì hãy hầu hạ các ngươi. Chúa cố tháo gỡ một thứ xác tín theo bản năng
ra khỏi đầu óc các môn đệ, thứ xác tín này khiến người ta nghĩ rằng điều quan
trọng là tổ chức thế giới hiện đại theo những lời phán hứa của Thiên Chúa, được
họ hiểu theo hướng nghĩ vật chất. Trong thế giới ấy, dịch vụ 'tốt' là chiếm lấy
những chỗ tốt nhất. Vậy mà Nước Trời có những quy luật khác. Trước khi chính
mình làm gương phục vụ hoàn toàn, Chúa cố giác ngộ các môn đệ cho họ ý thức
được sự đòi hỏi đó. Chúa làm họ ngẩn ngơ, họ không hiểu Chúa muốn nói gì, nhưng
sau này, họ sẽ hiểu và không quên bài học đó. Sau cuộc khổ nạn và Phục Sinh, họ
sẽ phát hiện rằng: Tâm điểm của sự đòi hỏi phục vụ chính là tình yêu. Chúa tự
hiến, vì tình yêu cho Cha Người, từ Chúa Cha phát xuất tình yêu của Chúa đối
với loài người. Tình yêu thương của chúng ta đối với anh em nhân loại có đích
thật vững vàng, bền bỉ, độ lượng, rộng lớn, sẵn sàng phục vụ là tùy thuộc ở mức
độ chúng ta bị thâu tóm bởi tình yêu của Đức Kitô.
6. Ra lệnh và truyền lệnh – Gm
Arthur Tonne.
Francis Joseph, hoàng đế nước
Áo và vua nước Hungari từ 1848 đến 1916, một triều đại dài nhất trong lịch sử,
cũng là triều đại tiến bộ nhất. Francis Joseph là người nghiêm khắc nhưng ông
trị vì rất khoan dung. Khởi đầu triều đại ông, bệnh dịch tả lan tràn khắp Châu
Âu. Người ta xin Francis rời Vienna để lánh nạn sang Salzburg cho tới khi tai
nạn qua đi.
Hoàng đế hỏi: "Ở Salzbugr
có đủ phòng cho các con ta không?" Quan cố vấn trả lời: "Chắc chắn,
tâu Hòang Thượng, có nhiều phòng cho tất cả hoàng gia".
"Có thực sự đủ phòng cho các
con ta?" Vừa chỉ tay qua cửa sổ lâu đài, về phía đám đông dưới, hoàng đế
vừa nhắc lại: "Hãy nhìn đám dân này. Chúng là con của ta. Cha của chúng bỏ
mặc chúng trong nguy hiểm sao? Không, những người thành Viena yêu quí luôn chia
sẻ vui buồn với ta. Ta sẽ không bỏ họ trong giờ lo âu".
Chúng ta vừa nghe: Hai môn đệ
Đức Kitô. Giacôbê và Gioan muốn được địa vị vinh dự và uy quyền trong Nước
Chúa, Chúa Giêsu nhắc họ rằng: "Những người cai trị thế gian thì sai khiến
con dân mình. Nhưng đó không phải là đường lối của Nước Chúa. Trong Nước Chúa
ai có quyền bính phải là đầy tớ của người dưới quyền mình". Francis Joseph
là một tấm gương về điều ấy.
Ngày nay, người ta tranh luận
nhiều về quyền bính và tự do. Một chân lý nền tảng cho cuộc tranh luận này là:
Trong mọi xã hội, loài người đều phải có người nắm quyền bính, một người có
quyền và có bổn phận ra lệnh, một người có quyết định tối hậu. Bạn không thể có
một quốc gia không người thủ lĩnh. Bạn không thể có một đội banh không huấn
luyện viên, một chiếc tàu không có thuyền trưởng, một quân đội không tướng, một
bộ lạc không tù trưởng, một xí nghiệp không giám đốc. Mỗi tập thể loài người
đều phải có "ông Bầu" hoặc chỉ định hoặc bầu lên.
Chúa Giêsu biết cần phải có
quyền bính. Người chỉ than phiền là nhiều người lạm quyền, lạm dụng quyền bính.
Người ta ích kỷ, bất công, có khi còn tàn bạo nữa. Trong Nước Chúa Kitô, người
lãnh đạo phải là đầy tớ của mọi người.
Bây giờ chúng ta tìm câu trả
lời cho vấn đề quyền bính và tự do. Người chỉ huy phải dự tính và hành động vì
lợi ích của tập thế. Cùng lúc người dưới phải được tự do góp ý, có khi còn phải
phê bình nữa. Tóm lại, mọi người phải hành động theo quyết định của người có
trách nhiệm với đoàn thể. Cũng vậy trong một thể chế dân chủ, người lãnh đạo
được bầu lên có bổn phận phải quyết định.
Đây cũng là đường lối trong đơn
vị xã hội nhỏ bé nhất và quan trọng nhất: gia đình. Nhiều gia đình bàn luận về
mọi vấn đề và quyết định như một tập thể. Rất nhiều gia đình không có ai chịu
trách nhiệm tối hậu. Đó cũng là tình trạng của nhiều tổ chức như trường học và
xứ đạo. Do đó chúng ta thường thấy: đáng lý những người phải vâng lời lại ra
lệnh cho người có trách nhiệm.
Việc phượng tự chung của gia
đình Chúa là một điển hình tập thể nghĩ tưởng và hành động với nhau. Thánh lễ
có thể dạy chúng ta ra lệnh thế nào và tuân lệnh làm sao.
Xin Chúa chúc lành bạn.
7. Con Người đến để phục vụ –
Noel Quesson.
Martin Caphu là người Bangla
thuộc Cameroun Phi Châu. Cha anh là quốc vương Bangla. Từ thiếu niên, anh đã
quen với phong trào Tổ Ấm, một tổ chức Công giáo làm việc xã hội ở Phi châu.
Thấy các thành viên Tổ Ấm xả thân giúp đỡ người đồng loại, anh Caphu rất cảm
phục, và tới năm 1963, vào lúc mười bảy tuổi, anh xin trở lại Công giáo. Sau
khi tốt nghiệp Trung học, anh được Gia đình gởi về Rôma học ngành điện tử. Đậu
tiến sĩ điện tử xong, anh Caphu gia nhập phong trào Tổ Ấm.
Năm 1980, cha anh qua đời, và
theo chúc thư, ông đã chọn Caphu kế vị ngai vàng. Caphu vội vã trở về Bangla,
anh họp cả sắc tộc lại và xin mọi người đề cử người khác làm vua. Còn anh, anh
muốn dành cả cuộc sống làm việc xã hội theo tinh thần Kitô giáo. Và mọi người
đã đồng ý.
Trong cuộc sống trần gian, ai
cũng muốn có danh vọng, và người ta thường xếp tiền tài danh vọng như một cặp
bài trùng. Caphu đã từ chối ngai vàng để phục vụ Chúa đắc lực hơn. Còn Giacôbê
và Gioan, hai ông lại tới xin Chúa cho một địa vị trong Nước Chúa, các ông hiểu
đây là nước trần gian mà các ông nghĩ Chúa sắp thiết lập.
Nhân dịp này Chúa Giêsu cắt
nghĩa cho các ông hiểu thêm về công việc của Người. Người là Chúa Cứu Thế, Đấng
Cứu chuộc trần gian bằng đau khổ, bằng thập giá chứ không phải bằng một hoạt
động chính trị, Chúa buồn rầu trách nhẹ các ông. Các con chẳng biết mình xin
cái gì! Nhưng Chúa thấy các ông chân tình và nồng nhiệt, nên Chúa cũng hé mở
cho các ông một vài nét về tương lai: Các con sẽ uống chén đắng Ta uống, và đắm
mình trong phép rửa bằng máu như Ta. Còn việc ngồi bền tả hay bên hữu Ta thì
lại là chuyện khác. Những lời này làm hai tông đồ hoang mang, nhưng về sau các
ông sẽ hiểu và coi đó là một động cơ cho niềm tin trong hoạt động rao giảng Tin
Mừng.
Đọc lại câu chuyện hai tông đồ,
có lẽ chúng ta mỉm cười. Nhưng trong cuộc đời Kitô hữu, nhiều khi chúng ta cũng
chỉ nhằm lợi ích, địa vị cho mình, chúng ta nghĩ tới một bảo đảm cho cuộc sống
hiện tại và mai sau. Đáng lẽ chúng ta phải đặt Chúa làm trung tâm đời sống,
chúng ta muốn thực thi lòng tôn sùng, muốn dâng lời cảm tạ ngợi khen và phó
thác tin tưởng vào Chúa. Còn tương lai của ta hoàn toàn do Chúa xếp định. Đó
mới là tâm tình của người con thảo sống bên Cha hiền.
Lời thỉnh cầu của Giacôbê và
Gioan đã làm các tông đồ khác khó chịu, vì tất cả các ông đều cùng tâm trạng
như nhau, dù chưa dám xin Chúa. Cho tới lúc đó chưa ai hiểu được tư tưởng của
Chúa. Chúa đã nói về cuộc khổ nạn của Người tới ba lần (Mc 10, 32-34) với những
lời lẽ rõ rệt: Con Người sẽ bị bắt nộp, sẽ bị xử tử, bị chế giễu, ngừơi ta khạc
nhổ vào mặt, đánh đòn và giết chết... Trong lúc Chúa Giêsu tự chọn chỗ rốt hết,
thì các môn đệ lại mơ màng danh vọng, lại nghĩ tới địa vị cao sang. Một lần nữa
Chúa nói lại chủ trương của Chúa trong tổ chức Người. Khác hẳn mọi tổ chức trần
gian, ở đây người nào muốn lãnh đạo phải là tôi tớ, ai muốn đứng đầu phải trở
thành nô lệ cho mọi người. "Vì Con Người không đến để cho người ta hầu hạ,
nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống làm giá cứu chuộc muôn dân". Đó là căn
bản Hiến pháp của Giáo hội Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con
biết noi gương Chúa, không màng tới địa vị cho mình, nhưng luôn dấn thân phục
vụ anh em, như Chúa đã đến phục vụ và hy sinh cả mạng sống làm giá cứu chuộc
chúng con.
8. Phục vụ.
Con Người đến để phục vụ.
Nhìn vào cuộc đời Chúa Giêsu,
chúng ta thấy chính Ngài đã thực hiện lời giảng dạy của mình.
Thực vậy, với tinh thần phục
vụ, Ngài đã xuống thế làm người, để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ của tội
lỗi. Với tinh thần phục vụ, Ngài đã thực hiện những phép lạ để xoa dịu nỗi đớn
đau của những người mà Ngài có dịp tiếp xúc. Với tinh thần phục vụ, Ngài đã
chấp nhận cái chết trên thập giá để cứu độ chúng ta khỏi án phạt đời đời.
Đồng thời, Ngài cũng muốn chúng
ta noi gương bắt chước Ngài thực hiện tinh thần phục vụ trong đời sống thường
ngày. Ngài phán:
- Ai muốn làm lớn thì hãy trở
nên rốt hết và làm tôi tớ cho mọi người.
Trong bữa tiệc ly vào buổi
chiều ngày thứ năm tuần thánh, Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy
cho các ông bài học khiêm nhường và phục vụ:
- Nếu Ta là Thày và là Chúa của
các con, mà còn quỳ xuống rửa chân cho các con, thì các con cũng phải quỳ xuống
mà rửa chân cho nhau.
Trải qua dòng thời gian, biết
bao nhiêu người đã thực hiện lời khuyên trên đây của Chúa Giêsu.
Phanxicô d'Assie, mặc dù thuộc
về gia đình quyền quý và giàu sang, nhưng đã từ bỏ tất cả, để sống khó nghèo,
trở nên một người anh em hèn mọn để phục vụ những người khổ đau.
Gần đây, một Kitô hữu Nhật Bản
nổi tiếng, tên là Kagawa, cũng đã từ bỏ căn nhà tiện nghi, đến sống trong những
khu tồi tàn vùng Tokyo, để chia sẻ chính bản thân và của cải mình cho những ai
đang cần đến một sự giúp đỡ. Một tác giả đã viết về ông như sau:
- Ông đã cho đi tất cả quần áo
của mình và chỉ mặc trên người chiếc áo thụng đã cũ. Lần kia, mặc dù đang ốm,
ông vẫn tiếp tục đi dạy giáo lý dưới cơn mưa, ông lặp đi lặp lại không ngừng:
Thiên Chúa là tình yêu. Ở đâu có tình yêu thì ở đó có Thiên Chúa. Trong một bức
thư, chính ông đã viết như sau: Chúa ở trong tâm hồn những người hèn mọn nhất.
Ngài hiện diện giữa những kẻ ăn xin, Ngài nằm chung với những bệnh tật. Ngài
đứng về phe những người thất nghiệp. Vì thế, ai muốn gặp Chúa thì hãy đến thăm
nhà tù trước khi đến nhà thờ, đến thăm bệnh viện trước khi tham dự thánh lễ.
Hãy giúp đỡ người nghèo khổ trước khi đọc Kinh Thánh.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta
phải làm gì để sống tinh thần phục vụ một cách thiết thực hơn? Chúng ta phải
làm gì để trở thành những Kitô hữu đích thực trong chính gia đình và môi trường
làm việc của mình?
Tất cả chúng ta đều có thể làm
một điều gì đó, dù rất nhỏ bé và vô nghĩa, khởi đầu là cho những người thân yêu
trong gia đình, rồi từ đó mở rộng việc phục vụ ra môi trường rộng lớn hơn. Còn
nếu không khởi sự từ gia đình thì chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ khởi sự được ở
bất cứ nơi nào khác.
Và để kết luận, chúng ta nên
nhớ:
- Mỗi khi chúng ta phục vụ anh
em, cho dù bằng những việc làm nhỏ bé và tầm thường nhất, thì đó cũng là chúng
ta phục vụ cho chính Chúa vậy.
9. Làm lớn.
Lắng nghe đoạn Tin Mừng hôm
nay, tôi bỗng nhớ tới một vài câu đố, thoạt xem ra thì có vẻ vô lý, nhưng ngẫm
nghĩ lời giải đáp thì lại thấy có lý.
Câu đố thứ nhất: cái gì càng
kéo thì lại càng ngắn. Tôi xin thưa đó là điếu thuốc lá. Câu đố thứ hai: cái gì
càng to lại càng bé. Tôi xin thưa đó là con cua.
Từ câu đố thứ hai này, tôi muốn
đi vào tinh thần của lời Chúa:
- Ai muốn làm lớn thì phải trở
nên kẻ hầu hạ. Còn ai muốn làm đầu, thì phải trở nên đầy tớ.
Như vậy có nghĩa là càng làm to
thì càng phải sống bé nhỏ khiên tốn trong tinh thần phục vụ.
Suy đi nghĩ lại, tôi thấy lời
Chúa hôm nay quả thật rất đúng cho mọi mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc.
Thời buổi nào cũng vậy, ngày xưa cũng như ngày nay. Thực vậy, bất kỳ chế độ nào
cũng hô hào lấy dân làm gốc. Người công an cảnh sát là bạn của dân. Còn công
chức cán bộ là nô bộc, là đày tớ của dân. Nhưng đó mới chỉ là những khẩu hiệu,
việc thực hiện mới chỉ được phần nào, nếu không muốn nói là nhiều khi đã đi
ngược lại với những lời hô hào kể trên.
Ngày xưa, ông vua làm đầu trong
một nước. Vua phải tôn trọng dân, vì ý dân là ý trời, như người đời vốn thường
bảo:
- Dân vi quí, xã tắc thứ chi,
quân vi khinh. Nghĩa là dân đáng quí nhất, tiếp đến là đất nước, rồi sau mới
tới nhà vua.
Thế nhưng, nhiều ông vua đã
không tôn trọng nguyên tắc ấy, cai trị dân như tên hôn quân bạo chúa, dùng pháp
luật và quyền lực để áp chế dân, đúng như Chúa đã nói.
Còn ngày nay, những cán bộ và
công nhân viên cấp lớn, cũng vốn tự xưng mình là bạn dân, là đầy tớ của dân, thế
nhưng lại quan liêu hống hách, khiến cho người dân thấp cổ bé miệng phải khốn
đốn khổ sở.
Nhiều kẻ vơ vét về cho đầy túi
bằng tham nhũng hối lộ, theo kiểu làm quan để được vinh thân phì gia. Nhiều kẻ
lợi dụng chức quyền để bênh vực hay đề bạt đàn em, gương cao ô dù theo kiểu:
một người làm quan cả họ được nhờ.
Vì thế, trong những ngày gần
đây báo Tuổi Trẻ cũng như nhiều báo khác đã có những bức biếm họa, những bài
phiếm luận đượm mùi cay đắng, nói lên tình trạng trộn đảo lộn khác thường: đầy
tớ thì đi xe con còn ông chủ thì đi xe lớn, đầy tớ thì quát tháo còn ông chủ
thì đứng mà run...
Vì thế, cần phải đổi mới cách
nghĩ và cách sống, nhất là cần phải bám sát vào tinh thần của lời Chúa. Càng
làm lớn thì càng phải tỏ ra khiêm nhường và bé nhỏ trong tinh thần phục vụ.
Chúa Giêsu đã nói và đã làm như vậy. Là Thiên Chúa, Ngài đã trở nên một người
như mọi người và hơn thế nữa, Ngài còn vâng phục cho đến chết và chết trên thập
giá để cứu chuộc chúng ta.
Trong ngày thứ năm tuần thánh,
để nêu gương khiêm nhường và phục vụ, Ngài đã quì xồng rửa chân cho các môn đệ,
như lời Ngài đã phán:
- Ta đến không phải để được
phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho
nhiều người... Các con gọi Ta là Thày và là Chúa thì phải lắm. Nếu Ta là Thày
và là Chúa mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho
nhau.
Trải qua dòng thời gian, biết
bao nhiêu người đã thực thi lời Chúa, đã sống khiêm nhường và phục vụ anh em.
Ngay cả đến Đức Thánh Cha, trong mọi văn thư chính thức, bao giờ cũng tự xưng
là "Servus servorum" nghĩa là đầy tớ của các đầy tớ.
Chúng ta cũng vậy, dù nắm giữ
chức vụ nào trong xã hội cũng như trong tôn giáo, phần đạo cũng như phần đời,
chúng ta hãy sống khiêm nhường và phục vụ. Bởi vì như lời Chúa đã xác quyết:
- Ai muốn làm lớn thì phải trở
nên kẻ hầu hạ. Còn ai muốn làm đầu thì phải trở nên đầy tớ.
Nghĩa là càng to, thì lại càng
phải nhỏ.
10. Khiêm nhường phục vụ.
Trên đường đi lên Giêrusalem,
một lần nữa, đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu lại loan báo cho các môn đệ về những
đau khổ và cái chết Ngài phải chịu ở Giêrusalem. Lần này thánh Marcô không kể
lại phản ứng của các môn đệ như thế nào, nhưng câu chuyện kể ra liền sau đó đã
nói lên một cách sâu sắc rằng các ông vẫn chưa hiểu gì. Trái lại, các ông tưởng
đâu Chúa sẽ ra đi làm vua thống trị, thì họ sẽ được những ghế cao trong nước
Chúa, bởi vì trước đây vài tuần Chúa đã hứa là họ sẽ được ngồi trên ngai xét xử
mười hai chi tộc Ítraen. Nhân câu chuyện này, Chúa Giêsu lại giảng thêm về ý
nghĩa cái chết của Ngài và về cách thức làm môn đệ của Ngài.
Khởi đầu câu chuyện là việc hai
anh ruột Giacôbê và Gioan đến xin Chúa Giêsu cho họ được ngồi hai bên tả hữu
Chúa trong nước Chúa. Tức là hai ông muốn xin được địa vị cao trong nước Chúa
khi Ngài được làm vua dân Do thái. Theo bài Tin Mừng thánh Marcô hôm nay thì
chính hai môn đệ Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu. Còn Tin Mừng thánh Matthêu
lại cho biết: không phải hai môn đệ thỉnh nguyện mà là bà mẹ của hai ông đã đến
thỉnh cầu cho hai con bà. Bà mẹ nào chẳng thế! Ai lại chẳng muốn cho con mình
được chỗ tốt nhất, được vinh dự. Chúa Giêsu quá biết tâm lý tự nhiên của mỗi
người: muốn được làm lớn, được vinh dự, được làm thủ lãnh sai bảo người khác.
Chúa đã sửa bảo họ một cách tế nhị.
Trước hết, Chúa hỏi họ:
"Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp
chịu không?" Hai ông vui vẻ và mau mắn trả lời ngay: "Thưa
được". Chắc chắn lúc ấy hai ông chưa ý thức và chưa hiểu rõ thế nào là
uống chén và thế nào là chịu phép rửa. Bởi vì ngay những tư tưởng về nước trời
và vinh quang nước trời hai ông cũng chưa hiểu đúng, nên mới xin Chúa một cách
đơn sơ được ngồi hai bên tả hữu Chúa.
Vậy "chén" và
"phép rửa" Chúa Giêsu nói ở đây là gì? Trong Cựu ước,
"chén" đôi khi cũng dùng để chỉ phúc thái ơn lộc, nhưng qua thời các
ngôn sứ, "chén" thường được dùng để chỉ đau khổ, bất hạnh. Trong vườn
cây dầu, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: xin Chúa Cha cất chén đau khổ, nhưng đừng
theo ý Con, một theo ý Cha mà thôi. Còn "phép rửa" ở đây là cái chết
đau thương của Ngài, đây là phép rửa bằng máu, cũng có nghĩa là đau khổ. Nói
chung, điều kiện mà Chúa đòi hỏi hai anh em Giacôbê và Gioan là có sẵn sàng
chịu đau khổ với Ngài không? Lúc ấy hai ông thưa được dù chưa hiểu, nhưng sự
thật sau này hai ông đã uống chén và chịu phép rửa như đã cam kết với Chúa. Vào
năm 44, thánh Giacôbê đã chịu tử đạo dưới thời vua A-gờ-ríp-pa đệ nhất, và là
thánh tông đồ chịu tử đạo đầu tiên. Còn thánh Gioan, nếu không có một phép lạ
thì cũng đã chết tử đạo khi bị bỏ vào vạc dầu sôi. Nhưng dù sao ngài cũng chết
anh hùng sau chuỗi ngày bị lưu đày ở đảo Pát-mô.
Ngoài ra, nhân dịp này Chúa còn
dạy các môn đệ một bài học sâu xa về lòng khiêm nhường phục vụ và thắng vượt
lòng ghen tị. Sở dĩ các môn đệ khác bực mình với Giacôbê và Gioan bởi vì họ
cũng có lòng ghen tị không muốn cho hai anh em kia được phần hơn. Các môn đệ
suy nghĩ về nước Chúa Giêsu ở trần gian này. Nhưng Chúa lại suy nghĩ một cách
khác. Nước Ngài không thuộc về thế gian, nơi đó người có quyền áp bức người yếu
thế, người giàu sang cai trị người nghèo đói. Nước Trời ngay trong lòng mỗi
người, là Giáo Hội của Chúa, nơi đó không dựa trên quyền bính nhưng dựa trên
tình thương. Đó là nơi không có hận thù, ghen tị, tranh chấp.
Trong Giáo Hội cũng như trong
bất cứ một tập thể nào, thường có một người đứng đầu để điều khiển những người
khác và tổ chức sinh hoạt, không thể nào có cảnh "cá đối bằng đầu" mà
mọi việc được xuôi lọt, vì sẽ không ai muốn tùng phục ai. Điều quan trọng mà
Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh: không phải là hủy bỏ chức vụ của những người đứng
đầu, chức vụ của những người lãnh đạo, nhưng đừng dùng địa vị và quyền bính của
mình để áp bức người khác, lên mặt ta đây tự cao tự đại. Trái lại, phải biết
phục vụ. Lòng kiêu ngạo muốn tranh đấu để làm đầu mọi người vốn là điều không
tốt, nhưng lòng ghen tị cũng không tốt đẹp gì. Hai tật xấu này vốn là những
khuyết điểm đã từng làm cản trở sự phát triển đời sống con người về mọi phương
diện. Nên Chúa Giêsu bảo chúng ta phải loại bỏ hai tật xấu ấy.
Xin Chúa cho chúng ta luôn có
tham vọng tốt để phát triển khả năng của chúng ta và sử dụng khả năng đó để
phục vụ mọi người. Đồng thời xin Chúa cho chúng ta luôn vui vẻ với mọi người,
không ghen tị, để chúng ta luôn được mọi người yêu mến, và nhất là Chúa Giêsu
cũng sẽ hài lòng về chúng ta.
11. Chú giải của Noel Quesson.
Hai người con ông Dêbêđê là
Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy
thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây."
Đây là hai chàng thanh niên con
trai của ông Dêbêđê, làm nghề chài lưới, ở Bết-sai-đa một cảng nhỏ trên bờ hồ Ti-bê-ri-át.
Mẹ của họ có lẽ là bà Xalômê, chị em với Đức Maria mẹ Đức Giêsu (Mc 15,10 -
16,l). Theo tục lệ tự nhiên trong nhiều nền văn minh phương Đông, họ cho là tự
nhiên khi sử dụng các quyền của người trong dòng họ: Vì là anh em bà con với
Đức Giêsu, họ đến xin người bà con cho "dòng họ" được tham dự vào sự
thành công của một thành viên trong gia tộc.
Vả lại Đức Giêsu đã chẳng nói
như thế sao: "Các ngươi hãy xin, thì sẽ nhận được". Vậy họ đưa ra một
lời xin: "Thưa Thầy, chúng tôi muốn Thầy ban cho điều mà chúng tôi
xin". Đây là một dịp mà chúng ta cần phải nắm vững, vì đôi khi chúng ta
cũng ngạc nhiên về một số lời cầu xin của mình không được chấp nhận, 'như'
chúng ta mong muốn.
Người hỏi: "Các anh muốn
Thầy thực hiện cho các anh điều gì?"
Lời cầu xin của họ quá mơ hồ.
Đức Giêsu bảo họ hãy nói rõ lời yêu cầu đó.
Các ông thưa: "Xin cho hai
anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy.
Lần thứ ba, Đức Giêsu vừa loan
báo cho các môn đệ sự thương khó của Người (Mc 10,32-34) "Nào chúng ta lên
Giê-ru-sa-lem; Con Người sẽ bị giao nộp cho các Thượng tế. Họ sẽ lên án tử hình
Người. Họ sẽ nhạo báng Người, sẽ khạc nhổ vào Người, sẽ đánh đòn và giết
Người". Vào lúc Đức Giêsu "chọn chỗ chót" thì các ông lại cố "đua
nhau" chiếm chỗ tốt hơn: Họ vẫn còn mơ mộng về Đấng Cứu Thế vinh quang của
dân tộc. Đấng Cứu Thế đối với họ (và đối với chúng ta?), đó là Đấng chiến thắng
hiển hách, sẽ dùng quyền lực của mình điều khiển mọi sự. Vậy tại sao lại không
lợi dụng người anh em bà con để được thăng tiến, được hưởng đặc quyền, được
tiến cử? Chúng ta chớ nên xét đoán các ông một cách khắt khe.
Chính chúng ta đã không làm như
thế, khi chúng ta có dịp hay sao? Đó là chuyện thường tình của con người! Khi
chúng ta quen lớn, thì tự nhiên chúng ta không muốn nhờ vả để trục lợi sao?
Nhưng chúng ta hãy đi xa hơn: Đời sống Kitô hữu của chúng ta có phải là một
cuộc sống phụng sự Thiên Chúa hay không? Hay đó là một cuộc sống mà chúng ta
chỉ muốn Thiên Chúa phục vụ chúng ta? Việc hành đạo của chúng ta có phải là một
sự thờ phượng, ca ngợi và vâng phục hướng về Thiên Chúa không? Hay đó chỉ là
một thứ "bảo hiểm cho đời sau"? Lạy Thầy, xin dành cho con một chỗ
phụ chắc chắn ở trên trời.
"Các anh không biết các
anh xin gì!"
Thực vậy, họ đâu có biết
"ai" sẽ ở "bên phải và bên trái" của Đức Giêsu, khi Người ở
trong "vinh quang" của Người trên thập giá? Họ đang xin mà không biết
chỗ của hai tên cướp bị đóng đinh cùng với Người trên đời. Họ vẫn chưa hiểu gì
cả về định mệnh đích thực của Chúa Giêsu. Bằng những câu hỏi, Đức Giêsu đang cố
chuyển biến tư tưởng của họ từ "vinh quang của Đấng Mêsisa" sang
"con đường dẫn đến vinh quang" đó. Chúng ta cũng vậy thường chúng ta
không biết điều mà chúng ta xin: Đó là lý do tại sao những lời cầu xin của
chúng ta không được chấp nhận.
Chúng ta hãy để cho Thiên Chúa
dời chúng ta đi, cho Người sửa đổi lời xin của chúng ta. Thiên Chúa nói:
"Các con không biết các con xin những gì, các con hãy tin Ta hơn".
"Sự vinh quang" mà các ông xin, hỡi Giacôbê và Gioan, các ông sẽ nhận
được vào một ngày nào đó! ước mộng tuổi trẻ của các ông sẽ được thực hiện trong
tuổi chín muồi của các ông.
Thực vậy, Giacôbê sẽ là vị tử
đạo đầu tiên ở Giêrusalem (Cv 12,2) và Gioan sẽ phải chịu bắt bớ thời hoàng đế
Nêrông, bị khổ sai tại đảo Patmos (Kh 1,9).
Chén Thầy sắp uống, anh em cũng
sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Đức Giêsu dùng hai hình
ảnh cổ truyền của Kinh Thánh để giúp họ sửa đổi lời yêu cầu và ý muốn của họ:
Đó là chén đắng và phép rửa. "Chén" trong Kinh Thánh là "chén đắng",
thức uống ghê tởm, khó nuốt. "Chúa cầm chén trong tay". Người rót một
thứ rượu thuốc đã lên men: Họ sẽ uống rượu này, họ nốc đến cạn (Tv 75,9). 'Phép
rửa' có một ý nghĩa tương tự: Đó là hình ảnh sự nhào nặn, chìm nghỉm; "Hết
thảy nước đó sóng tràn ngập lút trên tôi" (Tv 42,9). Đức Giêsu biết rõ
những gì sẽ xảy đến cho Người. Và Người hỏi hai môn đệ: "Các con có thể
uống được chén đắng của sự thương khó Thầy không? Và chịu dìm vào phép rửa bằng
máu của Thầy không? Như Thầy và cùng với Thầy, các con có chấp nhận vùi sâu
dưới dòng nước chết đuối bi thảm này nghĩa là chia sẻ cái chết của Thầy không?
Các ông đáp: "Thưa
được"
Họ tỏ ra quảng đại trong sự
hăng say của tuổi trẻ.
Họ sẵn sàng trả giá bằng chính
bản thân của mình, để 'uống' chén đắng và bị dìm sâu trong phép rửa. Chúng ta
đừng quên rằng khi Máccô viết Tin Mừng của ông, thì đã có 2 bí tích đang được
các Kitô hữu thể nghiệm, như chúng ta ngày nay. Chúng ta gán cho Phép rửa tội
và Thánh Thể mà ta lãnh nhận ý nghĩa nào? "chén mà chúng ta hiệp thông có
thông hiệp với sự hy sinh của Đấng đã hiến ban mạng sống của Người không? Đức
tin ngày chịu phép rửa có làm cho chúng ta "Theo Đức Giêsu không? và theo
tới đâu?
Đức Giêsu bảo: "Chén Thầy
sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu.
Khi Máccô ghi lại lời tiên tri
này của Đức Giêsu, thì nó đã được thực hiện một phần rồi. Vào năm 44, Giacôbê
đã tử đạo. Vào thời đó Vua Hêrôđê đã bách hại một số thành viên của Giáo Hội.
ông ấy đã cho chém đầu Giacôbê, người "anh em" của Gioan. Và khi nhận
thấy người Do Thái hài lòng về việc làm đó, ông lại cho tiến hành cuộc bắt giữ
khác (Cv 12,2-3). Kitô hữu là theo Đức Giêsu!
Còn việc ngồi bên hữu hay bên
tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì
kẻ ấy mới được.
Một lần nữa Đức Giêsu nói lên
những lời khiêm nhường lạ lùng, trước Cha của Người: Người nói Người
"không có quyền". Người tỏ ra vâng phục. Qua lời này Người mời gọi
chúng ta đến lượt mình, cũng để Thiên Chúa tùy nghi định đoạt về chúng ta.
"Vinh quang" đó, Giacôbê và Gioan sẽ nhận được, nhưng không phải là
thứ vinh quang mà hai ông ước vọng: Đó sẽ là vinh quang của Đức Giêsu cho. Do
đó Chúa đã chấp nhận lời cầu xin của hai ông. Còn chúng ta thì sao? Khi lời cầu
nguyện của chúng ta xem ra không được chấp nhận, chúng ta có luôn phó thác nơi
Chúa, để Chúa chấp nhận, lời xin đó theo ý của Người hay không? Chính Đức Giêsu
cũng đưa dẫn các bạn hữu của Người tới mầu nhiệm không thể dò thấu được của ý
định Thiên Chúa.
Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm
ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan
Các ông bực mình vì các ông
cũng có tham vọng như thế!
Đức Giêsu gọi các ông lại và
nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà
thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân
Một lần Đức Giêsu nói về "chính
trị" thì Người lại mô tả quá mạnh và khá mù tối. Ta không thể nói, Đức
Giêsu muốn thiết lập một thế giới không có hệ thống hành chánh hay san bằng cấp
bậc.
Nhưng, một lần nữa như đối với
cách sử dụng (tiền bạc hay vấn đề tính dục), Người bác bỏ những lạm dụng: Quyền
thế không được áp dụng như một cách để thống trị và hà hiếp, hay như một
"tương quan lực lượng" mạnh được yếu thua. Đức Giêsu nói: "Không
được như vậy".
Nhưng giữa anh em thì không
được như vậy
Đức Giêsu dứt khoát loại bỏ
trong Giáo Hội, trong cộng đoàn Kitô hữu, kiểu quyền bính vẫn được thực thi
trên thế giới.
Ai muốn làm lớn giữa anh em thì
phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi
người.
Đây không phải là một điều luật
trong những điều luật khác nhưng đó là "hiến chương" của Giáo Hội,
của cộng đoàn các môn đệ: Mỗi người phải trở nên đầy tớ của mọi người.
Hình ảnh mà Đức Giêsu đưa ra ở
đây lại càng rõ nét. Ý mà chủ "đầy tớ" không nói ra ở đây, thì từ
"nô lệ" lại nói lên một cách mạnh mẽ, bằng cách thêm ý "tùy
thuộc" vào người mà ta phục vụ. Trong Giáo Hội, phải triệt để từ bỏ nguyên
tắc thăng thưởng, quân hàm, công nghiệp, tước vị huy chương và chỗ danh dự. Chỉ
có một nguyên tắc mà thôi: Đó là sự phục vụ, khiêm tốn. Cần nói về những vị có
một vai trò đặc biệt, ta sẽ dùng kiểu nói "thừa tác viên" chữ này
trong tiếng La tinh có nghĩa là "đầy tớ". Không có lãnh tụ theo nghĩa
thế gian trong Giáo Hội. Chỉ có những "thừa tác viên", những
"người phục vụ".
Vì Con Người đến không phải để
được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc
muôn người.
Lý do căn bản của "hiến
chương" nguyên thủy này của Giáo Hội, là Giáo Hội đương nhiên phải bắt
chước Đức Giêsu. Cần lưu ý về ý nghĩa tích cực mà Đức Giêsu đã gán cho cái chết
của Người. Trong ý thức của Người, Người không nghĩ về cái chết này một cách
đau khổ; con đường thập giá đối với Người không phải là "chịu đau
khổ" mà là "phục vụ". Mặc dù Người có quyền hạn đầy đủ vì là con
Thiên Chúa, thế mà Đức Giêsu đã không hành xử như một vị thống trị, nhưng như
"một người đầy tớ". Người đã không đóng vai "lãnh chúa" mà
là "gia nhân" (Ga 13,13) bằng cách hầu bàn chiều Thứ Năm Thánh. Các
bác cha mẹ Kitô hữu cũng phải hành xử như thế, đối với những kẻ dưới quyền của
mình. Các người có trách nhiệm cũng phải hành xử như thế, đối với thuộc cấp của
mình. Chúng ta có đón nhận lời mời gọi của Đức Giêsu một cách nghiêm chỉnh
không? Chúng ta chớ nên xét lương tâm kẻ khác. Tôi đang có khuynh hướng
"thống trị" ai? Tôi phải "thương yêu" ai? Tôi phải
"phục vụ"ai?
* LỄ TRUYỀN GIÁO
1. Truyền giáo.
Công đồng Vat. II trong sắc
lệnh về truyền giáo có viết: Được Thiên Chúa sai đến với muôn dân để nên bí
tích cứu độ phổ quát, Giáo Hội vì những đòi hỏi căn bản của mình và vì mệnh
lệnh của Đấng sáng lập, nhất quyết loan báo Tin Mừng cho mọi người. Việc loan
báo này được thực hiện bằng nhiều phương thế khác nhau của toàn thể dân Chúa
vẫn luôn được Giáo Hội cổ võ, khuyến khích và chỉ dẫn. Vì vậy hàng năm Giáo Hội
đã chọn một ngày vào Chúa nhập áp cuối tháng 10 để thúc đẩy mọi linh mục tu sĩ
và giáo dân ý thức hơn về việc rao giảng Tin Mừng. Việc này không dành cho
riêng ai và không thể một cá nhân, một đoàn thể nào làm được hết. Trái lại mọi
thành phần dân Chúa phải có trách nhiệm để thực hiện lời Chúa đã truyền dạy
trước khi về trời: Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
Vì thế, theo lệnh truyền của
Chúa, từ ngày chịu bí tích Rửa Tội, chúng ta đã trở nên con cái Chúa, rồi từ
ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức, chúng ta đã lãnh nhận sứ vụ tông đồ để thi
hành đúng chức năng ngôn sứ của mình. Vì vậy, bổn phận đòi buộc hết mọi người
giáo dân trong bất kỳ lãnh vực nào cũng phải là chứng nhân cho Đức Kitô. Hơn
thế nữa, người giáo dân có một lợi thế hơn hẳn hàng giáo sĩ là sống giữa các
môi trường xã hội khác nhau với đủ ngành nghề, địa vị xã hội để có thể cảm hoá
cảnh vực và trở nên như men, như ánh sáng, như muối cho những người chung
quanh.
Lời thánh Phaolô tông đồ mời
gọi chúng ta suy nghĩ: Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng. Giáo Hội
luôn ý thức điều đó và hôm nay nhắc nhở chúng ta luôn tích cực thi hành sứ mạng
truyền giáo cả những lúc bận tâm lo lắng công việc trần thế. Tất cả mọi người
đều phải cộng tác vào việc mở mang Nước Chúa trên trần gian và trở thành chứng
nhân cho Ngài. Lời Chúa nói: Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít, sẽ nhắc nhở
chúng ta phải trở nên là những thợ gặt trên cánh đồng nhân loại, và trở nên ngư
phủ trên đại dương trần thế.
Tuy nhiên, như chúng ta đã nói,
có nhiều phương thế để góp phần vào công cuộc trọng đại này, chẳng hạn cầu
nguyện và rao giảng như các tông đồ, các vị thừa sai, sống đức tin và đức ái
phục vụ như Mẹ Têrêsa Calcutta. Thực vậy, tục ngữ cũng đã bảo: Lời nói như gió
lung lay việc làm như tay lôi kéo. Chính đời sống gương mẫu của chúng ta mới là
một bài giảng hùng hồn nhất có sức lôi cuốn và hấp dẫn người khác đến cùng
Chúa. Chính nhờ những việc làm cụ thể trong khi dấn thân để phục vụ, chúng ta
sẽ trở nên là những chứng nhân sống động cho Đức Kitô.
Để kết luận, chúng ta hãy ghi
nhớ lời nói sau đây của Đức Phaolô VI: Con người thời đại thích lắng nghe các
nhân chứng hơn là những nhà giảng thuyết. Và nếu họ có nghe những nhà giảng
thuyết chỉ vì những nhà giảng thuyết này đã là những chứng nhân.
2. Sứ điệp Truyền giáo năm
2012.
"Được kêu gọi làm rạng
ngời Lời Chân Lý"
(Tông Thư Porta Fidei, 6)
Anh chị em thân mến!
Cuộc cử hành Ngày Thế giới
Truyền giáo năm nay mang một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. Việc kỷ niệm 50 năm
Sắc Lệnh Ad Gentes của Công đồng, việc khai mạc Năm Đức Tin và Thượng Hội đồng
Giám mục về đề tài Tân Phúc Âm Hoá là các sự kiện cùng diễn ra trong năm nay để
tái xác nhận ý muốn của Hội Thánh là dấn thân một cách hăng say và can đảm hơn
vàomissio ad gentes (sứ vụ đến với muôn dân) hầu đem Tin Mừng đến tận cùng trái
đất.
Với sự tham dự của các Giám mục
Công giáo từ khắp nơi trên thế giới, Công đồng Chung Vatican II đã là một dấu
chỉ sáng ngời về tính phổ quát của Hội Thánh, qua việc lần đầu tiên quy tụ một
con số đông đảo như thế các Nghị phụ đến từ Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh,
và Châu Đại Dương. Các giám mục truyền giáo và các giám mục bản xứ, các mục tử
của các cộng đoàn rải rác khắp nơi giữa các dân không Kitô giáo, tất cả các vị
ấy đã đem đến cho các phiên họp của Công đồng hình ảnh của một Hội Thánh hiện
diện trên mọi châu lục và đã trở thành những người cắt nghĩa về thực tại phức
tạp mà thời ấy được gọi là "Thế Giới Thứ Ba". Là những người giàu
kinh nghiệm thực thi sứ vụ mục tử tại các giáo hội non trẻ đang hình thành, và
đầy nhiệt huyết loan truyền Nước Thiên Chúa, các ngài đã góp phần rất quan trọng
vào việc tái xác nhận nhu cầu và sự cấp bách của việc loan báo Tin Mừng cho các
dân tộc, từ đó đưa bản chất truyền giáo của Giáo Hội vào trung tâm của khoa
Giáo hội học.
Khoa Giáo hội học hướng đến
truyền giáo
Ngày nay, quan điểm trên vẫn
còn nguyên giá trị, hơn nữa còn được tiếp nhận những suy tư thần học và mục vụ
phong phú, và đồng thời lại càng tỏ ra cấp bách, vì số người chưa biết Chúa
Kitô ngày càng nhiều thêm. "Những người mong chờ Đức Kitô vẫn còn đông vô
kể", như lời khẳng định của Chân phước Gioan Phaolô II trong Thông điệp
Redemptoris Missio về giá trị muôn đời của huấn lệnh truyền giáo, và ngài thêm:
"Chúng ta không thể ngồi yên khi nghĩ tới hàng triệu anh chị em chúng ta
đang sống trong tình trạng không biết đến tình yêu của Thiên Chúa, chính họ cũng
được cứu chuộc bằng máu Chúa Kitô" (số 86). Phần tôi, khi công bố Năm Đức
Tin, tôi đã viết rằng Đức Kitô "hôm nay cũng như hồi ấy, sai chúng ta đi
khắp các nẻo đường trên thế giới để loan báo Tin Mừng của Người cho mọi dân tộc
trên mặt đất" (Tông Thư Porta Fidei, 7); việc loan báo này, như lời Vị Tôi
tớ Chúa Phaolô VI trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, "đối với Hội Thánh
không phải là một sự cống hiến tuỳ ý, nhưng là một bổn phận Hội Thánh phải thực
thi theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, để loài người có thể tin và được cứu rỗi.
Quả thế, đây là sứ điệp cần thiết. Đây là sứ điệp độc nhất. Sứ điệp không thể
thay thế" (số 5). Vì vậy chúng ta cần phải lấy lại cùng một nhiệt huyết
tông đồ như các cộng đoàn Kitô hữu sơ khởi, tuy chỉ là một nhóm ít người và
không thể tự vệ, nhưng bằng lời loan báo và chứng tá, họ đã có thể loan truyền
Tin Mừng trên toàn thế giới được biết đến thời bấy giờ.
Vì vậy không lạ gì khi Công
đồng Vaticanô II và Huấn quyền sau Công Đồng của Hội Thánh luôn nhấn mạnh một
cách đặc biệt về nhiệm vụ truyền giáo mà Đức Kitô đã uỷ thác cho các môn đệ của
Người, và là nhiệm vụ mà toàn thể Dân Thiên Chúa: các giám mục, linh mục, phó
tế, tu sĩ và giáo dân phải dấn thân thực hiện. Nhiệm vụ loan báo Tin Mừng trên
khắp thế giới trước tiên là nhiệm vụ của các giám mục, vì trong tư cách là
thành viên của Giám mục đoàn cũng như là Mục tử của các Giáo Hội địa phương,
các ngài là những người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc rao giảng Tin Mừng
trên thế giới. Thực vậy, các ngài "đã được tấn phong không chỉ cho một
giáo phận, mà cho sự cứu rỗi của toàn thế giới" (Gioan Phaolô II, Thông
điệp Redemptoris Missio, 63), "các ngài là những người rao giảng đức tin
dẫn đến cho Đức Kitô những người môn đệ mới" (Ad Gentes, 20) và làm cho
mọi người "thấy được tinh thần và nhiệt huyết truyền giáo của Dân Chúa, để
toàn giáo phận trở thành những nhà truyền giáo" (nt., 38).
Địa vị ưu tiên của rao giảng
Tin Mừng
Vì vậy, đối với một Chủ Chăn,
nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng không chỉ giới hạn vào việc chăm lo cho thành phần
Dân Chúa được giao phó cho ngài chăm sóc về mục vụ, cũng không chỉ là sai một
số linh mục hay giáo dân đi truyền giáo như là fidei donum (quà tặng đức Tin).
Nhiệm vụ ấy phải bao gồm toàn thể hoạt động của Hội Thánh địa phương, mọi lĩnh
vực của Hội Thánh ấy, tóm lại, phải bao gồm toàn thể đời sống và hoạt động của
Hội Thánh ấy. Công đồng Vaticanô II đã nói rõ điều này và Huấn quyền sau Công
đồng đã mạnh mẽ xác nhận lại. Điều này đòi hỏi rằng các bậc sống, các kế hoạch
mục vụ và việc tổ chức giáo phận phải không ngừng được thích nghi với chiều
kích nền tảng này của Hội Thánh, đặc biệt trong thế giới không ngừng biến đổi
của chúng ta ngày nay. Điều này cũng đúng với các Hội Dòng và các Tu đoàn Tông
đồ, cũng như các Phong trào trong Giáo Hội: mọi thành phần trong bức tranh lớn
của Hội Thánh phải cảm thấy lệnh truyền rao giảng Tin Mừng của Chúa chất vấn
mình mãnh liệt, để Đức Kitô được rao giảng khắp nơi. Là những mục tử, tu sĩ nam
nữ và tất cả các tín hữu trong Đức Kitô, chúng ta phải tiếp bước Thánh Phaolô
Tông Đồ, là "tù nhân của Đức Kitô vì anh em, những người dân ngoại"
(Ep 3, 1), ngài đã chịu đau khổ và chiến đấu để đem Tin Mừng đến giữa dân ngoại
(x. Cl 1, 24-29), không ngại tiêu hao sức lực, thời giờ và của cải để loan báo
Sứ điệp của Đức Kitô.
Ngày nay cũng thế, sứ mạng ad
gentes –đến với muôn dân– phải không ngừng là chân trời và khuôn mẫu cho mọi
hoạt động của Hội Thánh, vì chính căn tính của Hội Thánh được tạo thành bởi đức
tin vào Mầu Nhiệm Thiên Chúa, Đấng đã tỏ mình ra cho chúng ta trong Đức Kitô để
đưa chúng ta đến ơn cứu độ, và bởi sứ mạng làm chứng và loan báo Người cho thế
giới, cho tới khi Người trở lại. Cũng như Thánh Phaolô, chúng ta phải quan tâm
tới những người ở xa, những người chưa biết Đức Kitô và chưa cảm nghiệm được
tình phụ tử của Thiên Chúa, và chúng ta phải ý thức rằng "sự hợp tác
truyền giáo hôm nay phải mở ra những hình thức mới để bao gồm không chỉ việc
trợ giúp kinh tế, mà cả sự tham gia trực tiếp vào việc rao giảng Tin Mừng"
(Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio, 82). Việc cử hành Năm Đức Tin
và Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc Âm hoá sẽ là những cơ hội thuận lợi để
phát động sự hợp tác truyền giáo, nhất là trong khía cạnh thứ hai này.
Đức Tin và việc loan báo
Mối quan tâm loan báo Đức Kitô
cũng thúc đẩy chúng ta đọc lịch sử để từ đó nhận ra những vấn đề, những khát
vọng và hi vọng của nhân loại mà Đức Kitô phải chữa lành, thanh tẩy và kiện
toàn bằng sự hiện diện của Người. Thực vậy, Sứ điệp của Người luôn mang tính
thời sự, đi vào giữa lòng lịch sử và có khả năng đáp lại những mối lo lắng thâm
sâu nhất của mỗi người. Vì vậy mọi thành phần trong Hội Thánh phải ý thức rằng
"các chân trời bao la của sứ mạng Hội Thánh và tình hình phức tạp hiện nay
đòi hỏi những phương thức mới để có thể truyền đạt hiệu quả Lời Thiên
Chúa" (Bênêđictô XVI, Tông huấn hậu THĐGM,Verbum Domini, 97). Điều này
trước hết đòi hỏi phải gắn bó với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô bằng đức Tin
được canh tân nơi mỗi cá nhân cũng như các cộng đoàn "lúc nhân loại đang
sống giữa những thay đổi sâu xa như hiện nay" (Tông thư Porta Fidei, 8).
Thực vậy, một trong các trở
ngại cho việc đẩy mạnh hoạt động rao giảng Tin Mừng chính là cơn khủng hoảng
đức tin, không chỉ của thế giới phương Tây, mà của phần lớn nhân loại; họ cũng
đói khát Thiên Chúa và phải được mời gọi và dẫn đưa tới bánh sự sống và nước
hằng sống, như người phụ nữ Samaria đến giếng Giacóp và nói chuyện với Đức
Kitô. Như tác giả Tin Mừng Gioan đã kể lại, câu chuyện về người phụ nữ này có
một ý nghĩa đặc biệt (x. Ga 4,1-30): bà gặp Chúa Giêsu, Người xin bà nước uống,
nhưng sau đó Người nói về một thứ nước mới, có khả năng làm cho bà không bao
giờ còn khát nữa. Thoạt đầu bà không hiểu, bà vẫn dừng lại trên bình diện vật
chất, nhưng dần dần bà được Chúa dẫn đi trên con đường đức tin giúp bà nhận ra
Người chính là Đấng Mêsia. Về điểm này, Thánh Augustinô quả quyết: "Sau
khi đã đón nhận Chúa Kitô vào tâm hồn mình, [người phụ nữ này] còn có thể làm
gì khác hơn là bỏ lại thùng nước ở đó để chạy đi loan báo Tin Mừng?" (Bài
giảng 15, 30). Một khi gặp được Đức Kitô hằng sống, là Đấng làm thỏa cơn khát
của trái tim, người ta không thể không mong muốn chia sẻ với người khác niềm
vui có Đức Kitô đang hiện diện và giúp họ nhận ra Người để tất cả đều cảm
nghiệm được sự hiện diện ấy. Cần phải đổi mới niềm hăng say loan truyền đức tin
để cổ vũ một cuộc tân phúc âm hoá các cộng đoàn và các nước vốn có truyền thống
Kitô giáo lâu đời mà nay chẳng còn màng đến Chúa, để họ tìm lại được niềm vui
của đức tin. Không bao giờ được gạt mối quan tâm loan báo Tin Mừng ra khỏi mọi
hoạt động của Giáo Hội cũng như đời sống cá nhân của người Kitô hữu, nhưng phải
ý thức rõ mình là đối tượng đón nhận Tin Mừng, đồng thời cũng là những thừa sai
của Tin Mừng. Tâm điểm của lời loan báo vẫn luôn như thế: đó là Kerygma (lời
rao giảng cơ bản) về Đức Kitô chịu chết và phục sinh để cứu độ thế giới,Kerygma
về tình yêu tuyệt đối và trọn vẹn của Thiên Chúa đối với mọi người nam cũng như
nữ, đạt đến tột đỉnh trong việc Thiên Chúa sai Con Một hằng hữu của Người là
Chúa Giêsu, Đấng không ngại nhận thân phận nghèo hèn của bản tính loài người
chúng ta, yêu thương và cứu chuộc bản tính ấy khỏi tội lỗi và sự chết, bằng
việc hiến mình trên thập giá.
Trong kế hoạch yêu thương được
thể hiện nơi Đức Kitô, đức tin vào Thiên Chúa trước hết là một hồng ân và một
mầu nhiệm mà chúng ta phải đón nhận trong lòng và trong cuộc sống, và phải luôn
luôn tạ ơn Chúa vì hồng ân ấy. Đồng thời đức Tin còn là một ân huệ được ban cho
chúng ta để chia sẻ cho người khác; là một nén bạc chúng ta nhận được để sinh
lời; là ánh sáng không được đem giấu đi, nhưng phải soi sáng cho cả nhà. Đức
Tin là ân huệ quan trọng nhất được ban cho cuộc đời chúng ta mà chúng ta không
được phép giữ lại cho riêng mình.
Loan báo trở thành bác ái
"Khốn thân tôi nếu tôi
không loan báo Tin Mừng!", Thánh Phaolô nói như thế (1 Cr 9, 16). Lời này
vang dội với sức thúc bách mỗi người Kitô hữu và mỗi cộng đoàn Kitô hữu trên
mọi châu lục. Ngay cả đối với các giáo hội tại các xứ truyền giáo, phần lớn là
các giáo hội non trẻ, mới lập, hoạt động truyền giáo đã trở thành một chiều
kích tự nhiên, cho dù chính các giáo hội này vẫn còn cần đến các nhà truyền
giáo. Nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ từ khắp nơi trên thế giới, rất đông giáo dân
và thậm chí cả gia đình sẵn lòng rời bỏ quê hương mình, rời bỏ các cộng đoàn
mình và đi đến các giáo hội khác để làm chứng và loan báo Danh Chúa Kitô, nhờ
Người mà nhân loại tìm được ơn cứu độ. Đây là một biểu hiện của sự hiệp thông
sâu xa, sự chia sẻ và bác ái giữa các giáo hội, để mọi người có thể nghe và
nghe lại lời loan báo có sức chữa lành, và có thể đến với các Bí Tích, nguồn
mạch đời sống đích thực.
Cùng với dấu chỉ siêu vời của
đức tin được biến đổi thành đức ái này, tôi ghi nhận và biết ơn các Hội Giáo
hoàng Truyền giáo, công cụ của sự hợp tác trong sứ vụ phổ quát của Hội Thánh
trên thế giới. Qua hoạt động của các Hội truyền giáo này, việc loan báo Tin
Mừng còn trở thành hành động giúp đỡ tha nhân, thúc đẩy đối xử công bằng với
những người nghèo khổ nhất, đưa giáo dục về tận những thôn làng xa xôi nhất,
trợ giúp y tế tại các vùng sâu vùng xa, giải phóng khỏi cảnh khốn cùng, giúp
những người bị gạt ra lề xã hội tìm lại được quyền sống, nâng đỡ sự phát triển
các dân tộc, khắc phục những chia rẽ sắc tộc, tôn trọng sự sống ở mọi giai đoạn
của nó.
Anh chị em thân mến, tôi khẩn
cầu Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trên việc rao giảng Tin Mừng cho các dân
tộc, đặc biệt trên những ai đang loan báo Tin Mừng, để Ân Sủng của Thiên Chúa
làm cho công cuộc rao giảng Tin Mừng tiến bước vững vàng trong lịch sử thế
giới. Cùng với Chân phước John Henry Newman, tôi muốn cầu nguyện rằng:
"Lạy Chúa, xin đồng hành với các nhà truyền giáo tại các xứ truyền giáo,
xin đặt trên môi miệng họ những lời lẽ chính đáng, xin làm cho công lao khó
nhọc của họ sinh nhiều hoa trái." Lạy Trinh Nữ Maria, Mẹ là Mẹ Hội Thánh
và là Ngôi Sao dẫn đường loan báo Tin Mừng, xin đồng hành với tất cả các thừa
sai Tin Mừng.
Vatican, ngày 6 tháng 1 năm
2012.
Đại lễ Chúa Hiển Linh
Bênêđictô XVI, giáo hoàng
(Bản dịch của Ủy ban Loan Báo
Tin Mừng / HĐGMVN)
3. Hãy đi khắp thế gian.
(Trích trong 'Manna')
Suy Niệm
"Hãy đi khắp thế giới,
loan báo Tin Mừng..."
Lời Đức Giêsu mời gọi làm chúng
ta nhức nhối.
Thế giới chẳng phải ở đâu xa.
Thế giới là quê hương tôi với gần 80 triệu dân. Thế giới là những người tôi vẫn
gặp, những nơi tôi vẫn sống. Thế giới ấy, chân tôi chưa một lần đi hết, miệng
tôi chưa một lần loan báo tin vui.
Tôi có lòng tin không? Tôi có
dám tin Lời Chúa không?
Chúa hứa cho những ai tin được
khả năng trừ quỷ, nghĩa là giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô lệ, khả
năng chữa bệnh để xoa dịu nỗi đau của trần gian, khả năng nói những ngôn ngữ
mới để đem lại hiệp nhất. Các tông đồ đã tin và thấy Chúa cùng làm việc với
mình. Họ chẳng bao giờ cô đơn trên bước đường rao giảng.
Có nhiều cách loan Tin Mừng,
nhiều cách truyền giáo.
Cách thứ nhất là bằng chính
cuộc sống bản thân. Nếu các Kitô hữu đều siêu thoát danh lợi, sống trung thực,
thanh khiết, sống chung thủy, yêu thương... Một Kitô hữu nghèo mà vui tươi,
hạnh phúc, thì đó là một lời chứng đáng tin cậy.
Làm cho xã hội được tốt đẹp
hơn, đó cũng là một cách loan báo Tin Mừng rất hiệu quả. Kitô giáo phải góp
phần xây dựng một thế giới hòa bình và huynh đệ, công bằng và ấm no, nơi nhân
phẩm của từng người được tôn trọng, nơi bóng tối của sự ích kỷ tàn nhẫn bị đẩy
lui.
Mẹ Têrêxa Calcutta đã âm thầm
loan báo Tin Mừng bằng những cử chỉ nhân ái với bao người cùng khổ. Mẹ đã đi
nhiều nơi trên thế giới để lập các cộng đoàn.
Còn thánh Têrexa nhỏ đã truyền
giáo tại chỗ bằng lời cầu nguyện và những hy sinh nhỏ bé. Chị là nữ tu dòng
Kín, sống trong bốn bức tường, nhưng lại được phong làm bổn mạng các xứ truyền
giáo. Chị đã đi khắp thế giới, không phải bằng đôi chân, nhưng bằng lòng ước ao
của một trái tim cháy bỏng.
Phải sống sao để người ta thắc
mắc, đặt câu hỏi. Nhưng cũng phải sẵn sàng trình bày câu trả lời.
Dù bạn chẳng uyên thâm về giáo
lý nhưng hãy bập bẹ nói về Chúa bằng kinh nghiệm của bạn.
Truyền giáo là giới thiệu cho
người khác Đấng tôi đã quen. Có thể người ấy đã biết Đấng này từ lâu rồi.
Anrê đã gọi Simon, Philipphê đã
gọi Nathanaen đến gặp Chúa. Cần tập đến với người khác như Đức Giêsu đã đến với
người phụ nữ Samari. Hãy xin nước uống, trước khi nói về Nước Hằng Sống. Hãy
tìm hiểu người đối diện trước khi loan báo Tin Mừng. Chúng ta cần thấm nhuần
văn hóa dân tộc thì mới biết cách nói về Chúa Cha cho đồng bào mình.
Nếu cả đời, mỗi Kitô hữu mời
được một người theo đạo, thì nguyện ước của Đấng Phục Sinh được thành tựu.
Gợi Ý Chia Sẻ
Thánh Têrêxa nhỏ đã được tôn
phong làm tiến sĩ Hội Thánh. Bạn nghĩ gì về kiểu truyền giáo bằng cầu nguyện và
hy sinh của chị? Bây giờ có hợp thời không?
Mẹ Têrêxa hiến đời mình cho
người cùng khổ, bệnh tật, không phân biệt tôn giáo, màu da... Bạn nghĩ gì về
kiểu truyền giáo này? Nó có đánh động trái tim con người hôm nay không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của
con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì
hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất. Đó là
Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu.
Chính tình yêu làm cho Hội
Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ
ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy Chúa Giêsu, cuối cùng con
đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy
chỗ đứng của con trong Hội Thánh: nơi Trái Tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu,
và như thế con sẽ là tất cả, vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh.
Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con được thực hiện.
(dựa theo lời của thánh Têrêxa)
4. Hãy loan báo Tin Mừng – Mc
16,15-20.
(Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang
Kiệt)
Một đạo sĩ hỏi các đệ tử: Các
con có biết khi nào đêm tàn và ngày xuất hiện, khi nào ánh sáng tới và bóng tối
lui đi không? Các đệ tử thi nhau trả lời: Thưa thày, có phải đêm tàn và ngày
xuất hiện là khi từ xa nhìn một đoàn vật người ta có thể phân biệt được con nào
là con bò và con nào là con trâu không? Thày lắc đầu: Không phải. Đệ tử khác
trả lời: Thưa thày có phải ánh sáng tới và bóng tối lui là khi từ xa nhìn vào
vườn cây, người ta có thể phân biệt được cây nào là cây xoài cây nào là cây mít
không? Thày vẫn lắc đầu: Không phải. Thấy không ai trả lời được, thày mới giải
nghĩa: Đêm tàn và ngày xuất hiện, ánh sáng tới và bóng tối lui là khi nào ta
nhìn vào mặt người xa lạ và nhận ra đó là anh em mình.
Thật là khó hiểu. Tuy trên đời
ta thấy có nhiều thứ ánh sáng. Có ánh sáng mặt trăng mặt trời. Có ánh sáng đèn
dầu, đèn điện. Có những ánh sáng như tia X, tia hồng ngoại. Nhưng tất cả những
ánh sáng đó chỉ giúp ta nhìn rõ sự vật. Không thấy có thứ ánh sáng nào soi vào
mặt người xa lạ mà biến người ấy thành người thân của mình.
Mẹ Têrêxa dường như đã tìm ra
thứ ánh sáng ấy.
Mẹ Têrêxa là một nữ tu người
Anbani, được sai đến phục vụ người nghèo tại Ấn độ. Đến Ấn độ, thấy người nghèo
khổ quá tội nghiệp. Biết bao người hấp hối ngoài lề đường. Chết rồi xác bị
quẳng vào đống rác như xác thú vật. Biết bao trẻ thơ bị bỏ rơi. Biết bao gia
đình chui rúc trong các căn nhà ổ chuột. Biết bao người đói khát không đủ cơm
ăn áo mặc. Mẹ lăn xả vào phục vụ người nghèo.
Một hôm Mẹ đi thăm một ông già
cô đơn trong căn lều tồi tàn. Bước vào lều Mẹ động lòng thương cảm. Vì tất cả
đồ đạc chỉ là một mớ giẻ rách. Căn lều bụi bặm bẩn thỉu ngoài sức tưởng tượng.
Và nhất là ông già thu mình lại không muốn giao tiếp với ai. Mẹ chào hỏi ông
cũng không buồn trả lời. Mẹ xin phép dọn dẹp căn lều ông cũng làm thinh. Đang
khi dọn dẹp, Mẹ thấy trong góc lều có một cây đèn dầu bụi bám đen đủi. Sau khi
lau chùi, Mẹ kêu lên: Ô, cây đèn đẹp quá. Ông già nói: Đó là cây đèn tôi tặng
vợ tôi ngày cưới. Từ khi bà ấy chết, tôi không bao giờ đốt đèn nữa. Thấy ông đã
cởi mở, Mẹ Têrêxa đề nghị: Thế ông có bằng lòng cho các chị nữ tu mỗi ngày đến
thăm và đốt đèn cho ông không? Ông đồng ý. Từ đó mỗi buổi chiều, các chị tới
thăm ông, dọn dẹp nhà cửa, nói chuyện với ông. Ngọn đèn ấm áp trong căn lều ấm
cúng. Ông trở nên vui vẻ hơn. Ông đã đi thăm mọi người. Mọi người đến thăm ông.
Cuộc đời ông vui tươi trở lại.
Trước kia cuộc đời ông tăm tối
không phải vì ông không thắp đèn. Nhưng vì ngọn đèn trong trái tim ông đã tắt.
Trái tim khép kín nên ông mất niềm tin vào con người, vào cuộc sống. Ông nhìn
mọi người như thù địch. Từ ngày các nữ tu đến đốt đèn đời ông vui lên, sáng
lên. Đời ông sáng lên không phải vì có ngọn đèn dầu hoả soi sáng. Nhưng vì trái
tim ông bừng sáng. Ngọn đèn tâm hồn ông rạng rỡ. Tâm hồn ông cởi mở và ông nhìn
thấy mọi người là anh em. Thứ ánh sáng ấy ta thấy trong Phúc Âm. Khi người
Samaritano nhân hậu cúi xuống săn sóc, băng bó vết thương cho người bị nạn bên
đường. Hai người nhìn nhau. Một làn ánh sáng loé lên. Và họ nhận ra nhau là anh
em.
Cứ như thế Mẹ Têrêxa miệt mài
phục vụ người nghèo. Lập những trung tâm đón tiếp những người hấp hối, săn sóc
để họ được chết, được chôn cất như một con người. Nuôi trẻ mồ côi. Xây bệnh
viện. Xây trường học. Công việc càng ngày càng mở rộng. Số người theo Mẹ ngày
càng đông và Mẹ đã lập dòng Nữ tử Thừa sai Bác ái chuyên phục vụ người nghèo. Hiện
nay nhà dòng đã có mặt trên 132 quốc gia. Mẹ được thế giới biết tiếng. Mẹ được
nhiều giải thưởng trong đó có giải Nobel Hoà bình. Năm 1997, khi Mẹ qua đời, 80
nguyên thủ quốc gia, trong đó có phu nhân tổng thống Mỹ Bill Cliton và phu nhân
tổng thống Pháp Jacques Chirac đã đến dự đám tang. Và nước Ấn độ, đa số dân
theo Ấn độ giáo, vốn không ưa đạo Công giáo, đã chôn cất Mẹ theo nghi thức quốc
táng. Hai mươi mốt phát súng đại bác tiễn đưa linh hồn Mẹ về trời.
Mẹ Têrêxa là một nhà truyền
giáo thành công của thế kỷ 20. Vì Mẹ đã biết thắp lên ngọn đèn soi trong đêm
tối. Giữa đêm tối vật chất hưởng thụ, Mẹ đã thắp lên ngọn đèn siêu nhiên của
thiên đàng. Giữa đêm tối rụt rè nghi kỵ Mẹ đã thắp lên ngọn đèn cởi mở tin yêu.
Giữa đêm tối lạnh lẽo cô đơn. Mẹ đã thắp lên một ngọn đèn ấm áp tình người.
Trái tim Mẹ là một ngọn đèn sáng. Ánh sáng ấy toả lan tới muôn người làm cho
mọi người nhận biết khuôn mặt hiền lành khiêm nhường của Đức Kitô và làm cho
mọi người nhìn nhau là anh em.
Vào thời Cộng sản còn mạnh và
còn chống đối Công giáo kịch liệt. Mẹ Têrêxa vẫn có thể lập nhà ở Nga, ở Cuba
và cả ở Việt Nam. Với tấm lòng bác ái, Mẹ đã chiếu toả ánh sáng Tin Mừng khắp
thế giới.
Hôm nay Giáo Hội cầu nguyện cho
việc truyền giáo. Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta góp phần vào việc truyền
giáo. Không gì bằng ta hãy noi gương Mẹ Têrêxa, thắp lên ngọn lửa tin yêu trong
lòng mình, đem ngọn lửa yêu thương phục vụ soi sáng khắp nơi. Thế giới sẽ bừng
sáng và mọi người sẽ nhìn nhận nhau là anh em.
GỢI Ý CHIA SẺ
1- Nhờ đâu Mẹ Têrêxa đến được
cả những nước Cộng sản?
2- Nhờ đâu việc truyền giáo của
Mẹ Têrêxa thành công tốt đẹp?
3- Đời sống bạn là ánh sáng hay
là bóng tối cho những người chung quanh?
4- Bạn quyết tâm làm gì để loan
báo Tin Mừng cho mọi người?
5. Truyền giáo theo gương Mẹ
Têrêsa.
(Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang
Kiệt)
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cầu
nguyện cho việc truyền giáo. Ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị tuyên phong
Mẹ Têrêxa lên bậc Chân Phúc mà ta quen gọi là Á thánh cũng là ngày cầu nguyện
cho việc truyền giáo. Và Đức Thánh Cha khuyên nhủ chúng ta hãy truyền giáo theo
gương Mẹ Têrêxa. Vậy Mẹ Têrêxa là ai và Mẹ đã truyền giáo như thế nào?
1- CUỘC ĐỜI
Mẹ Têrêxa sinh tại nước Anbani
cũ. Mẹ đã xin gia nhập dòng Đức Mẹ Loretto và được sai đi Ấn độ để phục vụ
nguơì nghèo. Khi đến Ấn độ, Mẹ được chứng kiến cả một đại dương mênh mông những
người nghèo đói. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi nằm la liệt ngoài đường. Những người già
cả bệnh tật nằm chờ chết bên những đống rác, và khi chết, bị vất vào đống rác
như một con thú vật. Xúc động trước cảnh nghèo khổ. Mẹ lăn xả vào phục vụ người
nghèo. Việc đầu tiên là mở những trung tâm đón tiếp, đưa những người hấp hối
ngoài đường về, săn sóc để họ được chết như một con người. Rồi mở cửa nhà cô
nhi nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi. Rồi mở bệnh viện chăm sóc chữa trị những người
nghèo khổ. Rồi mở trường cho trẻ em nghèo đến học. Công việc càng ngày càng
phát triển. Số người theo giúp Mẹ càng ngày càng đông. Chẳng bao lâu, một dòng
mới được thành hình với tên Nữ tử Thừa sai Bác ái. Ngoài 3 lời khấn như những
nữ tu khác, còn có lời khấn phục vụ người nghèo. Mẹ được thế giới biết tiếng.
Cả thế giới gọi Mẹ là Mẹ Têrêxa. Khi Mẹ qua đời, 80 nhà lãnh đạo quốc gia trên
toàn thế giới, trong đó có phu nhân tổng thống Mỹ Bill Cliton và phu nhân tổng
thống Pháp Jacques Chirac đã đến nghiêng mình kính cẩn trước thi hài của Mẹ.
Nước Ấn độ có đa số dân theo Ấn độ giáo, vốn không ưa đạo Công giáo, thế mà đã
nghi thức quốc táng cho Mẹ,đã bắn hai mươi mốt phát súng đại bác tiễn đưa linh
hồn Mẹ về thiên đàng.
2- TRUYỀN GIÁO
Mẹ Têrêxa đã truyền giáo cách
nào mà thành công như thế? Thưa, Mẹ đã dùng 4 phương cách sau:
Phương cách thứ nhất: cầu
nguyện. Có nhiều người tưởng Mẹ Têrêxa là con người hoạt động. Không phải thế.
Trước hết Mẹ là con người cầu nguyện. Những giờ cầu nguyện triền miên phát xuất
từ nỗi niềm khao khát Chúa. Cầu nguyện đã đưa Mẹ đến phục vụ người nghèo. Rồi
việc phục vụ người nghèo đã đưa Mẹ trở về với kinh nguyện. Dòng chảy cầu nguyện
liên lỷ không bao giờ ngừng. Có thể nói cuộc đời Mẹ là cuộc đời chiêm niẹm
trong hoạt động.
Phương cách thứ hai: thấm nhuần
Lời Chúa. Mẹ tha thiết yêu mến Lời Chúa. Lời Chúa thấm vào tận mạch máu thớ
thịt, để Mẹ suy nghĩ, nói năng và hành động theo Lời Chúa. Mẹ thường nói: Lời
Chúa phải ở trên đầu ngón tay ta. Theo Mẹ 5 từ ngữ quan trọng khắc ghi tên 5
đầu ngón tay của Mẹ là: You did it for me. Đó là 5 từ tóm tắt 25 chương Tin
Mừng theo thánh Mátthêu: "Mỗi lần các con làm những việc này cho một trong
những anh em bé nhỏ nhất, đó là các con làm cho Thày".
Phương cách thứ ba: yêu mến
người nghèo. Nơi Mẹ, yêu mến người nghèo không phải là cảm tính nhất thời. Yêu
mến người nghèo thực sự phát xuất từ một đức tin sâu xa. Tin thật Thiên Chúa
đang ở trong nhưng người nghèo. Vì yêu mến người nghèo Mẹ đã tự nguyện sống
nghèo. Mẹ sống trong một căn phòng đơn sơ, chỉ có một chiếc giường, một bàn
nhỏ, một ngọn đèn và một chậu nước.
Phương cách thứ tư: phục vụ
bằng tình yêu. Vì tin Chúa đang ngự trong người nghèo, nên phục vụ người nghèo
chính là phục vụ Chúa. Vì thế, phục vụ người nghèo là một bổn phận phải thực
hiện trong khiêm nhường. Phải phục vụ một cách kính cẩn. Phải phục vụ bằng tình
yêu.
Giữa thế kỷ 20 tôn trọng vật
chất, quay lưng lại với đời sống tâm linh, Mẹ Têrêxa đã trở nên một nhân chứng
sống động của thế giới thần linh. Giữa nước Ấn độ xa lạ với Kitô giáo, Mẹ
Têrêxa đã trình bày được khuôn mặt dễ thương dễ mến của Chúa, làm cho mọi người
yêu mến đạo Cháu. Mẹ xứng danh là nhà truyền giáo của thế kỷ 20. Giữa những bế
tắc Mẹ đã khai thông một lối đi. Lối đi vào thẳng trái tim con người. Trong
bóng tối dày đặc, Mẹ đã thắp lên một ngọn đèn. Ngọn đèn đó chiếu lên ánh sáng
niềm tin. Giữa trần gian lạnh lẽo, Mẹ đã đốt lên ánh lửa yêu mến. Ánh lửa đó
sưởi ấm tình người.
Năm 2004 sắp tới được Hội đồng
Giám mục Việt Nam chọn làm Năm Truyền Giáo. Chúng ta hãy noi gương Mẹ Têrêxa,
biết tha thiết cầu nguyện, biết yêu mến Lời Chúa, nhất là biết yêu mến người
nghèo và biết phục vụ bằng tình yêu. Để mỗi người Công giáo thực sự là một ngọn
đèn chiếu toả ánh sáng của Chúa. Để mỗi người Công giáo là một niềm vui cho
những người chung quanh.
Lạy Chân Phúc Têrêxa, xin cầu
cho chúng con. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1- Mẹ Têrêxa đã truyền giáo
bằng những phương cách nào?
2- Trong hoàn cảnh của bạn, bạn
có thể thực hiện phương cách nào trong 4 phương cách của Mẹ Têrêxa để truyền
giáo?
3- Qua cuộc đời Mẹ Têrêxa, bạn
thấy ngày nay còn có thể truyền giáo được không?
6. Người châu Á truyền giáo cho
người Á châu.
(Mc 16, 15-20)
(Trích trong 'Niềm Vui Chia
Sẻ')
Từ ngày 5 đến ngày 8.1.1999,
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến viếng thăm Ấn Độ. Cao điểm của chuyến
viếng thăm lần này là nghi thức công bố Tông Huấn về "Giáo Hội tại Á
Châu". Tông huấn này là một đúc kết thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục
họp tại Rôma hồi tháng 4.1999.
Chọn Ấn Độ làm nơi công bố Tông
Huấn "Giáo Hội tại Á Châu", Đức Thánh Cha muốn hướng các dân tộc ở Á
Châu tới các dân tộc Á Châu, tới đồng bào của mình tại lục địa mênh mông rộng
lớn này với hơn 3 tỷ người, trong đó chỉ có 3% là người Công Giáo. Những nơi mà
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mong mỏi đến viếng thăm nhất hẳn phải là Đài
Loan, Hồng Kông, Trung Hoa lục địa và đặc biệt là Việt Nam. Thế nhưng cho đến
nay người ta vẫn cứ nại đến lý do chính trị và quan hệ ngoại giao để không cho
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến viếng thăm Giáo Hội ở phần đất này.
Ấn Độ là một quốc gia đang bị
xâu xé vì tinh thần bất khoan dung. Trong những năm gần đây, người ta ước tính
là đã có gần 150 vụ tấn công nhắm vào nhân sự và các cơ sở của Kitô Giáo. Nhiều
mục sư và linh mục bị sát hại, nhiều nữ tu bị bạo hành, nhiều nhà thờ bị đốt
phá. Nhân dịp Đức Thánh Cha viếng thăm Ấn Độ, nhóm Ấn Giáo cực đoan đòi Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II lên án các cuộc trở lại Công Giáo cũng như xin lỗi
người Ấn Độ về những phương pháp truyền giáo cho người Ấn Độ trong quá khứ. Chính
bầu khí bất khoan dung ấy đã khiến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chọn Ấn Độ làm
nơi để công bố Tông Huấn "Giáo Hội tại Á Châu".
Trong Thư Mục Vu Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam gởi toàn thể Dân Chuá vào khoá họp thường niên từ 2-7/10/2000 tại
Hà Nội, các Giám Mục đã viết: "Thật là phấn khởi vô cùng khi nghe lời Đức
Gioan Phaolô II mở đầu Tông Huấn: "Giáo Hội tại Á Châu ca lên những lời
ngợi khen Thiên Chúa cứu độ loài người" (GA. Số 1). "Đức Giêsu Kitô
Đấng Cứu Thế đã đến trần gian làm một người Á Châu. Ngài đã sinh ra, đã chết và
sống lại tại Thánh Địa, một miền đất nhỏ bé của miền Tây Á Châu. Thánh Địa đã
trở thành mảnh đất của Lời Hứa niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại" (GA.
Số 1). "Thế nhưng cho tới nay nhiều người Á Châu vẫn chưa nhận biết Tin
Mừng để trở thành Kitô hữu" (Thư MV. Số 2).
"Năm nay, Ngày Thế Giới
Truyền Giáo mang một ý nghĩa phong phú trong ánh sáng của Đại Năm Thánh, một
năm hồng ân, cử hành Mầu Nhiệm Cứu Độ từ 2000 năm, kể từ ngày sinh của Đức
Giêsu Kitô là vị Thừa Sai đầu tiên và vĩ đại của Chúa Cha. Hội Thánh tiếp nối
sứ mạng thừa sai của Chúa Kitô trong thời gian, qua hành động loan báo Tin Mừng
và làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô. Năm thánh 2000 là một thời gian thuận tiện
để toàn thể Hội Thánh, nhờ Thánh Thần, có một hứng khởi thừa sai mới. Vì thế,
Đức Thánh Cha mới gọi cách đặc biệt và chân thành mọi người đã được rửa tội hãy
trở nên sứ giả của Tin Mừng". "Đây là một sứ vụ liên quan đến mọi
Kitô hữu, mọi giáo phận và giáo xứ, mọi tổ chức và hiệp hội của Hội Thánh"
(RM. Số 2). "Trong những cách thế khác nhau, mọi người được mời gọi tiếp
tục sứ vụ của Chúa Giêsu trong Hội Thánh". "Mỗi người được mời gọi
cộng tác tuỳ theo hoàn cảnh sống của riêng mình. Trong mùa này, một mùa của ân
sủng và lòng thương xót, tôi đặc biệt ý thức rằng tất cả sức lực của Hội Thánh
phải dành cho việc Phúc Âm Hoá Mới và Truyền Giáo. Không tín hữu nào, không tổ
chức nào trong Hội Thánh có thể trốn tránh nhiệm vụ tối cao là loan báo Đức
Kitô cho mọi người". (x. RM số 3). Toàn thể sứ vụ của Hội Thánh và đặc biệt
việc truyền giáo cần đến những tông đồ quyết tâm kiên trì cho đến cùng, trung
thành với sứ vụ đã lãnh nhận, bằng cách nào bước đi trên cùng con đường Đức
Kitô đã đi qua, "con đường nghèo khó, vâng phục, phục vụ và hy sinh bản
thân, cho cả đến chết..." (TG. Số 5). Trong công việc này, người Kitô hữu
không đơn độc. Chúa không bao giờ bỏ rơi những ai Ngài kêu gọi cộng tác vào
công việc phục vụ của Ngài. "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới
đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy... và hãy
biết rằng Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (X. Mt 28,18-20).
Sự hiện diện mãi mãi của Chúa trong Hội Thánh, nhất là trong Lời Chúa và các bí
tích, là một bảo đảm cho hiệu năng của công cuộc truyền giáo.
Viễn cảnh của Đại Năm Thánh mà
chúng ta đang cử hành, dẫn đưa chúng ta tới một sự dấn thân truyền giáo hăng
say hơn. Đã 2000 năm, kể từ khởi sự công cuộc truyền giáo, vẫn còn lãnh vực
rộng lớn về địa dư, nhân văn và xã hội, trong đó Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài
chưa thấm nhập vào, cách riêng đối với chúng ta, người Á châu ở trên châu lục
này. Làm sao chúng ta có thể không nghe lời mời vang lên từ hoàn cảnh này?
Người Châu Á phải loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô cho người Á Châu, vì Chúa
Giêsu là người Á Châu. Tại sao người Á Châu lại không nhận biết Ngài?
Thưa anh chị em,
Cánh đồng truyền giáo thật rộng
lớn và nhiều việc còn phải làm: vì thế sự cộng tác của mọi người thật cần
thiết. Thật vậy, không ai nghèo nàn đến nỗi không có gì để ban tặng. Trước tiên
chúng ta tham dự vào hoạt động truyền giáo bằng lời cầu nguyện, bằng những hy
sinh và dâng hiến những đau khổ cho Thiên Chúa. Đó là loại cộng tác đầu tiên mà
mọi người có thể trao tặng. Cũng quan trọng là đừng bỏ qua sự trợ giúp kinh tế
tài chánh cần thiết cho sự sống còn của biết bao Giáo Hội địa phương.
Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta,
khi cử hành Năm Thánh 2000, "toàn thể Hội Thánh càng dấn bước vào một Mùa
Vọng truyền giáo mới, chúng ta phải gia tăng nhiệt tình tông đồ để chuyển giao
cho người khác ánh sáng và niềm vui của đức tin... Thánh Thần của Thiên Chúa là
sức mạnh của chúng ta. Thánh Thần, Đấng biểu lộ quyền năng trong sứ vụ của Đức
Giêsu khi Ngài được sai đi "loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó... Và loan
báo một năm hồng ân của Chúa", đã đổ tràn trong tâm hồn của mọi tín hữu (X.
Rm 5,5), giúp chúng ta trở nên chứng nhân của Chúa".
Thưa anh chị em,
Truyền giáo không chỉ là rao
giảng một giáo lý mà thiết yếu là chia sẻ một cuộc sống yêu thương. Đây chính
là cốt lõi mà Chúa Giêsu cô đọng trong giới răn mến Chúa và yêu người. Trong
một xã hội mà Kitô Giáo chỉ là thiểu số thì truyền giáo đối với Kitô hữu hiện
nay là quyết tâm sống như thế nào để rao giảng một thứ Đạo, đó là "Đạo của
tình thương".
Mẹ Têrêsa Calcutta, Ấn Độ, đã
định nghĩa về một nhà truyền giáo, đó là một tín hữu Kitô say mê Chúa Giêsu đến
độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến
Ngài". Mẹ Têrêsa không những chỉ làm cho người ta biết và yêu mến Chúa
Giêesu bằng những lời nói suông, nhưng mẹ nói về Chúa Giêsu, mẹ tỏ bày gương
mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ của mẹ. Do đó,
truyền giáo thiết yếu đối với Mẹ Têrêsa là dùng cả cuộc sống của mình để làm
cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu.
7. Tinh thần truyền giáo (Lc
18, 1-8)
(Trích trong 'Với Cả Tâm Tình'
– ĐGM. Vũ Duy Thống)
"Không biết khi Con Người
đến, liệu còn gặp thấy niềm tin trên mặt đất nữa không?". Trang Tin Mừng
hôm nay được kết thúc như thế.
Có thể đó là câu hỏi một thoáng
bâng khuâng Chúa Giêsu thốt lên cho riêng mình Người. Cũng có thể đó là câu hỏi
dự báo một tình huống không vui Chúa Giêsu cảnh giác cho các môn đệ. Có khi câu
hỏi đó đợi chờ một lời đáp tích cực mở ra cho lối sống đức tin lạc quan. Và
biết đâu, câu hỏi đó lại chẳng tố giác một thực trạng tiêu cực đang dần dà bào
mòn niềm tin tôn giáo?
Nhưng đặt trong bối cảnh của
Chúa Nhật cầu cho việc truyền giáo, theo tinh thần của các bài đọc, câu hỏi ấy
đã ẩn chứa một lời giải đáp. Đó là: để lòng tin còn mãi trên mặt đất, mọi thành
phần của Dân Chúa cần phải sống tinh thần truyền giáo.
1) Tinh thần truyền giáo ấy
được nuôi dưỡng bằng sự dung hòa giữa cầu nguyện và hoạt động.
Nói đến truyền giáo người ta
thường nghĩ là phải dấn thân làm việc truyền giáo, và ai càng làm được nhiều,
người ấy lại càng được xem là nhà truyền giáo lớn. Thực ra, quan niệm ấy cũng
đúng, nhưng không đủ, bởi dù không phủ nhận những kết quả lớn lao trong lịch sử
Giáo Hội do hoạt động truyền giáo mang lại, nhưng bao giờ cũng thế, bên trong
những hoạt động ấy còn là cả một tinh thần cầu nguyện tích cực của bản thân các
nhà truyền giáo cũng như của mọi thành phần Dân Chúa.
Thiếu cầu nguyện, hoạt động sẽ
không kết quả, hoặc sẽ lái kết quả sang một hướng khác có nguy cơ "sáng
danh tôi, tối Danh Chúa". Vắng cầu nguyện, hoạt động có thể trở thành nguy
hại, nó đồng nghĩa với náo động nếu không muốn nói là khua động ầm ĩ hoặc khuấy
động ồn ào. Quên cầu nguyện, hoạt động chỉ là hời hợt mang tính phong trào bùng
lên đó nhưng rồi cũng lịm tắt đó. Bạo phát bạo tàn, mau xộp mau xẹp! Bỏ cầu
nguyện, hoạt động coi chừng chỉ còn là một việc cá nhân, dẫu bỏ ra nhiều công
sức, nhưng vẫn không phải là hoạt động của Hội Thánh vốn luôn được nuôi dưỡng
phong phú bởi nguồn ơn Chúa Thánh Thần.
Cầu nguyện là linh hồn của hoạt
động truyền giáo. Nó đem đến cho những hoạt động một sức sống kín múc tận nguồn
sứ mạng.
Bài đọc thứ nhất kể lại một
hình ảnh sống động cho thấy mối tương liên không thể tách rời giữa việc Môsê
giơ tay cầu nguyện và việc Giosuê đánh bại quân Amalếch. Khi Môsê hạ tay xuống,
sức mạnh của ông Giosuê không còn nữa, nhưng khi ông giơ tay lên, phần thắng đã
nghiêng về phía Giosuê. Chiến thắng ấy không riêng của Môsê hay riêng của
Giosuê, mà là của Môsê cùng với Giosuê, là dung hòa của cầu nguyện và hoạt
động, là tổng hợp của ơn thánh Chúa và nỗ lực con người.
Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu
đã được mừng kính vào đầu tháng mười này cũng là một hình ảnh khác minh họa cho
sự dung hòa giữa cầu nguyện và hoạt động truyền giáo. Chín năm khuôn mình trong
nhà kín Lisieux, chưa hề làm việc truyền giáo bên ngoài, thế nhưng chỉ bằng hy
sinh cầu nguyện cho các vị thừa sai và cho công cuộc rao giảng Tin Mừng, thánh
nữ đã được Giáo Hội đặt làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh
Phanxicô Xaviê một đời bươn chải giảng giải đạo Chúa đến tận miền xa Châu Á.
Bản chất của Giáo Hội là truyền
giáo, nên có thể nói được rằng không bao giờ Giáo Hội thôi truyền giáo. Bốn
phần năm dân số địa cầu chưa biết Chúa, nên Giáo Hội phải truyền giáo đã đành,
nhưng ngay cả một phần năm đã biết Chúa, Giáo Hội cũng phải tái truyền giáo
nữa. Xem như thế, truyền giáo vừa là sứ mạng, vừa là số mạng, tức là sự sống
còn của Giáo Hội. Và tinh thần truyền giáo ấy một khi được hun đúc đều đặn bằng
cầu nguyện và hoạt động, ta có quyền hy vọng khi Chúa Kitô đến, Người vẫn thấy
niềm tin trên mặt đất.
2) Tinh thần truyền giáo ấy
được thể hiện khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện.
Được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện
dung hòa với hoạt động cây truyền giáo nhất định sẽ vươn lên, nhưng không thể
không biết đến yếu tố thời tiết, mưa thuận gió hòa, hoặc nắng hạn mưa giông.
"Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống", đó là kinh nghiệm trồng cây.
Song một cây lành như cây truyền giáo phải biết chứng minh bằng phẩm chất của
mình. Nói khác đi, tinh thần truyền giáo cũng phải được chứng minh bằng chí bền
sứ mạng, nghĩa là vừa kiên tâm thực hiện những điều tốt, vừa kiên gan chịu đựng
ngay cả những điều xấu nữa (thánh Augustinô), phải bền chí khi thuận tiện cũng
như khi không thuận tiện.
Khi thuận tiện là khi chí bền
truyền giáo giúp ta tỉnh táo đừng để mất mình trong hoạt động đến nỗi quên đi
cầu nguyện, giúp ta phân biệt rõ ràng đâu là đóng góp nhỏ nhoi của mình và đâu
là ơn ban vô cùng to lớn của Thiên Chúa, và còn mãi giúp ta không chạy theo
những thành công trước mắt để sau này khỏi phải trả giá đắng cay trắng tay thất
vọng. Trong một chừng mực nào đó, biết đâu lối sống của ông thẩm phán bạo ngược
"chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì" trong bài Phúc
Âm lại chẳng có vài tương đồng với quan niệm háo thắng hoặc đắc thắng của cách
truyền giáo thời Trung cổ, vốn xem Kitô giới như một xã hội lý tưởng, nên cố mà
đưa người ta vào bằng chinh phục (truyền giáo) hoặc gắng mà ép người ta về bằng
cả chinh phạt nữa (thập tự chinh)?
Xem ra kiên tâm thực hiện những
điều tốt trong truyền giáo vào thời thuận tiện cũng không ít vấn đề.
Khi không thuận tiện là khi chí
bền truyền giáo không chỉ giúp ta chịu đựng những khắc nghiệt thường xuyên, mà
còn giúp ta biết tận dụng hoàn cảnh để mà thanh luyện tâm hồn. Nếu những hoạt
động phải chấp nhận giới hạn ngoài ý muốn, thì chí bền như một mạch điện tự
động "kiểm soát lợi suất" sẽ bù lại những giới hạn ấy bằng một thao
thức phong phú của lời nguyện cầu. Và nếu như hoàn cảnh cụ thể không cho phép
có một hoạt động bên ngoài nào nữa, thì vẫn còn đó mênh mông một phương tiện
truyền giáo bằng gương sáng tình mến, bằng chứng tá đức tin và bằng cách sống
tốt đẹp đời Kitô của mình.
Điều đáng sợ không phải là hoàn
cảnh khắc nghiệt, mà là chính mình không đủ chí bền mà vượt qua những khắc
nghiệt ấy. Trong ý tưởng này, có lẽ rất thích hợp khi đặt hình ảnh người đàn bà
góa bụa của bài Phúc Âm, nhiều lần đến quấy rầy ông thẩm phán mong được minh
xét minh định minh oan, ở đây như một cổ võ sống động cho chí kiên bền.
Và dầu hoàn cảnh thuận tiện hay
không (bài đọc thứ hai), chí truyền giáo thiết tưởng cũng là biểu tỏ của niềm
hy vọng, là tình mến khởi đi từ một đức tin sống động vào Thiên Chúa là Cha
nhân ái luôn muốn sự tốt lành trong ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Được như
thế, chắc chắn khi Chúa Kitô trở lại vẫn thấy niềm tin còn trên mặt đất trong
chí bền của Giáo Hội là thân mình Người.
Ước mong rằng suy nghĩ trên sẽ
trở nên ý lực cho cuộc sống và trở nên ý nguyện trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo
hôm nay.
8. Thầy Ở Cùng Anh Em.
(Trích trong 'Manna')
Suy Niệm
Truyền giáo là một mệnh lệnh và
cũng là một ước mơ của Chúa Phục Sinh: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân
trở thành môn đệ."
Ngài đòi ta phải ra đi loan báo
Tin Mừng, nhưng cuối cùng là phải giúp người khác trở thành môn đệ của Chúa
Giêsu, nghĩa là có tương quan thân thiết với Ngài, dám sống như Ngài, sống cho
Cha và con người.
Đấng Phục Sinh nắm quyền trên
cả thế giới, nên Ngài sai chúng ta đến với mọi dân tộc. Tin Mừng không còn bị
giới hạn trong mảnh đất Israel, nhưng lan rộng khắp trái đất (x. Mt 10,5). Ngày
nào còn một người chưa trở thành môn đệ, ngày ấy trách nhiệm chúng ta vẫn còn.
"Bằng cách làm phép Rửa
cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Phép Rửa khiến
người ta trở thành môn đệ Đức Kitô, và đi vào tương quan với Ba Ngôi Thiên
Chúa.
"Bằng cách dạy bảo họ tuân
giữ mọi điều Thầy truyền cho anh em", như thế các môn đệ thuộc bất cứ thời
đại nào đều có một điểm chung, đó là cùng tuân giữ toàn bộ giáo huấn của Chúa.
"Và đây Thầy ở cùng anh em
mọi ngày cho đến tận thế" Đây không phải là một lời hứa cho tương lai,
nhưng là một điều đang xảy ra trong hiện tại. Chúa Giêsu thật là Emmanuel (Mt
1,23), Ngài ở cùng Giáo Hội, ở cùng các môn đệ, Ngài ở bên họ trong mọi bước
đường rao giảng (Mc 16,20).
Khi nhìn đến quê hương Việt
Nam, chúng ta thấy hơn 70 triệu người chưa biết Chúa. Chúng ta có trách nhiệm
loan báo Tin Mừng, có bổn phận nói về Chúa cho họ, nói bằng lời và nói bằng
cuộc sống cụ thể. Làm sao qua cuộc sống của tôi: yêu thương, tha thứ, hy sinh
phục vụ, bình an vui tươi, người ta gặp được Đấng Vô Hình mà gần gũi? Làm sao
tôi có thể trả lời được những câu hỏi, soi sáng được những vấn đề nhức nhối của
họ bằng ánh sáng Tin Mừng?
Truyền giáo không phải là tuyên
truyền hay mua chuộc, cũng không phải là áp đặt một cách tinh vi, Truyền giáo
là hát lên niềm vui chất chứa nơi lòng mình, là tỏa hương tự nhiên như đoá hoa.
Truyền giáo là hơi thở của một Giáo Hội đầy sức sống Thánh Thần.
Chúng ta phải biếu Chúa Giêsu
cho con người hôm nay. Nhưng trước hết chúng ta phải có Chúa Giêsu, và phải
biết lắng nghe con người.
Gợi Ý Chia Sẻ
Theo ý bạn, tại sao ít người
Việt Nam theo đạo Công Giáo? Có gì cần sửa đổi để người khác dễ chấp nhận đạo
chúng ta hơn không?
Cha Đắc Lộ đã đi truyền giáo ở
Việt Nam và đã đóng góp nhiều cho việc hình thành chữ Quốc Ngữ. Theo bạn, người
Công Giáo Việt Nam hôm nay có thể làm được điều gì cho quê hương Cha Đắc Lộ?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Chúa đã muốn trở nên con của
loài người, con của trái đất, con của một dân tộc. Chúa vẫn yêu mến dân tộc của
Chúa dù họ từ khước Tin Mừng và đóng đinh Chúa vào thập giá. Xin cho chúng con
biết yêu mến quê hương, một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu sau những năm dài
chiến tranh, một quê hương đang mở ra trước thế giới nhưng lại muốn giữ gìn bản
sắc dân tộc và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.
Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên trong sự an toàn và tiện
nghi vật chất, nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau, và làm một điều gì đó
thật cụ thể cho những đồng bào quanh chúng con. Ước gì chúng con biết phục vụ
đất nước bằng khối óc, quả tim và đôi tay. Và ước gì chúng con biết khiêm tốn
cộng tác với muôn người thiện chí.
9. Chứng tá.
Truyền giáo là nhiệm vụ của mọi
Kitô hữu. Đây là điều công đồng Vaticanô II nhắc đi nhắc lại nhiều lần: việc
rao giảng Tin Mừng là bổn phận chính yếu. Bổn phận căn bản của Giáo hội và mỗi
Kitô hữu. Công đồng đã làm nổi bật vấn đề truyền giáo và đã định nghĩa Giáo hội
là Giáo hội truyền giáo và coi việc truyền giáo là nghĩa vụ tông đồ của mỗi
Kitô hữu. Theo công đồng, không một tín hữu nào đáng gọi là tín hữu mà có thể
khước từ nhiệm vụ truyền giáo. Việc truyền giáo không thể là một việc tùy sở
thích, nhưng mỗi tín hữu phải coi đây là vấn đề sống đạo, vấn đề sinh tồn của
Giáo hội và là trách nhiệm của chính mình.
Đối với người giáo dân, qua sắc
lệnh về tông đồ giáo dân. Công đồng còn cho thấy vai trò quan trọng của người
giáo dân trong việc truyền giáo, vai trò là men, là muối, là ánh sáng, là chứng
nhân giữa đời. Bởi vì giáo sĩ không thể sống chân bùn tay lấm nơi đồng ruộng
với những nông dân; giáo sĩ không thể gồng gánh theo chân những người buôn bán
đi vào đầu đường xó chợ; giáo sĩ không thể đầu tắt mặt tối làm việc trong những
cơ xưởng, nhà máy, công trường... nhưng chính những giáo dân nhà nông, những
giáo dân buôn bán, những giáo dân công nhân, có nhiệm vụ đem Chúa đến cho anh
em mình nơi đồng ruộng, chợ búa, xí nghiệp, nhà máy, nghĩa là những nơi mà giáo
sĩ không thể có mặt và không thể đi đến, thì giáo dân sẽ đóng vai trò chủ chốt
và chủ động. Bởi đó, không những giáo dân đóng vai trò yểm trợ cho giáo sĩ mà
còn đóng vai trò chính yếu, thay thế cho giáo sĩ trong những nơi hay những hoàn
cảnh đó.
Như vậy cách truyền giáo tốt
nhất và có hiệu quả nhất là đời sống gương mẫu, đời sống Công giáo đích thực,
nhất là đời sống thể hiện tình yêu thương của chúng ta. Nếu chúng ta sống thực
sự yêu thương thì không ai đánh giá sai lầm về đạo, khi chúng ta chứng minh
tình yêu bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự trở nên những bạn tốt, những
công nhân gương mẫu trong nhà máy, những công nhân gương mẫu ngoài công trường.
Tóm lại, chúng ta hãy nắm lấy những cơ hội đi lại đây đó, khi thi hành công
tác, khi làm ăn sản xuất, khi xê dịch thăm viếng... để nói hay làm chứng về
Chúa qua lời nói, thái độ và cách đối xử đầy tình yêu thương của chúng ta.
Mẹ Têrêxa Cancutta đã định
nghĩa về một nhà truyền giáo như sau: đó là "một tín hữu Kitô say mê Chúa
Giêsu đến độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết
và yêu mến Ngài". Mẹ Têrêxa không chỉ làm cho người ta biết và yêu mến
Chúa Giêsu bằng những lời nói suông, nhưng Mẹ nói về Chúa Giêsu, Mẹ tỏ bày
gương mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ của Mẹ. Do đó,
truyền giáo thiết yếu đối với Mẹ Têrêxa là dùng cả cuộc sống của mình để làm
cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu, truyền giáo không chỉ là rao giảng một
giáo lý mà thiết yếu là chia sẻ một cuộc sống yêu thương.
Có người đã kể lại lý do và
động lực thúc đẩy ông theo đạo như sau: "Tôi đau rất nặng, người ta đưa
tôi vào bệnh viện, không ai chăm sóc tôi cả ngoài một chị y tá, chị tỏ ra rất
tốt và tận tình giúp đỡ tôi. Một đêm kia, trời đã rất khuya, tôi thấy chị quỳ
gối im lặng trong phòng, tôi hỏi: "Chị quỳ làm gì thế?". Chị trả lời:
"Tôi cầu nguyện cho ông". Chỉ mấy tiếng đó thôi đủ làm cho tôi bấy
lâu không biết Chúa, bây giờ được biết Chúa, tôi thấy Chúa nơi người chị y tá
ấy. Giữa những đau khổ thể xác và tinh thần, nhờ sự săn sóc đầy tình người và
những lời cầu nguyện đầy yêu thương của chị y tá ấy, tôi đã gặp Chúa".
Câu chuyện trên cho chúng ta
thấy gương sáng và tình yêu thương là bằng chứng cho người ta nhận ra Thiên
Chúa. Có nhiều người không bao giờ thấy chúng ta cầu nguyện sốt sắng ở nhà thờ,
vì họ có đạo đâu mà đến nhà thờ, nhưng họ thấy cách chúng ta biểu lộ tình
thương với họ hay với những người chung quanh mà họ nhận ra Thiên Chúa của tình
yêu. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương thì không ai đánh giá sai lầm về đạo
Chúa, khi chúng ta chứng minh tình yêu bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự
trở nên những người bạn tốt của nhau.
Trong thư mục vụ năm 2003 của
các Giám mục Việt Nam, số 10 cũng nói đến cách truyền giáo này: cầu nguyện cho
việc truyền giáo là việc quan trọng hàng đầu, việc truyền giáo phải đặt nền
tảng trên lời cầu nguyện: cá nhân, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ. Trước khi rao
giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống, chúng ta hãy nêu gương về đời
sống hiệp nhất yêu thương, không có lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng
sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, xóm làng, trong giáo xứ, trong giáo
phận, như lời Chúa phán: "Chính nơi điều này mà mọi người sẽ biết anh em
là môn đệ của Thầy, ấy là nếu anh em thương yêu nhau".
Tóm lại, ngày thế giới truyền
giáo hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy luôn ý thức về sự quan trọng của việc truyền
giáo và nhắc nhở chúng ta hãy góp phần mình vào công cuộc truyền giáo của Giáo
hội bằng việc cầu nguyện và bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta.
10. Đời sống chứng nhân.
Hôm nay, ngày thế giới truyền
giáo. Chúng ta cùng tìm hiểu xem: Truyền giáo là gì? Chúng ta phải truyền giáo
thế nào?
Trước hết, truyền giáo là gì?
Truyền là tuyền bá, truyền thông, chuyển giao, rao giảng, loan truyền... Giáo
là giáo lý, đạo giáo, Tin Mừng, Phúc âm... Truyền giáo là truyền bá đạo, là rao
giảng Phúc âm, là loan truyền chân lý của Chúa cho người khác. Đó là ý nghĩa
thứ nhất, nghĩa hẹp, nghĩa chặt và chính xác. Đàng khác, truyền giáo còn có
nghĩa là lập những cộng đoàn Kitô hữu trong đức tin, trong phụng tự Thánh Thể,
bác ái như Giáo hội mong muốn. Nói khác đi, truyền giáo là "trồng"
Giáo hội vào các dân tộc, các địa phương, cho đến khi những người trong địa
phương ấy trở nên tín hữu, thành một đoàn chiên. Theo ý nghĩa này, truyền giáo
không phải chỉ là truyền bá một số giáo lý, nhưng là truyền thông sự sống của
Chúa cho anh em khác, vì Thiên Chúa là Đấng hằng sống, đạo Chúa là đạo sự sống,
là nguồn sống, có khả năng thay đổi, biến cải những con người từ không có Chúa
trở thành có Chúa, từ mất Chúa trở thành tìm lại được Chúa. Truyền giáo theo
nghĩa này là truyền sự sống của Chúa Kitô mà chúng ta đã có sang cho anh em
mình, như thân cây nho chuyển nhựa sống sang cho cành nho. Sau hết, truyền giáo
còn có một nghĩa nữa là củng cố, tăng cường, huấn luyện đức tin cho một cộng
đoàn, cho các tín hữu, để họ lại ra đi truyền giáo cho những người khác.
Những ý nghĩa trên đây cho thấy
hai chiều của việc truyền giáo: chiều rộng và chiều sâu. Nếu làm cho những
người chưa biết Chúa hoặc những người biết mà đã bỏ Chúa, được nhận biết và yêu
mến Chúa. Đó là truyền giáo theo chiều rộng, là mở rộng nước Chúa và làm tăng
thêm số người thờ phượng Chúa. Còn nếu làm cho những người đã biết và yêu mến
Chúa được hiểu biết và yêu mến Chúa hơn, để rồi họ lại tiếp tục làm những công
việc ấy nơi những người khác. Đó là truyền giáo theo chiều sâu, vì làm cho nước
Chúa được vững chắc hơn và làm tăng thêm số người Công giáo sốt sắng, đạo đức.
Việc phân biệt ý nghĩa như trên
đây rất quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn việc truyền giáo, vì truyền giáo
không phải chỉ có nghĩa là làm cho những người ngoại, những người lương, những
người chưa biết được biết và yêu mên Chúa, nhưng còn có nghĩa là truyền giáo
cho cả những người Công giáo sống trong một họ, một xứ với chúng ta nữa. Chúng
ta phải sống một đời đạo đức, sốt sắng, thánh thiện để làm gương tốt cho họ, để
giúp cho họ thêm lòng yêu mến và tôn kính Chúa.
Đó là ý nghĩa của việc truyền
giáo. Và như vậy tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ truyền giáo. Việc truyền giáo
không của riêng ai và không phải là một việc làm tùy sở thích, muốn làm hay
không cũng được. Nhưng đây là một bổn phận, một nhiệm vụ bắt buộc. Mỗi người
chúng ta phải coi đây là vấn đề sống đạo, là vấn đề sinh tồn của Giáo Hội và là
trách nhiệm của chính mình.
Vậy chúng ta phải truyền giáo
thế nào? Có rất nhiều cách. Chúng ta muốn dùng cách nào cũng được, nhưng nhất
thiết phải thi hành hai cách này là cầu nguyện và đời sống chứng nhân: Cầu
nguyện cho việc truyền giáo là cách thức rất quan trọng: cầu nguyện cho những
người đi truyền giáo, cầu nguyện cho mọi người mở rộng lòng sẵn sàng đón nhận
ơn Chúa, Lời Chúa. Cụ thể như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cả đời không đi đâu
truyền giáo, chỉ ở trong bốn bức tường dòng kín cầu nguyện cho việc truyền
giáo. Thế mà Giáo Hội đã tôn phong ngài là quan thầy các nơi truyền giáo, ngang
hàng với thánh Phanxicô Xaviê. Xin anh chị em hãy suy nghĩ: Chúng ta có thường
xuyên thi hành việc này không? Chúng ta có cầu nguyện cho việc truyền giáo
không? Nếu không thì đó là tội thiếu sót, bỏ việc phải làm. Thứ hai là truyền
giáo bằng chính đời sống chứng nhân của mình: Đây là cách truyền giáo tốt nhất
và hữu hiệu nhất, đó là truyền giáo bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta. Một đời
sống đạo đức, chân thành, cởi mở, yêu thương là một tấm gương sáng trước mặt
mọi người. Một đời sống tốt đẹp có sức lôi cuốn hơn những lời nói hay, vì
"Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo". Chúng ta hãy suy nghĩ: đời
sống chúng ta hiện nay có làm chứng cho Chúa, cho đạo không?
Sưu tầm
ĐỨC CHA PET. HUYNH VĂN HAI GP. VĨNH LONG |
* CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN
1. Phục vụ
2. Phục vụ – Jean-Yves Garneau
3. Lật ngược xuống là đúng
chiều rồi
4. Đầy tớ và nô lệ
5. Thế giới đảo ngược – Achille
Degeest
6. Ra lệnh và truyền lệnh – Gm
Arthur Tonne
7. Con Người đến để phục vụ –
Noel Quesson
8. Phục vụ
9. Làm lớn
10. Khiêm nhường phục vụ
11. Chú giải của Noel Quesson
* LỄ TRUYỀN GIÁO
1. Truyền giáo
2. Sứ điệp Truyền giáo năm 2012
3. Hãy đi khắp thế gian
4. Hãy loan báo Tin Mừng – Mc
16,15-20
5. Truyền giáo theo gương Mẹ
Têrêsa
6. Người châu Á truyền giáo cho
người Á châu
7. Tinh thần truyền giáo (Lc
18, 1-8)
8. Thầy Ở Cùng Anh Em
9. Chứng tá
10. Đời sống chứng nhân
* CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN
1. Phục vụ
Nhìn vào cuộc đời của Chúa
Giêsu, chúng ta nhận thấy nổi bật lên tinh thần phục vụ.
Thực vậy, vì yêu thương nhân
loại, Ngài đã xuống thế làm người và ở giữa chúng ta. Suốt quãng đời công khai,
Ngài đã làm biết bao nhiêu phép lạ, cho kẻ què được đi, kẻ mù được sáng, kẻ
phong cùi được lành sạch, hầu xoa dịu phần nào những đớn đau và bất hạnh. Chúng
ta có thể nói về Ngài như sau: Đi tới đâu, Ngài liền thi ân giáng phúc tới đó.
Và sau cùng để cứu độ chúng ta,
Ngài đã phải chịu chết trên thập giá, như lời Ngài đã xác quyết: Không ai yêu
hơn người hiến mạng sống mình vì bạn hữu. Chính Ngài cũng đã đúc kết về cuộc
đời của mình: Con người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ và
hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.
Đồng thời, Ngài cũng muốn chúng
ta noi gương bắt chước Ngài đi vào con đường dấn thân để phục vụ. Trong bữa tiệc
ly vào buổi tối ngày thứ năm Tuần thánh, Ngài đã quì xuống rửa chân cho các môn
đệ và nói: Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm. Nhưng nếu ta là Thầy
và là Chúa mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho
nhau.
Vậy chúng ta cần phải phục vụ
và giúp đỡ người khác như thế nào?
Bác sĩ Tom Dolly, người đã từng
hy sinh cả cuộc đời của mình giữa chốn rừng thiêng nước độc ở bên Lào, để giúp
đỡ cho những người thiếu may mắn vào khoảng đầu thế kỷ này, đã nói như sau:
Không ai quá nghèo đến độ không có một cái gì đó để trao tặng cho người khác.
Cũng vậy, dầu bất tài, xấu xí
hay bệnh tật đến đâu chăng nữa, thì chẳng ai là một kẻ vô dụng cho người khác
và cho xã hội. Như thế có nghĩa là ở mọi nơi và trong mọi lúc, chúng ta đều có
thể thực hiện được những hành động bác ái yêu thương, phục vụ và giúp đỡ người
khác.
Đúng thế, một người ăn xin ư?
Họ có thể cho chúng ta một dịp để sống quảng đại và chia sẻ. Một kẻ tàn tật và
đau ốm ư? Họ có thể mời gọi chúng ta sống cảm thông và nâng đỡ, đồng thời còn
đặt ra cho chúng ta những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời, của đau khổ và của
sự chết. Một kẻ thù của chúng ta ư? Họ có thể đem lại cho chúng ta một cơ may
để sống kiên nhẫn, chịu đựng và tha thứ.
Phải, bất kỳ ai cũng có thể ban
tặng cho chúng ta một cái gì đó. Vấn đề là chúng ta có biết mở rộng cõi lòng để
đón nhận hay không? Đồng thời chúng ta cũng phải tự vấn lương tâm xem chúng ta
đã làm được những gì để phục vụ và giúp đỡ những người chung quanh? Chẳng hạn
như một nụ cười, một ánh mắt, một sự lắng nghe, một lời nói cảm thông, an ủi và
khích lệ.
Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi
việc làm của tình bác ái yêu thương sẽ là như một quà tặng mà từng giây từng
phút, chúng ta có thể và phải đem đến cho người khác.
Giữa đám đông dân chúng đang
dâng cúng tiền bạc tại đền thờ, đôi mắt Chúa Giêsu đã dừng lại nơi một bà goá
nghèo hèn. Bà chỉ bỏ vào hòm tiền có một đồng xu, thế nhưng Ngài đã nhìn thấy
giá trị to lớn của hành vi và đồng xu nhỏ bé ấy. Bởi vì dưới cái nhìn của Chúa,
mọi sự dù nhỏ bé đến đâu chăng nữa cũng vẫn có giá trị của nó.
2. Phục vụ – Jean-Yves Garneau.
Chỗ nhất.
Giacôbê và Gioan không ngần
ngại xin Chúa Giêsu điều mà các ông mơ ước có lẽ đã từ lâu. Trong vương quốc
của Ngài, các ông muốn được những chỗ nhất, bên tả và bên hữu Ngài. Mười môn đệ
kia nghe các ông xin như vậy thì lấy làm chướng tai... Điều đó cho thấy rõ rằng
chính các ông này nữa muốn những chỗ nhất ấy.
Chúng ta đừng nói đó là chuyện
trẻ con, là nhẹ dạ. Tự bản chất, con người muốn làm lớn, muốn ở trên kẻ khác,
muốn thống trị, thích tìm ngồi chỗ nhất. Xã hội chúng ta lại khuyến khích và
khơi dậy ước muốn đó, một ước muốn mà mọi con người bình thường đều có. Xã hội
sùng bái những người đứng đầu, chiều chuộng những kẻ giàu nhất, mạnh nhất,
thông minh nhất, đẹp nhất, táo bạo nhất. Chỗ nhất! Đôi khi chẳng có gì mà người
ta không làm để đạt tới đó. Không phải ai cũng đều thành công, nhưng ai cũng ao
ước, ai cũng mơ ước được như vậy.
Phục vụ chứ không phải được
phục vụ.
Ta hãy lưu ý rằng Chúa Giêsu
không trách hai môn đệ của Ngài vì muốn được gần Ngài trong vinh quang Thiên
quốc. Ngài cũng không bảo các ông rằng ước muốn của các ông sẽ không thành đâu.
Ngài không biết được. Không phải Ngài quyết định về việc này. "Về việc ở
bên hữu hoặc ở bên tả Thầy thì không phải Thầy ban cho được". Tuy nhiên
Ngài lợi dụng dịp này để nhắc lại một giáo huấn cơ bản mà các môn đệ của Ngài
khó hiểu.
Giáo huấn đã được lặp lại bao
nhiêu lần rồi là: Những kẻ cao trọng trước mặt Thiên Chúa không phải là những
kẻ để cho người ta phục vụ mình, nhưng là những kẻ phục vụ; những kẻ xứng đáng
chỗ tốt trong Nước Trời, không phải là những kẻ chỉ biết ước mơ xin xỏ, nhưng
là những kẻ bắt chước Chúa Kitô, uống chén đắng mà Ngài đã uống, làm đầy tớ như
Ngài, chịu thanh tẩy bằng đau khổ như Ngài.
Uống chén đắng, được thanh tẩy
bằng cuộc thanh tẩy bằng cuộc thanh tẩy của Chúa Kitô: làm đầy tớ, làm nô lệ
mọi người, phục vụ chứ không mong người ta phục vụ mình, hiến mạng sống mình
làm giá chuộc nhiều người, gặp thử thách, bị đau khổ nghiền nát, làm cho cuộc
sống của mình trở thành một của lễ hy sinh đền tội... Đó là những từ ta gặp
thấy trong các bài đọc hôm nay. Những từ ngày bổ túc cho nhau và diễn tả những
gì làm cho chúng ta trở nên cao trọng trước mặt Thiên Chúa và những gì cho phép
đạt đến những chỗ nhất bên cạnh Chúa Kitô. Ta có thể tóm tắt giáo huấn này bằng
công thức sau đây: Phục vụ chứ không phải được phục vụ.
Một công việc khó nhọc.
Dĩ nhiên chúng ta có ý muốn
bước theo Chúa Kitô và thực hành lời giáo huấn của Ngài. Nhưng chúng ta biết
rằng điều này không dễ. Phục vụ, phục vụ cách vô vị lợi, phục vụ trong sự quên
mình và xả thân, phục vụ cho đến nỗi phải đau khổ, không thể trong vòng một
ngày mà chúng ta làm được và cứ phải làm lại mãi.
Bao nhiêu người muốn và tự nhủ
phục vụ kẻ khác nhưng không phục vụ hoặc chỉ làm nửa chừng thôi. Người bán hàng
nói với khách hàng "Xin phục vụ quý vị!". Các nhà chính trị tuyên bố:
"Hãy bỏ phiếu cho tôi để tôi có thể phục vụ quý vị!". Các công đoàn
tự nhủ sẽ phục vụ công nhân, các công ty lớn khẳng định là đưa tài sản phục vụ
sự tiến bộ của xã hội, các bác sĩ muốn phục vụ bệnh nhân, các giáo sư phục vụ
sinh viên. Các phụ huynh phục vụ con cái, các cha sở phục vụ con chiên và Giáo
Hội phục vụ hết thảy mọi người bắt đầu từ những người nghèo nhất...
Có nguy cơ lạm dụng hai từ phục
vụ. Bao nhiêu dịch vụ vẫn chẳng có gì là vô vị lợi cả! Nhiều tham vọng, có thể
trà trộn vào ý muốn chân thành phục vụ.
Dù ở địa vị nào trong xã hội
của chúng ta, bất chấp dù mức sống cao hay thấp, dù tài năng ra sao, dù làm
công việc gì, chúng ta có quan tâm đến phục vụ kẻ khác không? Chúng ta có thực
sự phục vụ họ không? Đó là những câu hỏi được đặt ra cho chúng ta hôm nay.
3. Lật ngược xuống là đúng
chiều rồi.
(Trích trong 'Mở Ra Những Kho
Tàng' – Charles E. Miller)
Món Bánh táo đảo ngược là món
ưa thích đối với nhiều người. Trong lúc nướng nó có vẻ giống như là bình thường
và bằng phẳng, nhưng khi được phục vụ với đường, nước sốt và mứt trên đỉnh.
Chúng ta có thể tin rằng Mẹ Maria đã không bao giờ nướng bánh táo lật ngược cho
Chúa Giêsu (vì Giuđêa thời gian đó chưa nhập khẩu của Hawai), nhưng nếu Mẹ đã
làm bánh táo này thì đó là món ưa thích đối với Chúa Giêsu. Lý do là khi bánh
đảo ngược xuống giới thiệu những giá trị của Chúa Giêsu vì chúng xuất hiện trên
bề mặt úp xuống.
Xã hội thế tục nói rằng:
"Hãy tiến lên phía trước, hãy cạnh tranh. Đừng để bất cứ ai vượt qua mặt
bạn. Hãy trình bày cho mọi người biết ông chủ là ai. Hãy làm cho mọi người nghĩ
rằng bạn là quan trọng. Hãy tự chăm sóc như là số một. Hãy làm điều đó".
Ngay những tông đồ mặc dù không sống trong kỷ nguyên của chúng ta "nơi cái
bánh ngọt lật ngược" họ đã nếm, đã thưởng thức với những loại tham vọng mà
xã hội của chúng ta ngày nay đang tiến cử và Chúa Giêsu thì chống lại nó.
Tham vọng nơi lòng của Giacôbê
và Gioan thì mạnh mẽ khiến cho họ bạo gan đòi hỏi Chúa Giêsu cho họ được ngồi ở
chỗ quan trọng, bên phải hoặc bên trái Người khi Ngài tiến vào trong vinh quang
của Người. Họ nhấn mạnh: "Hãy xem". Chúng ta không chắc là những tông
đồ đã tranh luận điều đó với Chúa Giêsu trong bao lâu, nhưng Giacôbê và Gioan
đã không hiểu cả hai: Giáo huấn và gương mẫu của Chúa Giêsu.
Giáo huấn chắc chắn của Chúa
Giêsu là khiêm nhường không được kiêu ngạo, đó là chúng ta phải sẵn lòng phục
vụ người khác, không thống trị người khác. Từ khi Giacôbê, Gioan và những tông
đồ khác đã thất bại trong việc nắm bắt giáo huấn của Chúa Giêsu, Người đã trở
thành rõ ràng bao nhiêu có thể. Ngài nói: "Bất cứ ai trong các ngươi muốn
làm lớn thì phải phục vụ như người hầu hạ, bất cứ ai muốn ngồi chỗ nhất thì
phải phục vụ tất cả những người có nhu cầu". Đó là tóm tắt tất cả giáo
huấn của Người .
Gương mẫu của Chúa Giêsu còn
quan trọng hơn giáo huấn của Ngài nữa, Chúa Giêsu là người Con đời đời của
Thiên Chúa, đã rời bỏ ngai tòa trên trời mà trở nên một với chúng ta. Ngài đã
từ bỏ tất cả những xa hoa của xã hội thế tục, Chúa Giêsu đã khiêm tốn, Ngài
khiêm tốn trong suy nghĩ, không phải cho chính Ngài nhưng cho chúng ta, Ngài đã
trở thành con người, Người trở thành tư tế, trở thành Đấng Cứu độ chúng ta,
Đấng mà chúng ta có thể tin tưởng và nhận được lòng thương xót và giúp đỡ trong
những giây phút cần. Đó là gương mẫu của Người mà Người đã trình bày trong khi
tuyên bố: "Này Con Người đến không phải để được phục vụ nhưng phục vụ và
hiến trao mạng sống để cứu chuộc muôn dân".
Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ,
chúng ta vẫn còn tiếp tục là nhân chứng cho sự khiêm nhường của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đến với chúng ta trong bí tích Thánh Thể không phải để đặt bẫy cho
sự trung thành hoặc là ở giữa những tiếng xập xình của các tín hữu hoặc là ở
giữa những tiếng kèn trumbét của các thiên thần trên trời. Ngài đã đến trong sự
khiêm tốn, Ngài đã sẵn lòng trở nên tầm thường, một tấm bánh đơn giản trở nên
thân thể của Người, và Người đã thay đổi rượu nho rẻ tiền trở thành Máu Người,
Người đã làm như thế để phục vụ chúng ta và không có điều gì hơn là để cho
chúng ta có thức ăn và thức uống, nhưng chính Người là của nuôi sống thiêng
liêng cho chúng ta. Thiên Chúa có thể nghĩ được điều gì hơn, gương mẫu nào hơn,
trong sự khiêm nhường và phục vụ để cạnh tranh hơn không? Hãy để cho những
người khác ước ao cố gắng làm Chúa trên những người khác thấy điều này, tất cả
chúng ta có gương mẫu và giáo huấn của Chúa Giêsu. Một số người đã cố gắng làm
ra vẻ quan trọng, Chúa Giêsu nói: "Đừng làm như thế".
Thật là tồi tệ khi các tông đồ đã
không bao giờ ăn một cái bánh đảo ngược, điều đó thì có thể cho họ nhưng điều
đo cũng sẽ là cho chúng ta, một dấu hiệu mà Chúa Giêsu đã đảo ngược lại thành
đúng chiều.
4. Đầy tớ và nô lệ.
(Trích trong 'Manna')
Suy Niệm
Ghế tượng trưng cho địa vị,
quyền lực và quyền lợi, nên ghế là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Ghế trưởng phòng, ghế giám đốc,
ghế đại biểu... Tất cả nỗ lực dồn vào việc có một ghế, sau đó là giữ ghế, hay
tìm cách lên ghế cao hơn. Ngay cả những người đã bỏ mọi sự để theo Chúa cũng bị
ám ảnh bởi những chiếc ghế danh dự.
Chính lúc Đức Giêsu nói đến cái
chết gần kề của mình, thì Gioan và Giacôbê lại xin được ngồi hai bên tả hữu. Có
vẻ họ không bắt được tần số của Thầy!
Thanh tẩy mình khỏi tội lỗi
không khó lắm. Nhưng thanh tẩy mình khỏi nhân đức và công trạng của mình thì
khó hơn bội phần.
Hai môn đệ đã từ bỏ những điều
rất cao quý, nhưng bây giờ lại muốn kiếm chút lợi lộc từ chính sự từ bỏ và phục
vụ của mình.
Họ dám lên tiếng đòi hỏi Đức
Giêsu: "Chúng con muốn Thầy làm cho chúng con điều chúng con xin."
Thái độ bực tức của mười môn đệ còn lại có thể bắt nguồn từ một sự ganh tỵ ngấm
ngầm. Nhiều môn đệ cũng ước mơ hai ghế tả hữu.
Đức Giêsu kéo hai ông ra khỏi
tham vọng và đam mê để đưa họ trở về với thực tại gai góc sắp đến. Họ muốn được
chung phần với Ngài trong vinh quang, nhưng liệu họ có dám chia phần với Ngài
trong đau khổ? Uống chung chén đắng Thầy sắp uống, chịu chung phép Rửa Thầy sắp
chịu là chấp nhận bị dìm sâu xuống dòng nước khổ đau.
Thật ra được ngồi hai bên tả
hữu Thầy trong vinh quang đâu phải là phần thưởng để trả công cho người bền
chí. Trung tín theo Chúa đến cùng đã là phần thưởng rồi.
Chúng ta không giữ đạo để đòi
một chỗ thật cao, nhưng mong được ban một chỗ thật gần bên Chúa.
Người đứng đầu, người làm lớn,
người có quyền thường dễ có thái độ thống trị, áp đặt, hống hách. Chức vụ và
quyền lực trở thành phương tiện phục vụ bản thân. Đó là lối lãnh đạo dễ thấy
nơi người đời.
Đức Giêsu không chấp nhận
chuyện đó nơi Hội Thánh: "Nơi anh em thì không như vậy." Ngài đề
xướng một lối lãnh đạo mới. Ai muốn làm lớn, làm đầu trong Hội Thánh phải trở
nên đầy tớ và nô lệ cho mọi người.
Đức Giêsu mời chúng ta làm một
cuộc cách mạng lớn, không phải chỉ là đổi ngôi, mà là đổi lòng. Tận diệt trong
tim những tham vọng ăn trên ngồi trước. Đức Giêsu không ủng hộ một xã hội hay
Giáo Hội vô tổ chức. Nhưng Ngài coi lãnh đạo là khiêm nhường phục vụ.
Phục vụ là động từ tóm kết toàn
bộ đời Đức Giêsu.
Ngài đến trần gian để phục vụ,
sống như người phục vụ, và chết như dấu chứng lớn nhất của phục vụ trong yêu thương.
Gợi Ý Chia Sẻ
Đức Giêsu chết để chuộc ta khỏi
cảnh nô lệ. Ngài tự nguyện trở nên nô lệ để giải phóng ta. Theo bạn, con người
hôm nay vẫn nô lệ cho những điều gì? Đâu là những hình thức nô lệ mới của thế
kỷ 21?
"Lãnh đạo là phục
vụ". Câu này khá quen thuộc với chúng ta. Bạn nghĩ sống khẩu hiệu này có
khó không? Tại sao?
Cầu Nguyện
Lạy Thầy Giêsu, Thầy không gọi
chúng con là tôi tớ, Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ. Thầy còn coi
chúng con như bạn hữu của Thầy, vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con những điều
riêng tư thầm kín nhất trong tương quan giữa Thầy với Cha. Hơn nữa, sau phục
sinh, Thầy đã gọi các môn đệ là anh em. Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh
Trưởng đứng đầu một đoàn em đông đúc. Xin cho chúng con luôn thi hành ý muốn
của Cha để trở nên những người em cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng
chúng con lên làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy. Còn Thầy lại hạ mình
xuống phục vụ chúng con như người tôi tớ rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá. Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng
của Thầy và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.
5. Thế giới đảo ngược – Achille
Degeest.
(Trích trong 'Lương Thực Ngày
Chúa Nhật').
Vài ghi nhận chi tiết trước khi
đi vào một khía cạnh sâu sắc của bài Phúc Âm Giacôbê và Gioan là con ông Zêbêđê
và bà Salômê, bà này có họ xa với Chúa Giêsu. Theo một tục lệ phương đông và
đặc quyền huyết tộc, hai anh em có lẽ cho việc cầu cạnh những chỗ trên trước là
thường tình vì tất cả tộc họ đều được dự phần vào sự làm nên người trong họ.
Mặt khác, ta ghi lại câu đáp của hai anh em trả lời Chúa: Thưa được. Tầm mức
của câu đáp đi tới đâu? Có thể họ nghĩ tới sự thiết lập vương quốc mà toàn dân
mong đợi, sẽ không tránh được khó khăn và hai anh em tuyên bố sẵn lòng đương
đầu. Dường như họ không ý thức được thực tại sau này của Thập Giá. Trong Kinh
Thánh, có những đoạn lấy chén uống làm biểu tượng cho niềm vui, trong những
đoạn khác làm biểu tượng cho cay đắng, ở đây Chúa theo nghĩa chén uống chỉ sự
cay đắng, và phép rửa Người nói đến trong đoạn này có nghĩa tương tự với câu
chúng ta thường nói ngày này: 'Bị dìm sâu trong thống khổ'.
1) Chén Ta phải uống... thanh
tẩy ta chịu. Chúa dùng những từ ngữ mà mãi sau cuộc Khổ nạn và Phục sinh các
môn đệ mới hiểu, để loan báo rằng số mệnh dưới thế của người không phù hợp với
khái niệm của các môn đệ. Họ bám chắc lấy phương án trù hoạch, một vương quốc
thế gian mà Chúa sẽ là Vua. Khó khăn lắm Chúa mới đảo ngược não trạng đó và
chuyển đổi hy vọng của các môn đệ từ tầm mức tham vọng trần tục, đến thực tại
công cuộc cứu rỗi. Cũng giống nhiều đoạn Phúc Âm khác, câu hỏi của Chúa chất
vấn chúng ta ngày nay. Cuộc phấn đấu nói trong Phúc Âm, chúng ta quan niệm nó
như thế nào? Mục tiêu chúng ta là gì? Giả sử nhân danh lý tưởng quảng đại của
một nhân loại tốt đang sống, chúng ta phấn đấu cho một ý thức hệ trong đó Phúc
Âm chỉ là một sự đóng góp trong giả thuyết ấy, chúng ta sẽ chỉ mưu tìm chiến
thắng cho những tư tưởng của chúng ta. Trên hình diện này, ở ngoài Phúc Âm cũng
có những chủ nghĩa độ thế có độ lượng nhưng là thứ độ lượng cuồng tín. Lời kêu
gọi trước tiên và đặc thù của Phúc Âm thuộc một trật tự khác, Phúc Âm mời chúng
ta tham dự thanh tẩy và chén đắng của Chúa Giêsu.
2) Ai muốn làm lớn trong các
ngươi, thì hãy hầu hạ các ngươi. Chúa cố tháo gỡ một thứ xác tín theo bản năng
ra khỏi đầu óc các môn đệ, thứ xác tín này khiến người ta nghĩ rằng điều quan
trọng là tổ chức thế giới hiện đại theo những lời phán hứa của Thiên Chúa, được
họ hiểu theo hướng nghĩ vật chất. Trong thế giới ấy, dịch vụ 'tốt' là chiếm lấy
những chỗ tốt nhất. Vậy mà Nước Trời có những quy luật khác. Trước khi chính
mình làm gương phục vụ hoàn toàn, Chúa cố giác ngộ các môn đệ cho họ ý thức
được sự đòi hỏi đó. Chúa làm họ ngẩn ngơ, họ không hiểu Chúa muốn nói gì, nhưng
sau này, họ sẽ hiểu và không quên bài học đó. Sau cuộc khổ nạn và Phục Sinh, họ
sẽ phát hiện rằng: Tâm điểm của sự đòi hỏi phục vụ chính là tình yêu. Chúa tự
hiến, vì tình yêu cho Cha Người, từ Chúa Cha phát xuất tình yêu của Chúa đối
với loài người. Tình yêu thương của chúng ta đối với anh em nhân loại có đích
thật vững vàng, bền bỉ, độ lượng, rộng lớn, sẵn sàng phục vụ là tùy thuộc ở mức
độ chúng ta bị thâu tóm bởi tình yêu của Đức Kitô.
6. Ra lệnh và truyền lệnh – Gm
Arthur Tonne.
Francis Joseph, hoàng đế nước
Áo và vua nước Hungari từ 1848 đến 1916, một triều đại dài nhất trong lịch sử,
cũng là triều đại tiến bộ nhất. Francis Joseph là người nghiêm khắc nhưng ông
trị vì rất khoan dung. Khởi đầu triều đại ông, bệnh dịch tả lan tràn khắp Châu
Âu. Người ta xin Francis rời Vienna để lánh nạn sang Salzburg cho tới khi tai
nạn qua đi.
Hoàng đế hỏi: "Ở Salzbugr
có đủ phòng cho các con ta không?" Quan cố vấn trả lời: "Chắc chắn,
tâu Hòang Thượng, có nhiều phòng cho tất cả hoàng gia".
"Có thực sự đủ phòng cho các
con ta?" Vừa chỉ tay qua cửa sổ lâu đài, về phía đám đông dưới, hoàng đế
vừa nhắc lại: "Hãy nhìn đám dân này. Chúng là con của ta. Cha của chúng bỏ
mặc chúng trong nguy hiểm sao? Không, những người thành Viena yêu quí luôn chia
sẻ vui buồn với ta. Ta sẽ không bỏ họ trong giờ lo âu".
Chúng ta vừa nghe: Hai môn đệ
Đức Kitô. Giacôbê và Gioan muốn được địa vị vinh dự và uy quyền trong Nước
Chúa, Chúa Giêsu nhắc họ rằng: "Những người cai trị thế gian thì sai khiến
con dân mình. Nhưng đó không phải là đường lối của Nước Chúa. Trong Nước Chúa
ai có quyền bính phải là đầy tớ của người dưới quyền mình". Francis Joseph
là một tấm gương về điều ấy.
Ngày nay, người ta tranh luận
nhiều về quyền bính và tự do. Một chân lý nền tảng cho cuộc tranh luận này là:
Trong mọi xã hội, loài người đều phải có người nắm quyền bính, một người có
quyền và có bổn phận ra lệnh, một người có quyết định tối hậu. Bạn không thể có
một quốc gia không người thủ lĩnh. Bạn không thể có một đội banh không huấn
luyện viên, một chiếc tàu không có thuyền trưởng, một quân đội không tướng, một
bộ lạc không tù trưởng, một xí nghiệp không giám đốc. Mỗi tập thể loài người
đều phải có "ông Bầu" hoặc chỉ định hoặc bầu lên.
Chúa Giêsu biết cần phải có
quyền bính. Người chỉ than phiền là nhiều người lạm quyền, lạm dụng quyền bính.
Người ta ích kỷ, bất công, có khi còn tàn bạo nữa. Trong Nước Chúa Kitô, người
lãnh đạo phải là đầy tớ của mọi người.
Bây giờ chúng ta tìm câu trả
lời cho vấn đề quyền bính và tự do. Người chỉ huy phải dự tính và hành động vì
lợi ích của tập thế. Cùng lúc người dưới phải được tự do góp ý, có khi còn phải
phê bình nữa. Tóm lại, mọi người phải hành động theo quyết định của người có
trách nhiệm với đoàn thể. Cũng vậy trong một thể chế dân chủ, người lãnh đạo
được bầu lên có bổn phận phải quyết định.
Đây cũng là đường lối trong đơn
vị xã hội nhỏ bé nhất và quan trọng nhất: gia đình. Nhiều gia đình bàn luận về
mọi vấn đề và quyết định như một tập thể. Rất nhiều gia đình không có ai chịu
trách nhiệm tối hậu. Đó cũng là tình trạng của nhiều tổ chức như trường học và
xứ đạo. Do đó chúng ta thường thấy: đáng lý những người phải vâng lời lại ra
lệnh cho người có trách nhiệm.
Việc phượng tự chung của gia
đình Chúa là một điển hình tập thể nghĩ tưởng và hành động với nhau. Thánh lễ
có thể dạy chúng ta ra lệnh thế nào và tuân lệnh làm sao.
Xin Chúa chúc lành bạn.
7. Con Người đến để phục vụ –
Noel Quesson.
Martin Caphu là người Bangla
thuộc Cameroun Phi Châu. Cha anh là quốc vương Bangla. Từ thiếu niên, anh đã
quen với phong trào Tổ Ấm, một tổ chức Công giáo làm việc xã hội ở Phi châu.
Thấy các thành viên Tổ Ấm xả thân giúp đỡ người đồng loại, anh Caphu rất cảm
phục, và tới năm 1963, vào lúc mười bảy tuổi, anh xin trở lại Công giáo. Sau
khi tốt nghiệp Trung học, anh được Gia đình gởi về Rôma học ngành điện tử. Đậu
tiến sĩ điện tử xong, anh Caphu gia nhập phong trào Tổ Ấm.
Năm 1980, cha anh qua đời, và
theo chúc thư, ông đã chọn Caphu kế vị ngai vàng. Caphu vội vã trở về Bangla,
anh họp cả sắc tộc lại và xin mọi người đề cử người khác làm vua. Còn anh, anh
muốn dành cả cuộc sống làm việc xã hội theo tinh thần Kitô giáo. Và mọi người
đã đồng ý.
Trong cuộc sống trần gian, ai
cũng muốn có danh vọng, và người ta thường xếp tiền tài danh vọng như một cặp
bài trùng. Caphu đã từ chối ngai vàng để phục vụ Chúa đắc lực hơn. Còn Giacôbê
và Gioan, hai ông lại tới xin Chúa cho một địa vị trong Nước Chúa, các ông hiểu
đây là nước trần gian mà các ông nghĩ Chúa sắp thiết lập.
Nhân dịp này Chúa Giêsu cắt
nghĩa cho các ông hiểu thêm về công việc của Người. Người là Chúa Cứu Thế, Đấng
Cứu chuộc trần gian bằng đau khổ, bằng thập giá chứ không phải bằng một hoạt
động chính trị, Chúa buồn rầu trách nhẹ các ông. Các con chẳng biết mình xin
cái gì! Nhưng Chúa thấy các ông chân tình và nồng nhiệt, nên Chúa cũng hé mở
cho các ông một vài nét về tương lai: Các con sẽ uống chén đắng Ta uống, và đắm
mình trong phép rửa bằng máu như Ta. Còn việc ngồi bền tả hay bên hữu Ta thì
lại là chuyện khác. Những lời này làm hai tông đồ hoang mang, nhưng về sau các
ông sẽ hiểu và coi đó là một động cơ cho niềm tin trong hoạt động rao giảng Tin
Mừng.
Đọc lại câu chuyện hai tông đồ,
có lẽ chúng ta mỉm cười. Nhưng trong cuộc đời Kitô hữu, nhiều khi chúng ta cũng
chỉ nhằm lợi ích, địa vị cho mình, chúng ta nghĩ tới một bảo đảm cho cuộc sống
hiện tại và mai sau. Đáng lẽ chúng ta phải đặt Chúa làm trung tâm đời sống,
chúng ta muốn thực thi lòng tôn sùng, muốn dâng lời cảm tạ ngợi khen và phó
thác tin tưởng vào Chúa. Còn tương lai của ta hoàn toàn do Chúa xếp định. Đó
mới là tâm tình của người con thảo sống bên Cha hiền.
Lời thỉnh cầu của Giacôbê và
Gioan đã làm các tông đồ khác khó chịu, vì tất cả các ông đều cùng tâm trạng
như nhau, dù chưa dám xin Chúa. Cho tới lúc đó chưa ai hiểu được tư tưởng của
Chúa. Chúa đã nói về cuộc khổ nạn của Người tới ba lần (Mc 10, 32-34) với những
lời lẽ rõ rệt: Con Người sẽ bị bắt nộp, sẽ bị xử tử, bị chế giễu, ngừơi ta khạc
nhổ vào mặt, đánh đòn và giết chết... Trong lúc Chúa Giêsu tự chọn chỗ rốt hết,
thì các môn đệ lại mơ màng danh vọng, lại nghĩ tới địa vị cao sang. Một lần nữa
Chúa nói lại chủ trương của Chúa trong tổ chức Người. Khác hẳn mọi tổ chức trần
gian, ở đây người nào muốn lãnh đạo phải là tôi tớ, ai muốn đứng đầu phải trở
thành nô lệ cho mọi người. "Vì Con Người không đến để cho người ta hầu hạ,
nhưng để hầu hạ và hiến mạng sống làm giá cứu chuộc muôn dân". Đó là căn
bản Hiến pháp của Giáo hội Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con
biết noi gương Chúa, không màng tới địa vị cho mình, nhưng luôn dấn thân phục
vụ anh em, như Chúa đã đến phục vụ và hy sinh cả mạng sống làm giá cứu chuộc
chúng con.
8. Phục vụ.
Con Người đến để phục vụ.
Nhìn vào cuộc đời Chúa Giêsu,
chúng ta thấy chính Ngài đã thực hiện lời giảng dạy của mình.
Thực vậy, với tinh thần phục
vụ, Ngài đã xuống thế làm người, để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ của tội
lỗi. Với tinh thần phục vụ, Ngài đã thực hiện những phép lạ để xoa dịu nỗi đớn
đau của những người mà Ngài có dịp tiếp xúc. Với tinh thần phục vụ, Ngài đã
chấp nhận cái chết trên thập giá để cứu độ chúng ta khỏi án phạt đời đời.
Đồng thời, Ngài cũng muốn chúng
ta noi gương bắt chước Ngài thực hiện tinh thần phục vụ trong đời sống thường
ngày. Ngài phán:
- Ai muốn làm lớn thì hãy trở
nên rốt hết và làm tôi tớ cho mọi người.
Trong bữa tiệc ly vào buổi
chiều ngày thứ năm tuần thánh, Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy
cho các ông bài học khiêm nhường và phục vụ:
- Nếu Ta là Thày và là Chúa của
các con, mà còn quỳ xuống rửa chân cho các con, thì các con cũng phải quỳ xuống
mà rửa chân cho nhau.
Trải qua dòng thời gian, biết
bao nhiêu người đã thực hiện lời khuyên trên đây của Chúa Giêsu.
Phanxicô d'Assie, mặc dù thuộc
về gia đình quyền quý và giàu sang, nhưng đã từ bỏ tất cả, để sống khó nghèo,
trở nên một người anh em hèn mọn để phục vụ những người khổ đau.
Gần đây, một Kitô hữu Nhật Bản
nổi tiếng, tên là Kagawa, cũng đã từ bỏ căn nhà tiện nghi, đến sống trong những
khu tồi tàn vùng Tokyo, để chia sẻ chính bản thân và của cải mình cho những ai
đang cần đến một sự giúp đỡ. Một tác giả đã viết về ông như sau:
- Ông đã cho đi tất cả quần áo
của mình và chỉ mặc trên người chiếc áo thụng đã cũ. Lần kia, mặc dù đang ốm,
ông vẫn tiếp tục đi dạy giáo lý dưới cơn mưa, ông lặp đi lặp lại không ngừng:
Thiên Chúa là tình yêu. Ở đâu có tình yêu thì ở đó có Thiên Chúa. Trong một bức
thư, chính ông đã viết như sau: Chúa ở trong tâm hồn những người hèn mọn nhất.
Ngài hiện diện giữa những kẻ ăn xin, Ngài nằm chung với những bệnh tật. Ngài
đứng về phe những người thất nghiệp. Vì thế, ai muốn gặp Chúa thì hãy đến thăm
nhà tù trước khi đến nhà thờ, đến thăm bệnh viện trước khi tham dự thánh lễ.
Hãy giúp đỡ người nghèo khổ trước khi đọc Kinh Thánh.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta
phải làm gì để sống tinh thần phục vụ một cách thiết thực hơn? Chúng ta phải
làm gì để trở thành những Kitô hữu đích thực trong chính gia đình và môi trường
làm việc của mình?
Tất cả chúng ta đều có thể làm
một điều gì đó, dù rất nhỏ bé và vô nghĩa, khởi đầu là cho những người thân yêu
trong gia đình, rồi từ đó mở rộng việc phục vụ ra môi trường rộng lớn hơn. Còn
nếu không khởi sự từ gia đình thì chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ khởi sự được ở
bất cứ nơi nào khác.
Và để kết luận, chúng ta nên
nhớ:
- Mỗi khi chúng ta phục vụ anh
em, cho dù bằng những việc làm nhỏ bé và tầm thường nhất, thì đó cũng là chúng
ta phục vụ cho chính Chúa vậy.
9. Làm lớn.
Lắng nghe đoạn Tin Mừng hôm
nay, tôi bỗng nhớ tới một vài câu đố, thoạt xem ra thì có vẻ vô lý, nhưng ngẫm
nghĩ lời giải đáp thì lại thấy có lý.
Câu đố thứ nhất: cái gì càng
kéo thì lại càng ngắn. Tôi xin thưa đó là điếu thuốc lá. Câu đố thứ hai: cái gì
càng to lại càng bé. Tôi xin thưa đó là con cua.
Từ câu đố thứ hai này, tôi muốn
đi vào tinh thần của lời Chúa:
- Ai muốn làm lớn thì phải trở
nên kẻ hầu hạ. Còn ai muốn làm đầu, thì phải trở nên đầy tớ.
Như vậy có nghĩa là càng làm to
thì càng phải sống bé nhỏ khiên tốn trong tinh thần phục vụ.
Suy đi nghĩ lại, tôi thấy lời
Chúa hôm nay quả thật rất đúng cho mọi mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc.
Thời buổi nào cũng vậy, ngày xưa cũng như ngày nay. Thực vậy, bất kỳ chế độ nào
cũng hô hào lấy dân làm gốc. Người công an cảnh sát là bạn của dân. Còn công
chức cán bộ là nô bộc, là đày tớ của dân. Nhưng đó mới chỉ là những khẩu hiệu,
việc thực hiện mới chỉ được phần nào, nếu không muốn nói là nhiều khi đã đi
ngược lại với những lời hô hào kể trên.
Ngày xưa, ông vua làm đầu trong
một nước. Vua phải tôn trọng dân, vì ý dân là ý trời, như người đời vốn thường
bảo:
- Dân vi quí, xã tắc thứ chi,
quân vi khinh. Nghĩa là dân đáng quí nhất, tiếp đến là đất nước, rồi sau mới
tới nhà vua.
Thế nhưng, nhiều ông vua đã
không tôn trọng nguyên tắc ấy, cai trị dân như tên hôn quân bạo chúa, dùng pháp
luật và quyền lực để áp chế dân, đúng như Chúa đã nói.
Còn ngày nay, những cán bộ và
công nhân viên cấp lớn, cũng vốn tự xưng mình là bạn dân, là đầy tớ của dân, thế
nhưng lại quan liêu hống hách, khiến cho người dân thấp cổ bé miệng phải khốn
đốn khổ sở.
Nhiều kẻ vơ vét về cho đầy túi
bằng tham nhũng hối lộ, theo kiểu làm quan để được vinh thân phì gia. Nhiều kẻ
lợi dụng chức quyền để bênh vực hay đề bạt đàn em, gương cao ô dù theo kiểu:
một người làm quan cả họ được nhờ.
Vì thế, trong những ngày gần
đây báo Tuổi Trẻ cũng như nhiều báo khác đã có những bức biếm họa, những bài
phiếm luận đượm mùi cay đắng, nói lên tình trạng trộn đảo lộn khác thường: đầy
tớ thì đi xe con còn ông chủ thì đi xe lớn, đầy tớ thì quát tháo còn ông chủ
thì đứng mà run...
Vì thế, cần phải đổi mới cách
nghĩ và cách sống, nhất là cần phải bám sát vào tinh thần của lời Chúa. Càng
làm lớn thì càng phải tỏ ra khiêm nhường và bé nhỏ trong tinh thần phục vụ.
Chúa Giêsu đã nói và đã làm như vậy. Là Thiên Chúa, Ngài đã trở nên một người
như mọi người và hơn thế nữa, Ngài còn vâng phục cho đến chết và chết trên thập
giá để cứu chuộc chúng ta.
Trong ngày thứ năm tuần thánh,
để nêu gương khiêm nhường và phục vụ, Ngài đã quì xồng rửa chân cho các môn đệ,
như lời Ngài đã phán:
- Ta đến không phải để được
phục vụ, nhưng đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho
nhiều người... Các con gọi Ta là Thày và là Chúa thì phải lắm. Nếu Ta là Thày
và là Chúa mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho
nhau.
Trải qua dòng thời gian, biết
bao nhiêu người đã thực thi lời Chúa, đã sống khiêm nhường và phục vụ anh em.
Ngay cả đến Đức Thánh Cha, trong mọi văn thư chính thức, bao giờ cũng tự xưng
là "Servus servorum" nghĩa là đầy tớ của các đầy tớ.
Chúng ta cũng vậy, dù nắm giữ
chức vụ nào trong xã hội cũng như trong tôn giáo, phần đạo cũng như phần đời,
chúng ta hãy sống khiêm nhường và phục vụ. Bởi vì như lời Chúa đã xác quyết:
- Ai muốn làm lớn thì phải trở
nên kẻ hầu hạ. Còn ai muốn làm đầu thì phải trở nên đầy tớ.
Nghĩa là càng to, thì lại càng
phải nhỏ.
10. Khiêm nhường phục vụ.
Trên đường đi lên Giêrusalem,
một lần nữa, đây là lần thứ ba, Chúa Giêsu lại loan báo cho các môn đệ về những
đau khổ và cái chết Ngài phải chịu ở Giêrusalem. Lần này thánh Marcô không kể
lại phản ứng của các môn đệ như thế nào, nhưng câu chuyện kể ra liền sau đó đã
nói lên một cách sâu sắc rằng các ông vẫn chưa hiểu gì. Trái lại, các ông tưởng
đâu Chúa sẽ ra đi làm vua thống trị, thì họ sẽ được những ghế cao trong nước
Chúa, bởi vì trước đây vài tuần Chúa đã hứa là họ sẽ được ngồi trên ngai xét xử
mười hai chi tộc Ítraen. Nhân câu chuyện này, Chúa Giêsu lại giảng thêm về ý
nghĩa cái chết của Ngài và về cách thức làm môn đệ của Ngài.
Khởi đầu câu chuyện là việc hai
anh ruột Giacôbê và Gioan đến xin Chúa Giêsu cho họ được ngồi hai bên tả hữu
Chúa trong nước Chúa. Tức là hai ông muốn xin được địa vị cao trong nước Chúa
khi Ngài được làm vua dân Do thái. Theo bài Tin Mừng thánh Marcô hôm nay thì
chính hai môn đệ Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu. Còn Tin Mừng thánh Matthêu
lại cho biết: không phải hai môn đệ thỉnh nguyện mà là bà mẹ của hai ông đã đến
thỉnh cầu cho hai con bà. Bà mẹ nào chẳng thế! Ai lại chẳng muốn cho con mình
được chỗ tốt nhất, được vinh dự. Chúa Giêsu quá biết tâm lý tự nhiên của mỗi
người: muốn được làm lớn, được vinh dự, được làm thủ lãnh sai bảo người khác.
Chúa đã sửa bảo họ một cách tế nhị.
Trước hết, Chúa hỏi họ:
"Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp
chịu không?" Hai ông vui vẻ và mau mắn trả lời ngay: "Thưa
được". Chắc chắn lúc ấy hai ông chưa ý thức và chưa hiểu rõ thế nào là
uống chén và thế nào là chịu phép rửa. Bởi vì ngay những tư tưởng về nước trời
và vinh quang nước trời hai ông cũng chưa hiểu đúng, nên mới xin Chúa một cách
đơn sơ được ngồi hai bên tả hữu Chúa.
Vậy "chén" và
"phép rửa" Chúa Giêsu nói ở đây là gì? Trong Cựu ước,
"chén" đôi khi cũng dùng để chỉ phúc thái ơn lộc, nhưng qua thời các
ngôn sứ, "chén" thường được dùng để chỉ đau khổ, bất hạnh. Trong vườn
cây dầu, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: xin Chúa Cha cất chén đau khổ, nhưng đừng
theo ý Con, một theo ý Cha mà thôi. Còn "phép rửa" ở đây là cái chết
đau thương của Ngài, đây là phép rửa bằng máu, cũng có nghĩa là đau khổ. Nói
chung, điều kiện mà Chúa đòi hỏi hai anh em Giacôbê và Gioan là có sẵn sàng
chịu đau khổ với Ngài không? Lúc ấy hai ông thưa được dù chưa hiểu, nhưng sự
thật sau này hai ông đã uống chén và chịu phép rửa như đã cam kết với Chúa. Vào
năm 44, thánh Giacôbê đã chịu tử đạo dưới thời vua A-gờ-ríp-pa đệ nhất, và là
thánh tông đồ chịu tử đạo đầu tiên. Còn thánh Gioan, nếu không có một phép lạ
thì cũng đã chết tử đạo khi bị bỏ vào vạc dầu sôi. Nhưng dù sao ngài cũng chết
anh hùng sau chuỗi ngày bị lưu đày ở đảo Pát-mô.
Ngoài ra, nhân dịp này Chúa còn
dạy các môn đệ một bài học sâu xa về lòng khiêm nhường phục vụ và thắng vượt
lòng ghen tị. Sở dĩ các môn đệ khác bực mình với Giacôbê và Gioan bởi vì họ
cũng có lòng ghen tị không muốn cho hai anh em kia được phần hơn. Các môn đệ
suy nghĩ về nước Chúa Giêsu ở trần gian này. Nhưng Chúa lại suy nghĩ một cách
khác. Nước Ngài không thuộc về thế gian, nơi đó người có quyền áp bức người yếu
thế, người giàu sang cai trị người nghèo đói. Nước Trời ngay trong lòng mỗi
người, là Giáo Hội của Chúa, nơi đó không dựa trên quyền bính nhưng dựa trên
tình thương. Đó là nơi không có hận thù, ghen tị, tranh chấp.
Trong Giáo Hội cũng như trong
bất cứ một tập thể nào, thường có một người đứng đầu để điều khiển những người
khác và tổ chức sinh hoạt, không thể nào có cảnh "cá đối bằng đầu" mà
mọi việc được xuôi lọt, vì sẽ không ai muốn tùng phục ai. Điều quan trọng mà
Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh: không phải là hủy bỏ chức vụ của những người đứng
đầu, chức vụ của những người lãnh đạo, nhưng đừng dùng địa vị và quyền bính của
mình để áp bức người khác, lên mặt ta đây tự cao tự đại. Trái lại, phải biết
phục vụ. Lòng kiêu ngạo muốn tranh đấu để làm đầu mọi người vốn là điều không
tốt, nhưng lòng ghen tị cũng không tốt đẹp gì. Hai tật xấu này vốn là những
khuyết điểm đã từng làm cản trở sự phát triển đời sống con người về mọi phương
diện. Nên Chúa Giêsu bảo chúng ta phải loại bỏ hai tật xấu ấy.
Xin Chúa cho chúng ta luôn có
tham vọng tốt để phát triển khả năng của chúng ta và sử dụng khả năng đó để
phục vụ mọi người. Đồng thời xin Chúa cho chúng ta luôn vui vẻ với mọi người,
không ghen tị, để chúng ta luôn được mọi người yêu mến, và nhất là Chúa Giêsu
cũng sẽ hài lòng về chúng ta.
11. Chú giải của Noel Quesson.
Hai người con ông Dêbêđê là
Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy
thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây."
Đây là hai chàng thanh niên con
trai của ông Dêbêđê, làm nghề chài lưới, ở Bết-sai-đa một cảng nhỏ trên bờ hồ Ti-bê-ri-át.
Mẹ của họ có lẽ là bà Xalômê, chị em với Đức Maria mẹ Đức Giêsu (Mc 15,10 -
16,l). Theo tục lệ tự nhiên trong nhiều nền văn minh phương Đông, họ cho là tự
nhiên khi sử dụng các quyền của người trong dòng họ: Vì là anh em bà con với
Đức Giêsu, họ đến xin người bà con cho "dòng họ" được tham dự vào sự
thành công của một thành viên trong gia tộc.
Vả lại Đức Giêsu đã chẳng nói
như thế sao: "Các ngươi hãy xin, thì sẽ nhận được". Vậy họ đưa ra một
lời xin: "Thưa Thầy, chúng tôi muốn Thầy ban cho điều mà chúng tôi
xin". Đây là một dịp mà chúng ta cần phải nắm vững, vì đôi khi chúng ta
cũng ngạc nhiên về một số lời cầu xin của mình không được chấp nhận, 'như'
chúng ta mong muốn.
Người hỏi: "Các anh muốn
Thầy thực hiện cho các anh điều gì?"
Lời cầu xin của họ quá mơ hồ.
Đức Giêsu bảo họ hãy nói rõ lời yêu cầu đó.
Các ông thưa: "Xin cho hai
anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy.
Lần thứ ba, Đức Giêsu vừa loan
báo cho các môn đệ sự thương khó của Người (Mc 10,32-34) "Nào chúng ta lên
Giê-ru-sa-lem; Con Người sẽ bị giao nộp cho các Thượng tế. Họ sẽ lên án tử hình
Người. Họ sẽ nhạo báng Người, sẽ khạc nhổ vào Người, sẽ đánh đòn và giết
Người". Vào lúc Đức Giêsu "chọn chỗ chót" thì các ông lại cố "đua
nhau" chiếm chỗ tốt hơn: Họ vẫn còn mơ mộng về Đấng Cứu Thế vinh quang của
dân tộc. Đấng Cứu Thế đối với họ (và đối với chúng ta?), đó là Đấng chiến thắng
hiển hách, sẽ dùng quyền lực của mình điều khiển mọi sự. Vậy tại sao lại không
lợi dụng người anh em bà con để được thăng tiến, được hưởng đặc quyền, được
tiến cử? Chúng ta chớ nên xét đoán các ông một cách khắt khe.
Chính chúng ta đã không làm như
thế, khi chúng ta có dịp hay sao? Đó là chuyện thường tình của con người! Khi
chúng ta quen lớn, thì tự nhiên chúng ta không muốn nhờ vả để trục lợi sao?
Nhưng chúng ta hãy đi xa hơn: Đời sống Kitô hữu của chúng ta có phải là một
cuộc sống phụng sự Thiên Chúa hay không? Hay đó là một cuộc sống mà chúng ta
chỉ muốn Thiên Chúa phục vụ chúng ta? Việc hành đạo của chúng ta có phải là một
sự thờ phượng, ca ngợi và vâng phục hướng về Thiên Chúa không? Hay đó chỉ là
một thứ "bảo hiểm cho đời sau"? Lạy Thầy, xin dành cho con một chỗ
phụ chắc chắn ở trên trời.
"Các anh không biết các
anh xin gì!"
Thực vậy, họ đâu có biết
"ai" sẽ ở "bên phải và bên trái" của Đức Giêsu, khi Người ở
trong "vinh quang" của Người trên thập giá? Họ đang xin mà không biết
chỗ của hai tên cướp bị đóng đinh cùng với Người trên đời. Họ vẫn chưa hiểu gì
cả về định mệnh đích thực của Chúa Giêsu. Bằng những câu hỏi, Đức Giêsu đang cố
chuyển biến tư tưởng của họ từ "vinh quang của Đấng Mêsisa" sang
"con đường dẫn đến vinh quang" đó. Chúng ta cũng vậy thường chúng ta
không biết điều mà chúng ta xin: Đó là lý do tại sao những lời cầu xin của
chúng ta không được chấp nhận.
Chúng ta hãy để cho Thiên Chúa
dời chúng ta đi, cho Người sửa đổi lời xin của chúng ta. Thiên Chúa nói:
"Các con không biết các con xin những gì, các con hãy tin Ta hơn".
"Sự vinh quang" mà các ông xin, hỡi Giacôbê và Gioan, các ông sẽ nhận
được vào một ngày nào đó! ước mộng tuổi trẻ của các ông sẽ được thực hiện trong
tuổi chín muồi của các ông.
Thực vậy, Giacôbê sẽ là vị tử
đạo đầu tiên ở Giêrusalem (Cv 12,2) và Gioan sẽ phải chịu bắt bớ thời hoàng đế
Nêrông, bị khổ sai tại đảo Patmos (Kh 1,9).
Chén Thầy sắp uống, anh em cũng
sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Đức Giêsu dùng hai hình
ảnh cổ truyền của Kinh Thánh để giúp họ sửa đổi lời yêu cầu và ý muốn của họ:
Đó là chén đắng và phép rửa. "Chén" trong Kinh Thánh là "chén đắng",
thức uống ghê tởm, khó nuốt. "Chúa cầm chén trong tay". Người rót một
thứ rượu thuốc đã lên men: Họ sẽ uống rượu này, họ nốc đến cạn (Tv 75,9). 'Phép
rửa' có một ý nghĩa tương tự: Đó là hình ảnh sự nhào nặn, chìm nghỉm; "Hết
thảy nước đó sóng tràn ngập lút trên tôi" (Tv 42,9). Đức Giêsu biết rõ
những gì sẽ xảy đến cho Người. Và Người hỏi hai môn đệ: "Các con có thể
uống được chén đắng của sự thương khó Thầy không? Và chịu dìm vào phép rửa bằng
máu của Thầy không? Như Thầy và cùng với Thầy, các con có chấp nhận vùi sâu
dưới dòng nước chết đuối bi thảm này nghĩa là chia sẻ cái chết của Thầy không?
Các ông đáp: "Thưa
được"
Họ tỏ ra quảng đại trong sự
hăng say của tuổi trẻ.
Họ sẵn sàng trả giá bằng chính
bản thân của mình, để 'uống' chén đắng và bị dìm sâu trong phép rửa. Chúng ta
đừng quên rằng khi Máccô viết Tin Mừng của ông, thì đã có 2 bí tích đang được
các Kitô hữu thể nghiệm, như chúng ta ngày nay. Chúng ta gán cho Phép rửa tội
và Thánh Thể mà ta lãnh nhận ý nghĩa nào? "chén mà chúng ta hiệp thông có
thông hiệp với sự hy sinh của Đấng đã hiến ban mạng sống của Người không? Đức
tin ngày chịu phép rửa có làm cho chúng ta "Theo Đức Giêsu không? và theo
tới đâu?
Đức Giêsu bảo: "Chén Thầy
sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu.
Khi Máccô ghi lại lời tiên tri
này của Đức Giêsu, thì nó đã được thực hiện một phần rồi. Vào năm 44, Giacôbê
đã tử đạo. Vào thời đó Vua Hêrôđê đã bách hại một số thành viên của Giáo Hội.
ông ấy đã cho chém đầu Giacôbê, người "anh em" của Gioan. Và khi nhận
thấy người Do Thái hài lòng về việc làm đó, ông lại cho tiến hành cuộc bắt giữ
khác (Cv 12,2-3). Kitô hữu là theo Đức Giêsu!
Còn việc ngồi bên hữu hay bên
tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì
kẻ ấy mới được.
Một lần nữa Đức Giêsu nói lên
những lời khiêm nhường lạ lùng, trước Cha của Người: Người nói Người
"không có quyền". Người tỏ ra vâng phục. Qua lời này Người mời gọi
chúng ta đến lượt mình, cũng để Thiên Chúa tùy nghi định đoạt về chúng ta.
"Vinh quang" đó, Giacôbê và Gioan sẽ nhận được, nhưng không phải là
thứ vinh quang mà hai ông ước vọng: Đó sẽ là vinh quang của Đức Giêsu cho. Do
đó Chúa đã chấp nhận lời cầu xin của hai ông. Còn chúng ta thì sao? Khi lời cầu
nguyện của chúng ta xem ra không được chấp nhận, chúng ta có luôn phó thác nơi
Chúa, để Chúa chấp nhận, lời xin đó theo ý của Người hay không? Chính Đức Giêsu
cũng đưa dẫn các bạn hữu của Người tới mầu nhiệm không thể dò thấu được của ý
định Thiên Chúa.
Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm
ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan
Các ông bực mình vì các ông
cũng có tham vọng như thế!
Đức Giêsu gọi các ông lại và
nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà
thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân
Một lần Đức Giêsu nói về "chính
trị" thì Người lại mô tả quá mạnh và khá mù tối. Ta không thể nói, Đức
Giêsu muốn thiết lập một thế giới không có hệ thống hành chánh hay san bằng cấp
bậc.
Nhưng, một lần nữa như đối với
cách sử dụng (tiền bạc hay vấn đề tính dục), Người bác bỏ những lạm dụng: Quyền
thế không được áp dụng như một cách để thống trị và hà hiếp, hay như một
"tương quan lực lượng" mạnh được yếu thua. Đức Giêsu nói: "Không
được như vậy".
Nhưng giữa anh em thì không
được như vậy
Đức Giêsu dứt khoát loại bỏ
trong Giáo Hội, trong cộng đoàn Kitô hữu, kiểu quyền bính vẫn được thực thi
trên thế giới.
Ai muốn làm lớn giữa anh em thì
phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi
người.
Đây không phải là một điều luật
trong những điều luật khác nhưng đó là "hiến chương" của Giáo Hội,
của cộng đoàn các môn đệ: Mỗi người phải trở nên đầy tớ của mọi người.
Hình ảnh mà Đức Giêsu đưa ra ở
đây lại càng rõ nét. Ý mà chủ "đầy tớ" không nói ra ở đây, thì từ
"nô lệ" lại nói lên một cách mạnh mẽ, bằng cách thêm ý "tùy
thuộc" vào người mà ta phục vụ. Trong Giáo Hội, phải triệt để từ bỏ nguyên
tắc thăng thưởng, quân hàm, công nghiệp, tước vị huy chương và chỗ danh dự. Chỉ
có một nguyên tắc mà thôi: Đó là sự phục vụ, khiêm tốn. Cần nói về những vị có
một vai trò đặc biệt, ta sẽ dùng kiểu nói "thừa tác viên" chữ này
trong tiếng La tinh có nghĩa là "đầy tớ". Không có lãnh tụ theo nghĩa
thế gian trong Giáo Hội. Chỉ có những "thừa tác viên", những
"người phục vụ".
Vì Con Người đến không phải để
được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc
muôn người.
Lý do căn bản của "hiến
chương" nguyên thủy này của Giáo Hội, là Giáo Hội đương nhiên phải bắt
chước Đức Giêsu. Cần lưu ý về ý nghĩa tích cực mà Đức Giêsu đã gán cho cái chết
của Người. Trong ý thức của Người, Người không nghĩ về cái chết này một cách
đau khổ; con đường thập giá đối với Người không phải là "chịu đau
khổ" mà là "phục vụ". Mặc dù Người có quyền hạn đầy đủ vì là con
Thiên Chúa, thế mà Đức Giêsu đã không hành xử như một vị thống trị, nhưng như
"một người đầy tớ". Người đã không đóng vai "lãnh chúa" mà
là "gia nhân" (Ga 13,13) bằng cách hầu bàn chiều Thứ Năm Thánh. Các
bác cha mẹ Kitô hữu cũng phải hành xử như thế, đối với những kẻ dưới quyền của
mình. Các người có trách nhiệm cũng phải hành xử như thế, đối với thuộc cấp của
mình. Chúng ta có đón nhận lời mời gọi của Đức Giêsu một cách nghiêm chỉnh
không? Chúng ta chớ nên xét lương tâm kẻ khác. Tôi đang có khuynh hướng
"thống trị" ai? Tôi phải "thương yêu" ai? Tôi phải
"phục vụ"ai?
* LỄ TRUYỀN GIÁO
1. Truyền giáo.
Công đồng Vat. II trong sắc
lệnh về truyền giáo có viết: Được Thiên Chúa sai đến với muôn dân để nên bí
tích cứu độ phổ quát, Giáo Hội vì những đòi hỏi căn bản của mình và vì mệnh
lệnh của Đấng sáng lập, nhất quyết loan báo Tin Mừng cho mọi người. Việc loan
báo này được thực hiện bằng nhiều phương thế khác nhau của toàn thể dân Chúa
vẫn luôn được Giáo Hội cổ võ, khuyến khích và chỉ dẫn. Vì vậy hàng năm Giáo Hội
đã chọn một ngày vào Chúa nhập áp cuối tháng 10 để thúc đẩy mọi linh mục tu sĩ
và giáo dân ý thức hơn về việc rao giảng Tin Mừng. Việc này không dành cho
riêng ai và không thể một cá nhân, một đoàn thể nào làm được hết. Trái lại mọi
thành phần dân Chúa phải có trách nhiệm để thực hiện lời Chúa đã truyền dạy
trước khi về trời: Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
Vì thế, theo lệnh truyền của
Chúa, từ ngày chịu bí tích Rửa Tội, chúng ta đã trở nên con cái Chúa, rồi từ
ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức, chúng ta đã lãnh nhận sứ vụ tông đồ để thi
hành đúng chức năng ngôn sứ của mình. Vì vậy, bổn phận đòi buộc hết mọi người
giáo dân trong bất kỳ lãnh vực nào cũng phải là chứng nhân cho Đức Kitô. Hơn
thế nữa, người giáo dân có một lợi thế hơn hẳn hàng giáo sĩ là sống giữa các
môi trường xã hội khác nhau với đủ ngành nghề, địa vị xã hội để có thể cảm hoá
cảnh vực và trở nên như men, như ánh sáng, như muối cho những người chung
quanh.
Lời thánh Phaolô tông đồ mời
gọi chúng ta suy nghĩ: Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng. Giáo Hội
luôn ý thức điều đó và hôm nay nhắc nhở chúng ta luôn tích cực thi hành sứ mạng
truyền giáo cả những lúc bận tâm lo lắng công việc trần thế. Tất cả mọi người
đều phải cộng tác vào việc mở mang Nước Chúa trên trần gian và trở thành chứng
nhân cho Ngài. Lời Chúa nói: Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít, sẽ nhắc nhở
chúng ta phải trở nên là những thợ gặt trên cánh đồng nhân loại, và trở nên ngư
phủ trên đại dương trần thế.
Tuy nhiên, như chúng ta đã nói,
có nhiều phương thế để góp phần vào công cuộc trọng đại này, chẳng hạn cầu
nguyện và rao giảng như các tông đồ, các vị thừa sai, sống đức tin và đức ái
phục vụ như Mẹ Têrêsa Calcutta. Thực vậy, tục ngữ cũng đã bảo: Lời nói như gió
lung lay việc làm như tay lôi kéo. Chính đời sống gương mẫu của chúng ta mới là
một bài giảng hùng hồn nhất có sức lôi cuốn và hấp dẫn người khác đến cùng
Chúa. Chính nhờ những việc làm cụ thể trong khi dấn thân để phục vụ, chúng ta
sẽ trở nên là những chứng nhân sống động cho Đức Kitô.
Để kết luận, chúng ta hãy ghi
nhớ lời nói sau đây của Đức Phaolô VI: Con người thời đại thích lắng nghe các
nhân chứng hơn là những nhà giảng thuyết. Và nếu họ có nghe những nhà giảng
thuyết chỉ vì những nhà giảng thuyết này đã là những chứng nhân.
2. Sứ điệp Truyền giáo năm
2012.
"Được kêu gọi làm rạng
ngời Lời Chân Lý"
(Tông Thư Porta Fidei, 6)
Anh chị em thân mến!
Cuộc cử hành Ngày Thế giới
Truyền giáo năm nay mang một ý nghĩa hoàn toàn đặc biệt. Việc kỷ niệm 50 năm
Sắc Lệnh Ad Gentes của Công đồng, việc khai mạc Năm Đức Tin và Thượng Hội đồng
Giám mục về đề tài Tân Phúc Âm Hoá là các sự kiện cùng diễn ra trong năm nay để
tái xác nhận ý muốn của Hội Thánh là dấn thân một cách hăng say và can đảm hơn
vàomissio ad gentes (sứ vụ đến với muôn dân) hầu đem Tin Mừng đến tận cùng trái
đất.
Với sự tham dự của các Giám mục
Công giáo từ khắp nơi trên thế giới, Công đồng Chung Vatican II đã là một dấu
chỉ sáng ngời về tính phổ quát của Hội Thánh, qua việc lần đầu tiên quy tụ một
con số đông đảo như thế các Nghị phụ đến từ Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh,
và Châu Đại Dương. Các giám mục truyền giáo và các giám mục bản xứ, các mục tử
của các cộng đoàn rải rác khắp nơi giữa các dân không Kitô giáo, tất cả các vị
ấy đã đem đến cho các phiên họp của Công đồng hình ảnh của một Hội Thánh hiện
diện trên mọi châu lục và đã trở thành những người cắt nghĩa về thực tại phức
tạp mà thời ấy được gọi là "Thế Giới Thứ Ba". Là những người giàu
kinh nghiệm thực thi sứ vụ mục tử tại các giáo hội non trẻ đang hình thành, và
đầy nhiệt huyết loan truyền Nước Thiên Chúa, các ngài đã góp phần rất quan trọng
vào việc tái xác nhận nhu cầu và sự cấp bách của việc loan báo Tin Mừng cho các
dân tộc, từ đó đưa bản chất truyền giáo của Giáo Hội vào trung tâm của khoa
Giáo hội học.
Khoa Giáo hội học hướng đến
truyền giáo
Ngày nay, quan điểm trên vẫn
còn nguyên giá trị, hơn nữa còn được tiếp nhận những suy tư thần học và mục vụ
phong phú, và đồng thời lại càng tỏ ra cấp bách, vì số người chưa biết Chúa
Kitô ngày càng nhiều thêm. "Những người mong chờ Đức Kitô vẫn còn đông vô
kể", như lời khẳng định của Chân phước Gioan Phaolô II trong Thông điệp
Redemptoris Missio về giá trị muôn đời của huấn lệnh truyền giáo, và ngài thêm:
"Chúng ta không thể ngồi yên khi nghĩ tới hàng triệu anh chị em chúng ta
đang sống trong tình trạng không biết đến tình yêu của Thiên Chúa, chính họ cũng
được cứu chuộc bằng máu Chúa Kitô" (số 86). Phần tôi, khi công bố Năm Đức
Tin, tôi đã viết rằng Đức Kitô "hôm nay cũng như hồi ấy, sai chúng ta đi
khắp các nẻo đường trên thế giới để loan báo Tin Mừng của Người cho mọi dân tộc
trên mặt đất" (Tông Thư Porta Fidei, 7); việc loan báo này, như lời Vị Tôi
tớ Chúa Phaolô VI trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, "đối với Hội Thánh
không phải là một sự cống hiến tuỳ ý, nhưng là một bổn phận Hội Thánh phải thực
thi theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, để loài người có thể tin và được cứu rỗi.
Quả thế, đây là sứ điệp cần thiết. Đây là sứ điệp độc nhất. Sứ điệp không thể
thay thế" (số 5). Vì vậy chúng ta cần phải lấy lại cùng một nhiệt huyết
tông đồ như các cộng đoàn Kitô hữu sơ khởi, tuy chỉ là một nhóm ít người và
không thể tự vệ, nhưng bằng lời loan báo và chứng tá, họ đã có thể loan truyền
Tin Mừng trên toàn thế giới được biết đến thời bấy giờ.
Vì vậy không lạ gì khi Công
đồng Vaticanô II và Huấn quyền sau Công Đồng của Hội Thánh luôn nhấn mạnh một
cách đặc biệt về nhiệm vụ truyền giáo mà Đức Kitô đã uỷ thác cho các môn đệ của
Người, và là nhiệm vụ mà toàn thể Dân Thiên Chúa: các giám mục, linh mục, phó
tế, tu sĩ và giáo dân phải dấn thân thực hiện. Nhiệm vụ loan báo Tin Mừng trên
khắp thế giới trước tiên là nhiệm vụ của các giám mục, vì trong tư cách là
thành viên của Giám mục đoàn cũng như là Mục tử của các Giáo Hội địa phương,
các ngài là những người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc rao giảng Tin Mừng
trên thế giới. Thực vậy, các ngài "đã được tấn phong không chỉ cho một
giáo phận, mà cho sự cứu rỗi của toàn thế giới" (Gioan Phaolô II, Thông
điệp Redemptoris Missio, 63), "các ngài là những người rao giảng đức tin
dẫn đến cho Đức Kitô những người môn đệ mới" (Ad Gentes, 20) và làm cho
mọi người "thấy được tinh thần và nhiệt huyết truyền giáo của Dân Chúa, để
toàn giáo phận trở thành những nhà truyền giáo" (nt., 38).
Địa vị ưu tiên của rao giảng
Tin Mừng
Vì vậy, đối với một Chủ Chăn,
nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng không chỉ giới hạn vào việc chăm lo cho thành phần
Dân Chúa được giao phó cho ngài chăm sóc về mục vụ, cũng không chỉ là sai một
số linh mục hay giáo dân đi truyền giáo như là fidei donum (quà tặng đức Tin).
Nhiệm vụ ấy phải bao gồm toàn thể hoạt động của Hội Thánh địa phương, mọi lĩnh
vực của Hội Thánh ấy, tóm lại, phải bao gồm toàn thể đời sống và hoạt động của
Hội Thánh ấy. Công đồng Vaticanô II đã nói rõ điều này và Huấn quyền sau Công
đồng đã mạnh mẽ xác nhận lại. Điều này đòi hỏi rằng các bậc sống, các kế hoạch
mục vụ và việc tổ chức giáo phận phải không ngừng được thích nghi với chiều
kích nền tảng này của Hội Thánh, đặc biệt trong thế giới không ngừng biến đổi
của chúng ta ngày nay. Điều này cũng đúng với các Hội Dòng và các Tu đoàn Tông
đồ, cũng như các Phong trào trong Giáo Hội: mọi thành phần trong bức tranh lớn
của Hội Thánh phải cảm thấy lệnh truyền rao giảng Tin Mừng của Chúa chất vấn
mình mãnh liệt, để Đức Kitô được rao giảng khắp nơi. Là những mục tử, tu sĩ nam
nữ và tất cả các tín hữu trong Đức Kitô, chúng ta phải tiếp bước Thánh Phaolô
Tông Đồ, là "tù nhân của Đức Kitô vì anh em, những người dân ngoại"
(Ep 3, 1), ngài đã chịu đau khổ và chiến đấu để đem Tin Mừng đến giữa dân ngoại
(x. Cl 1, 24-29), không ngại tiêu hao sức lực, thời giờ và của cải để loan báo
Sứ điệp của Đức Kitô.
Ngày nay cũng thế, sứ mạng ad
gentes –đến với muôn dân– phải không ngừng là chân trời và khuôn mẫu cho mọi
hoạt động của Hội Thánh, vì chính căn tính của Hội Thánh được tạo thành bởi đức
tin vào Mầu Nhiệm Thiên Chúa, Đấng đã tỏ mình ra cho chúng ta trong Đức Kitô để
đưa chúng ta đến ơn cứu độ, và bởi sứ mạng làm chứng và loan báo Người cho thế
giới, cho tới khi Người trở lại. Cũng như Thánh Phaolô, chúng ta phải quan tâm
tới những người ở xa, những người chưa biết Đức Kitô và chưa cảm nghiệm được
tình phụ tử của Thiên Chúa, và chúng ta phải ý thức rằng "sự hợp tác
truyền giáo hôm nay phải mở ra những hình thức mới để bao gồm không chỉ việc
trợ giúp kinh tế, mà cả sự tham gia trực tiếp vào việc rao giảng Tin Mừng"
(Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptoris Missio, 82). Việc cử hành Năm Đức Tin
và Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc Âm hoá sẽ là những cơ hội thuận lợi để
phát động sự hợp tác truyền giáo, nhất là trong khía cạnh thứ hai này.
Đức Tin và việc loan báo
Mối quan tâm loan báo Đức Kitô
cũng thúc đẩy chúng ta đọc lịch sử để từ đó nhận ra những vấn đề, những khát
vọng và hi vọng của nhân loại mà Đức Kitô phải chữa lành, thanh tẩy và kiện
toàn bằng sự hiện diện của Người. Thực vậy, Sứ điệp của Người luôn mang tính
thời sự, đi vào giữa lòng lịch sử và có khả năng đáp lại những mối lo lắng thâm
sâu nhất của mỗi người. Vì vậy mọi thành phần trong Hội Thánh phải ý thức rằng
"các chân trời bao la của sứ mạng Hội Thánh và tình hình phức tạp hiện nay
đòi hỏi những phương thức mới để có thể truyền đạt hiệu quả Lời Thiên
Chúa" (Bênêđictô XVI, Tông huấn hậu THĐGM,Verbum Domini, 97). Điều này
trước hết đòi hỏi phải gắn bó với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô bằng đức Tin
được canh tân nơi mỗi cá nhân cũng như các cộng đoàn "lúc nhân loại đang
sống giữa những thay đổi sâu xa như hiện nay" (Tông thư Porta Fidei, 8).
Thực vậy, một trong các trở
ngại cho việc đẩy mạnh hoạt động rao giảng Tin Mừng chính là cơn khủng hoảng
đức tin, không chỉ của thế giới phương Tây, mà của phần lớn nhân loại; họ cũng
đói khát Thiên Chúa và phải được mời gọi và dẫn đưa tới bánh sự sống và nước
hằng sống, như người phụ nữ Samaria đến giếng Giacóp và nói chuyện với Đức
Kitô. Như tác giả Tin Mừng Gioan đã kể lại, câu chuyện về người phụ nữ này có
một ý nghĩa đặc biệt (x. Ga 4,1-30): bà gặp Chúa Giêsu, Người xin bà nước uống,
nhưng sau đó Người nói về một thứ nước mới, có khả năng làm cho bà không bao
giờ còn khát nữa. Thoạt đầu bà không hiểu, bà vẫn dừng lại trên bình diện vật
chất, nhưng dần dần bà được Chúa dẫn đi trên con đường đức tin giúp bà nhận ra
Người chính là Đấng Mêsia. Về điểm này, Thánh Augustinô quả quyết: "Sau
khi đã đón nhận Chúa Kitô vào tâm hồn mình, [người phụ nữ này] còn có thể làm
gì khác hơn là bỏ lại thùng nước ở đó để chạy đi loan báo Tin Mừng?" (Bài
giảng 15, 30). Một khi gặp được Đức Kitô hằng sống, là Đấng làm thỏa cơn khát
của trái tim, người ta không thể không mong muốn chia sẻ với người khác niềm
vui có Đức Kitô đang hiện diện và giúp họ nhận ra Người để tất cả đều cảm
nghiệm được sự hiện diện ấy. Cần phải đổi mới niềm hăng say loan truyền đức tin
để cổ vũ một cuộc tân phúc âm hoá các cộng đoàn và các nước vốn có truyền thống
Kitô giáo lâu đời mà nay chẳng còn màng đến Chúa, để họ tìm lại được niềm vui
của đức tin. Không bao giờ được gạt mối quan tâm loan báo Tin Mừng ra khỏi mọi
hoạt động của Giáo Hội cũng như đời sống cá nhân của người Kitô hữu, nhưng phải
ý thức rõ mình là đối tượng đón nhận Tin Mừng, đồng thời cũng là những thừa sai
của Tin Mừng. Tâm điểm của lời loan báo vẫn luôn như thế: đó là Kerygma (lời
rao giảng cơ bản) về Đức Kitô chịu chết và phục sinh để cứu độ thế giới,Kerygma
về tình yêu tuyệt đối và trọn vẹn của Thiên Chúa đối với mọi người nam cũng như
nữ, đạt đến tột đỉnh trong việc Thiên Chúa sai Con Một hằng hữu của Người là
Chúa Giêsu, Đấng không ngại nhận thân phận nghèo hèn của bản tính loài người
chúng ta, yêu thương và cứu chuộc bản tính ấy khỏi tội lỗi và sự chết, bằng
việc hiến mình trên thập giá.
Trong kế hoạch yêu thương được
thể hiện nơi Đức Kitô, đức tin vào Thiên Chúa trước hết là một hồng ân và một
mầu nhiệm mà chúng ta phải đón nhận trong lòng và trong cuộc sống, và phải luôn
luôn tạ ơn Chúa vì hồng ân ấy. Đồng thời đức Tin còn là một ân huệ được ban cho
chúng ta để chia sẻ cho người khác; là một nén bạc chúng ta nhận được để sinh
lời; là ánh sáng không được đem giấu đi, nhưng phải soi sáng cho cả nhà. Đức
Tin là ân huệ quan trọng nhất được ban cho cuộc đời chúng ta mà chúng ta không
được phép giữ lại cho riêng mình.
Loan báo trở thành bác ái
"Khốn thân tôi nếu tôi
không loan báo Tin Mừng!", Thánh Phaolô nói như thế (1 Cr 9, 16). Lời này
vang dội với sức thúc bách mỗi người Kitô hữu và mỗi cộng đoàn Kitô hữu trên
mọi châu lục. Ngay cả đối với các giáo hội tại các xứ truyền giáo, phần lớn là
các giáo hội non trẻ, mới lập, hoạt động truyền giáo đã trở thành một chiều
kích tự nhiên, cho dù chính các giáo hội này vẫn còn cần đến các nhà truyền
giáo. Nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ từ khắp nơi trên thế giới, rất đông giáo dân
và thậm chí cả gia đình sẵn lòng rời bỏ quê hương mình, rời bỏ các cộng đoàn
mình và đi đến các giáo hội khác để làm chứng và loan báo Danh Chúa Kitô, nhờ
Người mà nhân loại tìm được ơn cứu độ. Đây là một biểu hiện của sự hiệp thông
sâu xa, sự chia sẻ và bác ái giữa các giáo hội, để mọi người có thể nghe và
nghe lại lời loan báo có sức chữa lành, và có thể đến với các Bí Tích, nguồn
mạch đời sống đích thực.
Cùng với dấu chỉ siêu vời của
đức tin được biến đổi thành đức ái này, tôi ghi nhận và biết ơn các Hội Giáo
hoàng Truyền giáo, công cụ của sự hợp tác trong sứ vụ phổ quát của Hội Thánh
trên thế giới. Qua hoạt động của các Hội truyền giáo này, việc loan báo Tin
Mừng còn trở thành hành động giúp đỡ tha nhân, thúc đẩy đối xử công bằng với
những người nghèo khổ nhất, đưa giáo dục về tận những thôn làng xa xôi nhất,
trợ giúp y tế tại các vùng sâu vùng xa, giải phóng khỏi cảnh khốn cùng, giúp
những người bị gạt ra lề xã hội tìm lại được quyền sống, nâng đỡ sự phát triển
các dân tộc, khắc phục những chia rẽ sắc tộc, tôn trọng sự sống ở mọi giai đoạn
của nó.
Anh chị em thân mến, tôi khẩn
cầu Chúa Thánh Thần xuống tràn đầy trên việc rao giảng Tin Mừng cho các dân
tộc, đặc biệt trên những ai đang loan báo Tin Mừng, để Ân Sủng của Thiên Chúa
làm cho công cuộc rao giảng Tin Mừng tiến bước vững vàng trong lịch sử thế
giới. Cùng với Chân phước John Henry Newman, tôi muốn cầu nguyện rằng:
"Lạy Chúa, xin đồng hành với các nhà truyền giáo tại các xứ truyền giáo,
xin đặt trên môi miệng họ những lời lẽ chính đáng, xin làm cho công lao khó
nhọc của họ sinh nhiều hoa trái." Lạy Trinh Nữ Maria, Mẹ là Mẹ Hội Thánh
và là Ngôi Sao dẫn đường loan báo Tin Mừng, xin đồng hành với tất cả các thừa
sai Tin Mừng.
Vatican, ngày 6 tháng 1 năm
2012.
Đại lễ Chúa Hiển Linh
Bênêđictô XVI, giáo hoàng
(Bản dịch của Ủy ban Loan Báo
Tin Mừng / HĐGMVN)
3. Hãy đi khắp thế gian.
(Trích trong 'Manna')
Suy Niệm
"Hãy đi khắp thế giới,
loan báo Tin Mừng..."
Lời Đức Giêsu mời gọi làm chúng
ta nhức nhối.
Thế giới chẳng phải ở đâu xa.
Thế giới là quê hương tôi với gần 80 triệu dân. Thế giới là những người tôi vẫn
gặp, những nơi tôi vẫn sống. Thế giới ấy, chân tôi chưa một lần đi hết, miệng
tôi chưa một lần loan báo tin vui.
Tôi có lòng tin không? Tôi có
dám tin Lời Chúa không?
Chúa hứa cho những ai tin được
khả năng trừ quỷ, nghĩa là giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô lệ, khả
năng chữa bệnh để xoa dịu nỗi đau của trần gian, khả năng nói những ngôn ngữ
mới để đem lại hiệp nhất. Các tông đồ đã tin và thấy Chúa cùng làm việc với
mình. Họ chẳng bao giờ cô đơn trên bước đường rao giảng.
Có nhiều cách loan Tin Mừng,
nhiều cách truyền giáo.
Cách thứ nhất là bằng chính
cuộc sống bản thân. Nếu các Kitô hữu đều siêu thoát danh lợi, sống trung thực,
thanh khiết, sống chung thủy, yêu thương... Một Kitô hữu nghèo mà vui tươi,
hạnh phúc, thì đó là một lời chứng đáng tin cậy.
Làm cho xã hội được tốt đẹp
hơn, đó cũng là một cách loan báo Tin Mừng rất hiệu quả. Kitô giáo phải góp
phần xây dựng một thế giới hòa bình và huynh đệ, công bằng và ấm no, nơi nhân
phẩm của từng người được tôn trọng, nơi bóng tối của sự ích kỷ tàn nhẫn bị đẩy
lui.
Mẹ Têrêxa Calcutta đã âm thầm
loan báo Tin Mừng bằng những cử chỉ nhân ái với bao người cùng khổ. Mẹ đã đi
nhiều nơi trên thế giới để lập các cộng đoàn.
Còn thánh Têrexa nhỏ đã truyền
giáo tại chỗ bằng lời cầu nguyện và những hy sinh nhỏ bé. Chị là nữ tu dòng
Kín, sống trong bốn bức tường, nhưng lại được phong làm bổn mạng các xứ truyền
giáo. Chị đã đi khắp thế giới, không phải bằng đôi chân, nhưng bằng lòng ước ao
của một trái tim cháy bỏng.
Phải sống sao để người ta thắc
mắc, đặt câu hỏi. Nhưng cũng phải sẵn sàng trình bày câu trả lời.
Dù bạn chẳng uyên thâm về giáo
lý nhưng hãy bập bẹ nói về Chúa bằng kinh nghiệm của bạn.
Truyền giáo là giới thiệu cho
người khác Đấng tôi đã quen. Có thể người ấy đã biết Đấng này từ lâu rồi.
Anrê đã gọi Simon, Philipphê đã
gọi Nathanaen đến gặp Chúa. Cần tập đến với người khác như Đức Giêsu đã đến với
người phụ nữ Samari. Hãy xin nước uống, trước khi nói về Nước Hằng Sống. Hãy
tìm hiểu người đối diện trước khi loan báo Tin Mừng. Chúng ta cần thấm nhuần
văn hóa dân tộc thì mới biết cách nói về Chúa Cha cho đồng bào mình.
Nếu cả đời, mỗi Kitô hữu mời
được một người theo đạo, thì nguyện ước của Đấng Phục Sinh được thành tựu.
Gợi Ý Chia Sẻ
Thánh Têrêxa nhỏ đã được tôn
phong làm tiến sĩ Hội Thánh. Bạn nghĩ gì về kiểu truyền giáo bằng cầu nguyện và
hy sinh của chị? Bây giờ có hợp thời không?
Mẹ Têrêxa hiến đời mình cho
người cùng khổ, bệnh tật, không phân biệt tôn giáo, màu da... Bạn nghĩ gì về
kiểu truyền giáo này? Nó có đánh động trái tim con người hôm nay không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của
con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì
hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất. Đó là
Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu.
Chính tình yêu làm cho Hội
Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ
ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy Chúa Giêsu, cuối cùng con
đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy
chỗ đứng của con trong Hội Thánh: nơi Trái Tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu,
và như thế con sẽ là tất cả, vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh.
Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con được thực hiện.
(dựa theo lời của thánh Têrêxa)
4. Hãy loan báo Tin Mừng – Mc
16,15-20.
(Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang
Kiệt)
Một đạo sĩ hỏi các đệ tử: Các
con có biết khi nào đêm tàn và ngày xuất hiện, khi nào ánh sáng tới và bóng tối
lui đi không? Các đệ tử thi nhau trả lời: Thưa thày, có phải đêm tàn và ngày
xuất hiện là khi từ xa nhìn một đoàn vật người ta có thể phân biệt được con nào
là con bò và con nào là con trâu không? Thày lắc đầu: Không phải. Đệ tử khác
trả lời: Thưa thày có phải ánh sáng tới và bóng tối lui là khi từ xa nhìn vào
vườn cây, người ta có thể phân biệt được cây nào là cây xoài cây nào là cây mít
không? Thày vẫn lắc đầu: Không phải. Thấy không ai trả lời được, thày mới giải
nghĩa: Đêm tàn và ngày xuất hiện, ánh sáng tới và bóng tối lui là khi nào ta
nhìn vào mặt người xa lạ và nhận ra đó là anh em mình.
Thật là khó hiểu. Tuy trên đời
ta thấy có nhiều thứ ánh sáng. Có ánh sáng mặt trăng mặt trời. Có ánh sáng đèn
dầu, đèn điện. Có những ánh sáng như tia X, tia hồng ngoại. Nhưng tất cả những
ánh sáng đó chỉ giúp ta nhìn rõ sự vật. Không thấy có thứ ánh sáng nào soi vào
mặt người xa lạ mà biến người ấy thành người thân của mình.
Mẹ Têrêxa dường như đã tìm ra
thứ ánh sáng ấy.
Mẹ Têrêxa là một nữ tu người
Anbani, được sai đến phục vụ người nghèo tại Ấn độ. Đến Ấn độ, thấy người nghèo
khổ quá tội nghiệp. Biết bao người hấp hối ngoài lề đường. Chết rồi xác bị
quẳng vào đống rác như xác thú vật. Biết bao trẻ thơ bị bỏ rơi. Biết bao gia
đình chui rúc trong các căn nhà ổ chuột. Biết bao người đói khát không đủ cơm
ăn áo mặc. Mẹ lăn xả vào phục vụ người nghèo.
Một hôm Mẹ đi thăm một ông già
cô đơn trong căn lều tồi tàn. Bước vào lều Mẹ động lòng thương cảm. Vì tất cả
đồ đạc chỉ là một mớ giẻ rách. Căn lều bụi bặm bẩn thỉu ngoài sức tưởng tượng.
Và nhất là ông già thu mình lại không muốn giao tiếp với ai. Mẹ chào hỏi ông
cũng không buồn trả lời. Mẹ xin phép dọn dẹp căn lều ông cũng làm thinh. Đang
khi dọn dẹp, Mẹ thấy trong góc lều có một cây đèn dầu bụi bám đen đủi. Sau khi
lau chùi, Mẹ kêu lên: Ô, cây đèn đẹp quá. Ông già nói: Đó là cây đèn tôi tặng
vợ tôi ngày cưới. Từ khi bà ấy chết, tôi không bao giờ đốt đèn nữa. Thấy ông đã
cởi mở, Mẹ Têrêxa đề nghị: Thế ông có bằng lòng cho các chị nữ tu mỗi ngày đến
thăm và đốt đèn cho ông không? Ông đồng ý. Từ đó mỗi buổi chiều, các chị tới
thăm ông, dọn dẹp nhà cửa, nói chuyện với ông. Ngọn đèn ấm áp trong căn lều ấm
cúng. Ông trở nên vui vẻ hơn. Ông đã đi thăm mọi người. Mọi người đến thăm ông.
Cuộc đời ông vui tươi trở lại.
Trước kia cuộc đời ông tăm tối
không phải vì ông không thắp đèn. Nhưng vì ngọn đèn trong trái tim ông đã tắt.
Trái tim khép kín nên ông mất niềm tin vào con người, vào cuộc sống. Ông nhìn
mọi người như thù địch. Từ ngày các nữ tu đến đốt đèn đời ông vui lên, sáng
lên. Đời ông sáng lên không phải vì có ngọn đèn dầu hoả soi sáng. Nhưng vì trái
tim ông bừng sáng. Ngọn đèn tâm hồn ông rạng rỡ. Tâm hồn ông cởi mở và ông nhìn
thấy mọi người là anh em. Thứ ánh sáng ấy ta thấy trong Phúc Âm. Khi người
Samaritano nhân hậu cúi xuống săn sóc, băng bó vết thương cho người bị nạn bên
đường. Hai người nhìn nhau. Một làn ánh sáng loé lên. Và họ nhận ra nhau là anh
em.
Cứ như thế Mẹ Têrêxa miệt mài
phục vụ người nghèo. Lập những trung tâm đón tiếp những người hấp hối, săn sóc
để họ được chết, được chôn cất như một con người. Nuôi trẻ mồ côi. Xây bệnh
viện. Xây trường học. Công việc càng ngày càng mở rộng. Số người theo Mẹ ngày
càng đông và Mẹ đã lập dòng Nữ tử Thừa sai Bác ái chuyên phục vụ người nghèo. Hiện
nay nhà dòng đã có mặt trên 132 quốc gia. Mẹ được thế giới biết tiếng. Mẹ được
nhiều giải thưởng trong đó có giải Nobel Hoà bình. Năm 1997, khi Mẹ qua đời, 80
nguyên thủ quốc gia, trong đó có phu nhân tổng thống Mỹ Bill Cliton và phu nhân
tổng thống Pháp Jacques Chirac đã đến dự đám tang. Và nước Ấn độ, đa số dân
theo Ấn độ giáo, vốn không ưa đạo Công giáo, đã chôn cất Mẹ theo nghi thức quốc
táng. Hai mươi mốt phát súng đại bác tiễn đưa linh hồn Mẹ về trời.
Mẹ Têrêxa là một nhà truyền
giáo thành công của thế kỷ 20. Vì Mẹ đã biết thắp lên ngọn đèn soi trong đêm
tối. Giữa đêm tối vật chất hưởng thụ, Mẹ đã thắp lên ngọn đèn siêu nhiên của
thiên đàng. Giữa đêm tối rụt rè nghi kỵ Mẹ đã thắp lên ngọn đèn cởi mở tin yêu.
Giữa đêm tối lạnh lẽo cô đơn. Mẹ đã thắp lên một ngọn đèn ấm áp tình người.
Trái tim Mẹ là một ngọn đèn sáng. Ánh sáng ấy toả lan tới muôn người làm cho
mọi người nhận biết khuôn mặt hiền lành khiêm nhường của Đức Kitô và làm cho
mọi người nhìn nhau là anh em.
Vào thời Cộng sản còn mạnh và
còn chống đối Công giáo kịch liệt. Mẹ Têrêxa vẫn có thể lập nhà ở Nga, ở Cuba
và cả ở Việt Nam. Với tấm lòng bác ái, Mẹ đã chiếu toả ánh sáng Tin Mừng khắp
thế giới.
Hôm nay Giáo Hội cầu nguyện cho
việc truyền giáo. Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta góp phần vào việc truyền
giáo. Không gì bằng ta hãy noi gương Mẹ Têrêxa, thắp lên ngọn lửa tin yêu trong
lòng mình, đem ngọn lửa yêu thương phục vụ soi sáng khắp nơi. Thế giới sẽ bừng
sáng và mọi người sẽ nhìn nhận nhau là anh em.
GỢI Ý CHIA SẺ
1- Nhờ đâu Mẹ Têrêxa đến được
cả những nước Cộng sản?
2- Nhờ đâu việc truyền giáo của
Mẹ Têrêxa thành công tốt đẹp?
3- Đời sống bạn là ánh sáng hay
là bóng tối cho những người chung quanh?
4- Bạn quyết tâm làm gì để loan
báo Tin Mừng cho mọi người?
5. Truyền giáo theo gương Mẹ
Têrêsa.
(Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang
Kiệt)
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cầu
nguyện cho việc truyền giáo. Ngày Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị tuyên phong
Mẹ Têrêxa lên bậc Chân Phúc mà ta quen gọi là Á thánh cũng là ngày cầu nguyện
cho việc truyền giáo. Và Đức Thánh Cha khuyên nhủ chúng ta hãy truyền giáo theo
gương Mẹ Têrêxa. Vậy Mẹ Têrêxa là ai và Mẹ đã truyền giáo như thế nào?
1- CUỘC ĐỜI
Mẹ Têrêxa sinh tại nước Anbani
cũ. Mẹ đã xin gia nhập dòng Đức Mẹ Loretto và được sai đi Ấn độ để phục vụ
nguơì nghèo. Khi đến Ấn độ, Mẹ được chứng kiến cả một đại dương mênh mông những
người nghèo đói. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi nằm la liệt ngoài đường. Những người già
cả bệnh tật nằm chờ chết bên những đống rác, và khi chết, bị vất vào đống rác
như một con thú vật. Xúc động trước cảnh nghèo khổ. Mẹ lăn xả vào phục vụ người
nghèo. Việc đầu tiên là mở những trung tâm đón tiếp, đưa những người hấp hối
ngoài đường về, săn sóc để họ được chết như một con người. Rồi mở cửa nhà cô
nhi nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi. Rồi mở bệnh viện chăm sóc chữa trị những người
nghèo khổ. Rồi mở trường cho trẻ em nghèo đến học. Công việc càng ngày càng
phát triển. Số người theo giúp Mẹ càng ngày càng đông. Chẳng bao lâu, một dòng
mới được thành hình với tên Nữ tử Thừa sai Bác ái. Ngoài 3 lời khấn như những
nữ tu khác, còn có lời khấn phục vụ người nghèo. Mẹ được thế giới biết tiếng.
Cả thế giới gọi Mẹ là Mẹ Têrêxa. Khi Mẹ qua đời, 80 nhà lãnh đạo quốc gia trên
toàn thế giới, trong đó có phu nhân tổng thống Mỹ Bill Cliton và phu nhân tổng
thống Pháp Jacques Chirac đã đến nghiêng mình kính cẩn trước thi hài của Mẹ.
Nước Ấn độ có đa số dân theo Ấn độ giáo, vốn không ưa đạo Công giáo, thế mà đã
nghi thức quốc táng cho Mẹ,đã bắn hai mươi mốt phát súng đại bác tiễn đưa linh
hồn Mẹ về thiên đàng.
2- TRUYỀN GIÁO
Mẹ Têrêxa đã truyền giáo cách
nào mà thành công như thế? Thưa, Mẹ đã dùng 4 phương cách sau:
Phương cách thứ nhất: cầu
nguyện. Có nhiều người tưởng Mẹ Têrêxa là con người hoạt động. Không phải thế.
Trước hết Mẹ là con người cầu nguyện. Những giờ cầu nguyện triền miên phát xuất
từ nỗi niềm khao khát Chúa. Cầu nguyện đã đưa Mẹ đến phục vụ người nghèo. Rồi
việc phục vụ người nghèo đã đưa Mẹ trở về với kinh nguyện. Dòng chảy cầu nguyện
liên lỷ không bao giờ ngừng. Có thể nói cuộc đời Mẹ là cuộc đời chiêm niẹm
trong hoạt động.
Phương cách thứ hai: thấm nhuần
Lời Chúa. Mẹ tha thiết yêu mến Lời Chúa. Lời Chúa thấm vào tận mạch máu thớ
thịt, để Mẹ suy nghĩ, nói năng và hành động theo Lời Chúa. Mẹ thường nói: Lời
Chúa phải ở trên đầu ngón tay ta. Theo Mẹ 5 từ ngữ quan trọng khắc ghi tên 5
đầu ngón tay của Mẹ là: You did it for me. Đó là 5 từ tóm tắt 25 chương Tin
Mừng theo thánh Mátthêu: "Mỗi lần các con làm những việc này cho một trong
những anh em bé nhỏ nhất, đó là các con làm cho Thày".
Phương cách thứ ba: yêu mến
người nghèo. Nơi Mẹ, yêu mến người nghèo không phải là cảm tính nhất thời. Yêu
mến người nghèo thực sự phát xuất từ một đức tin sâu xa. Tin thật Thiên Chúa
đang ở trong nhưng người nghèo. Vì yêu mến người nghèo Mẹ đã tự nguyện sống
nghèo. Mẹ sống trong một căn phòng đơn sơ, chỉ có một chiếc giường, một bàn
nhỏ, một ngọn đèn và một chậu nước.
Phương cách thứ tư: phục vụ
bằng tình yêu. Vì tin Chúa đang ngự trong người nghèo, nên phục vụ người nghèo
chính là phục vụ Chúa. Vì thế, phục vụ người nghèo là một bổn phận phải thực
hiện trong khiêm nhường. Phải phục vụ một cách kính cẩn. Phải phục vụ bằng tình
yêu.
Giữa thế kỷ 20 tôn trọng vật
chất, quay lưng lại với đời sống tâm linh, Mẹ Têrêxa đã trở nên một nhân chứng
sống động của thế giới thần linh. Giữa nước Ấn độ xa lạ với Kitô giáo, Mẹ
Têrêxa đã trình bày được khuôn mặt dễ thương dễ mến của Chúa, làm cho mọi người
yêu mến đạo Cháu. Mẹ xứng danh là nhà truyền giáo của thế kỷ 20. Giữa những bế
tắc Mẹ đã khai thông một lối đi. Lối đi vào thẳng trái tim con người. Trong
bóng tối dày đặc, Mẹ đã thắp lên một ngọn đèn. Ngọn đèn đó chiếu lên ánh sáng
niềm tin. Giữa trần gian lạnh lẽo, Mẹ đã đốt lên ánh lửa yêu mến. Ánh lửa đó
sưởi ấm tình người.
Năm 2004 sắp tới được Hội đồng
Giám mục Việt Nam chọn làm Năm Truyền Giáo. Chúng ta hãy noi gương Mẹ Têrêxa,
biết tha thiết cầu nguyện, biết yêu mến Lời Chúa, nhất là biết yêu mến người
nghèo và biết phục vụ bằng tình yêu. Để mỗi người Công giáo thực sự là một ngọn
đèn chiếu toả ánh sáng của Chúa. Để mỗi người Công giáo là một niềm vui cho
những người chung quanh.
Lạy Chân Phúc Têrêxa, xin cầu
cho chúng con. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
1- Mẹ Têrêxa đã truyền giáo
bằng những phương cách nào?
2- Trong hoàn cảnh của bạn, bạn
có thể thực hiện phương cách nào trong 4 phương cách của Mẹ Têrêxa để truyền
giáo?
3- Qua cuộc đời Mẹ Têrêxa, bạn
thấy ngày nay còn có thể truyền giáo được không?
6. Người châu Á truyền giáo cho
người Á châu.
(Mc 16, 15-20)
(Trích trong 'Niềm Vui Chia
Sẻ')
Từ ngày 5 đến ngày 8.1.1999,
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến viếng thăm Ấn Độ. Cao điểm của chuyến
viếng thăm lần này là nghi thức công bố Tông Huấn về "Giáo Hội tại Á
Châu". Tông huấn này là một đúc kết thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục
họp tại Rôma hồi tháng 4.1999.
Chọn Ấn Độ làm nơi công bố Tông
Huấn "Giáo Hội tại Á Châu", Đức Thánh Cha muốn hướng các dân tộc ở Á
Châu tới các dân tộc Á Châu, tới đồng bào của mình tại lục địa mênh mông rộng
lớn này với hơn 3 tỷ người, trong đó chỉ có 3% là người Công Giáo. Những nơi mà
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mong mỏi đến viếng thăm nhất hẳn phải là Đài
Loan, Hồng Kông, Trung Hoa lục địa và đặc biệt là Việt Nam. Thế nhưng cho đến
nay người ta vẫn cứ nại đến lý do chính trị và quan hệ ngoại giao để không cho
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến viếng thăm Giáo Hội ở phần đất này.
Ấn Độ là một quốc gia đang bị
xâu xé vì tinh thần bất khoan dung. Trong những năm gần đây, người ta ước tính
là đã có gần 150 vụ tấn công nhắm vào nhân sự và các cơ sở của Kitô Giáo. Nhiều
mục sư và linh mục bị sát hại, nhiều nữ tu bị bạo hành, nhiều nhà thờ bị đốt
phá. Nhân dịp Đức Thánh Cha viếng thăm Ấn Độ, nhóm Ấn Giáo cực đoan đòi Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II lên án các cuộc trở lại Công Giáo cũng như xin lỗi
người Ấn Độ về những phương pháp truyền giáo cho người Ấn Độ trong quá khứ. Chính
bầu khí bất khoan dung ấy đã khiến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chọn Ấn Độ làm
nơi để công bố Tông Huấn "Giáo Hội tại Á Châu".
Trong Thư Mục Vu Hội Đồng Giám
Mục Việt Nam gởi toàn thể Dân Chuá vào khoá họp thường niên từ 2-7/10/2000 tại
Hà Nội, các Giám Mục đã viết: "Thật là phấn khởi vô cùng khi nghe lời Đức
Gioan Phaolô II mở đầu Tông Huấn: "Giáo Hội tại Á Châu ca lên những lời
ngợi khen Thiên Chúa cứu độ loài người" (GA. Số 1). "Đức Giêsu Kitô
Đấng Cứu Thế đã đến trần gian làm một người Á Châu. Ngài đã sinh ra, đã chết và
sống lại tại Thánh Địa, một miền đất nhỏ bé của miền Tây Á Châu. Thánh Địa đã
trở thành mảnh đất của Lời Hứa niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại" (GA.
Số 1). "Thế nhưng cho tới nay nhiều người Á Châu vẫn chưa nhận biết Tin
Mừng để trở thành Kitô hữu" (Thư MV. Số 2).
"Năm nay, Ngày Thế Giới
Truyền Giáo mang một ý nghĩa phong phú trong ánh sáng của Đại Năm Thánh, một
năm hồng ân, cử hành Mầu Nhiệm Cứu Độ từ 2000 năm, kể từ ngày sinh của Đức
Giêsu Kitô là vị Thừa Sai đầu tiên và vĩ đại của Chúa Cha. Hội Thánh tiếp nối
sứ mạng thừa sai của Chúa Kitô trong thời gian, qua hành động loan báo Tin Mừng
và làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô. Năm thánh 2000 là một thời gian thuận tiện
để toàn thể Hội Thánh, nhờ Thánh Thần, có một hứng khởi thừa sai mới. Vì thế,
Đức Thánh Cha mới gọi cách đặc biệt và chân thành mọi người đã được rửa tội hãy
trở nên sứ giả của Tin Mừng". "Đây là một sứ vụ liên quan đến mọi
Kitô hữu, mọi giáo phận và giáo xứ, mọi tổ chức và hiệp hội của Hội Thánh"
(RM. Số 2). "Trong những cách thế khác nhau, mọi người được mời gọi tiếp
tục sứ vụ của Chúa Giêsu trong Hội Thánh". "Mỗi người được mời gọi
cộng tác tuỳ theo hoàn cảnh sống của riêng mình. Trong mùa này, một mùa của ân
sủng và lòng thương xót, tôi đặc biệt ý thức rằng tất cả sức lực của Hội Thánh
phải dành cho việc Phúc Âm Hoá Mới và Truyền Giáo. Không tín hữu nào, không tổ
chức nào trong Hội Thánh có thể trốn tránh nhiệm vụ tối cao là loan báo Đức
Kitô cho mọi người". (x. RM số 3). Toàn thể sứ vụ của Hội Thánh và đặc biệt
việc truyền giáo cần đến những tông đồ quyết tâm kiên trì cho đến cùng, trung
thành với sứ vụ đã lãnh nhận, bằng cách nào bước đi trên cùng con đường Đức
Kitô đã đi qua, "con đường nghèo khó, vâng phục, phục vụ và hy sinh bản
thân, cho cả đến chết..." (TG. Số 5). Trong công việc này, người Kitô hữu
không đơn độc. Chúa không bao giờ bỏ rơi những ai Ngài kêu gọi cộng tác vào
công việc phục vụ của Ngài. "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới
đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy... và hãy
biết rằng Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (X. Mt 28,18-20).
Sự hiện diện mãi mãi của Chúa trong Hội Thánh, nhất là trong Lời Chúa và các bí
tích, là một bảo đảm cho hiệu năng của công cuộc truyền giáo.
Viễn cảnh của Đại Năm Thánh mà
chúng ta đang cử hành, dẫn đưa chúng ta tới một sự dấn thân truyền giáo hăng
say hơn. Đã 2000 năm, kể từ khởi sự công cuộc truyền giáo, vẫn còn lãnh vực
rộng lớn về địa dư, nhân văn và xã hội, trong đó Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài
chưa thấm nhập vào, cách riêng đối với chúng ta, người Á châu ở trên châu lục
này. Làm sao chúng ta có thể không nghe lời mời vang lên từ hoàn cảnh này?
Người Châu Á phải loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô cho người Á Châu, vì Chúa
Giêsu là người Á Châu. Tại sao người Á Châu lại không nhận biết Ngài?
Thưa anh chị em,
Cánh đồng truyền giáo thật rộng
lớn và nhiều việc còn phải làm: vì thế sự cộng tác của mọi người thật cần
thiết. Thật vậy, không ai nghèo nàn đến nỗi không có gì để ban tặng. Trước tiên
chúng ta tham dự vào hoạt động truyền giáo bằng lời cầu nguyện, bằng những hy
sinh và dâng hiến những đau khổ cho Thiên Chúa. Đó là loại cộng tác đầu tiên mà
mọi người có thể trao tặng. Cũng quan trọng là đừng bỏ qua sự trợ giúp kinh tế
tài chánh cần thiết cho sự sống còn của biết bao Giáo Hội địa phương.
Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta,
khi cử hành Năm Thánh 2000, "toàn thể Hội Thánh càng dấn bước vào một Mùa
Vọng truyền giáo mới, chúng ta phải gia tăng nhiệt tình tông đồ để chuyển giao
cho người khác ánh sáng và niềm vui của đức tin... Thánh Thần của Thiên Chúa là
sức mạnh của chúng ta. Thánh Thần, Đấng biểu lộ quyền năng trong sứ vụ của Đức
Giêsu khi Ngài được sai đi "loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó... Và loan
báo một năm hồng ân của Chúa", đã đổ tràn trong tâm hồn của mọi tín hữu (X.
Rm 5,5), giúp chúng ta trở nên chứng nhân của Chúa".
Thưa anh chị em,
Truyền giáo không chỉ là rao
giảng một giáo lý mà thiết yếu là chia sẻ một cuộc sống yêu thương. Đây chính
là cốt lõi mà Chúa Giêsu cô đọng trong giới răn mến Chúa và yêu người. Trong
một xã hội mà Kitô Giáo chỉ là thiểu số thì truyền giáo đối với Kitô hữu hiện
nay là quyết tâm sống như thế nào để rao giảng một thứ Đạo, đó là "Đạo của
tình thương".
Mẹ Têrêsa Calcutta, Ấn Độ, đã
định nghĩa về một nhà truyền giáo, đó là một tín hữu Kitô say mê Chúa Giêsu đến
độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến
Ngài". Mẹ Têrêsa không những chỉ làm cho người ta biết và yêu mến Chúa
Giêesu bằng những lời nói suông, nhưng mẹ nói về Chúa Giêsu, mẹ tỏ bày gương
mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ của mẹ. Do đó,
truyền giáo thiết yếu đối với Mẹ Têrêsa là dùng cả cuộc sống của mình để làm
cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu.
7. Tinh thần truyền giáo (Lc
18, 1-8)
(Trích trong 'Với Cả Tâm Tình'
– ĐGM. Vũ Duy Thống)
"Không biết khi Con Người
đến, liệu còn gặp thấy niềm tin trên mặt đất nữa không?". Trang Tin Mừng
hôm nay được kết thúc như thế.
Có thể đó là câu hỏi một thoáng
bâng khuâng Chúa Giêsu thốt lên cho riêng mình Người. Cũng có thể đó là câu hỏi
dự báo một tình huống không vui Chúa Giêsu cảnh giác cho các môn đệ. Có khi câu
hỏi đó đợi chờ một lời đáp tích cực mở ra cho lối sống đức tin lạc quan. Và
biết đâu, câu hỏi đó lại chẳng tố giác một thực trạng tiêu cực đang dần dà bào
mòn niềm tin tôn giáo?
Nhưng đặt trong bối cảnh của
Chúa Nhật cầu cho việc truyền giáo, theo tinh thần của các bài đọc, câu hỏi ấy
đã ẩn chứa một lời giải đáp. Đó là: để lòng tin còn mãi trên mặt đất, mọi thành
phần của Dân Chúa cần phải sống tinh thần truyền giáo.
1) Tinh thần truyền giáo ấy
được nuôi dưỡng bằng sự dung hòa giữa cầu nguyện và hoạt động.
Nói đến truyền giáo người ta
thường nghĩ là phải dấn thân làm việc truyền giáo, và ai càng làm được nhiều,
người ấy lại càng được xem là nhà truyền giáo lớn. Thực ra, quan niệm ấy cũng
đúng, nhưng không đủ, bởi dù không phủ nhận những kết quả lớn lao trong lịch sử
Giáo Hội do hoạt động truyền giáo mang lại, nhưng bao giờ cũng thế, bên trong
những hoạt động ấy còn là cả một tinh thần cầu nguyện tích cực của bản thân các
nhà truyền giáo cũng như của mọi thành phần Dân Chúa.
Thiếu cầu nguyện, hoạt động sẽ
không kết quả, hoặc sẽ lái kết quả sang một hướng khác có nguy cơ "sáng
danh tôi, tối Danh Chúa". Vắng cầu nguyện, hoạt động có thể trở thành nguy
hại, nó đồng nghĩa với náo động nếu không muốn nói là khua động ầm ĩ hoặc khuấy
động ồn ào. Quên cầu nguyện, hoạt động chỉ là hời hợt mang tính phong trào bùng
lên đó nhưng rồi cũng lịm tắt đó. Bạo phát bạo tàn, mau xộp mau xẹp! Bỏ cầu
nguyện, hoạt động coi chừng chỉ còn là một việc cá nhân, dẫu bỏ ra nhiều công
sức, nhưng vẫn không phải là hoạt động của Hội Thánh vốn luôn được nuôi dưỡng
phong phú bởi nguồn ơn Chúa Thánh Thần.
Cầu nguyện là linh hồn của hoạt
động truyền giáo. Nó đem đến cho những hoạt động một sức sống kín múc tận nguồn
sứ mạng.
Bài đọc thứ nhất kể lại một
hình ảnh sống động cho thấy mối tương liên không thể tách rời giữa việc Môsê
giơ tay cầu nguyện và việc Giosuê đánh bại quân Amalếch. Khi Môsê hạ tay xuống,
sức mạnh của ông Giosuê không còn nữa, nhưng khi ông giơ tay lên, phần thắng đã
nghiêng về phía Giosuê. Chiến thắng ấy không riêng của Môsê hay riêng của
Giosuê, mà là của Môsê cùng với Giosuê, là dung hòa của cầu nguyện và hoạt
động, là tổng hợp của ơn thánh Chúa và nỗ lực con người.
Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu
đã được mừng kính vào đầu tháng mười này cũng là một hình ảnh khác minh họa cho
sự dung hòa giữa cầu nguyện và hoạt động truyền giáo. Chín năm khuôn mình trong
nhà kín Lisieux, chưa hề làm việc truyền giáo bên ngoài, thế nhưng chỉ bằng hy
sinh cầu nguyện cho các vị thừa sai và cho công cuộc rao giảng Tin Mừng, thánh
nữ đã được Giáo Hội đặt làm Bổn Mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh
Phanxicô Xaviê một đời bươn chải giảng giải đạo Chúa đến tận miền xa Châu Á.
Bản chất của Giáo Hội là truyền
giáo, nên có thể nói được rằng không bao giờ Giáo Hội thôi truyền giáo. Bốn
phần năm dân số địa cầu chưa biết Chúa, nên Giáo Hội phải truyền giáo đã đành,
nhưng ngay cả một phần năm đã biết Chúa, Giáo Hội cũng phải tái truyền giáo
nữa. Xem như thế, truyền giáo vừa là sứ mạng, vừa là số mạng, tức là sự sống
còn của Giáo Hội. Và tinh thần truyền giáo ấy một khi được hun đúc đều đặn bằng
cầu nguyện và hoạt động, ta có quyền hy vọng khi Chúa Kitô đến, Người vẫn thấy
niềm tin trên mặt đất.
2) Tinh thần truyền giáo ấy
được thể hiện khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện.
Được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện
dung hòa với hoạt động cây truyền giáo nhất định sẽ vươn lên, nhưng không thể
không biết đến yếu tố thời tiết, mưa thuận gió hòa, hoặc nắng hạn mưa giông.
"Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống", đó là kinh nghiệm trồng cây.
Song một cây lành như cây truyền giáo phải biết chứng minh bằng phẩm chất của
mình. Nói khác đi, tinh thần truyền giáo cũng phải được chứng minh bằng chí bền
sứ mạng, nghĩa là vừa kiên tâm thực hiện những điều tốt, vừa kiên gan chịu đựng
ngay cả những điều xấu nữa (thánh Augustinô), phải bền chí khi thuận tiện cũng
như khi không thuận tiện.
Khi thuận tiện là khi chí bền
truyền giáo giúp ta tỉnh táo đừng để mất mình trong hoạt động đến nỗi quên đi
cầu nguyện, giúp ta phân biệt rõ ràng đâu là đóng góp nhỏ nhoi của mình và đâu
là ơn ban vô cùng to lớn của Thiên Chúa, và còn mãi giúp ta không chạy theo
những thành công trước mắt để sau này khỏi phải trả giá đắng cay trắng tay thất
vọng. Trong một chừng mực nào đó, biết đâu lối sống của ông thẩm phán bạo ngược
"chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì" trong bài Phúc
Âm lại chẳng có vài tương đồng với quan niệm háo thắng hoặc đắc thắng của cách
truyền giáo thời Trung cổ, vốn xem Kitô giới như một xã hội lý tưởng, nên cố mà
đưa người ta vào bằng chinh phục (truyền giáo) hoặc gắng mà ép người ta về bằng
cả chinh phạt nữa (thập tự chinh)?
Xem ra kiên tâm thực hiện những
điều tốt trong truyền giáo vào thời thuận tiện cũng không ít vấn đề.
Khi không thuận tiện là khi chí
bền truyền giáo không chỉ giúp ta chịu đựng những khắc nghiệt thường xuyên, mà
còn giúp ta biết tận dụng hoàn cảnh để mà thanh luyện tâm hồn. Nếu những hoạt
động phải chấp nhận giới hạn ngoài ý muốn, thì chí bền như một mạch điện tự
động "kiểm soát lợi suất" sẽ bù lại những giới hạn ấy bằng một thao
thức phong phú của lời nguyện cầu. Và nếu như hoàn cảnh cụ thể không cho phép
có một hoạt động bên ngoài nào nữa, thì vẫn còn đó mênh mông một phương tiện
truyền giáo bằng gương sáng tình mến, bằng chứng tá đức tin và bằng cách sống
tốt đẹp đời Kitô của mình.
Điều đáng sợ không phải là hoàn
cảnh khắc nghiệt, mà là chính mình không đủ chí bền mà vượt qua những khắc
nghiệt ấy. Trong ý tưởng này, có lẽ rất thích hợp khi đặt hình ảnh người đàn bà
góa bụa của bài Phúc Âm, nhiều lần đến quấy rầy ông thẩm phán mong được minh
xét minh định minh oan, ở đây như một cổ võ sống động cho chí kiên bền.
Và dầu hoàn cảnh thuận tiện hay
không (bài đọc thứ hai), chí truyền giáo thiết tưởng cũng là biểu tỏ của niềm
hy vọng, là tình mến khởi đi từ một đức tin sống động vào Thiên Chúa là Cha
nhân ái luôn muốn sự tốt lành trong ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Được như
thế, chắc chắn khi Chúa Kitô trở lại vẫn thấy niềm tin còn trên mặt đất trong
chí bền của Giáo Hội là thân mình Người.
Ước mong rằng suy nghĩ trên sẽ
trở nên ý lực cho cuộc sống và trở nên ý nguyện trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo
hôm nay.
8. Thầy Ở Cùng Anh Em.
(Trích trong 'Manna')
Suy Niệm
Truyền giáo là một mệnh lệnh và
cũng là một ước mơ của Chúa Phục Sinh: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân
trở thành môn đệ."
Ngài đòi ta phải ra đi loan báo
Tin Mừng, nhưng cuối cùng là phải giúp người khác trở thành môn đệ của Chúa
Giêsu, nghĩa là có tương quan thân thiết với Ngài, dám sống như Ngài, sống cho
Cha và con người.
Đấng Phục Sinh nắm quyền trên
cả thế giới, nên Ngài sai chúng ta đến với mọi dân tộc. Tin Mừng không còn bị
giới hạn trong mảnh đất Israel, nhưng lan rộng khắp trái đất (x. Mt 10,5). Ngày
nào còn một người chưa trở thành môn đệ, ngày ấy trách nhiệm chúng ta vẫn còn.
"Bằng cách làm phép Rửa
cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần". Phép Rửa khiến
người ta trở thành môn đệ Đức Kitô, và đi vào tương quan với Ba Ngôi Thiên
Chúa.
"Bằng cách dạy bảo họ tuân
giữ mọi điều Thầy truyền cho anh em", như thế các môn đệ thuộc bất cứ thời
đại nào đều có một điểm chung, đó là cùng tuân giữ toàn bộ giáo huấn của Chúa.
"Và đây Thầy ở cùng anh em
mọi ngày cho đến tận thế" Đây không phải là một lời hứa cho tương lai,
nhưng là một điều đang xảy ra trong hiện tại. Chúa Giêsu thật là Emmanuel (Mt
1,23), Ngài ở cùng Giáo Hội, ở cùng các môn đệ, Ngài ở bên họ trong mọi bước
đường rao giảng (Mc 16,20).
Khi nhìn đến quê hương Việt
Nam, chúng ta thấy hơn 70 triệu người chưa biết Chúa. Chúng ta có trách nhiệm
loan báo Tin Mừng, có bổn phận nói về Chúa cho họ, nói bằng lời và nói bằng
cuộc sống cụ thể. Làm sao qua cuộc sống của tôi: yêu thương, tha thứ, hy sinh
phục vụ, bình an vui tươi, người ta gặp được Đấng Vô Hình mà gần gũi? Làm sao
tôi có thể trả lời được những câu hỏi, soi sáng được những vấn đề nhức nhối của
họ bằng ánh sáng Tin Mừng?
Truyền giáo không phải là tuyên
truyền hay mua chuộc, cũng không phải là áp đặt một cách tinh vi, Truyền giáo
là hát lên niềm vui chất chứa nơi lòng mình, là tỏa hương tự nhiên như đoá hoa.
Truyền giáo là hơi thở của một Giáo Hội đầy sức sống Thánh Thần.
Chúng ta phải biếu Chúa Giêsu
cho con người hôm nay. Nhưng trước hết chúng ta phải có Chúa Giêsu, và phải
biết lắng nghe con người.
Gợi Ý Chia Sẻ
Theo ý bạn, tại sao ít người
Việt Nam theo đạo Công Giáo? Có gì cần sửa đổi để người khác dễ chấp nhận đạo
chúng ta hơn không?
Cha Đắc Lộ đã đi truyền giáo ở
Việt Nam và đã đóng góp nhiều cho việc hình thành chữ Quốc Ngữ. Theo bạn, người
Công Giáo Việt Nam hôm nay có thể làm được điều gì cho quê hương Cha Đắc Lộ?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Chúa đã muốn trở nên con của
loài người, con của trái đất, con của một dân tộc. Chúa vẫn yêu mến dân tộc của
Chúa dù họ từ khước Tin Mừng và đóng đinh Chúa vào thập giá. Xin cho chúng con
biết yêu mến quê hương, một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu sau những năm dài
chiến tranh, một quê hương đang mở ra trước thế giới nhưng lại muốn giữ gìn bản
sắc dân tộc và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.
Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên trong sự an toàn và tiện
nghi vật chất, nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau, và làm một điều gì đó
thật cụ thể cho những đồng bào quanh chúng con. Ước gì chúng con biết phục vụ
đất nước bằng khối óc, quả tim và đôi tay. Và ước gì chúng con biết khiêm tốn
cộng tác với muôn người thiện chí.
9. Chứng tá.
Truyền giáo là nhiệm vụ của mọi
Kitô hữu. Đây là điều công đồng Vaticanô II nhắc đi nhắc lại nhiều lần: việc
rao giảng Tin Mừng là bổn phận chính yếu. Bổn phận căn bản của Giáo hội và mỗi
Kitô hữu. Công đồng đã làm nổi bật vấn đề truyền giáo và đã định nghĩa Giáo hội
là Giáo hội truyền giáo và coi việc truyền giáo là nghĩa vụ tông đồ của mỗi
Kitô hữu. Theo công đồng, không một tín hữu nào đáng gọi là tín hữu mà có thể
khước từ nhiệm vụ truyền giáo. Việc truyền giáo không thể là một việc tùy sở
thích, nhưng mỗi tín hữu phải coi đây là vấn đề sống đạo, vấn đề sinh tồn của
Giáo hội và là trách nhiệm của chính mình.
Đối với người giáo dân, qua sắc
lệnh về tông đồ giáo dân. Công đồng còn cho thấy vai trò quan trọng của người
giáo dân trong việc truyền giáo, vai trò là men, là muối, là ánh sáng, là chứng
nhân giữa đời. Bởi vì giáo sĩ không thể sống chân bùn tay lấm nơi đồng ruộng
với những nông dân; giáo sĩ không thể gồng gánh theo chân những người buôn bán
đi vào đầu đường xó chợ; giáo sĩ không thể đầu tắt mặt tối làm việc trong những
cơ xưởng, nhà máy, công trường... nhưng chính những giáo dân nhà nông, những
giáo dân buôn bán, những giáo dân công nhân, có nhiệm vụ đem Chúa đến cho anh
em mình nơi đồng ruộng, chợ búa, xí nghiệp, nhà máy, nghĩa là những nơi mà giáo
sĩ không thể có mặt và không thể đi đến, thì giáo dân sẽ đóng vai trò chủ chốt
và chủ động. Bởi đó, không những giáo dân đóng vai trò yểm trợ cho giáo sĩ mà
còn đóng vai trò chính yếu, thay thế cho giáo sĩ trong những nơi hay những hoàn
cảnh đó.
Như vậy cách truyền giáo tốt
nhất và có hiệu quả nhất là đời sống gương mẫu, đời sống Công giáo đích thực,
nhất là đời sống thể hiện tình yêu thương của chúng ta. Nếu chúng ta sống thực
sự yêu thương thì không ai đánh giá sai lầm về đạo, khi chúng ta chứng minh
tình yêu bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự trở nên những bạn tốt, những
công nhân gương mẫu trong nhà máy, những công nhân gương mẫu ngoài công trường.
Tóm lại, chúng ta hãy nắm lấy những cơ hội đi lại đây đó, khi thi hành công
tác, khi làm ăn sản xuất, khi xê dịch thăm viếng... để nói hay làm chứng về
Chúa qua lời nói, thái độ và cách đối xử đầy tình yêu thương của chúng ta.
Mẹ Têrêxa Cancutta đã định
nghĩa về một nhà truyền giáo như sau: đó là "một tín hữu Kitô say mê Chúa
Giêsu đến độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết
và yêu mến Ngài". Mẹ Têrêxa không chỉ làm cho người ta biết và yêu mến
Chúa Giêsu bằng những lời nói suông, nhưng Mẹ nói về Chúa Giêsu, Mẹ tỏ bày
gương mặt của Chúa Giêsu bằng chính cuộc sống yêu thương phục vụ của Mẹ. Do đó,
truyền giáo thiết yếu đối với Mẹ Têrêxa là dùng cả cuộc sống của mình để làm
cho người ta biết và yêu mến Chúa Giêsu, truyền giáo không chỉ là rao giảng một
giáo lý mà thiết yếu là chia sẻ một cuộc sống yêu thương.
Có người đã kể lại lý do và
động lực thúc đẩy ông theo đạo như sau: "Tôi đau rất nặng, người ta đưa
tôi vào bệnh viện, không ai chăm sóc tôi cả ngoài một chị y tá, chị tỏ ra rất
tốt và tận tình giúp đỡ tôi. Một đêm kia, trời đã rất khuya, tôi thấy chị quỳ
gối im lặng trong phòng, tôi hỏi: "Chị quỳ làm gì thế?". Chị trả lời:
"Tôi cầu nguyện cho ông". Chỉ mấy tiếng đó thôi đủ làm cho tôi bấy
lâu không biết Chúa, bây giờ được biết Chúa, tôi thấy Chúa nơi người chị y tá
ấy. Giữa những đau khổ thể xác và tinh thần, nhờ sự săn sóc đầy tình người và
những lời cầu nguyện đầy yêu thương của chị y tá ấy, tôi đã gặp Chúa".
Câu chuyện trên cho chúng ta
thấy gương sáng và tình yêu thương là bằng chứng cho người ta nhận ra Thiên
Chúa. Có nhiều người không bao giờ thấy chúng ta cầu nguyện sốt sắng ở nhà thờ,
vì họ có đạo đâu mà đến nhà thờ, nhưng họ thấy cách chúng ta biểu lộ tình
thương với họ hay với những người chung quanh mà họ nhận ra Thiên Chúa của tình
yêu. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương thì không ai đánh giá sai lầm về đạo
Chúa, khi chúng ta chứng minh tình yêu bằng đời sống tốt thì chúng ta thực sự
trở nên những người bạn tốt của nhau.
Trong thư mục vụ năm 2003 của
các Giám mục Việt Nam, số 10 cũng nói đến cách truyền giáo này: cầu nguyện cho
việc truyền giáo là việc quan trọng hàng đầu, việc truyền giáo phải đặt nền
tảng trên lời cầu nguyện: cá nhân, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ. Trước khi rao
giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống, chúng ta hãy nêu gương về đời
sống hiệp nhất yêu thương, không có lời rao giảng nào có sức thuyết phục bằng
sự hiệp nhất yêu thương trong gia đình, xóm làng, trong giáo xứ, trong giáo
phận, như lời Chúa phán: "Chính nơi điều này mà mọi người sẽ biết anh em
là môn đệ của Thầy, ấy là nếu anh em thương yêu nhau".
Tóm lại, ngày thế giới truyền
giáo hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy luôn ý thức về sự quan trọng của việc truyền
giáo và nhắc nhở chúng ta hãy góp phần mình vào công cuộc truyền giáo của Giáo
hội bằng việc cầu nguyện và bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta.
10. Đời sống chứng nhân.
Hôm nay, ngày thế giới truyền
giáo. Chúng ta cùng tìm hiểu xem: Truyền giáo là gì? Chúng ta phải truyền giáo
thế nào?
Trước hết, truyền giáo là gì?
Truyền là tuyền bá, truyền thông, chuyển giao, rao giảng, loan truyền... Giáo
là giáo lý, đạo giáo, Tin Mừng, Phúc âm... Truyền giáo là truyền bá đạo, là rao
giảng Phúc âm, là loan truyền chân lý của Chúa cho người khác. Đó là ý nghĩa
thứ nhất, nghĩa hẹp, nghĩa chặt và chính xác. Đàng khác, truyền giáo còn có
nghĩa là lập những cộng đoàn Kitô hữu trong đức tin, trong phụng tự Thánh Thể,
bác ái như Giáo hội mong muốn. Nói khác đi, truyền giáo là "trồng"
Giáo hội vào các dân tộc, các địa phương, cho đến khi những người trong địa
phương ấy trở nên tín hữu, thành một đoàn chiên. Theo ý nghĩa này, truyền giáo
không phải chỉ là truyền bá một số giáo lý, nhưng là truyền thông sự sống của
Chúa cho anh em khác, vì Thiên Chúa là Đấng hằng sống, đạo Chúa là đạo sự sống,
là nguồn sống, có khả năng thay đổi, biến cải những con người từ không có Chúa
trở thành có Chúa, từ mất Chúa trở thành tìm lại được Chúa. Truyền giáo theo
nghĩa này là truyền sự sống của Chúa Kitô mà chúng ta đã có sang cho anh em
mình, như thân cây nho chuyển nhựa sống sang cho cành nho. Sau hết, truyền giáo
còn có một nghĩa nữa là củng cố, tăng cường, huấn luyện đức tin cho một cộng
đoàn, cho các tín hữu, để họ lại ra đi truyền giáo cho những người khác.
Những ý nghĩa trên đây cho thấy
hai chiều của việc truyền giáo: chiều rộng và chiều sâu. Nếu làm cho những
người chưa biết Chúa hoặc những người biết mà đã bỏ Chúa, được nhận biết và yêu
mến Chúa. Đó là truyền giáo theo chiều rộng, là mở rộng nước Chúa và làm tăng
thêm số người thờ phượng Chúa. Còn nếu làm cho những người đã biết và yêu mến
Chúa được hiểu biết và yêu mến Chúa hơn, để rồi họ lại tiếp tục làm những công
việc ấy nơi những người khác. Đó là truyền giáo theo chiều sâu, vì làm cho nước
Chúa được vững chắc hơn và làm tăng thêm số người Công giáo sốt sắng, đạo đức.
Việc phân biệt ý nghĩa như trên
đây rất quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn việc truyền giáo, vì truyền giáo
không phải chỉ có nghĩa là làm cho những người ngoại, những người lương, những
người chưa biết được biết và yêu mên Chúa, nhưng còn có nghĩa là truyền giáo
cho cả những người Công giáo sống trong một họ, một xứ với chúng ta nữa. Chúng
ta phải sống một đời đạo đức, sốt sắng, thánh thiện để làm gương tốt cho họ, để
giúp cho họ thêm lòng yêu mến và tôn kính Chúa.
Đó là ý nghĩa của việc truyền
giáo. Và như vậy tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ truyền giáo. Việc truyền giáo
không của riêng ai và không phải là một việc làm tùy sở thích, muốn làm hay
không cũng được. Nhưng đây là một bổn phận, một nhiệm vụ bắt buộc. Mỗi người
chúng ta phải coi đây là vấn đề sống đạo, là vấn đề sinh tồn của Giáo Hội và là
trách nhiệm của chính mình.
Vậy chúng ta phải truyền giáo
thế nào? Có rất nhiều cách. Chúng ta muốn dùng cách nào cũng được, nhưng nhất
thiết phải thi hành hai cách này là cầu nguyện và đời sống chứng nhân: Cầu
nguyện cho việc truyền giáo là cách thức rất quan trọng: cầu nguyện cho những
người đi truyền giáo, cầu nguyện cho mọi người mở rộng lòng sẵn sàng đón nhận
ơn Chúa, Lời Chúa. Cụ thể như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cả đời không đi đâu
truyền giáo, chỉ ở trong bốn bức tường dòng kín cầu nguyện cho việc truyền
giáo. Thế mà Giáo Hội đã tôn phong ngài là quan thầy các nơi truyền giáo, ngang
hàng với thánh Phanxicô Xaviê. Xin anh chị em hãy suy nghĩ: Chúng ta có thường
xuyên thi hành việc này không? Chúng ta có cầu nguyện cho việc truyền giáo
không? Nếu không thì đó là tội thiếu sót, bỏ việc phải làm. Thứ hai là truyền
giáo bằng chính đời sống chứng nhân của mình: Đây là cách truyền giáo tốt nhất
và hữu hiệu nhất, đó là truyền giáo bằng đời sống tốt đẹp của chúng ta. Một đời
sống đạo đức, chân thành, cởi mở, yêu thương là một tấm gương sáng trước mặt
mọi người. Một đời sống tốt đẹp có sức lôi cuốn hơn những lời nói hay, vì
"Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo". Chúng ta hãy suy nghĩ: đời
sống chúng ta hiện nay có làm chứng cho Chúa, cho đạo không?
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét