TÂN LM GIOAN TRẦN VĂN THIẾT |
MUNG CHUA LEN TROI |
HÀNG TRĂM EM DÂNG HOA CỘNG ĐỒNG |
HỌP CÁC LM GX LÀO CAI |
CHÚA NHẬT 7 PS C
Cv 7,55-60; Kh 22,12-14,16-17.20; Ga 17,
20-26
MỤC LỤC
1. Hiệp nhất
Một linh mục dòng Tên làm việc tại Ấn độ, đó là cha Anthony de
Mello, đã kể lại một câu chuyện tưởng tượng như sau:
Ngày kia, Chúa Giêsu than phiền là Ngài chưa bao giờ được đi
xem một trận bóng đá nào cả. Và thế là chúng tôi bèn đưa Ngài đi xem một trận
đấu rất gay go giữa một đội Tin Lành và một đội Công giáo.
Đội Công Giáo làm bàn trước. Một không. Chúa Giêsu vỗ tay
hoan hô và tung cả mũ lên trời.
Vài phút sau, tới phiên đội Tin Lành làm bàn. Một đều. Lần
này, Chúa Giêsu cũng vỗ tay reo hò và tung cả mũ lên trời.
Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm ngạc nhiên và khó chịu về
thái độ của Chúa Giêsu. Ông ta lấy tay đập lên vai Ngài và hỏi:
-
Này ông bạn, ông bạn ủng hộ đội nào vậy?
Xem chừng như còn bị kích thích bởi trận đấu, Chúa Giêsu trả
lời:
-
Tôi hả? Tôi không ủng hộ đội nào cả. Tôi đến đây
là chỉ để thưởng thức trận đấu mà thôi.
Người khán giả đã khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, bây
giờ lại càng bực bội hơn nữa. Ông ta quay sang người bên cạnh và nói nhỏ:
-
Gã này quả là một tên vô thần.
Trên đường về nhà, chúng tôi bàn luận với Ngài về tình hình
tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi nói với Ngài:
-
Lạy Chúa, những người có tôn giáo thật buồn
cười, Họ tưởng rằng Thiên Chúa chỉ đứng về phía họ và chống lại với kẻ thuộc
tôn giáo khác.
Chúa Giêsu gật đầu tỏ vẻ ưng ý. Ngài nói:
-
Đó là lý do tại sao Ta không ủng hộ tôn giáo, mà
chỉ ủng hộ con người mà thôi. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người quan
trọng hơn ngày Sabbat. Các con nên biết là chính những người có đạo đã treo Ta
trên thập giá.
Khi nói đến hiệp nhất, chúng ta thường mơ tưởng đến một sự
hiệp nhất, trong đó những ai nghĩ khác chúng ta, đều phải qui phục và đứng về
phía chúng ta. Thế nhưng, sự hiệp nhất theo ý muốn của Chúa thì khác. Sự hiệp
nhất này không xóa bỏ những sự phong phú riêng biệt của mỗi người, hay mỗi
nhóm. Giáo hội phải xây dựng sự hiệp nhất trong sự tôn trọng những khác biệt
chính đáng.
Chỉ có một Chúa, một phép rửa, một đức tin, nhưng có nhiều
cách diẽn tả khác nhau. Để nói về Chúa Giêsu, chúng ta có tới bốn cuốn phúc âm.
Vậy tại sao lại không chấp nhận có nhiều có nhiều cách sống đạo, sống Tin mừng
khác nhau trong Giáo hội và trong thế giới?
Qua thư gửi tín hữu Corintô, thánh Phaolô đã dùng hình ảnh
các chi thể của một thân xác để nói về sự hiệp nhất của Giáo hội trong sự đa
dạng, bổ túc và liên đới với nhau. Thân xác có nhiều chi thể. Chân tay, mắt
mũi, môi miệng…tất cả đều phải cộng tác chặt chẽ với nhau để làm cho thân xác
được lớn mạnh, đồng thời liên đới chịu trách nhiệm về sự lớn mạnh ấy.
Cũng thế, mỗi người chúng ta là một chi thể của Giáo hội.
Tuy trình độ khác nhau, ý nghĩ khác nhau và việc làm khác nhau, nhưng mỗi người
đều phải cộng tác với nhau để Giáo hội được phát triển, đồng thời liên đới chịu
trách nhiệm về sự phát triển ấy.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo hội, để mọi phần tử biết
sống hiệp nhất trong tôn trọng lẫn nhau. Hiệp nhất nhưng không đơn điệu. Đa
dạng nhưng luôn hiệp nhất và hiệp thông cùng nhau.
Lúc đó, Giáo hội được sánh ví như một vườn hoa, và mỗi thành
viên là một loài hoa khác nhau, một hương thơm khác nhau.
Ôi xinh đẹp thay, phong phú thay Giáo hội Đức Kitô!!!
2. Trong cung lòng
Thiên Chúa - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Trong lịch sử Việt Nam , tôi thích nhất tướng Trần Hưng
Đạo. Trần Hưng Đạo không những có tài thao lược mà lại có đức độ hơn người.
Người ta gọi ngài là Đức Thánh Trần thật xứng đáng. Thời nhà Trần có hai tướng
tài: Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải. Nhưng hai gia đình lại có mối thù không
đội trời chung. Cha của Trần Hưng Đạo truớc khi tắt thở còn dặn Trần Hưng Đạo
phải thay cha trả thù. Nhưng giặc Nguyên sang xâm lăng nước ta. Trần Hưng Đạo
suy nghĩ: Giặc ngoại xâm đang đe doạ. Nếu trong nước các tướng tá không đoàn
kết thì không phá nổi thế giặc đang rất mạnh. Nghĩ thế, Trần Hưng Đạo gạt bỏ
mối thù nhà, đến làm hoà với Trần Quang Khải. Một hôm, Trần Hưng Đạo sang thăm
Trần Quang Khải, tự tay nấu nước tắm cho Trần Quang Khải và nói: “Hôm nay được
hân hạnh tắm cho Ngài quốc công”. Trần Quang Khải vui vẻ trả lời: “Hôm nay hân
hạnh được tướng công tắm cho”. Từ đó hai người hoà thuận. Cùng chung vai sát
cánh phục vụ đất nước. Nhờ sự đoàn kết của hai tướng tài, quân ta đã đánh thắng
giặc Nguyên.
Sự đoàn kết của Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải rất phù hợp
với bài Tin Mừng của Chúa Nhật 7 Phục Sinh. Hôm nay, Chúa tha thiết cầu nguyện
cho cái Chúa hiệp nhất.
Chúa tha thiết với sự hiệp nhất vì Chúa biết rằng: Có hiệp
nhất mới xây dựng được cộng đoàn vững mạnh. Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn”. Có đoàn kết làm việc gì cũng
xong. Chia rẽ làm suy yếu cộng đoàn. Làm cho công việc trì trệ. Và có khi làm
tan rã cộng đoàn.
Chúa tha thiết với sự hiệp nhất vì Chúa biết rằng có hiệp
nhất trong nội bộ mới có thể truyền giáo thành công. Hiệp nhất chính là dấu chỉ
của môn đệ Chúa như Lời Chúa đã dạy: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con
là môn đệ của Thầy, là các con thương yêu nhau”. Qua dấu chỉ hiệp nhất, người
ngoài mới nhận biết Chúa. Thời sơ khai, khi nhìn thấy các tín hữu đầu tiên sống
đoàn kết yêu thương, người ngoại đạo đã bảo nhau: “Kìa xem họ yêu thương nhau
biết bao”. Từ đó có nhiều người xin vào đạo để được sống trong cộng đoàn hiệp
nhất yêu thương.
Sau cùng, Chúa tha thiết với sự hiệp nhất, vì Chúa muốn ta
được hạnh phúc. Có hiệp nhất mới có hạnh phúc. Hạnh phúc của ta là được sống sự
sống của Thiên Chúa. Sự sống bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi hiệp nhất
với nhau đến nỗi trở thành một. Như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy ở trong Cha và
Cha ở trong Thầy. Thầy và Cha Thầy là một”. Cho đến độ: “Ai thấy Thầy là thấy
Cha”.
Sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi là nguồn mạch sự sống, nguồn mạch
hạnh phúc của ta. Tuy nhiên để được thông phần vào sự sống hạnh phúc đó, ta
phải hiệp nhất yêu thương nhau. Thiên Chúa là Tình Yêu, là sự Hiệp Nhất. Muốn
được hoà nhập vào nguồn mạch hạnh phúc đó, ta cũng phải đoàn kết yêu thương
nhau. Chỉ những ai có tinh thần hiệp nhất yêu thương mới có thể gia nhập cộng
đoàn hiệp nhất yêu thương của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hiệp nhất yêu thương không là một món hàng làm sẵn, nhưng là
một tiến trình xây dựng dài lâu. Xây dựng bằng từ bỏ ý riêng. Xây dựng bằng
nhịn nhục tha thứ. Xây dựng bằng hy sinh quên mình. Vì thế để đạt đến yêu
thương đòi hỏi phải rất nhiều phấn đấu. Phấn đấu của bản thân. Phấn đấu của cả
tập thể.
Nếu biết phấn đấu để hiệp nhất, ta sẽ xây dựng được cộng
đoàn vững mạnh, ta sẽ truyền giáo thành công và nhất là ta sẽ được tham dự vào
sự sống và hạnh phúc của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin thương hiệp nhất chúng con. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1. Tại sao người ta luôn chia rẽ. Chia rẽ đem đến những
thiệt hại nào?
2. Tại sao Chúa Giêsu tha thiết với sự hiệp nhất?
3. Ba Ngôi Thiên Chúa đã thể hiện sự hiệp nhất thế nào?
4. Bạn phải làm gì để xây dựng sự hiệp nhất?
Người ta nói đến Phúc Âm về nhân tính, tức là ba Phúc Âm
nhất lãm của các thánh chép sử Matthêu, Marcô và Luca, trong đó mô tả, với một
số chi tiết nhân tính, lịch sử Đức Giêsu trong hoàn cảnh sinh hoạt, giao tế,
lao động, rao giảng của Người. Chúa được trình bày như một người rất cụ thể,
rất “thực”, nhưng cũng là một Đấng Mêsia. Các thư thánh Phaolô và Phúc Âm theo
thánh Gioan được xem như Phúc Âm về thần trí, vì hai ông nhấn mạnh vào những
viễn ảnh vĩnh cửu do thân thế Đức Giêsu mở ra cho chúng ta. Tất cả những văn
bản trên hợp thành một bức hoạ song bản, một bộ Phúc Âm duy nhất. Sự suy niệm
của chúng ta không được tách rời hai tấm hoạ nhân tính và thần trí, tuy nhiên
chúng ta có thể theo khuynh hướng của mình hoặc chỉ dẫn của phụng vụ mà tuỳ
thích đọc Phúc Âm nhất lãm hoặc Phúc Âm về thần trí. Hôm nay phụng vụ mời gọi
suy niệm về một trong những đoạn cao đẹp nhất trích Phúc Âm theo thánh Gioan.
Chúng ta có thể nêu ra một trong những chức năng cơ bản của Giáo Hội, đó là
chức năng trung gian và sự đòi hỏi hợp nhất do chức năng ấy.
1) Giáo Hội đóng vai
trò trung gian của Đức Kitô bên cạnh thế gian.
Chúa Giêsu cầu nguyện cho các tông đồ của Người và cho tất
cả những ai sau này nhờ hoạt động tông đồ sẽ tin vào Người. Chúa biết rằng các
tông đồ thật sự thuộc về thế gian, Người cầu xin cho các ông cũng thuộc về
Thiên Chúa. Làm trung gian là đứng giữa, được thiện cảm của cả hai bên, đóng
vai gạch nối, tiếp xúc, hoà giải, giao liên. Các tông đồ tượng trưng cho Giáo
Hội. Chúa cầu xin cho Giáo Hội của Người được thật sự thuộc về thế gian, đồng
thời triệt để thuộc về Thiên Chúa. Thành phần Giáo Hội là những con người, cho
nên Giáo Hội tham gia vào thực thể nhân loại, một hỗn hợp bí ẩn trong đó vụng
về chậm chạp xen lẫn linh hoạt cao quý. Giáo Hội cần phải tham dự vào đời sống
Thiên Chúa, mà bản chất là hợp nhất trong tình yêu. Sự tham dự ấy là đối tượng
lời cầu nguyện của Đức Giêsu. Chúa muốn rằng phong trào đại kết (là nét độc đáo
của sự tương giao giữa Ba Ngôi Thiên Chúa) phải tiếp nối trong Giáo Hội và trở
nên dấu ấn sự hiện diện sống động của Thiên Chúa giữa nhân loại.
2) Vai trò trung gian
của Giáo Hội phải mang dấu ấn đại kết.
Thiên Chúa không chia rẽ với chính Thiên Chúa. Khi những
Kitô hữu chia rẽ với nhau, họ đi ngược yêu cầu chính của ơn gọi Kitô giáo. Bất
hạnh lớn nhất của Giáo Hội là trong phạm vi yêu thương mà không vượt khỏi hạn
chế của tâm trí và yếu hèn của tội lỗi. Ở điểm này, mỗi người chúng ta phải tự
đặt những câu hỏi rất thực tiễn. Thật vậy, một Kitô hữu tất nhiên có thể nói
rằng sự chia rẽ giữa những “Giáo Hội” (sự phân hoá này giống như một vết thương
trong trái tim Chúa), là một vấn đề vượt quá sức mình, những dẫu sao phải ý
thức về mức độ trách nhiệm của mình. Bằng cách nào? Bằng cách chiến đấu chống
sự tội trong con người mình, vì chính sự tội gây chia rẽ –cầu nguyện cho phong
trào đại kết- trong khung cảnh sinh hoạt của mình trở nên một cực đại kết chứ
không đối đầu –và sau hết, noi gương Chúa, ăn ở hiền lành và khiêm nhượng trong
lòng. Mỗi Kitô hữu phải lãnh trách nhiệm mang trong não trạng, trong ngôn ngữ,
trong cách cư xử của mình dấu ấn của tình yêu hợp nhất và biểu hiện của Thiên
Chúa.
Suy Niệm 1. BÀI HỌC
TỪ TÊPHANÔ
Thánh Têphanô là người môn đệ đầu tiên của Đức Giêsu chết vì
đức tin. Têphanô là một thanh niên quảng đại và can đảm. Ông đã làm chứng cho
Đức Giêsu bằng lời nói và việc làm, và đã trả bằng cái giá của sự chết.
Đặc tính nổi bật của cái chết ấy là nó giống với cái chết
của Đức Giêsu. Giống như Đức Giêsu, Têphanô vô tội. Giống như Đức Giêsu, ông bị
buộc tội phạm thượng, và bị xét xử trước Thượng Hội Đồng của người Do Thái.
Giống như Đức Giêsu, ông chết chỉ vì một hành vi bạo lực bên ngoài thành,
(trong cách này, cả hai bị đối xử như những người bị loại bỏ trong cái chết).
Giống như Đức Giêsu, Têphanô cũng đã cầu nguyện cho những
người đã giết ông: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này”. Sau cùng, như Đức Giêsu đã trao linh hồn của Người vào tay
Thiên Chúa với lời cầu nguyện. “Lạy Cha, con
xin phó linh hồn con trong tay Cha”. Têphanô cũng thế, khi chết, ông đã phó
linh hồn ông trong tay Đức Giêsu với lời này: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn
con”. Trong tất cả những sự kiện, Luca có một ý định rõ ràng. Cái chết của vị
tử đạo phản chiếu cái chết của Đức Giêsu.
Sự tàn ác trong việc ném đá Têphanô khiến người ta phải suy
nghĩ. Những người giết ông cởi hết quần áo của ông ra và đặt dưới chân thủ lãnh
Sao lô là một người Pharisêu cuồng tín. Ông này nghĩ rằng mình đã làm sáng danh
Thiên Chúa khi giết chết những người như Têphanô. Ngày nay, một số người cũng
nhân danh Thiên Chúa giết người. Giết người khác để tôn vinh Thiên Chúa là một
điều ghê tởm.
Sao lô như chúng ta biết không lâu sau đã hoán cải trong đức
tin và trở thành một chiến sĩ vĩ đại nhất của đức tin. Chắc chắn, ông đã bị xúc
động trước lòng can đảm và sự tha thứ mà Têphanô đã biểu lộ khi ông này chết.
Sự hoán cải của Sao lô chứng tỏ rằng một người có thể thay đổi, và Thiên Chúa
không bao giờ gạt bỏ một ai.
Nhưng Têphanô không chỉ bày tỏ những phẩm chất ấy lúc chết.
Một người không trở thành một anh hùng lúc chết nếu người ấy không là một anh
hùng khi sống. Thánh Têphanô đã chứng tỏ sự cam kết theo Đức Giêsu trong đời
sống. Ông là một trong những Phó tế đầu tiên được các tông đồ chỉ định để phân
phát lương thực cho các quả phụ. Nhưng ông cũng đã rao giảng Lời Chúa. Và chính
sự rao giảng không chút sợ hãi của ông về Đức Giêsu đã làm cho các thủ lãnh đạo
Do Thái nổi giận.
Têphanô đã đem lại loại làm chứng cao nhất cho Đức Kitô; ông
làm chứng với cái chết của mình. Mức độ làm chứng này không được ban cho hoặc
đòi buộc mọi người. Điều được đòi buộc nơi mỗi người chúng ta là phải làm chứng
với đời sống của chúng ta. Đây không phải là một cách làm chứng êm ái mà là một
cách thế gay go và đòi hỏi nhiều sức mạnh với lòng can đảm. Thế giới ngày nay
đang kêu gọi sự làm chứng của những người không sợ trở nên một Kitô hữu chân
chính.
Ngoài việc chỉ cho chúng ta phải làm chứng như thế nào,
Têphanô còn chỉ cho chúng ta cách chết thế nào mà mỗi Kitô hữu phải ao ước đó
là chết với lòng tha thứ mọi kẻ thù và trao phó mình cho lòng nhân hậu và
thương xót của Chúa.
Suy Niệm 2. BÀI HỌC
TỪ PHAOLÔ
Có một hậu cảnh, nhưng đóng vai trò quan trọng trong công
việc ghê tởm ném đá Têphanô đó là Sao lô. Ông giữ áo cho những người ném đá và
là một thủ lãnh trong việc bách hại các Kitô hữu. Dù vậy, cũng chính ông ít lâu
sau đã được đức tin hoán cải và trở thành một chiến sĩ vĩ đại nhất của đức tin.
Khó mà tin được điều đó nơi cùng một con người.
Sự kiện Phaolô tham gia vào việc giết Têphanô không có nghĩa
ông là một người hoàn toàn xấu xa. Đúng hơn đó là một sự mù quáng. Thái độ
cuồng tín tôn giáo đã làm ông mù quáng. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác tốt
hơn nơi ông. Rõ ràng ông là một người có cam kết cao độ, có khả năng làm việc
gian khổ và chịu hy sinh to lớn.
Khi một người trải qua một cuộc hoán cải, chúng ta thường
nói: “Anh/chị ấy đã trở thành một con người hoàn toàn mới”. Nhưng đó không phải là toàn bộ sự thật. Trong mỗi cuộc hoán
cải, vừa có sự liên tục và sự gián đoạn. Những yếu tố tiêu cực đã bị vượt qua,
và những mục tiêu mới đã được thiết lập. Tài năng và thiên hướng của một người
không bị chối bỏ, càng không bị mất đi; đúng hơn, chúng được định hướng lại.
Nếu chúng ta có mặt lúc Têphanô bị giết và thấy được vai trò
của Phaolô trong vụ việc, hẳn là chúng ta đã loại bỏ ông mãi mãi. Chúng ta có
xu hướng làm “đông cứng” người khác trong một giai đoạn đặc biệt của đời sống
họ. Chúng ta mãi mãi xét đoán họ trên nền tảng của một kinh nghiệm xấu. Chúng
ta có khuynh hướng chia người ta thành hai loại: thánh nhân và tội nhân.
Nhưng con người không dễ phân loại như thế vì con người vốn
phức tạp. Một số người dường như không biết gì về bản tính chia cắt của mỗi con
người. Ngay khi họ khám phá một sự yếu đuối nơi một người nào, họ liền loại bỏ
người ấy mãi mãi. Đối với họ, cái chai luôn có mùi của chất lỏng mà chai đã
chứa đựng. Nhưng điều đó có đúng đắn và khôn ngoan không? Chúng ta có nên cấm
người ta thay đổi không?
Một nền văn hoá không không ích lợi gì cho chúng ta. Thái độ
đối với tội phạm là giam chúng lại và vất chìa khoá phòng giam đi. Một nền văn
hoá không tin vào sự tiến bộ hoặc cứu chuộc là một nền văn hoá không hy vọng.
Phải chăng đức tin chúng ta quá nhỏ bé đến nỗi chúng ta không thể chấp nhận sự
thay đổi và trưởng thành? Như thể ai giết người là đến từ một hành tinh khác,
và không đáng có cơ may trở thành người, để sửa chữa và chuộc lại lỗi lầm.
Chúng ta phải học tập sự nhẫn nại và khoan dung mà trước
tiên là với chính mình. Chúng ta phải biết rằng chiến đấu để dẹp bỏ. Và chúng
ta cũng phải khoan dung đối với người khác. Một con người sẽ được xét xử, không
phải bởi chỉ một hành động hoặc bởi chỉ một giai đoạn nào đó của đời mình mà là
bởi toàn bộ cuộc đời của người ấy.
Câu chuyện của Phaolô cho thấy rằng một người có thể thay
đổi, và Thiên Chúa không bao giờ gạt bỏ một ai ra ngoài ơn cứu chuộc. Một người
có thể gây ra một lỗi lầm lớn, nhưng sẽ được cứu chuộc bởi ân sủng của Thiên
Chúa như trường hợp của Phaolô. Đó là một bài học to lớn trong đời ông. Chắc
chắn, một trong những yếu tố khiên Phaolô hoán cải là gương sáng của Têphanô,
Têphanô là một Kitô hữu chân chính. Phaolô đã xúc động bởi lòng can đảm và sự
tha thứ mà Têphanô đã bày tỏ khi ông chết.
TIẾP CẬN KHÁC: Hội
đoàn của người yếu.
Làm một tín hữu trong thế giới ngày nay có thể là một công
việc lẻ loi. Nhưng chính ở chỗ này mà cộng đoàn xuất hiện. Chúng ta cần có cộng
đoàn để nâng đỡ đức tin của chúng ta. Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu đã cầu
nguyện cho sự hiệp nhất của các môn đệ người: “Lạy Cha, xin cho họ được nên một như chúng ta là một”. Nhưng có phải
đây là một lý tưởng không thể có sao? Phải chăng người ta không cần trở nên
hoàn thiện và thuộc về một cộng đoàn như thế?
Ngày xưa, một thanh niên có lý tưởng được một cộng đoàn các
thầy tu lôi cuốn. Ước muốn gia nhập cộng đoàn ấy là một điều không tránh khỏi
đối với anh. Và khi gia nhập, anh trở thành một tập sinh. Ban đầu anh được huấn
luyện để trở thành một thành viên của một cộng đoàn những người thánh thiện.
Nhưng anh không ở lại đó lâu khi anh có một sự thức tỉnh đột ngột. Anh khám phá
rằng những người mà anh xem như hoàn hảo cũng có đầy những thiếu sót và bất
toàn. Thật vậy, họ cũng mỏng dòn, tội lỗi và vị kỷ như anh. Anh ta hoàn toàn vỡ
mộng đến nỗi anh đã rời bỏ tu viện.
Một cộng đoàn Kitô hữu không gồm những người hoàn hảo. Cộng
đoàn nhỏ các Tông đồ mà Đức Giêsu cầu nguyện cho họ gồm những người nhút nhát,
yếu đuối và sợ hãi. Jean Vanier nói về “Hội đoàn của những người yếu” và nói
rằng sự đoàn kết lớnhơn có thể là kết quả của việc chia sẻ sự yếu đuối so với
việc chia sẻ sức mạnh.
Điều này xem ra mâu thuẫn. Nhưng hãy lấy một bó sậy làm ví
dụ. Từng cây sậy thì yếu ớt và dễ bị bẻ gãy. Nhưng khi cột chung thành bó,
chúng hầu như không thể bẻ gẫy được. Với con người cũng thế, sức mạnh to lớn là
kết quả của việc quy tụ, đặc biệt quy tụ những người yếu đuối. Cộng đoàn dường
như được liên kết với sự yếu đuối và dễ bị tổn thương. Khi người ta đang vui
hưởng sự thành công, người ta tìm kiếm sự thán phục, nhưng khi người ta yếu
đuối, người ta tìm kiếm sự hiệp thông. Nếu người ta tìm thấy sự hiệp thông,
người ta biết rằng họ được yêu thương không phải vì những thành tựu của họ,
nhưng vì họ là ai. Kết quả là họ đạt được sự tín nhiệm lẫn nhau.
Và tâm hồn của một người có khả năng và mạnh mẽ luôn mở ra
và tiếp xúc với lời kêu gọi yêu thương đến từ một người yếu đuối hơn mình. Khi
một người nào đó nói với bạn về sự thành công và năng lực khác thường của người
ấy, bạn thán phục người ấy. Nhưng khi người ấy chia sẻ những thất bại và yếu
đuối của người ấy với bạn, người ấy gợi lên lòng thương cảm. Sự thương cảm dẫn
đưa và tạo ra sự hiệp thông.
Sức mạnh được giấu kín trong sự yếu đuối và cộng đoàn chân
thật gồm những bạn bè yếu đuối. Hội những người Nghiện rượu Vô Danh là một ví
dụ cho điều này. Điều kéo các thành viên đến với nhau không phải để được chia
sẻ sức mạnh mà là chia sẻ sự yếu đuối là thừa nhận một cách trung thực sự yếu
đuối và tính chất dễ tổn thương mà người nào cũng có. Không ai là một mối đe
doạ cho người khác, và điều này làm họ sẵn sàng chia sẻ và đón nhận lẫn nhau.
Không phải là người hoàn hảo mới được chia sẻ đời sống cộng đoàn.
Các Kitô hữu tiên khởi chịu đựng lẫn nhau bằng việc cầu
nguyện và cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa cũng như yêu thương phục vụ lẫn nhau.
Chúng ta có thể làm được điều tương tự. Chúng ta có thể cùng nhau tiến bước,
lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Chúng ta phải mở rộng sang những thành viên khác
của cộng đoàn cùng loại hiểu biết và thương cảm mà chính chúng ta mong ước nhận
được từ họ.
“Mầu nhiệm cứu độ của tình yêu Thiên Chúa được nhìn thấy không phải trong một cộng đoàn của các anh
hùng tâm linh mà của anh chị em khuyến khích nhau trong cuộc hành trình về
Vương quốc của niềm hy vọng và thương xót” (Timothy Radeliffe).
5. Chú giải của
Noel Quesson
Hôm nay, chúng ta đọc phần cuối “Lời cầu nguyện cho linh
mục” của Đức Giêsu.
Đức Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng
Tôi thử mường tượng ra quang cảnh trên. Lúc đó là vào chiều
thứ năm, Đức Giêsu sắp sửa ra đi chịu chết. Sau khi đã bầy tỏ những tâm sự cuối
cùng khá lâu vó các bạn hữu mà Ngài sắp rời bỏ, Đức Giêsu bắt đầu ngỏ lời với
Chúa Cha: Ngài cầu nguyện. Đây là lời cầu nguyện dài nhất của Đức Giêsu trong
các Tin Mừng.
Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai
nhờ lời họ mà tin vào con.
Một lần nữa, chúng ta được mời gọi tìm hiểu xem Đức Giêsu đã
ý thức thế nào về Người. Người khoảng ba mươi tuổi sắp phải chết, chỉ dùng ba
năm để đề xuất một công trình cần thực hiện. Một trong số mười hai môn đệ mà
Người đã tuyển chọn, vừa mới ra ngoài để phản nộp Người Đức Giêsu còn biết
rằng, mười một ông khác cũng sẽ bỏ Người. Trong tình huống đó, Đức Giêsu “cầu
nguyện” cho những kẻ nhờ lời họ mà tin vào Người trong tương lai. Vâng, Đức
Giêsu đã nhìn thấy trước toàn bộ công việc phát triển rộng lớn của công trình
Người thực hiện. Người nhìn thấy từng đoàn lũ người sẽ tin vào Người. Người đã
thấy trước Giáo hội.
Đức Giêsu đã cầu nguyện cho mọi người, trong những thời đại
tiếp sau, sẽ tin vào Người: Người cầu nguyện cho tôi, ngay chiều hôm đó.
Đó là lời cầu nguyện được thực hiện vào một buổi chiều, lời
cầu nguyện của một con người cụ thể. Thánh Phaolô quả quyết, lời cầu nguyện đó
sẽ không khi nào chấm dứt, bởi vì giờ đây Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa để
cầu nguyện giúp cho chúng ta (Rm 8,34). “Ngài hằng sống để chuyển cầu cho họ”.
(Dt 7,25).
Vậy nội dung của lời cầu nguyện đó là gì? Đức Giêsu có cầu
xin Chúa Cha cho các tín hữu không?
Xin cho tất cả nên một...
Lời nguyện chúc cơ bản mà Đức Giêsu muốn dành cho Giáo hội
của Người: đó là sự Hiệp nhất!
Một lần nữa, qua lời cầu nguyện này, Đức Giêsu xuất hiện
trước chúng ta như một người sáng suốt phi thường. Người đã cảm thấy trước biết
bao đám đông dân chúng, từng tỷ con người sẽ tin vào Người (điều đó đã trở nên
hiện thực)! Người dũng cảm thấy rằng, thảm kịch to lớn của các tín hữu là sự
“chia rẽ” (điều đó cúng đã xảy ra)!. Tư tưởng tôn giáo đúng nghĩa, vẫn thường
mang trong mình nguy cơ ly giáo, vì những điều tuyệt đối mà nó chuyển tải, vì
những thái độ cao thượng mà nó gợi lên: đáng buồn thay, các bè phái lại rất gần
với sở thích kiếm tìm chân lý. Các ý thức hệ hiện đại, với đặc tính thường quá
triệt để của chúng, luôn dẫn đến sự cuồng tín, và do đó đến những ly cách và
sai lầm.
Vâng, sự hiệp nhất là một trong những đề tài bi thiết hiện
đại. Biết bao sự hiệp nhất đã bị gẫy đổ, biết bao thái độ chống đối, biết bao
mối hận thù trong thế giới, cũng như trong Giáo hội.
Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha
Đó không chỉ là một sự thông cảm bình thường giữa hai người
bạn. Còn có một điều gì khác hơn là một sự khoan nhượng chân thành với nhau. Đó
không chỉ là “sự đồng hiện hữu,bình ổn” của các khối, mà trên thực tế họ tìm
hết cách để kịch hệt tiêu diệt lẫn nhau.
Mô hình tiêu biểu được Đức Giêsu đưa ra cho các Kitô hữu, đó
là Chúa Ba Ngôi. Dù là nhiều nhưng chỉ làm nên một. Thực sự, chúng ta luôn nghĩ
đến một thứ hiệp nhất quá dễ dãi, đó là những người không suy tư như chúng ta;
con phải liên kết lại với chúng ta! Khi hai người chia rẽ nhau vì sở thích,
chọn lựa, tập quán, thì không phải là sự hiệp nhất đích thực. Khi đơn thuần, ta
triệt hạ một trong hai người tương quan: lúc đó, sự hiệp nhất chỉ là loại bỏ
một trong hai; một thứ đồng hóa mà thôi! Trái lại trong Thiên Chúa, các ngôi vị
hoàn toàn tách biệt nhau, nhưng lại tôn trọng nhau, luôn sống trong mối hiệp
thông trọn vẹn mà không lẫn lộn; đó là sự hiệp nhất của nhiều ngôi vị. Theo
Thiên Chúa, sự hiệp nhất không ở chỗ chỉ nhằm tẩy xóa những tiềm năng khác nhau
của mỗi nhóm người, mỗi cá nhân trong một thứ phối hợp mà không để ý đến nét
nổi bật và thi vị. Giáo hội cần phải xây dựng một sự hiệp nhất trong thái độ
tôn trọng những khác biệt chính đáng.
Tại sao mọi chủng tộc, mọi nền văn hóa lại phải làm mất đi
nét độc sáng, đã được Thiên Chúa trao ban cho họ như một yếu tố của sự hòa hợp
phổ quát? Tại sao một kiểu đạo đức lại có thể buộc những người cầu nguyện cách
khác phải tuân theo? Cần phải chân thành thú nhận rằng, Giáo hội Công giáo từ
lâu vẫn lẫn lộn “sự hiệp nhất” với “Âu Châu” hay “La tinh” của mình. Những nhà
thần học có tầm cỡ của các xứ truyền giáo thường nghĩ rằng, những mầu nhiệm
quan trọng của Kitô giáo (Chúa Ba Ngôi, Nhập thể, Cứu chuộc ...) chỉ thực sự
bày tỏ tất cả sự phong phú thần học, khi chúng được chuyển dịch lại nhờ các bộ
óc của những người Aán Độ, những người Châu Phi, chịu ảnh hưởng của Phật giáo
hay thuyết Vật Linh; cũng như các mầu nhiệm đó đã bắt đầu bày tỏ ánh sáng đầu
tiên qua tư tưởng Hi Lạp của Platon và Aristote.
Nhưng chúng ta sẵn sàng sống “sự hiệp nhất” thâm sâu đó giữa
những “người khác biệt” không?
Ngày nay, mọi Người đều nói đến “tính đa dạng” và hiệp
nhất”. Thực sự, chúng ta có hướng tới một thái độ chân thành lắng nghe những
khác biệt, một trao đổi những khả năng riêng tư một chia sẻ văn hóa, “những hệ
kín”, một sự tôn trọng kẻ khác không?
Để họ được hoàn toàn nên một, như vậy thế gian sẽ nhận biết
là chính Cha đã sai con.
Đức Giêsu đã nói với chúng ta hãy “yêu thương như Người”. Ở
đây, Người nói hãy trở nên “một” như Ba Ngôi Thiên Chúa! Nhưng trong câu này,
Người còn thêm rằng, chính sự giống nhau đó làm nên Giáo hội mang tính “thừa
sai”. Công đồng Vatican II, Công đồng đầu tiên trong lịch sử đề cập tín điều về
Giáo hội một cách trực diện, trong Hiến chế tín lý quan trọng “Lumen Gentium”
(Aùnh sáng muôn dân), đã đặt trọn vẹn suy tư'của mình trên một kiểu nói của
thánh Xy-pri-anô, giám mục thành Các-ta-gô vào khoảng năm 250: “Giáo hội là một
dân tộc rút ra sự hiệp nhất cho mình, từ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con
và Thánh Thần”. Giáo hội là sự mở rộng cho nhân loại, kiểu tương quan liên vị
hoạt động trong Thiên Chúa Giáo hội là “bí tích hữu hình” của Thiên Chúa, là
“dấu chỉ” của Người: “Giáo hội, ở trong Đức Kitô, như là bí tích, nghĩa là dấu
chỉ và phương tiện để kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, và để hiệp nhất với
toàn thể nhân loại” (LG số 1).
Thỉnh thoảng ta tiếp tục tìm kiếm xem đâu là những kỹ thuật
những cách thức làm tông đồ tốt hơn, những công trình cần phải thiết lập hay
nuôi dưỡng, để “Phúc âm hóa” thế giới, để thế gian tin; để trao lại đức tin cho
người trẻ, những người trưởng thành đã đánh mất nó. Từ lâu, Đức Giêsu đã trả
lời, đã đưa ra quan điểm của Người: chính sự “hiệp nhất” có sức loan báo Tin
Mừng! “Hãy nhìn xem, họ yêu thương biết bao”, hẳn là người ta có thể nói về các
Kitô hữu như thế, về những con người sống đức tin thế nào để đức tin có sức hấp
dẫn kẻ khác. Lạy Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, xin làm cho chúng con nên
một như Chúa.
“Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ
được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được
hoàn toàn nên một, như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã
yêu thương họ như đã yêu thương con”.
Đó là lời cầu nguyện của Đức Giêsu dâng lên Chúa Cha, dành
cho chúng ta. Đó là cách Đức Giêsu thông truyền tất cả những gì Người đã sống
trọn vẹn nhất. Người chia sẻ cho ta “bí quyết riêng” của Người, bí quyết giúp
Người thành công vô song, giúp Người được vinh quang, phấn khởi, tươi vui: đó
là sự kết hiệp mật thiết của Người với Chúa Cha, được bày tỏ trong hình ảnh thân
mật “cư ngụ trong nhau”: Cha ở trong con. Đức Giêsu là con người hoàn toàn
thoát khỏi cái tôi, để trọn vẹn “ở trong Chúa Cha”.
Lời nói của Người ư? Đó là những lời của Chúa Cha (Ga 3,2;
7,16; 8,26.38.40...): Yêu thương.
Ý muốn của Người ư? Đó là ý muốn của Chúa Cha (Ga 4, 34;
5,30; 6,38 ...): Yêu thương.
Hành động của Người ư? Đó là hành động của Chúa Cha (Ga
5,17. 20.30.36; 8,28 ...): Yêu thương.
Con người của Người ư? Đó là con người của Chúa Cha (Ga
10,30) “Cha và con, chúng ta là một”: yêu thương.
Hình tượng của Chúa Ba Ngôi đó là “mô hình” cho chúng ta, là
chương trình hành động của chúng ta trong phạm vi gia đình, thành phố, nghề
nghiệp, đoàn nhóm, Giáo hội và mọi tương quan yêu thương!
Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con
cứng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã
ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành.
Lời nói “Con muốn” trên đây của Đức Giêsu là lời nói duy
nhất trong toàn bộ Tin Mừng: một kiểu nói đòi hỏi ít gặp thấy trên môi miệng
rất “tùng phục” của Người đối với Chúa Cha; thế nhưng lại mang đầy ý nghĩa. Vậy
ý muốn duy nhất của Đức Giêsu là gì, khiến Người đã mạnh dạn nài xin Chúa Cha
như thế? Biết bao người đã chia sẻ “số phận diệu kỳ của Người con yêu dấu, là
thứ hạnh phúc mà chính Người đã cảm mến trước khi thế gian được tạo thành.
Chúng ta không nên lướt nhanh trên những kiểu nói thực sự đã làm ta choáng
váng: Thực sự đó là “bản tính Thiên Chúa”, hiện hữu trước khi thế giới lộ hình,
mà Đức Giêsu muốn khai mở cho chúng ta thấy.
Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con, Con
đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai Con. Con đã cho họ
biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa.
Đó là thảm kịch của Đức Giêsu. Là cuộc thương khó là nỗi đau
khổ luôn ám ảnh suốt đời Ngài. Đó là từ chối của con người trước “đề nghị” của
Thiên Chúa. Là sự khước từ tình yêu Khước từ giao ước. “Bạn có muốn chung sống”
với tôi không? - Không. Chúng ta có thuộc vào số những người mà Đức Giêsu nói
đến, những người “nhận biết” món quà tặng phi thường được trao hiến cho họ
không? Chúng ta có trở nên “Hiền thê” của sách Khải huyền hoàn toàn sung sướng
không?
Để tình Cha đã yêu thương Con ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa.
Lời nguyện của Đức Giêsu đã kết thúc bằng những lời trên
đây. Sang câu kế tiếp, ta sẽ bước vào vườn Ôliu, để chứng kiến cuộc nộp bắt do
Giuđa dẫn đầu.
Ta có thể nghĩ rằng, Đức Giêsu vẫn tiếp tục những tư tưởng
cầu nguyện như thế, trong những giờ phút cuối cùng của đời Người. Ta cũng có
thể nghĩ rằng, ở trên trời, Người vẫn tiếp tục chuyển cầu như trên. Chóp đỉnh
thực sự quan trọng của Tin Mừng, “Tin vui” lớn lao: đó là chính Tình yêu của
Thiên Chúa, Tình yêu Ba Ngôi, Tình yêu Chúa Cha đã yêu Chúa con, Tình yêu tuyệt
đối và vô biên của Thiên Chúa, được chia sẻ cho mọi người muốn đón nhận.
Điều đang hoạt động giữa lòng nhân loại, trong những toan
tính yêu thương bé nhỏ đáng thương của ta, cho dù có bất toàn đi nữa, thì thực
sự đó là “mối tương quan hoàn hảo, kết hợp các ngôi vị trong Thiên Chúa Ba Ngôi
tình yêu” mà một ngày nào đó, chúng ta sẽ được nối lại!
6. Chú giải của
Fiches Dominicales
LỜI CẦU NGUYỆN TRỌNG
ĐẠI CỦA ĐỨC GIÊSU XIN CHO HỌ NÊN MỘT
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Tiếp theo diễn từ giã biệt
Xưa kia, trước khi ông Môsê lìa xa các môn đệ, thì ở phần
cuối những lời từ biệt, ông đã cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho các chi tộc
Israel (Đnl 33). Cũng thế, trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu, Môsê mới, trước khi
lìa xa các môn đệ cũng ngước mắt lên trời đàm thoại với Cha Người. Người thâu
tóm một trật trong lời cầu của mình, cả quá khứ những ngày sống ở trần gian, cả
tương lai đang chờ đón Người và các môn đệ.
-
Trước hết Người cầu cho chính mình (c. 1-5).
Rồi nhắc đến tình thế do cuộc ra đi của Người gây nên, Người
cầu cho các môn đệ (c.6-19).
-
Và sau cùng Người cầu cho các tín hữu tương lai
(c.20- 26). Sách Bài đọc đã trích đoạn sau cùng này để đọc trong Chúa nhật VII
Phục sinh.
2. ...là lời cầu nguyện trọng đại của Đức Giêsu.
Đức Giêsu cầu xin: “Xin cho họ nên một” bằng hai vế (c 20 -
21 và 22-23), được kết cấu theo kiểu song hành.
Từ ngữ “nên một” không phải được sử dụng lần đầu nơi Gioan.
Đức Giêsu dùng từ ngữ đó để chỉ sự liên kết giữa Người với Cha (10.30) và Người
cũng đã áp dụng cho các tín hữu: “Sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (10,
16). Còn trong lời cầu nguyện cho các môn đệ lúc này, từ ngữ đó còn vượt xa mối
liên hệ tình cảm giữa các tín hữu, nó chỉ sự hiệp nhất thuộc hữu thể và xuất
phát từ sự hiệp thông của Thiên Chúa. X. Léon-Dufour giải thích: “Thật vậy, đọc
mấy câu trước và câu sau này thì ta hiểu: sự hiệp nhất nên một của các “tín hữu
bắt nguồn từ sự hiệp nhất của Chúa Cha và Chúa Con”
Chính nhờ sự hiệp nhất của các môn đệ mà người đời sẽ nhận
biết rằng Đức Giêsu là Đấng Chúa Cha sai đến: “Như vậy thế gian sẽ nhận biết là
chính Cha đã sai Con”
-
“Con ở đâu thì họ cũng ở đó với Con”. Ở với Đức
Giêsu bên cạnh Chúa Cha chính là “chiêm ngưỡng vinh quang của Người” - tác giả
giải thích tiếp - là được thấy người mặt đối mặt, “Người thế nào, chúng ta sẽ
thấy Người như vậy” (1 Ga 3,2).
-
Nhưng việc các tín hữu được dự phần vào vinh
quang của Người Con duy nhất, phát xuất từ việc cũng ở lại với nhau, vốn sẽ là
đặc điểm của đời sống đức tin. Bởi vậy, lời nguyện kết thúc bằng câu: “Để tình
Cha đã yêu thương Con ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa”. Sự chiêm ngưỡng
cuối cùng chỉ có thể xảy ra, nếu nó đã được khởi đầu trong cuộc đời người Kitô
hữu.
BÀI ĐỌC THÊM:
1. Dấu chỉ của Thiên Chúa nơi trần gian
Đức Giêsu đã sống những giờ phút sau hết của cuộc đời trần
thế của mình với nhóm nhỏ môn đệ. Người sắp bị nộp vào tay những kẻ toan giết
Người.
Đó là “giờ của Người”. Tuy nhiên ánh mắt của Người không bị
lu mờ vì những lo âu của giờ phút ấy. Aùnh mắt ấy mở rộng tầm nhìn hướng về đám
đông những người sẽ tin theo Người cho đến ngày tận thế. Chúng ta cũng nằm
trong số những kẻ được Chúa cầu nguyện cho, cùng với các môn đệ Chúa thuộc mọi
thế hệ. “Con không chỉ cầu cho những người này nhưng còn cho những ai nhờ lời
họ mà tin vào Con”.
Chúng ta được lời cầu nguyện của Chúa nâng đỡ. Đó không phải
là nơi nương tựa của ta đó sao? Người cầu xin điều gì cho các kẻ tin Người chỉ
xin có một điều duy nhất: “Cho họ được nên một, như Cha ở trong Con là như Con
ở trong Cha, cho họ cũng ở trong chúng ta”.
Ta luôn bị cám dỗ hiểu sai những lời này, không dám bạo dạn
và hiểu đúng tầm mức. Có khi chúng ta hiểu những lời đó như một bổn phận Đức
Giêsu trao cho ta, để cổ võ sự hiệp nhất và xóa bỏ những chia rẽ. Sự hiệp nhất
nên một mà Đức Giêsu nói ở đây không phải là một bổn phận Chúa trao cho ta đâu.
Nó là một ân huệ của Chúa Cha, một ân huệ mà Đức Giêsu cầu xin cho ta. Nó chỉ
là một nhiệm vụ phải chu toàn, bởi vì trước hết nó là một ân huệ. Hơn nữa, sự
hiệp nhất mà Đức Giêsu xin cho ta nằm ngoài tầm tay của sức lực loài người: làm
sao ta có thể hiệp nhất nên một cách thân mật như Cha ở trong Con và Con ở
trong Cha? Sự hiệp nhất thần linh này chỉ có thể thực hiện nơi chúng ta, nếu
chính Thiên Chúa thực hiện trong ta. Đó chính là điều Đức Giêsu nói: “Con đã
ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con, để họ được nên một, như chúng ta
là một...” ước vọng của Đức Giêsu là các môn đệ đi vào sự hiệp thông đời sống,
là chính sự sống của Thiên Chúa. Chính vì thế, Ngươi mới tỏ cho họ biết danh
Chúa Cha và thông truyền cho họ tình yêu duy nhất phát xuất từ Chúa Cha: “để
tình Cha đã yêu thương Con ở trong họ, và Con cũng ở trong họ nữa”.
Bởi vậy, cộng đoàn các môn đệ có thể trở thành dấu chỉ của
chính Thiên Chúa giữa trần gian, dấu chỉ của Thiên Chúa là Tình yêu. Bởi vì họ
ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa sống trong họ, chính nhờ họ mà Thiên Chúa tỏ
mình ra cho thế gian. Tình yêu nối kết họ là tình yêu của chính Thiên Chúa, là
chính tình yêu nối kết Chúa Cha với Chúa Con. Cũng bởi vậy, cộng đoàn các môn
đệ có thể khơi dậy đức tin: “Như vậy để thế gian tin rằng Cha đã sai Con”. Đức
Giêsu hướng về một mình Thiên Chúa. Sự hiệp nhất toàn bích đến từ Thiên Chúa và
liên kết các môn đệ lại với nhau, là biểu hiệp sự hiện diện của Thiên Chúa,
giữa thế gian. “Như vậy, thế gian có thể nhận biết rằng chính Cha đã sai Con vì
đã yêu thương họ như Cha đã yêu thương Con”. Ơn gọi của chúng ta vĩ đại dương
nào Này đây chúng ta được gọi để trở nên địa điểm cho Thiên Chúa tỏ mình cho
thế gian? Chỉ có sức mạnh lời cầu nguyện của Đức Giêsu mọi có thể thực hiện
được điều đó trong chúng ta.
2. Hội Thánh là hiệp thông
(HĐGM Pháp: “Giáo lý cho người lớn”, trg 187-188).
“Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông
truyền”. Khi các tín hữu tuyên xưng đức tin trong kinh Tin Kính, họ xác quyết
rằng Hội Thánh được nhận biết nhờ những đặc điểm đó. Đó là những “điểm son” của
Hội Thánh. Vì không chỉ mô tả mặt ngoài của Hội Thánh, mà còn nói lên chân lý
sâu xa về mầu nhiệm Hội Thánh. Xác quyết những điều đó thuộc lãnh vực đức tin,
chứ không phải chỉ nguyên nhờ nhìn bề ngoài mà biết được.
“Hội Thánh toàn cầu xuất hiện như một dân tộc mà hiệp nhất
do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”
Nguồn phát sinh sự hiệp nhất của Hội Thánh được nói đến
trong thư thánh Phaolô gởi tín hữu Êphêsô: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí,
cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một
Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người,
Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người” (Ep 4,4-6).
Bởi vậy, Hội Thánh quả quyết rằng sự hiệp nhất Hội Thánh có
được không do chính mình, mà là hồng ân của Chúa Thánh Thần.
Sự hiệp nhất này có thể nhìn thấy được, và theo lời Đức Kitô
hứa, sẽ không bao giờ mất đi. Nó biểu hiện trong việc tuyên xưng cùng một đức
tin, được định thức trong cùng một kinh Tin Kính. Sự hiệp nhất ấy có nền tảng
là một phép Rửa duy nhất, làm cho mọi môn đệ Đức Kitô nên một dân tộc duy nhất.
Bí tích Thánh Thể, bí tích của sự hiệp nhất, củng cố, xây
dựng và không ngừng canh tân sự hiệp thông giữa các tín hữu, liên kết họ lại
với nhau bằng dây đức ái. Tác vụ tông đồ, tác vụ các Giám Mục, linh mục, phó tế
là phục vụ cho sự hiệp thông của Hội Thánh.
Bởi vì sự hiệp nhất của Hội Thánh không chỉ do cơ cấu tổ
chức tốt đẹp hay do kỷ luật chặt chẽ, mà do sự hiệp thông. Coi Hội Thánh như
hiệp thông đó là “một khái niệm trung tâm và nền tảng” (Thượng HĐGM đặc biệt
năm 1985). Khái niệm này được triển khai trong các lài liệu của Công Đồng
Vatican II. Sự hiệp thông này là hiệp thông giữa Chúa Cha, với Con của Người,
Đức Giêsu Kitô, trong Chúa Thánh Thần (xem 1 Ga l,3) và là sự hiệp thông giữa
các môn đệ trong tình bác ái.
Sự hiệp nhất còn là một yếu tố căn bản và cần thiết cho việc
làm chứng của các tín hữu sống trong thế gian và cho sự khả tín của việc truyền
giáo.
7. Hiệp nhất
Mỗi người Kitô hữu chúng ta vì đã được rửa tội, nên ai cũng
có trách nhiệm và trách nhiệm phải truyền giáo, nghĩa là có bổn phận phải rao
giảng về Thiên Chúa, về Chúa Kitô và nước trời cho những người khác. Trong việc
thực thi bổn phận ấy, sống hiệp nhất có một sức mạnh rất đặc biệt. Vậy sự hiệp
nhất đó, là sự hiệp nhất nào? Sự hiệp nhất ấy có giá trị đặc biệt như thế nào
trong việc truyền giáo? Và người Kitô hữu chúng ta phải sống sự hiệp nhất ra
sao, để góp phần vào công việc truyền giáo của Giáo Hội? Phụng vụ lời Chúa qua
bài Tin Mừng hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta những câu hỏi đó.
Trước khi từ biệt trần gian, Chúa Giêsu đã cầu nguyện một
cách tha thiết với Chúa Cha cho các tông đồ và tất cả những ai nhờ lời họ mà
tin vào Chúa Kitô, trong đó có chúng ta được ơn hiệp nhất: “Con không chỉ cầu
xin cho những người này nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con để tất
cả nên một”.
Sự hiệp nhất ở đây là một ân huệ của Chúa Cha mà Chúa Giêsu
đã tha thiết cầu xin với Cha Ngài cho chúng ta. Do đó hiệp nhất ở đây không thể
là giả tạo như sự hiệp nhất của hai cây gậy buộc lại với nhau thành một; cũng
không như hai người bạn đi đường cùng nhau, cùng mục đích, cùng mối lợi, nhưng
là nhắm lợi ích riêng của mình; càng không phải là sự hiệp nhất rẻ tiền: cố
nhịn nói, cố tránh va chạm để người ngoài nhìn vào không biết chúng ta đang
chia rẽ. Trái lại, đây là sự hiệp nhất trong tình yêu thương của Thiên Chúa. Sự
hiệp nhất đó phải được như là sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa Ba Ngôi: “Như Cha ở
trong Con, như Con ở trong Cha”.
Như vậy, sự hiệp nhất ở đây không phải là bất cứ sự hiệp
nhất nào, mà là sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Cha trong Thánh Thần. Căn bản
của sự hiệp nhất này là tình yêu phát xuất từ Cha và chính trong sự hiệp nhất
này là sức mạnh có tính thuyết phục thế gian tin vào Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế
và nhận ra tình yêu thương của Chúa Cha đối với nhân loại.
Chắc hẳn, Chúa Giêsu biết rất rõ sự hiệp nhất mà Ngài mong
ước thiết tha cho chúng ta (như đã trình bày ở trên) có một sức mạnh truyền
giáo rất đặc biệt. Sở dĩ như vậy, vì Thiên Chúa và nước trời là những mầu
nhiệm, những thực tại vô hình không dễ gì tin, bởi mắt phàm không thấy. Trái
lại, khi nhìn thấy đời sống yêu thương hiệp nhất của các tín hữu, người ta sẽ
nhận ra có sự hiện diện của Thiên Chúa và nước trời.
Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI cũng đã diễn tả sâu sắc về giá
trị tông đồ của sự hiệp nhất, ngài nói: “Lời di chúc thiêng liêng của Chúa
Giêsu cho chúng ta hiểu rằng, sự hiệp nhất giữa chúng ta không những là bằng
chứng chúng ta là môn đệ Ngài, nhưng còn là bằng chứng Ngài được Chúa Cha sai
đến và đó cũng là trắc nghiệm về sự đáng tin của các Kitô hữu và của Chúa
Kitô”.
Quả vậy, có hiệp nhất với nhau, các kẻ tin mới tỏ ra mình
không phải là những con người bị chia rẽ bởi những tranh chấp, nhưng là những
con người có đức tin trưởng thành, có khả năng đối thoại, gặp gỡ nhau nhờ việc
cùng tìm kiếm chân lý cách chân thành vô vị lợi. Như vậy sự hiệp nhất minh
chứng chúng ta là môn đệ Đức Kitô, là những con người có đức tin vững mạnh và
đó là lý do hấp dẫn người ngoài để họ dễ tin vào lời chứng của chúng ta. Hơn
nữa, một sự hiệp nhất đến từ Thiên Chúa liên kết chúng ta lại với nhau là biểu
hiện sự hiện diện của Thiên Chúa và nước trời ở giữa thế gian, như lời Chúa
Giêsu thân thưa cùng Chúa Cha:”Xin cho họ nên một, như vậy, thế gian có thể
nhận biết rằng chính Cha đã sai Con và đã yêu thương họ như đã yêu thương Con”.
Sống hiệp nhất nên một cách thân mật như “Cha ở trong Con và
Con ở trong Cha” có một sức mạnh rất đặc biệt cho việc loan báo Tin Mừng. Thế
nhưng làm sao chúng ta có thể hiệp nhất nên một cách thân mật như Cha ở trong
Con và Con ở trong Cha được? Quả thật, một sự hiệp nhất như thế nằm ngoài tầm
tay của chúng ta và sự hiệp nhất này chỉ có thể thực hiện nơi chúng ta nếu
chính Thiên Chúa thực hiện trong ta. Đó là điều mà Chúa Giêsu đã nói: “Con đã
ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con, để họ được nên một như Chúng Ta là
một…” Vinh quang ở đây, chính là sự sống của Thiên Chúa. Việc chúng ta hiệp
nhất vào chính sự sống của Thiên Chúa là cơ sở cho việc chúng ta hiệp nhất với
nhau, cho nên phương thế hay nhất để thực hiện sự hiệp nhất giữa chúng ta là
mức độ chúng ta thông hiệp vào vinh quang của Chúa Giêsu, vào cuộc sống Thần
Linh của Ngài, nhờ việc kết hiệp với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, qua
rước lễ, viếng Chúa Giêsu Thánh Thể; nhờ việc lắng nghe và thực thi lời Chúa
trong cuộc sống; nhờ việc chân thành cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong Giáo
Hội, giữa các Kitô hữu với nhau và cho một thế giới tốt đẹp hơn. Một khi hiệp
nhất với Chúa Giêsu như thế, chúng ta sẽ dễ dàng hiệp nhất và yêu thương nhau,
tránh được mọi hận thù, chia rẽ, ghét ghen… Có như thế, chúng ta mới thực sự là
dấu hiệu để người ngoại nhận ra Thiên Chúa là tình yêu và nhận ra Đức Giêsu là
Đấng Cứu Thế được Chúa Cha sai đến để thực hiện chương trình yêu thương của
Người, và lúc đó chúng ta sẽ thấy rằng sống hiệp nhất có một sức mạnh rất đặc
biệt trong việc truyền giáo.
Ước chi phụng vụ lời Chúa hôm nay giúp chúng ta ý thức được
sống hiệp nhất có một sức mạnh truyền giáo; ý thức rằng Chúa Giêsu đã tha thiết
cầu nguyện cho chúng ta được hiệp nhất với nhau như Ngài trong Cha và Cha trong
Ngài; ý thức rằng Chúa Giêsu đang cần đến sự cộng tác của chúng ta với ơn Chúa
để làm triển nở sự hiệp nhất trong cộng đoàn xứ đạo, gia đình của chúng ta. Nhờ
đó chúng ta sống gắn bó với Chúa Giêsu hơn qua việc năng dâng lễ, hiệp lễ, lãnh
nhận các bí tích, lắng nghe lời Chúa, cầu nguyện cho sự hiệp nhất yêu thương
trong gia đình cũng như trong xứ đạo của chúng ta. Hơn nữa, có Chúa Giêsu là
giềng mối sự hiệp nhất trong chúng ta, chúng ta sẽ dễ dàng sống hiệp nhất yêu
thương đối với anh chị em của chúng ta. Nguyện xin Chúa Giêsu tiếp tục tác tạo
sự hiệp nhất nơi chúng ta.
Khi cầu nguyện cho các môn đệ tương lai điều quan tâm chính
của Người là sự hiệp nhất giữa họ. Người cầu xin Chúa Cha: “Để họ được nên một
như chúng ta là một”. Sự hiệp nhất không giống như sự đồng phục. Đức Giêsu chọn
lựa các môn đệ với đủ loại tính khí, phân cách, phong cách và tầng lớp xã hội
để gợi ý rằng Người đã tìm trong tính đa dạng một sức sống lành mạnh.
Sự nên một không thể được thực hiện trong một cộng đoàn từ
chối sự khác nhau. Sự nên một được hoàn thành khi mọi thành viên khác nhau và
góp phần bằng những ơn gọi khác nhau, nhưng tất cả đều được hiệp nhất xung
quanh một mục đích chung bởi sự yêu thương nhau. Mỗi người chúng ta phải được
thanh luyện khỏi nhu cầu chứng tỏ mình là tốt nhất. Chúng ta phải mở rộng lòng
mình với những người khác và vui mừng tiếp đón những ơn gọi của họ.
Chúng ta được kêu gọi từ nhiều tình trạng khác nhau để tạo
thành một thân thể trong Đức Kitô. Bằng sự vượt lên trên những sự khác nhau đó,
chúng ta trở thành nhân chứng của Thiên Chúa, Đấng cho ánh sáng chiếu soi trên
những đường lối khác nhau. Người ta kể lại một câu chuyện rằng ngày thứ ba của
công cuộc sáng thế, sau khi đã tạo ra cây cối, Thiên Chúa đụng phải một vấn đề
bất ngờ. Những cây tuyết tùng ở xứ Libăng dường như quá cao đến nỗi chúng bị
cám dỗ sinh ra lòng kiêu ngạo. Và thế là Thiên Chúa quyết định tạo ra chất sắt.
Các cây ấy lập tức biết rằng đã có mối đe dọa và bắt đầu
khóc, vừa khóc chúng vừa nói: “Oâi khổ thân chúng tôi, một ngày nào đó, chúng
tôi sẽ bị lưỡi rìu đốn ngã”. Nhưng Thiên Chúa đã trấn an chúng; Người nói với
chúng: “Nếu không có cái cán, cây rìu chỉ là một cục sắt. Mà cái cán rìu lại
làm bằng gỗ, các ngươi hãy cố sống trong bình an và không phản bội nhau. Hãy
sống hiệp nhất và cái rìu sẽ không có quyền lực gì để chống lại các ngươi”.
Đức Giêsu biết rằng sự nên một hay hiệp nhất là sự sống của
cộng đoàn non trẻ (các môn đệ). Nhưng phải có sự nên một trên nền tảng yêu
thương, và là kết quả của lòng trung thành với giới răn yêu thương: “Anh em hãy
yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Cộng đoàn là một thách đố lớn. Tình huynh đệ còn đi xa hơn
sự tha thứ cho nhau. Nó bao hàm sự liên đới, chia sẻ, tùy thuộc, nhân hậu và
niềm vui mừng trong hạnh phúc của những người khác. Tính vị kỷ là một tai họa
đối với một cộng đoàn: mỗi người yêu cầu cộng đoàn quan tâm đến mình, nhưng
không một ai muốn quan tâm đến những người khác.
Đáng buồn là qua bao thời đại, sự hiệp nhất mà Đức Giêsu
mong ước cho Giáo Hội của Người đã bị rạn nứt nhiều lần. Kết quả là ngày nay
chúng ta không phải chỉ có một mà có nhiều Giáo Hội Kitô giáo. Những chia rẽ
giữa các Kitô hữu là một cớ gây vấp ngã cho người ngoại giáo. Tuy nhiên, điều
thật sự gây vấp ngã không phải là có nhiều tín ngưỡng và sự hành đạo khác nhau
của các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác nhau, nhưng là giữa họ, có sự thù
địch nhau. Chúng ta thấy sự thù địch được đẩy nén cực độ trong bài đọc sách
Công vụ Tông đồ liên quan đến việc giết chết Têphanô. Ở đây chúng ta có những
người trung kiên của một tôn giáo (Do thái giáo) giết những người của một tôn
giáo khác nhau. Chúng ta không nên ngồi chờ điều đó. Nhưng phải chuẩn bị sẵn sàng
cho sự qui tụ sắp tới của mọi Kitô hữu.
Kitô hữu chúng ta thường bị tố giác là những người bị ám ảnh
với sự sống đời sau mà lãng quên mất cuộc sống hiện tại. Nhưng Kitô giáo không
phải là một tôn giáo nghi kỵ cuộc sống cho dù là bên ngoài có vẻ đối ngược với
cách sống của một số người. Chúa Giêsu đã không đến trần gian để cướp đi niềm
vui của cuộc sống. Chúa Giêsu đến mang cho nhân loại Tin Mừng: cuộc sống này là
món quà Thiên Chúa ban cho chúng ta bởi vì Ngài yêu thương chúng ta và lo lắng
cho chúng ta! Có lẽ bởi vì chúng ta còn chưa hiểu rõ được sứ điệp Tin Mừng mà
Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta tại thế gian cho nên chúng ta mới lo sợ đến sự
sống đời sau. Thật ra sự sống đó đã bắt đầu ngay từ ở đời này. Sự sống đó đến
với chúng ta, và nếu chúng ta còn không biết sống ở đời này ngay bây giờ thì
việc lo sợ đến sự sống đời sau thật là vô ích.
Có một câu truyện kể về một chàng thanh niên trẻ xích lại
gần, ôm người bạn gái và nói, “Em ơi, anh rất yêu em, anh rất cần em, anh không
thể nào sống nếu thiếu em.” Người con gái nhẹ nhàng đẩy người bạn ra và bảo,
“Làm ơn đi anh Gioan, đừng nói như vậy. Đừng có làm như thiệt vậy.” Và anh
Gioan liền hỏi lại, “Như thiệt vậy?” Thật ra đó là cách thức mà nhiều người
chúng ta thường nói và bày tỏ trong cuộc sống mà trong tâm tư không có ý gì cả.
Chúng ta chỉ nói chơi thôi.
Chúa Giêsu không bao giờ chơi chữ với chúng ta như thế.
Chúng ta còn nhớ câu truyện người thanh niên giàu có đi tìm sự an ủi cho sự
trống rỗng trong tâm hồn của anh. Anh có tất cả những gì cần thiết trong cuộc
sống, thế nhưng anh vẫn cảm thấy một sự trống rỗng. Anh đã tuân giữ Thập Giới
từ khi còn bé. Đối với tiêu chuẩn của cuộc sống, anh là người gương mẫu và lý
tưởng, thế nhưng anh lại là một người xa lạ đối với cuộc sống của chính mình.
“Lạy Thầy nhân lành, con phải làm gì để tìm kiếm được sự sống đời đời?” (Lc
18:18). Chúa Giêsu đã trả lời với anh một cách thành thật và đứng đắn rằng anh
cần phải làm thêm một điều nữa là hãy về bán hết của cải và bố thí cho người nghèo
khổ và đến theo Ngài (Lc 18:22).
Có một câu truyện khôi hài như vầy. Một người đàn ông nọ có
một sáng kiến muốn đi trên một sợi dây thừng bắt ngang qua Thác Niagara. Sáng
kiến này đã được nhiều người thực hành, thế nhưng người đàn ông này còn táo bạo
hơn nữa là ông định tâm sẽ vừa đi trên dây vừa đẩy một chiếc xe cút-kít và chở
một người ở trên đó. Ông đã không ngừng luyện tập đi trên dây và đẩy chiếc xe
cút-kít chở đầy đá. Một ngày nọ, có một người đến nói với ông rằng anh rất tin
tưởng ông ta có thể làm được chuyện đó. Người đi trên dây hỏi lại, “Có phải anh
rất tin tưởng tôi có thể làm được chuyện này không?” Người kia liền trả lời,
“Tôi tin như thế!” Người đi trên dây liền bảo anh ta, “Vậy thì anh hãy lên ngồi
trên chiếc xe cút-kít này để tôi đẩy anh đi trên dây.”
Đó là điều mà Chúa Giêsu đã làm đối với những ai muốn đi
theo Ngài. Ngài hỏi họ có tin vào Ngài không, nếu có thì, “Hãy ngồi vào chiếc
xe cút-kít! Hãy chứng minh! Hãy từ bỏ những chiếc thuyền đánh cá! Hãy từ bỏ gia
đình! Hãy theo ta!” Việc này thường được gọi là vâng lời một cách tuyệt đối mà
không ngoại lệ. Đó là điều làm cho nhiều người phải điêu đứng ngập ngừng khi
phải đối diện. Cái lý do tại sao là bởi vì chúng ta coi thường sự việc, chúng
ta lơ là không nghiêm túc. Chúng ta không hoàn toàn tín thác vào Chúa Giêsu khi
Ngài nói với chúng ta phải trả cái giá để đạt được sự viên mãn của mình.
Nếu các bạn là những người đang đi tìm những câu trả lời cho
những thắc mắc của cuộc sống thì bạn nhớ hai điều: hãy nghiêm túc và hãy chuẩn
bị để trả cái giá mà nó đòi hỏi. Các bạn phải sẵn sàng như Thánh Stêphanô trong
thời Giáo Hội tiên khởi. Bởi vì vâng lời Chúa Kitô một cách tuyệt đối, ngài đã
phải chịu sỉ nhục và ném đá do những người chống đối. Tại chỗ bị ném đá, thánh
nhân đã quì gối và cầu rằng, “Lạy Chúa, xin nhận lấy linh hồn con... Nói thế
rồi, ông an nghỉ” (Cv 7:59). Những lời cuối cùng này chứng tỏ rằng Thánh
Stêphanô đã nắm chắc được điều ông tin và hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, và
ông sẽ đi đâu. Thánh Stêphanô không phải là người xa lạ với sự sống đời sau, và
cũng không phải là người xa lạ với sự sống đời này. Thánh Stêphênô đã không do
dự để trả lời lời kêu gọi của Chúa Giêsu để bước vào chiếc xe cút-kít bởi vì
thánh nhân đã quá quen với sự việc đó nhiều lần trước khi ngài trả lời để đi
theo cuộc sống làm chứng nhân. Thánh nhân đã tin vào lời hứa của Đức Kitô rằng
khi cuộc sống này kết thúc thì phần thưởng sẽ là hân hoan và vui mừng. Nhiều
người trong chúng ta, có lẽ tất cả chúng ta, sẽ được hỏi để mà trả cái giá dưới
một hình thức nào đó.
Chúng ta đi tham dự Thánh Lễ và chẳng có chút gì biến đổi
cả. Chúng ta cần phải làm gì để chúng ta được biến đổi. Chúng ta có tin rằng
Chúa Giêsu có thể đem tình yêu của Thiên Chúa vào trong cuộc sống của chúng ta,
canh tân cuộc sống của chúng ta! Vậy, chúng ta hãy nhảy vô chiếc xe cút-kít,
hãy đặt sự sống của chúng ta trong tay Ngài, và hãy hoàn toàn tín thác vào
Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét